Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vì sao người Phật tử chơn chánh phải ăn chay ?

14/07/201112:44(Xem: 3761)
Vì sao người Phật tử chơn chánh phải ăn chay ?

"ĂN THỊT SẼ TIÊU HỦY HẠT GIỐNG TỪ BI và mỗi hành động của người ăn thịt sẽ làm mọi chúng sinh kinh sợ do hơi thịt của họ." Kinh Đại Bát Niết Bàn

Ta quy định các con KHÔNG ĐƯỢC ĂN TẤT CẢ THỊT dù đó là tam tịnh nhục. Dù đó là thịt khác với mười loại thịt cấm trước đây cũng bị cấm. Thịt súc vật chết cũng bị cấm... Mọi sinh vật nhận ra người ăn thịt và, khi ngửi được mùi, đều kinh hoàng bởi cảnh chết chóc. Bất cứ người đó đi đến đâu, loài vật dưới nước, trên mặt đất hay trên trời đều hoảng sợ. Nghĩ chúng sẽ bị người đó giết chết, chúng có thể ngất xỉu hay chết. Vì những lý do này, BỒ TÁT MA HA TÁT (ĐẠI BỒ TÁT) KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT. Mặc dù họ thị hiện ăn thịt để độ chúng sinh, nhưng thật sự họ không ăn ngay cả thực phẩm thường huống hồ chi là thịt! Kinh Đại Bát Niết Bàn

Người xuất gia, tại gia không được làm việc trong năm loại kinh doanh.
Năm loại đó là gì?
Kinh doanh vũ khí,
kinh doanh người,
KINH DOANH THỊT,
kinh doanh ma túy,
và kinh doanh chất độc.
Kinh Buôn Bán

A Nan, chúng sinh trong lục đạo thế giới, nếu tâm không sát hại thì không theo dòng sinh tử tương tục… Làm sao người tu lòng đại bi lại ăn máu thịt chúng sinh? Kinh Lăng Nghiêm

Nếu một người có thể chế ngự thân tâm họ, theo cách ấy TRÁNH ĂN THỊT và mặc sản phẩm thú vật, ta nói họ sẽ thật sự được giải thoát. Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, không thuyết như thế tức là ma thuyết. Kinh Lăng Nghiêm

A Nan, người tu hành muốn được nhập định (Thánh Lễ), trước tiên phải nghiêm túc tuân theo quy luật sống trong sạch để cắt đứt tâm tham BẰNG CÁCH TRÁNH ĂN THỊT VÀ UỐNG RƯỢU… A Nan, nếu không tránh nhục dục và sát sinh, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi tam giới. Kinh Lăng Nghiêm

Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Huệ Bồ Tát bạch Đức Phật rằng: "Thưa Đức Thế Tôn, con quan sát thế gian, sinh tử lưu chuyển, oán kết liền nhau, rơi vào các đường ác, đều do ăn thịt, giết hại lẫn nhau. Những hành vi đó tăng trưởng tham sân, khiến chúng sinh không thể thoát khỏi đau khổ. Điều đó thật sự rất khổ." Kinh Lăng Già

"Bạch Đức Thế Tôn, NGƯỜI ĂN THỊT LÀ PHÁ HỦY CÁI NHÂN ĐẠI TỪ BI của họ, do đó NGƯỜI TU THÁNH ĐẠO KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

Đức Phật dạy Đại Huệ rằng: "ĂN THỊT CÓ LỖI KHÔNG LƯỜNG. Bồ Tát (người tu hành) nên tu dưỡng tâm đại từ, như vậy họ không nên ăn thịt. "Kinh Lăng Già

"Người xả bỏ vị thịt mới có thể nếm mùi vị của chánh pháp (giáo lý chân chính), mới thật sự tu hành Bồ Tát Địa (người tu hành) và đạt A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) mau chóng. " Kinh Lăng Già

Này Đại Huệ, ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác (súc sinh, ngạ quỷ, thiên nhân, v.v.), đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ.
(*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) Kinh Lăng Già

"Nếu đệ tử của ta không thành thật quan sát điều đó và vẫn ăn thịt, chúng ta nên biết họ chính là dòng dõi chiên đà la, không phải đệ tử của ta, ta không phải thầy của họ. Vậy nên, này Đại Huệ, nếu bất cứ ai muốn làm quyến thuộc của ta, họ không nên ăn thịt." Kinh Lăng Già

"Bồ Tát (người tu hành) nên nhận rõ rằng TẤT CẢ THỊT ĐỀU TỪ THÂN BẤT TỊNH, được kết hợp bởi máu mủ bất tịnh đỏ trắng hòa hợp của cha mẹ. Vậy nên, nhận rõ SỰ BẤT TỊNH CỦA THỊT, BỒ TÁT (NGƯỜI TU HÀNH) KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

"Tất cả thịt giống như thi thể của con người... thịt nấu chín có mùi hôi và bất tịnh như thi thể bị thiêu đốt, làm sao chúng ta có thể ăn những thứ như vậy?" Kinh Lăng Già

"Ăn thịt có thể tăng lòng ham muốn, người ăn thịt có tánh tham… Với bản năng bảo vệ và quý trọng thân mạng, không có sự khác biệt giữa người và súc vật... Mỗi chúng sinh đều tự mình sợ chết, làm sao có thể ăn thịt chúng sinh khác?... Muốn ăn thịt, trước tiên nên nghĩ đến sự đau khổ của thân thể, rồi nghĩ đến sự đau khổ của mọi chúng sinh thì KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

"Này Đại Huệ, ở đời vị lai, sẽ có một số người vô minh nói rằng nhiều giới luật Phật giáo cho phép ăn thịt. Họ rất thích mùi vị thịt do thói quen ăn thịt trong quá khứ, họ nói những lời đó chỉ đơn giản theo quan điểm của họ. Nhưng thật ra PHẬT (BẬC KHAI NGỘ) VÀ THÁNH KHÔNG BAO GIỜ NÓI THỊT LÀ THỨC ĂN." Kinh Lăng Già

"Người ăn thịt có vô số tội lỗi, như vậy NGƯỜI ĂN CHAY CÓ VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC." Kinh Lăng Già

"Nếu không ai ăn thịt, sẽ không ai giết hại chúng sinh làm thực phẩm... Sát sinh là vì người mua, do đó người mua cũng giống người giết. Do đó ĂN THỊT CÓ THỂ NGĂN TRỞ THÁNH ĐẠO." Kinh Lăng Già

"Hiện nay trong Kinh Lăng Già này, ta nói, vào mọi lúc, mọi loại thịt không ăn được, không ngoại lệ. Này Đại Huệ, ta cấm ăn thịt không phải chỉ một lúc, ý ta nói là TRONG HIỆN TẠI LẪN VỊ LAI, ĂN THỊT BỊ CẤM." Kinh Lăng Già

Đệ tử Phật KHÔNG ĐƯỢC CỐ Ý ĂN THỊT. Họ không nên ăn thịt bất cứ chúng sinh nào. Người ăn thịt phá hủy cái nhân đại từ bi, đứt đoạn hạt giống Phật Tánh và khiến [thú vật] và chúng sinh [siêu nhiên] tránh xa họ. Những người đó phạm vô số tội. Kinh Phạm Võng

Hơn nữa, sau khi sinh con phải rất thận trọng, tránh sát sinh thú vật nuôi sản phụ với các loại thịt hoặc không nên tụ tập thân bằng quyến thuộc uống rượu hay ăn thịt… vì vào lúc sinh nở có vô số quỷ dữ và yêu tinh muốn ăn máu huyết hôi tanh, chính ta trước đó đã ra lệnh các thổ thần chung quanh phải bảo vệ cả mẹ lẫn con, khiến họ được yên vui và ích lợi. Tuy nhiên, một số người, thấy mẹ và con an toàn vui vẻ, thì cùng nhau cúng dường đáp tạ thổ thần chung quanh bằng cách sát sinh thú vật một cách vô minh và bất lợi để ăn; vì vậy họ phạm tội ác và gây thiệt hại cho cả mẹ lẫn con. Kinh Địa Tạng

Ai cũng sợ hình phạt, ai cũng sợ chết. Lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết. Kinh Pháp Cú

Người sát hại sinh linh, đâu được gọi Hiền thánh. Không hại mọi hữu tình, mới được gọi Hiền thánh. Kinh Pháp Cú

Ca Diếp hỏi Phật rằng: "Sao hồi trước Ngài cho phép tỳ kheo ăn 'ba loại tịnh nhục' hoặc ngay cả 'chín loại tịnh nhục'?" Phật trả lời: "Ta định chế như thế vì sự cần thiết vào lúc đó, và để dẫn độ dần dần cho tới khi họ thật sự bỏ được thịt." Kinh Niết Bàn

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6088)
Trong những năm gần đây, nhiều lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian được khôi phục. Việc tổ chức lễ hội và đi dự lễ hội càng trở nên hưng thịnh hơn bao giờ hết. Có những lễ hội được mô tả là tích cực, tuy nhiên cũng có những lễ hội tiêu cực . . .
10/04/2013(Xem: 5529)
Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người.
10/04/2013(Xem: 5189)
Tuổi thanh thiếu niên thường là thời gian để xác định thái độ. Nhiều em ở tuổi vị thành niên thử thói quen ăn uống như là một hình thức bầy tỏ sự độc lập của các em. Đứng trên phương diện các mối quan tâm về ngoại cảnh, triết lý và sức khỏe được thăm dò tìm hiểu trong tuổi thanh thiếu niên . . .
10/04/2013(Xem: 5186)
Việc tìm những sản phẩm chay, ngay cả sản phẩm vegan (chay thuần túy, không trứng sữa) để thay thế bánh mì tròn kẹp thịt (burgers), sữa và xúc xích trở nên dễ dàng hơn; và bây giờ ngay cả phó mát(cheese, fromage) cũng có những loại chay và vegan.
10/04/2013(Xem: 5161)
Một hôm, Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (em gái của Thượng sĩ Tuệ Trung) mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chay. Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Hoàng Thái hậu hỏi.
10/04/2013(Xem: 11843)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 5815)
Trên các đường phố treo lồng đèn trang trí màu vàng sáng, trong khi chư Tăng và Phật tử nhộn nhịp xung quanh ngôi đền để sẵn sàng cho ngày trọng đại của lễ Phật Đản. Để kính tưởng niệm ngày Phật Thích Ca Đản sinh . . .
10/04/2013(Xem: 6347)
Nhiều loại nước tương (xì dầu) đang bán trên thị trường có chứa chất bảo quản thực phẩm vượt quá nồng độ cho phép đến 2-3 lần. Lượng chất này có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, rối loạn tổng hợp protein...
10/04/2013(Xem: 7314)
Tôi rất do dự khi đề cập đến chủ đề này, vì thật ra đã có rất nhiêu sách vở, bài viết về vấn đề ăn chay. Lật trở lại chủ đề này, tôi có cảm giác như đẩy một cánh cửa đã mở rộng, vì vậy tôi chỉ ước mong có thể đóng góp thêm một vài ý kiến về ý nghĩa của ăn chay . . .
10/04/2013(Xem: 5683)
Ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thật hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]