Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ăn chay có phạm tội sát sinh & cỏ cây có linh hồn không

12/04/201213:04(Xem: 13099)
Ăn chay có phạm tội sát sinh & cỏ cây có linh hồn không

an_chay_5Lời Ban Biên Tập: Hiện nay vẫn còn có một số người tin rằng những người ăn chay vẫn phạm vào giới sát và họ còn cho rằng cây cỏ cũng có linh hồn nên (họ cho rằng) việc không ăn chay của họ là hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi tôn trọng ý kiến của họ và cũng xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Tâm Diệu. Bài viết, tuy có tính cách giải trình hai vấn đề nhưng không có ý thuyết phục những người đang ăn mặn chuyển đổi qua chế độ ăn chay vì đó là điều không cần thiết nữa. Bây giờ ai cũng rõ ăn chay có nhiều lợi ích hơn ăn mặn, nhất là trong bối cảnh công nghiệp chăn nuôi gia súc với nhiều hóa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguy hiểm đến con người. (xem báo chí nói về cơn sốt hóa chất tạo thêm thịt nạc, gia tăng trọng lượng).

1

Trước hết cần định nghĩa rõ ràng ăn chay là gì và sát sinh là gì? Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc; còn sát sinhlà giết hại sự sống hay nói một cách khác, sát sinh là hành động của một con người làm đoạn sự sống của một chúng sanh khác. Trong nhà Phật chúng sinh được phân chia làm hai loại: (1) chúng sinh hữu tìnhlà các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người, (2) chúng sinh vô tìnhlà những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp... Vì thế, nếu ăn các loài chúng sinh hữu tình được gọi là ăn mặn (xuất xứ từ chữ “mạng” sống) và nếu ăn các loài chúng sinh vô tình được gọi là ăn chay.

Sát sinhlà đoạn diệt sự sống của chúng sinh. Chúng sinh ở đây bao gồm cả hai loại như đã nói trên và theo như kinh Phật thì mọi chúng sinh đều bình đẳng, như vậy không phải chỉ có những người giết mổ thịt hoặc đánh cá mới là phạm giới sát sinh mà những người giết hại cây cỏ hoa mầu cũng vậy.... Điều này không sai, nhưng cỏ cây là sinh thể sơ đẳng nhất, không có hệ thần kinh và có cấp độ tiến hóa thấp hơn rất nhiều so với động vật, khi bị cắt chúng không có cảm giác đau, có chảy mủ nhưng sau đó lại lành và tiếp tục nảy nhánh mới, hoàn toàn không sinh khởi phản ứng của tâm thức chống trả hay oán thù; còn động vật khi đau đớn biết rên la, khi sợ hãi biết chạy trốn, khi bị giết có những sinh khởi phản ứng của tâm thức, oán thù với đối tượng giết chúng. Một động vật, khi bị giết chết là chấm dứt sinh mạng, không nảy mầm hay nảy cành non như loài thảo mộc. Loài thảo mộc có nhị đực và nhị cái ở trên cùng một cái hoa hay trên cùng một thân cây, nhờ ong bướm hay gió thổi mà nhị đực rơi vào nhị cái, kết thành trái và hột để di truyền giống. Loài động vật thì con đực và con cái là hai thân thể, hai sinh mạng khác nhau, chúng có tình thức và lòng dục nên tìm đến nhau luyến ái và giao phối, để truyền giống.

Đạo lý cơ bản của người Phật tử là 5 giới cấm, trong đó có dạy là không sát sinh. Đối với cỏ cây cũng là chúng sinh, nhưng là chúng sinh vô tình, khác với con người và các loài động vật khác (chúng sinh vô tình). Người Phật tử tu, cái chính là không sát hại các loài hữu tình, còn nếu ở cấp độ tu chứng cao hơn thì không sát hại cả các loài vô tình. Tuy nhiên, mục đích chính của việc không sát sinh là để gieo trồng hạt giống từ bi và phát triển tâm từ bi đến với muôn loài chúng sinh từ gần đến xa, từ lớn đến nhỏ.

Tưởng cũng nên bàn thêm ở đây, chúng ta đang sống trong thế giới nhị nguyên “tương đối”, luôn có sự phân biệt đối đãi, tốt và xấu, sướng và khổ.. Ở thế giới tương đối này, chắc chắn mọi người đều cho rằng mạng sống của nhà bác học Einstein quý giá hơn mạng sống của một con chuột rất nhiều... Tương tự, việc giết một con bò phải được xem là một hành động sát sanh lớn hơn việc cắt một cành hoa hay ngọn cỏ vì con bò có hệ thần kinh, biết cảm giác đau đớn. Nhờ sống trong thế giới tương đối này, chúng ta mới biết con người có giá trị vô cùng về sự hiểu biết, trí thông minh và có tâm phân biệt mà các loài động vật khác không có. Cũng vì thế mà chúng ta mới không tin tưởng rằng mọi vật đều phải được nuôi sống bằng sinh mệnh của một loài nào đó.Ngược lại với thế giới “tương đối” mà chúng ta đương sống là thế giới “tuyệt đối”, nơi đó hoàn toàn bình đẳng, không có sự phân biệt giữa thấp và cao, giữa tốt và xấu hay giữa hữu tình và vô tình chúng sinh. Ở đó, chúng ta không còn quan niệm hay ý tưởng cho rằng việc giết đi sinh mạng của một con bò là ác hơn việc cắt đi một nhánh hoa. Đây là thế giới của những người đã có trình độ tu chứng, đã tiến hóa cao. Cũng như chuyện Tuệ Trung Thượng sĩ ăn mặn, không ăn chay, vì ngài là người đã giác ngộ, tâm không còn phân biệt, không còn vướng mắc, chấp trước vào chuyện ăn uống. Ăn chay hay ăn mặn đối với ngài chỉ là để nuôi thân và hành đạo.

Nói về sát sinh, còn một khía cạnh khác, đó là còn tùy thuộc vào tâm ý của chúng ta vào giây phút chúng ta lấy đi sinh mạng của sinh vật khác. Chính sát na đó quyết định rằng hành động đó có phải là phạm giới sát hay phạm đến một sự sai lầm về đạo đức không. Trong giới không sát sanh của người xuất gia, Đức Phật có đề cập đến các vi sinh vật, nhưng nếu có phạm đến chúng thì chỉ là tội nhẹ chứ không phải là trọng tội. Ngày xưa khi Phật còn tại thế, có một Tỳ kheo đi qua một cánh đồng khô, trời nóng khát nước, gặp vũng nước thấy có nhiều vi sinh vật nên không dám uống. Tỳ kheo ấy đến bạch với Đức Phật: Bạch Thế Tôn, con rất khát nước, con dùng thiên nhãn thấy vũng nước bên đường có vô số vi trùng nên không uống được. Phật bảo: Sao ông không dùng nhục nhãn (mắt thường) mà nhìn?

Câu chuyện cho thấy “tác ý” trong hành động mới là điều quan trọng. Nếu nhìn trong nước bằng con mắt thường sẽ không thấy những vi sinh vật và cứ tự nhiên uống thì sẽ không tạo nghiệp vì không tác ý. Tương tự, khi uống thuốc trụ sinh diệt vi trùng hay vi khuẩn trong cơ thể để trị bệnh cũng thế.

2

Bàn về cỏ cây cũng có linh hồn thần thức thì có một số ít người nói kinh Phật dạy rằng “mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây.” Và họ còn viện dẫn nghiên cứu khoa học cho biết cây cỏ cũng có linh hồn tình thức (*). Điều này không đúng vì như phần thứ nhất chúng tôi đã trình bày, cỏ cây là sinh vật sống nhưng không được (Phật Giáo) xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy rằng: "Người tu thiền định, khi hành ấm hết, tướng sanh diệt đã diệt, chơn tâm tịch diệt chưa hiện bày, lúc bấy giờ thấy thức ấm biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp: "Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây". Vì mê mờ tánh Bồ Đề, mất chánh kiến, nên sẽ làm bè bạnvới hai chúng ngoại đạo Bà Tra và Tán Ni, chấp tất cả vạn vật đều có tri giác (biết)." (Phật Học Phổ Thông Khóa thứ 6-7, Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thương Thiện Hoa, Phật Học Viện Quốc Tế tái xuất bản năm 1987, Bài thứ 16: Mười Món Ma Về Thức Ấm, phân đoạn 4, chấp cỏ cây cũng đều biết, trang 252).

Bản dịch Kinh Lăng Nghiêm do Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch như sau:

"Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đã diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở nơi sở tri, kiến lập tri giải, cho các loài cây cỏ mười phương đều gọi là hữu tình, với người chẳng khác; cây cỏ làm người, người chết rồi lại thành cây cỏ, cho đến loài vô tình đều có sự giác tri, hữu tình vô tình chẳng có phân biệt, sanh tâm thù thắng, thì bị đọa vào cái chấp "Tri vô tri", làm bạn với hai thứ ngoại đạo Bà Tra và Tiện Ni, chấp tất cả đều có sự giác tri, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là lập cái tâm viên tri, thành cái quả hư vọng, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống Điên Đảo Tri thứ tư."(Kinh Lăng Nghiêm, Từ ân Thiền đường xuất bản tại Hoa Kỳ, trang 253).

Ngoài ra, bản dịch của cụ Tâm Minh Lê Đình Thám cũng tương tự.

Như thế, trên đây đã trả lời rõ ràng về cây cỏ, cũng đồng thời trả lời luôn về một câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh được một vị thầy lập lại nhiều lần "làm sao em biết bia đá không đau?". Bia đá không biết đau vì chúng là vô tình chúng sinh, là vô tri giác.

Tâm Diệu

Chú thích:

(*) Ingo Swann, môt nhà Sinh Thực Vật (Biologist) viết trong quyển "The Real Story-Chuyện Có Thật’’, Quyển sách được xuất bản ngày 15-11-1998, trong đó có đoạn:“Sự nghiên cứu của Backster khởi đầu chỉ là môt khám phá hầu như tình cờ vào năm 1996 là thực vật có khả năng tri giác và đáp ứng tự nhiên những cảm xúc của con người... Những cây cỏ của bạn, biết là bạn đang nghĩ gì.”(His reseach started with the 1996 almost accidental rediscovery, plants are sentient and respond to the spontaneous emotions of relevant humans... Your plants know what you are thinking).

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2016(Xem: 12815)
The date of the UN Day of Vesak Annual Friendship Dinner at Quang Minh Temple has been decided as Saturday the 9th of April from 6.30pm. Publicity flyers & tickets have been designed using Gerald's artwork of last year. Printing will be sent to Xtreem Print Solutions in Richmond for ready before Lunar New Year celebrations. After a consultation with Ven Thich Phuoc Tan, ticket price for this year is $30.
21/01/2016(Xem: 11353)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
24/12/2015(Xem: 5792)
Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Hiệp hội bảo vệ động vật (khu vực châu Á – Thái Bình Dương) chọn Trương Thị May là “Mỹ nhân ăn chay hấp dẫn nhất châu Á”.
25/11/2015(Xem: 6476)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt. Có lẽ nó không tin và không chấp nhận cái chết của đứa con bé bỏng mấy tuần tuổi của mình. Cảnh tượng thương tâm đó được đăng tải trên “Báo Mới” số ra ngày 19/9/2015 vừa qua, khiến chúng tôi nhớ lại câu chuyện “Bác thợ săn và con vượn” hồi còn học tiểu học. Phát súng của bác thợ săn bắn trúng tim vượn mẹ khi đang ôm con. Vượn mẹ nhìn bác thợ săn đầy ai oán và tuyệt vọng. Nó lặng lẽ đặt đứa con yêu dấu của mình nằm xuống, không quên vơ một nắm bùi nhùi để gối đầu cho con, rồi bứt một chiếc lá, vắt những giọt sữa cuối cùng của mình, đặt xuống bên cạnh con, rồi từ từ ngã xuống…. Những hình ảnh ấy đã lay động tâm hồn và ám ảnh tâm trí biết bao người.
20/11/2015(Xem: 12040)
Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “ Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.
06/10/2015(Xem: 9204)
Ngày 04/10/2015, như thường lệ, vào chủ nhật tuần đầu tiên của tháng, tại chùa Pháp Vân,1292 đường Giải Phóng, Hà Nội đã diễn ra chương trình “Ngày an lạc” với chủ đề “Dịch Tâm Thể Với Cuộc Sống”. Đây là chương trình thường niên với mục đích kêu gọi cộng đồng ăn chay và hiểu rõ lợi ích của việc ăn chay với môi trường, với sức khỏe cộng đồng.
03/10/2015(Xem: 11900)
Chiều nay, tôi nghe bạn nói “ đúng là bỏ ăn tối sướng ghê” , và tôi chợt nhớ có mấy người hỏi tôi cách làm sao bỏ ăn tối, không biết vì bận hay vì thấy người hỏi chưa thành tâm mong muốn nên tôi chỉ cười và nói dễ lắm, bỏ được ngay ấy mà…Cũng lâu rồi… Và hôm nay tôi viết, và hy vọng bài viết này sẽ giúp những người chưa bỏ được ăn tối sẽ bỏ được, và ai bỏ được thì có thêm thông tin để hướng dẫn người khác cũng bỏ được và được hưởng những lợi ích thiết thực của việc bỏ ăn tối… Tại sao không nên ăn tối. Tôi đã không hỏi câu hỏi này trước khi bỏ ăn tối, chỉ đơn giản xuất phát từ lòng tin vào Đức Phật mà tôi bỏ. Bỏ xong tôi mới nghiên cứu, hơi ngược nhưng dù sao thì cũng có thể trả lời thế này: - Không ăn tối giúp chúng ta khỏe hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta đẹp hơn, không bị tích mỡ. - Không ăn tối giúp chúng ta minh mẫn hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta hướng thượng hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta tiết kiệm được tiền
21/09/2015(Xem: 10393)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
15/09/2015(Xem: 6980)
Kính thưa hết thảy quý Thiện Tri Thức! Mục đích của Đức Phật ra đời là dạy đạo giải thoát, cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bên cạnh đó, Ngài là một một nhà Bác học, Bác sĩ giỏi .... Cũng nhờ thiện duyên theo học Phật nhiều năm nên Liễu Nguyên mới sống được đến ngày hôm nay. Đó là nhờ thực hành theo những lời dạy vàng ngọc của đức Phật mới thoát khỏi những bệnh tật hiểm nghèo và có được thân tâm khoẻ mạnh để tu tập. Sau đây Liễu Nguyên sẽ trình bày vắn tắt lại để cho quý vị áp dụng vào cuộc sống. Nếu những ai đang có bệnh thì mau sớm lành bệnh và những ai không bệnh thì càng trẻ, khỏe và thêm trí tuệ để tu tập:
29/07/2015(Xem: 28416)
Nam Mô A Di Đà Phật Trang nhà Quảng Đức cố gắng tìm tài liệu video clip chứng minh lễ hội chặt đầu trâu để tế nữ thần Gadhimai của Nepal là có thật chứ không phải hình ghép từ photoshop như nhiều độc giả hồ nghi. Theo video clip tư liệu (bản tiếng Anh, xem ngay bên dưới) ghi nhận tại lễ hội này thì đây là một hủ tục cuồng tín của người Nepal chứ không phải là Hinduism Ấn Độ Giáo như nhiều người lầm tưởng, truyền thống chặt đầu động vật để hiến tế đầu và máu tươi này bắt nguồn từ giấc mơ của một người con có người cha đang bị nhốt tù ở Kathmandu (thủ phủ của Nepal) mơ thấy nữ thần Gadhimai về mách bảo rằng, nếu giết càng nhiều thú vật (con đực) để dâng cúng cho bà thì bà sẽ gia hộ. Sau giấc mơ, người này đã giết nhiều thú vật thì lập tức người cha được thả tự do.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]