Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mâm ngũ quả

05/02/201206:18(Xem: 3896)
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả
Trà Kim Long

thumbnail.php?file=039___Tet___Mam_Ngu_Qua__R__1_734428390Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội, là nhớ đến công ơn của những người đã từng lao tâm khổ trí để lại cho người sống còn những thành quả của họ, tinh thần cũng như vật chất nên không thể không trân trọng kính bái, dù những người đó đã từ cõi đời thường ra đi hay từ nơi thế giới huyền vi thần thoại của đời sống tâm linh mà có.

Trong vô số những thủ tục của lễ cúng trang trọng ấy, trái cây là phần phẩm vật không thể thiếu. Trên bàn thờ, ngoài những nghi dụng cần thiết như lư hương, chân đèn…thì phía Đông phải có được bình hoa tươi, phía Tây phải có được cỗ bồng trái cây tốt (Đông bình Tây quả). Tùy theo địa phương, mâm trái cây được chọn lọc từ những loại quả chín đỏ, quý hiếm mà trong khả năng của gia chủ có thể thực hiện được, nhưng thường phải có đủ 5 loại trái cây (ngũ quả) để sắp đan xen vào nhau như hình khối tháp rất nghệ thuật. Nhất là vào những dịp lễ tết, mâm ngũ quả lại càng phải được chọn lọc thật kỹ càng để có thể lưu giữ được thời gian lâu dài mà không phải bị đổi sắc, thối rữa. Nhìn lên bàn thờ thấy có hoa xinh quả đẹp là đã mãn nguyện dù phẩm vật để cúng kính (thức ăn) nhiều khi cũng chỉ là đơn giản.

Năm loại trái cây quý hiếm ấy có nơi là những loại trái lê, trái mận, trái đào, trái lý, trái lựu. Nhưng có nơi lại chọn những loại trái cây theo sự tin tưởng suy diễn thường tình (như người miền Nam thường áp dụng) nhằm cầu mong bình an cho sự sống giữa cuộc đời thường. Đối với những lễ cúng ngày thường việc lựa chọn này không tỏ ra quan trọng lắm, có loại trái cây nào để dâng lên cúng cũng được miễn là phải chín đỏ, tinh tươm. Nhưng vào dịp tết thì đó lại là việc cần phải nghĩ tới vì mang tính chất an bài cho thời vận cả năm của những người trong gia đình. Nên mâm ngũ quả nhất thiết phải là những thứ trái cây như: Mãn cầu, trái dừa (vừa), đu đủ, trái xoài (xài), trái sung (cầu vừa đủ xài theo phát âm của người miền Nam). Tuyệt đối họ không dùng chuối để cúng trong những ngày đầu năm _ nhất là đối với những người theo nghề buôn bán vì sợ “chúi mũi chúi lái” suốt năm.

Trái lại, người miền Trung thì chuối lại là phần trái cây chính được sắp lên cổ bồng để cúng kính tổ tiên ông bà cha mẹ. Nhưng phải là chuối mốc (chuối sứ) và là chuối già còn xanh vỏ mới có thể giữ được độ bền lâu theo thời gian của mấy ngày tết.

Để chuẩn bị cho cổ bồng chuối ngày tết, người ta đã chọn lựa trong vườn nhà những buồng chuối nào tốt nhất, vừa đủ độ già vào những ngày cuối năm rồi đem chặt vào nhà, tỉa nhánh, rửa sạch để cho ráo nước rồi mới đơm (sắp) lên. Nhà nào không có vườn, hay không có được chuối già đúng vào dịp tết thì tìm mua ở chợ. Vào những dịp này chuối được mùa gía đắt như tôm tươi nhưng nhiều khi không có đủ để bán. Cỗ bồng chuối được sắp xoay tròn đều đặn dưới lớn trên nhỏ dần trông thật đẹp mắt. Xen kẽ vài những chỗ còn trống ngay trên đỉnh đầu, sắp xen vào những loại trái cây khác (cũng không ngoài những loại trái cây theo quan niệm “cầu vừa đủ xài, sung mãn”). Điều quan trọng là đơm như thế nào để có thế giữ chặt vào nhau trong suốt thời gian còn chưa hạ cỗ. Tuy chuối là loại trái cây chính dùng trong lễ cúng nhưng họ lại cử ăn nhất trong những ngày tết vì sợ bị “trợt vỏ chuối”, xúi quẩy cả năm.

Đối với những lễ cúng khác như cúng đình, chùa, miếu, mạo hoặc cô hồn các đảng hay trai Tăng thì mâm ngũ quả cũng không kém phần quan trọng, nhưng có điều người ta không sắp trái cây lên cỗ bồng hay lên dĩa, mà sắp vào những chiếc mâm. Khi cúng xong, phần trái cây này phân cho mọi người.

Ngày nay, dù ở miền Trung, chuối gần như không còn được thông dụng để làm quả phẩm chính như trước đây. Đủ các loại trái cây từ nội địa cũng như ngoại nhập đã bày bán nhan nhãn khắp nơi, đủ khả năng cứ lựa chọn mua về sắp bày lên là đã thấy có được mâm trái cây thật bắt mắt trên bàn thờ. Thậm chí, trên bàn thờ nguời ta còn trưng bày những loại trái cây làm bằng nhựa giống như thật để mãi không bao giờ hư. Nhưng mâm ngũ quả gồm có các loại như mãn cầu, dừa, đu đủ, xoài, trái sung… cũng không thể thiếu.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2016(Xem: 9890)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
24/12/2015(Xem: 5331)
Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Hiệp hội bảo vệ động vật (khu vực châu Á – Thái Bình Dương) chọn Trương Thị May là “Mỹ nhân ăn chay hấp dẫn nhất châu Á”.
25/11/2015(Xem: 5960)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt. Có lẽ nó không tin và không chấp nhận cái chết của đứa con bé bỏng mấy tuần tuổi của mình. Cảnh tượng thương tâm đó được đăng tải trên “Báo Mới” số ra ngày 19/9/2015 vừa qua, khiến chúng tôi nhớ lại câu chuyện “Bác thợ săn và con vượn” hồi còn học tiểu học. Phát súng của bác thợ săn bắn trúng tim vượn mẹ khi đang ôm con. Vượn mẹ nhìn bác thợ săn đầy ai oán và tuyệt vọng. Nó lặng lẽ đặt đứa con yêu dấu của mình nằm xuống, không quên vơ một nắm bùi nhùi để gối đầu cho con, rồi bứt một chiếc lá, vắt những giọt sữa cuối cùng của mình, đặt xuống bên cạnh con, rồi từ từ ngã xuống…. Những hình ảnh ấy đã lay động tâm hồn và ám ảnh tâm trí biết bao người.
20/11/2015(Xem: 9688)
Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “ Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.
06/10/2015(Xem: 8304)
Ngày 04/10/2015, như thường lệ, vào chủ nhật tuần đầu tiên của tháng, tại chùa Pháp Vân,1292 đường Giải Phóng, Hà Nội đã diễn ra chương trình “Ngày an lạc” với chủ đề “Dịch Tâm Thể Với Cuộc Sống”. Đây là chương trình thường niên với mục đích kêu gọi cộng đồng ăn chay và hiểu rõ lợi ích của việc ăn chay với môi trường, với sức khỏe cộng đồng.
03/10/2015(Xem: 10852)
Chiều nay, tôi nghe bạn nói “ đúng là bỏ ăn tối sướng ghê” , và tôi chợt nhớ có mấy người hỏi tôi cách làm sao bỏ ăn tối, không biết vì bận hay vì thấy người hỏi chưa thành tâm mong muốn nên tôi chỉ cười và nói dễ lắm, bỏ được ngay ấy mà…Cũng lâu rồi… Và hôm nay tôi viết, và hy vọng bài viết này sẽ giúp những người chưa bỏ được ăn tối sẽ bỏ được, và ai bỏ được thì có thêm thông tin để hướng dẫn người khác cũng bỏ được và được hưởng những lợi ích thiết thực của việc bỏ ăn tối… Tại sao không nên ăn tối. Tôi đã không hỏi câu hỏi này trước khi bỏ ăn tối, chỉ đơn giản xuất phát từ lòng tin vào Đức Phật mà tôi bỏ. Bỏ xong tôi mới nghiên cứu, hơi ngược nhưng dù sao thì cũng có thể trả lời thế này: - Không ăn tối giúp chúng ta khỏe hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta đẹp hơn, không bị tích mỡ. - Không ăn tối giúp chúng ta minh mẫn hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta hướng thượng hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta tiết kiệm được tiền
21/09/2015(Xem: 7685)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
15/09/2015(Xem: 6409)
Kính thưa hết thảy quý Thiện Tri Thức! Mục đích của Đức Phật ra đời là dạy đạo giải thoát, cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bên cạnh đó, Ngài là một một nhà Bác học, Bác sĩ giỏi .... Cũng nhờ thiện duyên theo học Phật nhiều năm nên Liễu Nguyên mới sống được đến ngày hôm nay. Đó là nhờ thực hành theo những lời dạy vàng ngọc của đức Phật mới thoát khỏi những bệnh tật hiểm nghèo và có được thân tâm khoẻ mạnh để tu tập. Sau đây Liễu Nguyên sẽ trình bày vắn tắt lại để cho quý vị áp dụng vào cuộc sống. Nếu những ai đang có bệnh thì mau sớm lành bệnh và những ai không bệnh thì càng trẻ, khỏe và thêm trí tuệ để tu tập:
29/07/2015(Xem: 26528)
Nam Mô A Di Đà Phật Trang nhà Quảng Đức cố gắng tìm tài liệu video clip chứng minh lễ hội chặt đầu trâu để tế nữ thần Gadhimai của Nepal là có thật chứ không phải hình ghép từ photoshop như nhiều độc giả hồ nghi. Theo video clip tư liệu (bản tiếng Anh, xem ngay bên dưới) ghi nhận tại lễ hội này thì đây là một hủ tục cuồng tín của người Nepal chứ không phải là Hinduism Ấn Độ Giáo như nhiều người lầm tưởng, truyền thống chặt đầu động vật để hiến tế đầu và máu tươi này bắt nguồn từ giấc mơ của một người con có người cha đang bị nhốt tù ở Kathmandu (thủ phủ của Nepal) mơ thấy nữ thần Gadhimai về mách bảo rằng, nếu giết càng nhiều thú vật (con đực) để dâng cúng cho bà thì bà sẽ gia hộ. Sau giấc mơ, người này đã giết nhiều thú vật thì lập tức người cha được thả tự do.
13/07/2015(Xem: 8034)
Bát Đoạn Cẩm Khí Công Tâm Pháp của Thiếu Lâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567