Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công dụng tuyệt vời của cây rau sam

31/01/201114:17(Xem: 6676)
Công dụng tuyệt vời của cây rau sam

Rau sam

(Alobacsi) - Rau sam tốt cho da, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Người Ai Cập cổ sử dụng rau sam để chữa các bệnh tim mạch và suy tim.

Nhận biết rau sam

Loại cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng như rau xanh hoặc cây thuốc chữa bệnh.

Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc.

Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích.

Rau sam thường mọng nước, thân màu nâu đỏ và phát triển trực tiếp từ rễ trái. Thân cây có thể dài tầm 20cm và xòe ra từ vùng trung tâm.

 

Hàm lượng dinh dưỡng

Cũng giống như hạt lanh, bạn có thể tìm thấy acid linoleic alpha ALA ở trong rau sam. Đây là hợp chất cần thiết và có thể được chuyển hóa trong cơ thể để tạo thành acid béo omega 3.

Rất nhiều người ăn kiêng thiếu hợp chất cần thiết này vì họ không ăn cá. Rau sam dại rất giàu chất tạo thành omega 3 do vậy hầu hết những người ăn kiêng khó tính đều có thể hấp thụ được hợp chất cần thiết này.

Không thể biết có bao nhiêu ALA được chuyển hóa trong cơ thể chúng ta, tuy nhiên ALA có tác dụng tốt đối với tim và là chất kháng viêm cực hiệu quả.

Cùng với đó, omega 3 giúp cơ thể chúng ta sản xuất các hợp chất cần thiết để điều chỉnh hệ miễn dịch, máu đông, và huyết áp.

Omega 3 cũng có thể kiểm soát co thắt mạch vành, cân nặng, và ngăn ngừa các loại ung thư. Đồng thời cũng là vi chất hữu hiệu cho việc điều trị các rối loạn hành vi và tập trung, chứng tâm thần phân liệt, tâm thần, Alzheimer, suy nhược và rối loạn lưỡng cực.

Rau sam không những cung cấp acid béo cần thiết mà còn bổ sung nhiều khoáng chất bao gồm kẽm, phốt pho, man gan, đồng, magie, calci và đồng, các loại vitamin, chất chống oxi hóa, và những chất dinh dưỡng có lợi khác như tocopherol alpha (vitamin E), vitamin B2, vitamin C và beta carotene.

Rau sam cũng chứa carbohydrate và protein cộng amino acid giúp cơ thể sản xuất protein. Một vài hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong rau là pectin (tác dụng giảm lipoprotein - cholesterol xấu), chất chống oxi hóa, gluthatione, dopamine (giãn cơ)…

Người Ai Cập xưa kia cũng đã sử dụng rau sam để chữa trị các bệnh về tim mạch và suy tim.

Chỉ 16 calo trên 100gram, rau sam dại cũng chứa đủ các chất dinh dưỡng mà không bị thừa calo. Rau sam cũng giàu tổng hòa các loại vitamin B giúp điều hòa hệ thần kinh và sự trao đổi chất carbohydrate.


Chế biến rau sam như thế nào?

rau sam-2

Sắc ngâm uống là phương pháp phổ biến để chiết xuất các hợp chất cần thiết từ cây rau sam và cũng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Mọi người thường kết hợp với nước trắng hoặc nước hoa quả.
 
Rau sam luộc ăn có vị chua thanh mát, dễ chế biến

Sau đây là các bước để chuẩn bị rau sam sắc ngâm uống:

- Nhổ và nhặt rau sam từ trong vườn, công viên, đồng ruộng hoặc hai bên đường. Lá rau sam không nên vàng úa, héo và mục nát. Lấy với lượng vừa đủ để uống.

- Khử trùng vật dụng để sắc trong nước sôi tầm 5 phút.

- Cắt lát rau sam nhỏ, càng nhỏ càng tốt rồi cho vào bình sắc tầm ¾ bình.

- Thêm rượu vodka vào bình cho đến khi dung dịch bao phủ hết thảo mộc. Lắc nhẹ nhàng để loại bỏ các bong bóng khí, thêm một ít vodka nếu cần thiết. Đóng bình lại bằng nắp và lắc mạnh. Để ở nơi khô mát và bóng tối.

- Lắc bình rau sam hằng ngày trong vòng một tháng, nếu có thể là hai tháng. Quá trình lưu trữ và lắc nhẹ có thể giúp giải phóng các hợp chất chữa bệnh và các tinh dầu cần thiết.

- Khi thời gian lưu trữ kết thúc (1 hoặc 2 tháng), khử trùng bình đựng khác và rửa sạch tay với xà phòng chống vi khuẩn. Lọc dung dịch vào bình đựng này sử dụng vải thưa hoặc vải mút xơ lin. Ghì nén dung dịch nhiều nhất có thể và đậy bình lại.


Trước khi sử dụng nước sắc này, lắc mạnh bình để chắc chắn các hợp chất và chất dinh dưỡng có lợi được phân bổ đều.

Rau sam cũng có thể được sử dụng đơn giản như salad rau xanh và ăn thô với những loại sau khác.

Ví dụ như khi làm salad bạn có thể kết hợp rau sam với cà chua nhỏ, rau bina, nước chanh và dầu oliu.

Để hoàn thành suất ăn, thêm một ít đậu, cá ngừ, thịt gà kết hợp với một số thảo dược thái nhỏ thanh nhiệt khác.

Bạn cũng có thể sử dụng rau sam chưa qua tinh chế như thành phần của bánh sandwich. Rau sam cũng thường được sử dụng để thay thế rau bina trong trứng tráng, thịt hầm và súp. Bạn có thể thêm rau sam vào nước sốt mì ống.

Tuy nhiên khi nấu quá chín rau sam có thể có nhớt. Khi dự trữ cho mùa đông, có thể sử dụng kết hợp hạt tiêu, nhánh tỏi và giấm táo.

 
Quách Vinh 
Theo Healthguidance
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2017(Xem: 9585)
Ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn, nhất là món hạt dẻ nướng nóng hổi trong mùa lạnh, loại hạt này còn là vị thuốc quý dùng để chữa nhiều loại bệnh. Bổ thận, tốt cho tim mạch, ngừa nguy cơ ung thư Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C và các khoáng chất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tất cả các loại hạt, chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao. Bên cạnh đó, với thành phần giàu tinh bột nên loại hạt này có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà hạt dẻ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Loại axit béo thuộc họ Omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu c
17/04/2017(Xem: 4874)
Phật giáo quan niệm mạng sống là duy nhất và quí báu nhất đối với mọi loài, do đó có tính thiêng liêng. Bởi thế, người Phật tử không giết hại để vui chơi (săn bắn). Đại thừa Phật giáo khuyến khích ta ăn chay để tránh bớt việc sát hại loài vật do thói quen ăn thịt của loài người. Thật ra, khoa học tân thời và khoa dinh dưỡng cũng đồng ý là người ăn chay được mạnh khỏe và sống lâu hơn.
01/04/2017(Xem: 4835)
Trong các tôn giáo toàn cầu, đạo Phật đứng nhất về phương diện hòa bình và tôn trọng sự sống. Trải qua hơn 2500 năm, chưa có một giọt máu đổ hay một sinh linh bị giết hại nhân danh đạo Phật. Đức Phật Thích-Ca dạy chúng ta phải tôn trọng sự sống, kể cả những sinh vật nhỏ nhất và các loài cây cỏ. Ngài đặt "giết hại" là giới cấm số 1 trong Ngũ Giới Cấm.
21/03/2017(Xem: 4800)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
13/02/2017(Xem: 9962)
Thuyết phục người thân, bạn bè hay bất kể ai chuyển chế độ ăn mặn sang chế độ ăn chay dù vài ngày trong tháng là điều không phải dễ dàng vì họ thường viện cớ là ăn chay không đảm bảo sức khỏe. Cho dẫu người ăn chay có đưa ra một số lý do từ những phát hiện nghiên cứu khoa học về lợi ích của ăn chay. Cũng có người cho rằng họ cũng được biết đâu đó từ một bài báo hay từ người khác rằng ăn chay dễ bị suy dinh dưỡng, ăn đậu hũ có thế gây ung bướu vv … đại loại là không tốt. Để có bằng chứng khoa học thuyết phục cho nhiều người, bài viết này tập trung khai thác lợi ích của chế độ ăn chay trên hai cơ sở chính: 1. Ấn bản tháng 12 năm 2016 của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng Học của Mỹ về chế độ ăn chay, 2. Thông tin dinh dưỡng cho người chay từ Mayo Clinic Hoa Kỳ
15/12/2016(Xem: 23670)
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc Theo chuyên gia Đông y, vỗ tay là bài tập vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Duy trì hàng ngày theo hướng dẫn này có thể hỗ trợ chữa rất nhiều loại bệnh.
14/09/2016(Xem: 6613)
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, một Phật tử ở vùng Westminster (California) đã hỏi tôi: "Vì sao người cư sĩ Phật giáo phải ăn chay, trong khi ngay cả những vị xuất gia theo Nam tông vẫn không ăn chay?"
31/08/2016(Xem: 5274)
Mẹ ru con tiếng ngọt bùi Như ca dao đẹp, như lời nước non Như sông ra biển về nguồn Con mang tình Mẹ trong hồn lâng lâng ...
06/06/2016(Xem: 8040)
Đặt câu hỏi đó thành tựa đề bài viết này để thấy giữa hai thái cực thực tế & giải trí vốn đối lập và loại trừ nhau qua cách nhìn của một khán giả xem truyền hình. Trong hai thái cực ấy, chuyện tưởng thật lại hóa ra chuyện đùa và chuyện tưởng đùa lại hóa ra là cứu cánh cho chuyện thật! Vâng! Hai "ông vua" đầu bếp người viết muốn nói đến đã xảy ra trên truyền hình! Một từ năm 2013 và một chỉ mới đây thôi, ngày 27/5/2016.
07/03/2016(Xem: 6928)
Thịt và xúc-xích chay thật sự có hương vị và hiện nay đang chinh phục các siêu thị. Phải chăng đây là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng về thực phẩm sắp diễn ra?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]