Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Quan Điểm Của Phật Giáo Đại Thừa

07/05/201103:14(Xem: 9790)
3. Quan Điểm Của Phật Giáo Đại Thừa

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 2

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Trước tiên phải nói ngay rằng ăn chay không phải là nét đặc thù hay là sản phẩm riêng của Phật Giáo Đại Thừa nói chung và của Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa nói riêng, nhất là không phải từ thời Hòa Thượng Vân Thê Châu Hoằng, bởi vì ăn chay đã có trong thời kỳ Phật còn tại thế và được phát triển mạnh mẽ vào thời đại Asoka, vị Hoàng Đế Ấn Độ trị vì từ năm 274 đến năm 232 trước Thiên Chúa giáng sinh, tức thế kỷ thứ ba trước Tây lịch.

Trong thời gian này và cho đến giữa thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, Phật Giáo Đại Thừa vẫn chưa được thiết lập.

Trong suốt thời gian trị vì vương quốc Ấn Độ, Asoka đã trở nên một đại quân vương Phật tử, lấy những tinh hoa của Phật giáo và những lời giảng dạy của Đức Phật làm thành chính sách trị nước của ông. Mọi nơi, Ngài ra lệnh xây các bia đá "pillars of life" ghi lại giới luật của Phật. Trên các bia này, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến lòng từ bi và tính cách bất khả xâm phạm của đời sống, cả con người lẫn súc vật. Ngài đã đối xử với tất cả muôn loài chúng sinh bằng lòng từ bi không phân biệt. Ngài cho xây cất không chỉ những bệnh viện để săn sóc cho người đau ốm mà còn xây bệnh viện săn sóc cho thú vật. Trong một bia đá có khắc những hàng chữ sau: "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ, nếu còn côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt".

Không những Ngài ăn chay trường mà còn cổ võ mọi người ăn chay như Ngài. Trong Chỉ dụ số 1 khắc trên đá (tức sắc lệnh bây giờ), Ngài ngăn cấm tất cả mọi hành động giết thú vật để tế lễ thần linh. Một sắc lệnh khác, Ngài ngăn cấm mọi hành động có thể làm đau đớn đến thú vật. Tất cả việc săn bắn trên bộ, trên không và dưới nước bị tuyệt đối ngăn cấm.

Về trường hợp Phật Giáo Trung Hoa, đạo Phật được truyền qua xứ này từ thế kỷ thứ nhất, lẽ dĩ nhiên việc ăn chay cũng được mang theo và thăng trầm theo sự thăng trầm của Phật Giáo.

Trong những thời kỳ mạnh mẽ nhất phải nói tới triều đại nhà Lương (502-549 A.D.), vua Lương đã cấm tất cả các thức ăn thịt cá tại các buổi tiệc trong hoàng cung và yêu cầu dân chúng ăn chay. Ngài cũng ngăn cấm việc giết thú vật để tế lễ thần linh của Đạo giáo (Taoism) và cũng cấm không cho dùng thú vật như tắc kè, rắn, nai, hổ, cọp, v..v.. làm thuốc.

Đến triều đại nhà Đường việc ăn chay còn mạnh hơn nữa, chỉ riêng thủ đô Tràng An, kinh đô của Trung Hoa thời bấy giờ có khoảng hai triệu dân mà có ít nhất là phân nửa dân số ăn chay. [1]

Từ sau triều đại nhà Đường, Phật giáo suy thoái và việc ăn chay cũng ảnh hưởng theo mãi cho đến triều đại nhà Minh, Phật giáo Trung Hoa mới được phục hưng lại và Hòa Thượng Vân Thê Châu Hoằng (1565-1615) là người cổ võ mạnh mẽ nhất, không những cho việc ăn chay mà còn phóng sinh nữa. [2]

Như vậy rõ ràng ăn chay đã có từ thời kỳ ban đầu của đạo Phật và không phải là nét đặc thù hay là sản phẩm riêng của Phật Giáo Đại Thừa, nhất là Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa.

Thật ra ăn chay là một phần của việc thực hành giáo pháp, thực hành giới luật cấm sát sinh và thực hành hạnh từ bi, một trong những tinh lý thiết yếu và quan trọng của cả hai trường phái Nguyên Thủy và Đại Thừa.

Mỗi sáng sớm tại các tu viện Phật Giáo Nguyên Thủy và một số tu viện Phật Giáo Đại Thừa đều có đọc tụng Kinh Từ Bi, [3] một bài kinh ngắn thuộc kinh hệ Nguyên Thủy và sau đó, có nơi lấy nội dung bài kinh làm đề mục tham thiền.

Thật là khó hiểu khi mà hàng ngày vừa đọc tụng Kinh Từ Bi và thực hành từ bi quán, lại vừa ăn thịt chúng sinh!

Có những quan điểm khác nhau giải thích sự kiện mâu thuẫn kể trên. Ngài Philip Kapleau, một Thiền Sư nổi tiếng tại Hoa Kỳ đã trình bầy trong quyển sách Cherish All Life[4]rằng Ngài tin tưởng Đức Phật không thể nào cho phép hàng tăng lữ ăn thịt. Thiền Sư cho rằng sở dĩ có việc cho phép ăn thịt trong kinh hệ Pali là kết quả của việc hiệu chỉnh kinh tạng trong các thời kỳ kết tập kinh điển do những vị sư hay do những hệ phái bảo vệ quan điểm của hệ phái mình hay cho chính cá nhân mình.

Tuy nhiên, các học giả Phật Giáo không tìm thấy kinh Jivaka Sutta, Majjhima Nikaya 55, bản tiếng Hoa trong tạng kinh Madhyama Agama, Majjhima Nikaya của Phật Giáo Trung Hoa và tỏ ý nghi ngờ Phật Giáo Trung Hoa đã cố ý bỏ sót kinh này. Điều này cũng được Hòa Thượng Thích Minh Châu nói đến trong quyển The Chinese Madhyma Agama And Pali Majjhima Nikaya: A Comparative Study [5]

Tưởng cũng nên biết qua về những lời của Đức Phật được ghi chép vào kinh tạng.

Sau khi thiết lập tăng đoàn (sangha), Đức Phật có ban hành những giới luật (vinaya) để sự sinh hoạt của tăng đoàn có tổ chức quy củ. Phần còn lại của những lời Ngài dạy qua hình thức pháp thoại và vấn đáp được gọi là pháp hay kinh (dharma, dhamma).

Ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, các đại đệ tử của Ngài, gồm năm trăm vị A-la-hán, nhóm họp tại thành Vương Xá (Ràjagaha) để trùng tuyên lại những lời dạy của Ngài. Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất này không có một giới luật nào được đưa thêm vào và không có một giới luật nào Đức Phật đặt ra cần sửa đổi. Cũng tại kỳ kết tập này, kinh điển được phân chia ra thành hai phần riêng biệt là Luật của Giáo hội (vinaya) và Pháp thoại của đức Phật (sutta), và mỗi phần được giao cho một vị trưởng lão cùng các môn đồ ghi nhớ. Kinh luật như vậy được truyền miệng từ thầy đến trò.

Một trăm năm sau, vào năm 383 trước Tây lịch, kỳ kết tập thứ nhì được tổ chức tại Phệ Xá Li (Vesali), gồm bẩy trăm vị Thượng tọa, để kiết tập lại kinh điển và thảo luận về vấn đề "Thập Sự Phi Pháp" hay là mười điểm canh tân giới luật. Một số thầy tỳ kheo không đồng ý thay đổi, một số khác cho rằng thay đổi những giới luật nhỏ là cần thiết. Cuối cùng một nhóm đã rời khỏi hội nghị ra thành lập Đại Chúng Bộ (Mahasanghika). [6]

Từ đây giáo đoàn đạo Phật chia thành hai bộ phái là Thượng Tọa Bộ (Theravàda) và Đại Chúng Bộ. Trên đại thể, Thượng Tọa Bộ là phái tuân thủ truyền thống, có khuynh hướng bảo thủ, còn Đại Chúng Bộ là phái đổi mới, có khuynh hướng cấp tiến.

Mãi thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch tức vào thời A Dục Vương (Asoka), kỳ kết tập thứ ba mới được triệu tập để thảo luận về những quan điểm khác biệt của những vị tỳ kheo thuộc các bộ phái khác nhau. Vào cuối kỳ hội nghị, ngài Moggaliputta Tissa chủ tọa hội nghị đã đúc kết cuốn Katha vatthu bác bỏ những lý thuyết và quan điểm sai lầm hoặc không đúng của một vài bộ phái. Kỳ này tam tạng kinh điển được chính thức viết bằng tiếng Pali dựa theo ngôn ngữ Magadhi mà Đức Phật nói.

Đại Chúng Bộ đã phát triển vào khoảng đầu Công nguyên, và chuyển mình thành tông phái Đại Thừa và phát triển mạnh trong thế kỷ thứ hai, thời đại vua Kaniska.

Như vậy, sau một trăm năm Phật Niết bàn, giáo đoàn nguyên thủy chia thành hai bộ Thượng Tọa và Đại Chúng; đến khoảng hai trăm năm sau Phật Niết bàn thì từ trong Đại Chúng Bộ lại chia thành tám phái; rồi đến khoảng từ ba trăm đến bốn trăm năm sau Phật Niết bàn, từ trong Thượng Tọa Bộ lại phát sinh ra mười phái, tổng cộng có 18 phái, và hợp cả hai bộ chính lại thành 20 bộ phái.

Như thế, sau khi Đức Phật nhập diệt, ba hội đồng kết tập kinh điển đã được tổ chức trong vòng nhiều trăm năm để thiết lập tạng kinh. Nhà nghiên cứu Phật học Edward Conze trong quyển sách Ba Mươi Năm Nghiên Cứu Phật giáođã lưu ý chúng ta rằng Đức Phật không nói bằng tiếng Pali mà bằng ngôn ngữ Magadhi và ông nói rằng, giống như Jesus, có thể đã thất lạc hết tư liệu nguyên thủy. Trong kỳ hội nghị kết tập kinh điển lần thứ ba có ít nhất mười tám hệ phái khác nhau và mỗi hệ phái đều có riêng tư liệu và đều cho rằng hệ phái mình có thẩm quyền.

Trở lại những điều khoản mà Đức Phật cho phép ăn ba thứ thịt, các học giả Phật giáo cho biết họ không tìm thấy trong bộ kinh cổ nhất The Mahasanghika Vinaya[7] mà chỉ tìm thấy trong kinh Jivaka Sutta, Majjhima Nikaya 55. Đây cũng là một nghi vấn của nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2022(Xem: 3004)
Trong một động thái thu hút sự quan tâm của nhiều hãng truyền thống chính thống, Thượng viện của Quốc hội Vương quốc Anh đã thông qua lập pháp một dự luật mới, thừa nhận sự tôn trọng vốn có của các loài động vật. Luật mới công nhận rằng động vật, giống như con người, là chúng sinh và quy định việc thành lập một Ủy ban chuyên trách để bảo vệ quyền lợi động vật. Hạ viện Vương quốc Anh đã thông qua dự luật vào ngày 07 tháng 04 vừa qua.
16/11/2021(Xem: 3827)
Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới”. Mỗi tôn giáo có thể hiểu về ăn chay theo cách hơi khác nhau. Chẳng hạn ăn chay theo Hồi giáo (như trong tháng Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên Chúa giáo và cũng không giống với ăn chay theo Phật giáo. Khái niệm ăn chay đề cập tới trong chương sách này được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ... được thu hái từ thực vật. Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.
10/10/2021(Xem: 6089)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
03/10/2021(Xem: 3974)
Cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa chích ngừa Covid-19 dù trên toàn nước Úc đã có 45% dân số của 25 triệu người đã chích đủ 2 liều và 63.5% đã chích 1 liều. Hai loại vắc-xin thông dụng ở Úc được chính phủ cho tiêm phòng ấn định theo số tuổi là Pfizer (của Mỹ) từ 12-59 tuổi, và AstraZeneca (AZ của Anh) từ 60 tuổi trở lên. Theo quy định này của Bộ Y-tế, tôi phải chích AZ nhưng nghe thông tin AZ đã gây cho một tỷ lệ rất nhỏ bị biến chứng máu đông trong khi tôi có tiền sử bệnh máu đông ở chân nên đã không dám chích. Đầu tháng 9, dù có giấy giới thiệu của bác sĩ gia đình xin chích Pfizer và phải xếp hàng chờ đợi hơn cả tiếng đồng hồ ở Sunshine hospital gần nhà, nhưng cuối cùng bệnh viện vẫn từ chối không cho chích Pfizer. Tôi đành phải ra về với hy vọng qua tháng 10, Úc nhập về thêm chục triệu liều Pfizer, chính phủ sẽ bỏ giới hạn tuổi tác. Chẳng qua vì AZ được giấy phép của Anh sản xuất tại Úc nên dư thừa trong khi lại thiếu Pfizer. Hôm qua, 1/10, đúng như suy nghĩ của tôi; chính phủ đ
21/09/2021(Xem: 7152)
Hiện nay, con người đang hoang mang đến cùng cực vì đại dịch toàn cầu do virus SARS-CoV-2. Khi chúng tôi muốn chuyển những suy nghĩ này đến với mọi người (26/5/2021) thì dịch bệnh đã hoành hành khắp nơi, thế giới đã gần chạm mốc 170 triệu người nhiễm, có xấp xỉ 3 triệu rưỡi người tử vong. Những quốc gia có nhiều tập tục bị quy kết là tạo điều kiện cho dịch như Ấn Độ đạt con số 27 triệu người nhiễm, nhưng những quốc gia văn minh hàng đầu như Mỹ lại đứng đầu số lượng người nhiễm: gần 34 triệu người (!)… Nhân loại không biết phải hành xử như thế nào! Sự bùng nổ thông tin thời hiện đại càng làm con người vô cùng khó khăn để tinh lọc thông tin, càng chịu một áp lực khủng bố tâm lý nặng nề. Trong tâm trí con người nói chung, SARS-CoV-2 là một con ác quỷ hay ác thú thu nhỏ vừa khôn ngoan, trí trá, xảo quyệt, vừa hung hiểm, tàn độc, có thể xâm nhập và tiêu diệt bản thân bất cứ lúc nào; bên cạnh đó, ai cũng nghĩ rằng họ có thể mạng vong vì ngẫu nhiên hít phải (hay đưa vào niêm mạc qua tiếp xúc
20/09/2021(Xem: 3821)
Thế giới đang hoảng loạn vì đại dịch toàn cầu SARS-CoV-2! Điều rất lạ là với những kỹ thuật văn minh nhất đại diện cho thành tựu khoa học vĩ đại nhất của loài người, càng lúc, càng nghiên cứu, thì con người càng tỏ ra mù mờ về nó. Nhiều nhà khoa học đã phải thú nhận dịch bệnh này không giống với những gì họ đã được biết, đã được học, đã nghiên cứu; nhiều giáo sư các trường đại học danh tiếng được xem là tượng đài y học của thế giới cũng thú nhận như vậy... Những nhận định ban đầu của khoa học hầu như không đúng: có vẻ tất cả con người đều rất bình đẳng trước bệnh tật, không kể dân tộc đảng phái, già trẻ gái trai, có bệnh lý nền hay không…; và kiểu chọn lọc đối tượng để xâm nhiễm của virus cũng không ai lường được, cùng một nhà ăn ở với nhau cũng có người nhiễm người không, vợ nhiễm chồng không, mẹ nhiễm nhưng con đang bú mẹ lại không… Diễn tiến của dịch bệnh không ai dự đoán được, những biến thể xuất hiện ngày mỗi nhiều, chưa thôi kinh hoàng vì Delta thì đã có Lamda, Eta, rồi đến MU th
08/09/2021(Xem: 4015)
Hành trình 10 năm ăn thuần chay của giáo viên trường tiểu học Luo Yuliang (小學羅裕良), nhằm mong muốn việc sinh nở của vợ được suôn sẻ. Thường nhật tại tư gia, đến bữa ăn vợ chồng thầy giáo luôn "Bên mâm cơm chay" (鍋邊素), cho đến khi cơ hội cho ba đứa trẻ cắp sách đến trường, chúng cũng được cung cấp các bữa ăn chay. Sau đó, đã mở ra một phong trào mới cho gia đình 5 nhân khẩu đều ăn hoàn toàn thuần chay.
01/07/2021(Xem: 4770)
Cây gạo (cây mộc miên): ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và tác dụng Được xem như là một biểu tượng làng quê Việt Nam, cây gạo từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của những đứa trẻ vùng Bắc Bộ. Đây là một loại cây cổ thụ với “hoa nở đỏ rực cả vùng trời” và mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại cây này, hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây.
24/02/2021(Xem: 4594)
Bill gatesBill Gates có một ý tưởng lớn chống biến đổi khí hậu. Trong một cuộc phỏng vấn với MIT Technology Review gần đây, nhà tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft và chủ tịch quỹ đầu tư Breakthrough Energy Ventures đã gợi ý rằng “tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới nên chuyển hoàn toàn sang sử dụng thịt bò chay” (Ông gọi là thịt bò tổng hợp - “synthetic beef)
09/10/2020(Xem: 5291)
Nhiều người vẫn cho rằng ăn chay thì rất nhàm chán và chẳng có gì hấp dẫn. Nhưng thực tế là ngược lại đó, ăn chay đang càng ngày càng trở thành xu hướng. Bạn vẫn có thể ăn ngon, ăn đủ dinh dưỡng, thậm chí còn có thể chinh phục luôn cả cư dân mạng bằng những hộp cơm chay do mình tự nấu cơ. Nguyễn Thị Hải Anh, 24 tuổi, hiện tại đang học MBA tại Sydney, Úc chính là một cô nàng như vậy. Mới đây, khi khoe bộ sưu tập hộp cơm thuần chay của mình lên MXH, Hải Anh đã nhận về cả ngàn lượt like cùng vô số bình luận khen ngợi. Nhìn những hộp cơm chay được trình bày đẹp mắt của nữ du học sinh, nhiều người còn hào hứng muốn thử chuyển sang chế độ ăn mới này nữa cơ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567