Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Phần phụ lục của dịch giả

10/05/201319:03(Xem: 10092)
Chương 12: Phần phụ lục của dịch giả
Canh Dưỡng Sinh


Chương 12
Phần Phụ Lục Của Dịch Giả

Trần Anh Kiệt
Nguồn: Lập Thạch Hòa, Thạch Thượng Nghi, Trần Anh Kiệt


I.- Kinh nghiệm và ứng dụng

a) Dịch giả tự truyện

Tôi có một người bạn cùng quê Trà Vinh tên Tăng Tam Dương cư ngụ tại vùng Bonnyrigg. Phu nhân của anh đã bị bệnh thấp khớp từ hồi còn trẻ tuổi ở Việt Nam. Khi vượt biên qua Úc từ năm 1985 đến nay, chị đã nhập viện hai lần để giải phẫu bệnh bướu cổ. Riêng bệnh thấp khớp của chị không thể nào chữa dứt. Chị đã đi nhiều bác sĩ kể cả các bác sĩ chuyên khoa và châm cứu nhưng bệnh chỉ tạm thời thuyên giảm mà thôi. Mỗi tháng một lần, chị phải đi bác sĩ tái khám để chích lấy nước ra khỏi xương đầu gối. Việc đi dứng thật khó khăn vì vô cùng đau nhức.

Gần đây, với tuổi sáu mươi lăm, chị Dương lại mang thêm chứng tiểu đường. Riêng bịnh thấp khớp thì từ đầu năm nay đã chuyển hướng trầm trọng. Sự đau nhức càng lúc càng gia tăng và hầu như thuốc giảm đau nào cũng đều vô hiệu quả đối với căn bệnh của chị. Ði chụp quang tuyến, các đốt xương sống của chị đã mòn, không còn chất sụn. Chị không thể đi đứng một mình mà phải cần thân nhân dìu đỡ. Vào trung tuần tháng sáu năm 2002, bệnh của chị Dương đã đến thời kỳ không chữa được theo như lời bác sĩ chuyên khoa đã nói. Chị nằm một chỗ và chịu đựng sự đau đớn vô cùng khổ sở.

May mắn thay, một hôm tôi được ông Sanh, một ông bạn trẻ tuổi người Việt gốc Hoa tặng cho tôi một quyển sách bằng tiếng Hoa (tức quyển sách này mà tôi đã dịch ra Việt ngữ). Sau khi đọc kỹ, tôi thấy bệnh tình của chị Tăng Tam Dương vẫn còn hy vọng. Tôi bèn sao bản lại phần liên hệ với bệnh trạng của chị Dương để cho anh Dương tham khảo. Còn phần tôi thì vội vàng chuyển dịch sang Việt ngữ để phổ biến đến quý đồng hương chúng ta sớm chừng nào hay chừng nấy vì tôi tự cảm thấy đây là một tập tài liệu vô cùng quý giá cần phải chia sẻ với quý vị.

Sau khi đọc xong phần tài liệu mà tôi đã trích sao, anh Tăng Tam Dương đắc ý bảo với tôi rằng: "Biết đâu bệnh của bả vẫn còn chữa được. Vậy mình hãy thử một phen coi. Còn nước còn tát. May ra ông Trời còn ngó lại..."

Tuy nhiên trong thành phần canh dưỡng sinh thì củ cải trắng, củ cà rốt và nấm đông cô Nhật rất dễ tìm. Còn củ "Ngưu báng" là cái gì, nó ra sao và ở đâu bán thứ đó ? Anh Tăng Tam Dương bèn vào các tiệm thuốc Bắc ở Cabramatta để hỏi mua thì được họ bảo rằng: "Mấy thằng Nhật và Ðài Loan nó kiếm chuyện viết sách để bán. Thuốc Ngưu Báng này người ta xài bằng hột chớ ai xài bằng củ bao giờ!" Thế là anh Tăng Tam Dương đã trở về với niềm thất vọng ê chề và buồn bã. Bỗng ngày hôm sau, anh điện thoại lại bảo với tôi rằng: "Tôi có cách tìm mua được thuốc Ngưu Báng này. Chú Sanh là người tặng chú quyển sách này, vậy chú có số điện thoại của chú Sanh không ? Tôi nghĩ chú Sanh đã có xài qua và biết chỗ mua loại thuốc này ở đâu". Tôi bèn liên lạc điện thoại với chú Sanh và hẹn sáng ngày hôm sau lúc 9 giờ, tôi sẽ chở anh Dương đến gặp chú Sanh tại tư gia của chú ở đường Brown, Bonnyrigg, vì chú bận phải đi làm ca chiều. May mắn thay, sau khi trao đổi một vài câu chuyện, chú Sanh biết rõ tình hình và vui vẻ buột miệng bảo với chúng tôi rằng: "Hai chú may lắm. Cậu của cháu ở Ðài Loan mới vừa gởi qua cháu một thùng giấy 10 kg. Hàng mới nhận được ngày hôm qua. Mỗi gói là l kg. Cháu biếu chú Dương một gói và chú Kiệt một gói để xài thử". Sở dĩ chú Sanh nhỏ tuổi hơn chúng tôi nên mới xưng hô một cách khiêm nhường với chúng tôi bằng "chú cháu" như vậy. Chúng tôi ngại ngùng. Anh Tăng Tam Dương năn nỉ trả tiền nhưng chú Sanh một mực chối từ. Cuối cùng chúng tôi đành phải từ giã với lời chân thành cảm ơn ríu rít. Ðược biết chú Sanh là một Phật tử ăn chay trường. Trước khi ra về, chú còn vui vẻ hướng dẫn chúng tôi chiêm ngưỡng phòng thờ Phật tại nhà chú được trưng bày một cách trang nghiêm và kính cẩn.

Hai hôm sau, anh Tăng Tam Dương điện thoại bảo với tôi là sau khi uống canh, bệnh của chị trầm trọng hơn. Ở bắp tay của chị sưng lên một cục bầm tím. Anh hỏi tôi sao vậy. Tôi hơi hồi hộp, nhưng cũng rán trấn tỉnh và gượng khôi hài với anh Dương rằng: "Ðó là xác của quân địch và quân ta chiến đấu với nhau đã chết và chồng chất lên đó". Tra cứu kỹ trong sách, được biết khi uống canh dưỡng sinh trong ba bốn ngày đầu sẽ có phản ứng trầm trọng hơn. Song đó là điều tốt, không đáng ngại. Anh Tăng Tam Dương bèn cho chị uống thêm thuốc Panadeine forte để khống chế sự đau nhức nhưng vẫn cho chị uống canh dưỡng sinh theo liều lượng đã được chỉ dẫn. Ðến ngày thứ năm, anh Dương bảo với tôi là bệnh tình của chị có chiều hướng thuyên giảm. Ban ngày không cần cho chị uống thuốc giảm đau. Chỉ ban đêm trước khi đi ngủ là cho chị uống một viên để ngăn chận cơn đau nhức hành hạ khó ngủ mà thôi. Bắt đầu từ hôm đó, bệnh tình của chị Dương càng ngày càng thuyên giảm thấy rõ. Ðến nay chị đã đi đứng trở lại gần như bình thường, chỉ cần chống gậy khi đi ra khỏi nhà mà thôi. Tuy nhiên theo quyển sách này cho biết, bệnh như chị Dương phải cần uống canh dưỡng sinh tới sáu tháng trở lên mới hoàn toàn bình phục.

Về phần tôi thì có một người chị dâu năm nay đã tám mươi rồi. Chị sống với anh tôi và các cháu tại Santa Ana thuộc tiểu bang California ở Hoa Kỳ. Ba năm trước đây chị đã có lần bị ngất xỉu và sau đó được nhập viện để thông động mạch tim vì bị nghẽn bởi chất cholesterol. Chị đã nhập viện đôi ba lần nữa. Nhưng gần đây sức khỏe của chị càng ngày càng suy yếu. Chân chị sưng phù và không còn đi bộ ra khỏi nhà được.

Sau khi thấy bệnh tình của chị Tăng Tam Dương nhờ dùng canh dưỡng sinh mà thuyên giảm, tôi bèn gởi gói ngưu báng mà chú Sanh đã tặng tôi bằng đường hàng không qua Hoa Kỳ để tặng chị và điện thoại hướng dẫn cháu tôi cách thức sắc nấu như thế nào. Sau đó tôi thường liên lạc điện thoại với anh chị tôi ở Mỹ để theo dõi. Ðược biết hiện nay chị tôi đã khỏe lại một ít và có thể đi bộ ra khỏi nhà để chuyện vãn với những bà bạn thuộc nhóm đi bộ với chị ở ngoài công viên để luyện tập cơ thể mà chị tôi đã tham gia trước kia khi còn khỏe mạnh.

Hiện nay chị Tăng Tam Dương và chị dâu của tôi dùng canh dưỡng sinh để tự chữa bịnh đang có chiều hướng hồi phục khả quan. Sức khỏe càng ngày càng tiến bộ nhiều. Mong rằng trong thời gian sắp tới, hai bà sẽ hoàn toàn bình phục để con cháu và mọi người thân đều được an vui trong cảnh sum vầy hạnh phúc.

Từ ngày phát hành quyển sách canh dưỡng sinh đến nay, một số đồng hương Việt Nam mình đến các tiệm thuốc Bắc và tiệm buôn Á Châu để tìm kiếm hỏi mua thuốc Ngưu Báng. Cho nên một số nhà thương mại đã nhập cảng khá nhiều nên bây giờ không còn khan hiếm nữa. Trên thị trường Sydney hiện nay đã có bày bán Ngưu Báng với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như ngưu báng được xắt lát mỏng sấy khô, phơi khô hoặc đông đá còn nguyên củ. Có nơi còn bào chế thành bột ngưu báng và bột gạo lứt rang rồi vô túi nhỏ bằng giấy bạc, nhưng cân lượng rất ít và không đúng tiêu chuẩn. Chỉ có điều là tiện lợi, khi nào muốn xài thì pha vào nước sôi có thể dùng ngay. Tôi không biết các loại đã được biến chế có công hiệu như thế nào vì chưa có kinh nghiệm qua. Nhưng điều chắc chắn mà tôi được biết thì cách sắc nấu canh dưỡng sinh theo công thức và phương pháp của khoa học gia Lập Thạch Hòa, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Y Hóa Học Phòng Ngừa Nhật Bản, như đã chỉ dẫn trong quyển sách này là có cơ bản. Tuy hơi mất công nhưng có hiệu nghiệm thật sự vì tôi đã chứng kiến được vài bằng chứng lành bịnh khả quan và cụ thể. Hiện nay Ngưu Báng tươi đã được trồng thử có kết quả tại nông trường của Sở Nghiên Cứu Nông Học Úc Ðại Lợi ở Gosford, thuộc khu vực ngoại ô vùng Bắc Sydney, tạm đủ cung ứng cho giới tiêu thụ thuộc khách hàng Nhật kiều tại Úc. Hy vọng trong tương lai gần, nông trường này sẽ khuếch trương và tăng thêm sản lượng để đáp ứng cho nhu cầu của đồng hương Việt Nam mình thì quý hóa biết chừng nào.


b) Bài của ông Võ Văn Hoàn (Cabramatta)

Anh T. là một gương mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại Sydney và là một trong những người bạn thân thiết của tôi từ khi mới qua Úc đến giờ. Hồi đó anh và tôi cùng làm chung với nhau trong một xưởng chế tạo bình điện xe hơi. Sau đó chúng tôi đã thôi việc và mỗi người đều có một công ăn việc làm riêng của mình. Anh thì phục vụ cho một công ty bảo hiểm ở Sydney, còn tôi thì mở một nhà hàng ăn uống. Vì mãi bận rộn với sinh kế hàng ngày nên bẵng đi một thời gian khá lâu, tôi không gặp anh mà cũng không để ý. Sau này tôi được biết anh bị bịnh xơ gan nghiêm trọng lắm. Anh không thể đi đứng một mình mà phải cần thân nhân dìu đỡ. Một hôm, phu nhân của anh gặp chúng tôi và khoe rằng chị mới vừa đọc được cuốn sách Canh Dưỡng Sinh . Nội dung nói có thể chữa được một số bịnh nan y bằng một công thức thảo dược. Chị hỏi tôi có tin được hay không ? Thực ra tôi đã biết quyển sách này rồi, vừa do anh Kiệt, một người bạn thân thiết của tôi phiên dịch ra Việt ngữ và mới phát hành. Thú thật ban đầu tôi cũng rất hoài nghi loại thảo dược này. Vì trong thế giới văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ ngày nay mà còn nói đến dùng rau cỏ, gạo lứt rang và nước tiểu để làm thuốc thì biết có "ngược dòng lịch sử" chăng ? Tuy nhiên nhìn thấy học vị của tác giả nguyên bản Nhật ngữ của quyển sách cũng làm cho tôi có đôi chút suy nghĩ và ngỏ ý muốn cho chị T. áp dụng thử phương pháp này để chữa bịnh cho anh T. xem sao vì tây y coi như đã bó tay rồi.

Sau đó vài tuần lễ, chị T. cho chúng tôi biết bịnh tình của anh T. đã thuyên giảm nhiều, không cần mỗi tuần phải vào bịnh viện để chích lấy nước ra khỏi bụng nữa. Rồi anh dần dần hồi phục sức khỏe, đi đứng không cần thân nhân đỡ lên đỡ xuống như trước.

Một hôm, anh T. điện thoại lại bảo với chúng tôi: "Hôm nào thuận tiện, vợ chồng chúng tôi sẽ đến thăm anh chị".

Ngoài ra còn có chị Minh, một người thân của tôi đã tâm sự: "Tôi bị đau nhức nơi hai đầu gối, đi đứng thật là khó khăn. Bác sĩ cho biết lớp chất lỏng đệm giữa hai khớp xương đầu gối quá ít. Nên khi cử động cọ sát vào nhau làm cho đau đớn. Chẳng những thế, mỗi lần dứng lên hay ngồi xuống, nó còn phát ra tiếng kêu lụp cụp nữa. Vậy mà khi đã dùng canh dưỡng sinh được hai tháng sau thì kết quả rất là tốt đẹp. Tôi có thể nói bịnh tình của tôi đã bớt được 50 phần trăm. Hiện giờ tôi vẫn uống canh dưỡng sinh để tiếp tục chữa trị bịnh viêm khớp của mình".


c) Bài của ông Lương Trung Hưng (Bonnyrigg)

Gần trước Giáng Sinh năm 2002, khoảng chừng 15/12/2002 thì phải, ông Nguyễn Phú Hữu, một người bạn thân, có đến thăm tôi tại nhà ở vùng Bonnyrigg. Ông có biếu tôi quyển sách Canh Dưỡng Sinh của dịch giả Trần Anh Kiệt.

Vốn là người đã từng nghiên cứu, thực hành và truyền bá phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotic), cho nên sau khi đọc xong, tôi rất vui mừng, phấn khởi vì đây quả là một phép lạ giúp cho bịnh nhân nan y tự chữa lành bịnh (nhất là bịnh ung thư và tiểu đường) có kết quả nhanh chóng. Sau đó tôi bèn liên lạc với ông Trần Anh Kiệt để tìm mua 40 quyển rồi ghé qua tiệm cơm chay Tây Hồ để mua thêm 60 quyển nữa. Thực ra số lượng tôi cần nhiều hơn, nhưng vì dịch giả bảo sách in có hạn và muốn tôi nên nhường lại cho những đồng hương cần thiết khác. Số sách này tôi đã biếu tặng hầu hết cho những bằng hữu và một số người thân quen cần thiết.

Vài hôm sau, trong một buổi nhóm họp tại nhà thờ Tin Lành Cabramatta ở đường Edensor Road, St. John Park, Mục Sư Tiến sĩ Lê Ðức Hồng có trình bày trong giờ cầu nguyện: "Xin Hội Thánh hãy cầu nguyện cho Mục sư Tiến sĩ G.D. James vì sức khỏe của ông rất yếu kém và ông đang bị đau nhức rất nặng ở trong bụng."

Mục sư Tiến sĩ G.D. James là người Ấn Ðộ, năm nay khoảng 80 tuổi. Ông là người sáng lập ra Hội Thông Công Tin Lành Á Châu, có trụ sở ở vùng Epping, New South Wales, Úc Ðại Lợi. Sau buổi nhóm họp, tôi đến gặp Mục sư Tiến sĩ Lê Ðức Hồng để trình bày về vấn đề canh dưỡng sinh, một phát minh mới mẻ của người Nhật có khả năng chữa được nhiều loại bịnh tật hiểm nghèo. Ông cho tôi biết Mục sư James đang chờ kết quả xét nghiệm y khoa tại bịnh viện vào giữa tháng Giêng năm 2003. Cuối tháng Giêng năm 2003, kết quả thử nghiệm của bệnh viện cho biết ông bị bịnh ung thư gan rất nặng, không thể giải phẫu hoặc áp dụng phương pháp chữa trị nào khác: Medical Terminal (xin tạm dịch là hết thuốc chữa). Mục sư James được đưa về nhà, được cho uống thuốc giảm đau cực mạnh có chứa thành phần Morphin. Mỗi ngày uống 4 lần và mỗi lần uống 1 viên. Hàng ngày bệnh viện có cử y tá đến nhà để đỡ đần và săn sóc.

Khoảng đầu tháng hai năm 2003, Mục sư Lê Ðức Hồng có thuyết phục gia đình của Mục sư James nên cho ông dùng thử canh dưỡng sinh với liều lượng nhẹ, vì lúc này trông đôì mắt của ông đã hết thần và màu da đã tái nhạt. Sau một tuần lễ thì Mục sư James khôi phục nguyên khí trở lại. Sau đó vài hôm, ông tự đi đứng trở lại một mình. Rồi một tuần sau nữa thì ông tự tắm rửa được mà không cần ai phụ giúp. Thuốc giảm đau đã được giảm xuống còn một nửa, nghĩa là mỗi ngày ông chỉ còn uống có 2 viên thay vì phải uống 4 viên như lúc truớc.

Ngày 18 tháng 2 năm 2003, Mục sư tiến sĩ Lê Ðức Hồng và tôi có tới thăm Mục sư James tại tư gia của ông ở vùng Epping. Mục sư James đã tâm tình với tôi rằng ông cảm nhận như có một phép lạ. Có lẽ Ðức Chúa Trời đã dùng qua bản thân tôi để giúp ông chữa lành bịnh.

Trong khi trò chuyện với gia đình của Mục sư James, tôi được biết thêm bà James cũng đang mắc phải chứng tiểu đường. Mức đường trong máu được thử nghiệm lên đến 18 và 19 độ. Sau 2 tuần lễ dùng canh dưỡng sinh với liều lượng nhẹ, mức đường đã tuột giảm còn 9 độ.

Tôi viết lại câu chuyện này trong khi gia đình của Mục sư tiến sĩ G.D. James đang tiếp tục chữa bịnh cho ông bằng canh dưỡng sinh. Nhưng vì nhu cầu tái bản quyển sách sớm nên dịch giả đã thôi thúc tôi gấp rút viết lại câu chuyện để chứng minh cho công chúng biết về hiệu nghiệm của canh dưỡng sinh khắc chế được bịnh tật như thế nào. Theo tôi trên cõi đời này, không có bịnh nào mà không chữa được. Chỉ có bịnh thành kiến và bịnh cố chấp đã cản trở để rồi đến phút lâm chung gần kề mới hối hận thì đã quá muộn rồi.

Ngày 26 tháng 2 năm 2003, tôi có nhận điện thoại của con trai của Mục sư James là luật sư Davidson James cho biết ngày hôm qua tức 25/2/2003, gia đình có đưa Mục sư vào bịnh viện để được khám cận kỹ (C.T. scan) tại bịnh viện, cho biết gan vẫn còn sưng. Tôi có trình bày rằng còn quá sớm để nhìn thấy kết quả tốt đẹp và làm như vậy quang tuyến X có thể ngăn trở tiến trình lành bịnh phần nào. Ông Davidson James bảo, vì thấy bịnh tình của Mục sư James đã thuyên giảm và sức khỏe đã khả quan, nên bác sĩ đề nghị áp dụng thêm hóa học liệu pháp (chemotherapy) để cho Mục sư chóng lành bịnh. Tôi nói rằng ông và gia đình có toàn quyền quyết định để chữa trị cho Mục sư bằng phương pháp nào tùy thích. Tôi không có ý kiến. Nhưng nếu muốn tiếp tục áp dụng canh dưỡng sinh thì không nên dùng hóa học liệu pháp. Phương pháp này có thể tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng cũng hủy hoại luôn một số tế bào lành. Tốt hơn hết chúng ta nên nghe theo lời chỉ dẫn của khoa học gia Lập Thạch Hòa, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Y Hóa Học Phòng Ngừa Nhật Bản, vì chính ông là người đã thoát chết bịnh ung thư và đã viết ra quyển sách này.

d) Bài của ông Nguyễn Kim Dần (Trích bản tin của Tổng Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành Chánh tháng 7 năm 2003).



1. Bệnh Ung Thư

Trong đại gia đình của tôi có tất cả 6 người đã chết vì bịnh ung thư. Trừ người cha của tôi đã chết năm 1967 tại Việt Nam, còn tất cả năm ngư���i còn lại đều chết trong khoảng 5 năm trở lại đây. Tại Canada có 4 người bị chết vì ung thư phổi.

Tóm lại, đối với tôi thì bịnh ung thư là một bịnh mà tôi cho là nguy hiểm nhất và cũng là bịnh mà các người khác sợ nhất vì nó quá phổ thông và chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được.

2. Kinh nghiệm về ung thư

Tôi có một người em trai ruột hiện đang sống cùng một thành phố với tôi. Tháng 9 vừa qua, nó cảm thấy khó thở nên đi chiếu điện phổi. Kết quả bác sĩ thấy có những đốm nên gởi nó đi scan. Kết quả cho thấy cả hai lá phổi đều bị các "đốm" nên bác sĩ gởi đi biopsy. Sau đó bác sĩ kết luận là ung thư cả hai lá phổi. Tất cả hồ sơ của em tôi đều được chuyển tới bịnh viện ung thư để điều trị. Khi tới viện ung thư, bác sĩ chuyên khoa có trình bày cho em tôi rằng:

- Em tôi chỉ có thể sống được từ 4 tới 6 tháng nữa mà thôi.

- Nếu làm radiation và chemotherapy thì kéo dài thêm độ 2 tháng nữa nhưng thân hình sẽ tiều tụy và rụng tóc....

Em tôi đã khước từ không điều trị. Trở về nhà, em tôi dùng loại health food nhưng rất tốn tiền, mỗi tháng tốn từ 2000 đến 3000 đô nhưng không cải thiện được bao nhiêu.

Về tình trạng sức khỏe, khi mới phát giác ra bịnh, em tôi vẫn đi làm, lái xe, nhưng chỉ được khoảng một tháng, bệnh làm cho em tôi càng ngày càng mệt đi nên nó đã nghỉ làm và xin ăn thất nghiệp. Cách vài ngày tôi lại đến thăm em tôi, nhưng trong gia đình, mấy anh em tôi đều thất vọng và chỉ đợi ngày em tôi "ra đi" mà thôi, vì sức khỏe của em tôi mỗi ngày càng sa sút (mệt nhiều).

3. Một Trường Hợp Ðiển Hình: Tài liệu chữa bịnh nan y.

Trong lúc em tôi và cả gia đình đã tuyệt vọng thì em tôi được một người bạn tặng một tài liệu trong đó có nói trị được các bịnh. Tôi tạm kể một số bịnh như sau: Bịnh ung thư, bịnh aids, bịnh tiểu đường, bịnh viêm gan (Hepatitis C), bịnh Parkinson, bịnh lú lẩn (alzheimers), bịnh suyễn, sạn thận, bịnh cao máu, bịnh sưng khớp xương (arthritis), bịnh loét bao tử v.v...

Người viết tài liệu này là một khoa học gia người Nhật Bản. Ông ta viết tài liệu này vì ông ta có người cha và một người anh chết vì bịnh ung thư. Ông ta đã nghiên cứu 1500 loại cây cỏ và đã tìm ra mà tôi tạm gọi là canh rau cải để chữa các bịnh nêu trên....

Như trên đã nói, em tôi chỉ đợi ngày "ra đi", nhưng khi nhận được tài liệu kể trên, em tôi đã áp dụng liền ngày đầu, em tôi cảm thấy hơi mệt thêm và ngày thứ hai cũng vậy. Ðến ngày thứ ba, em tôi cảm thấy một hiện tượng lạ thường vì thấy khỏe hẳn ra. Ðến ngày thứ tư, em tôi cảm thấy rất khỏe và lái xe đi chơi được. Ðến nay là ngày 3/6/03, trên một tháng chữa trị rồi. Trong khi dùng canh rau cải này, chúng ta không được ăn thịt, cá, sữa và các sản phẩm biến chế từ sữa.

Trên đây là điều tôi đã thấy. Tôi chỉ thuật lại một cách vô tư, trình bày một sự thật. Tôi không có thẩm quyền chỉ dẫn, khuyên bảo và khuyến khích mọi người phải dùng cách chữa trị này. Vì thế tôi không chịu trách nhiệm gì về bài đã đăng trong bản tin này, nếu chẳng may gây tai hại cho ai. Tuy nhiên nếu ai có thắc mắc, tôi xin sẵn sàng góp ý kiến........


e) Thư của ông Tăng văn Ngô ở Bisbane, Queensland (Úc Ðại Lợi).

Kính gởi ông Trần Anh Kiệt,

Tôi là Tăng văn Ngô ở Brisbane. Tôi có đọc quyển sách Canh dưỡng Sinh do ông phiên dịch và xuất bản lần đầu vào năm 2002.

Nhiều năm trước đây, tôi và nhà tôi đều bị bịnh viêm gan C và đến nay đã tới thời kỳ nghiêm trọng. Mặc dầu chúng tôi đã điều trị theo phương pháp hiện hành của bác sĩ và bịnh viện, nhưng bịnh chỉ tạm thời ổn định chớ không hoàn toàn dứt hẳn. Lại nữa hiện nay tôi thường mỏi mệt, đau lưng, nhức khớp xương, thử nghiệm máu thì thấy thiếu chất sắt và thiếu hồng huyết cầu. Còn nhà tôi thì bị bịnh tiểu đường, ăn uống khó tiêu, bụng thường bị đầy hơi, sình bụng từ nhiều năm nay. Thêm vào đó thì bà thường hay nhức đầu, mất ngủ và táo bón.

Thấy chữa theo Tây y đã lâu rồi nhưng bịnh tình của nhà tôi vẫn không có gì tiến bộ khả quan, nên vào ngày 30-4-2003 tôi đã đưa nhà tôi đi Sydney để chạy chữa theo Ðông y bằng cách uống thuốc Bắc và châm cứu. Mười lăm ngày sau, có đứa em của tôi đến thăm. Nó bảo vợ chồng nó và hai đứa con đều bị bịnh tiểu đường. Nhưng nhờ uống canh dưỡng sinh mà nay cả nhà đều khỏi bịnh, Nó nói còn quá sớm để biết vợ chồng nó và hai cháu đã thật sự hết bịnh hay chưa, hay chỉ lắng dịu trong một thời gian rồi tái phát. Tuy nhiên nó cảm thấy phương pháp uống Canh dưỡng sinh này rất hay nên khuyên vợ chồng chúng tôi dùng thử.

Ban đầu nhà tôi không tin. Nhưng sau khi đọc sách rồi, nhà tôi quyết định uống thử để xem có kết quả hay không. Bảy ngày sau khi uống canh dưỡng sinh, nhà tôi thấy trong mình khỏe hẳn ra. Tôi và nhà tôi cùng nhau uống canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang đến nay đã hơn nửa năm rồi. Cả hai đều đã khỏi bịnh, nên cảm thấy vui mừng lắm. Hiện nay tôi rất tráng kiện mặc dầu tôi đã trên sáu mươi tuổi.

Ngoài ra, tôi có một người anh ở bên Mỹ, năm nay đã bảy mươi ngoài rồi. Anh tôi bị bịnh cao máu. Còn chị dâu của tôi thì cũng đau rề rề hoài. Sau khi uống canh dưỡng sinh độ mười ngày thì huyết áp thấy giảm một cách rõ rệt. Còn chị dâu của tôi cũng thấy mạnh khỏe hơn lúc xưa. Cả hai anh chị tôi đều khen ngợi quả thật canh dưỡng sinh đã biến đổi sức khỏe của anh chị làm cho ăn thấy ngon, dễ tiêu và ngủ được, không còn bị ma bịnh hoàn hành nữa.

Ðồng thời tôi cũng có một bà mẹ già tại An Giang năm nay đã 94 tuổi. Mười năm trước đây mẹ tôi có lần bị bịnh tai biến mạch máu não, chỉ ăn cháo và uống canh, không tự chủ được vấn đề tiêu tiểu. Huyết áp cao. Tôi bèn gởi sách và ngưu bàng khô về cho em tôi và bảo nó nấu canh dưỡng sinh cho mẹ tôi uống. Không bao lâu mẹ tôi cảm thấy khỏe trở lại nhiều, ăn biết ngon, ngủ được và nhất là đã tự chủ được sự tiểu tiện và đại tiện. Rồi sau đó mẹ tôi đã bắt đầu tập đi đứng trở lại và bớt lãng quên hơn. Cả nhà con cháu đều vui mừng và coi canh dưỡng sinh như là một phép lạ khiến ai cũng đều trân quý.

Sau đó gia đình chúng tôi đã phổ biến sách canh dưỡng sinh ra cho bà con lối xóm được biết. Những người có bị bịnh nan y sau khi dùng qua loại canh này đều tắm tắt khen ngợi và bảo là thần dược.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã bỏ thời giờ ra để chuyển dịch quyển sách này sang Việt ngữ để bà con người Việt mình ai nấy cũng lãnh hội được cái hay và cái ích lợi của người nước ngoài.

Kính chúc ông luôn khỏe mạnh để phụng sự lợi ích cho Ðồng hương của mình.

Tăng văn Ngô.


f) Uống canh dưỡng sinh đã chữa hết bịnh ung thư bao tử (Thư của bà Lê Thị N.L. Montréal, Canada)

Thưa ông,

Tôi xin phép được tự giới thiệu, tôi tên Lê thị N.L., 50 tuổi, cư ngụ tại Montréal, Canada. Tôi là một bịnh nhân ung thư bao tử đã di căn xuống buồng trứng.

Cách nay 4 tháng, bác tôi ở Úc có gửi cho tôi một quyển sách Canh dưỡng Sinh của ngài Lập Thạch Hòa và do ông dịch ra tiếng Việt. Khi đó bệnh của tôi rất nặng. Gia đình tôi quyết định cho tôi dùng thêm phương pháp trị liệu này song song với các đợt hóa trị của bệnh viện. Chỉ trong vài tuần, tình trạng của tôi đã cải thiện một cách đáng ngạc nhiên. Nay thì sinh hoạt của tôi hàng ngày gần như đã bình thường.

Bạn bè quen biết rất vui mừng cho tôi, đồng thời họ cũng dùng Canh Dưỡng sinh để điều trị những bịnh khác nhau của họ. Ai cũng cho biết Canh Dưỡng Sinh có hiệu quả lạ thường. Và càng ngày càng có nhiều người muốn biết rõ thêm về Canh Dưỡng Sinh để áp dụng.

Hôm nay, tôi viết thư này trước là để cám ơn dịch giả, sau là để xin ý kiến của ông về một số đề nghị như sau:

1) Thưa Ông có thể nào ông cho phép tôi được in lại một số bản và nhượng lại không lợi nhuận cho những người cần sách.

2) Ở Montréal có rất nhiều người không biết tiếng Việt, chỉ biết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Nếu các bản dịch Anh và Pháp đã được thực hiện, xin ông vui lòng cho biết ông có thể mua dùm tôi mỗi thứ một bản được không Tôi nghe nói có bản tiếng Anh nhưng không biết mua ở đâu.

3) Trong trường hợp chưa có bản dịch bằng tiếng Pháp, ông có thể cho phép tôi được tạm dịch từ bản tiếng Việt của ông sang tiếng Pháp được không.

Thưa ông, chắc ông cũng hiểu tất cả những đề nghị của tôi chỉ có một mục dích duy nhất là giúp cho nhiều người bệnh được biết đến phương pháp điều trị đơn giản mà kỳ diệu của ngài Lập Thạch Hòa một cách hoàn toàn phi lợi nhuận.

Tôi rất mong được sự đồng ý của ông.

Lê Thị N.L.


g) Sự công hiệu của canh dưỡng sinh (Nam Úc Tuần Báo số 412 ngày 26-9-2003)

Lời giới thiệu: Dưới đây là bài viết có tánh cách tham khảo phương thuốc hay, rẻ tiền, dễ sử dụng của một khoa học gia Nhựt Bổn, để đồng hương khi cần. Quý vị nào có ý muốn áp dụng Canh dưỡng sinh thì nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ y khoa hoặc Ðông y sĩ. Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hậu quả bất lợi nào xảy ra cho người áp dụng.

Cách nay không lâu, vào khoảng hạ tuần tháng Hai năm 2003, trên Nam Úc Tuần Báo có đăng bài "Diệu dược, Canh Dưỡng sinh do tôi trích lượt trong quyển sáxh Canh dưỡng sinh của khoa học gia Lập Thạch Hòa, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Y Hóa Học Phòng Ngừa Nhật Bản và đã được ông Trần Anh Kiệt ở Sydney chuyển ngữ ra tiếng Việt. Quyển sách này do bà Lâm thị Ngọc Anh, pháp danh Tịnh Hóa, ở Nam Úc, trao cho tôi.

Ðọc xong quyển sách, tôi cảm thấy cần phải phổ biến rộng rãi để quý đồng hương có thể tiện dụng khi lâm cơn bịnh ngặt mà Tây y vô phương cứu chữa.

Sau khi bài "Diệu Dược, Canh Dưỡng Sinh" được tuần báo Nam Úc đăng tải, bà Tịnh Hóa có lòng từ ái, sợ đồng hương không biết tìm ngưu bàng ở đâu, nên ngỏ lời khuyến khích tiệm tàu hủ Misa số 3 Hooking Terrace, Woodville, Gardens, đặt mua ngưu bàng sẵn để mọi người khi cần khỏi tìm kiếm tận Sydney. Từ dạo đó, tiệm tàu hủ Misa bắt đầu có mua Ngưu Bàng và sách Canh Dưỡng Sinh về bán với giá vốn, cọng thêm chút ít tổn phí. Nhờ vậy, một số không ít đồng hương ở đây đã bắt đầu uống Canh Dưỡng Sinh để trị bịnh. Ðồng thời, trong lúc đó bà Tịnh Hóa cũng gởi quyển Canh Dưỡng Sinh về Việt Nam tặng cho Tịnh xá Ngọc Tường ở Mỹ Tho để quí sư trị bịnh vì quý sư đang bị bịnh bướu cổ, cao máu, tiêu chảy v.v....Hiện nay quý sư đang dùng Canh Dưỡng Sinh có kết quả tốt nên đã ấn tống thêm sách cho đồng bào ở Việt Nam khá nhiều.

Tuy nhiên có người dùng canh dưỡng sinh không hợp nên bị phản ứng. Quý vị chắc đã rõ là Tây y hay Ðông y đều có những trường hợp bị phản ứng xảy ra. Do đó khi dùng canh dưỡng sinh phải kiểm soát tình hình bịnh trạng biến chuyển như thế nào và nên theo dõi áp suất máu tăng hay giảm ra sao. Nếu cao hơn bình thường thì bị phản ứng bất lợi, phải ngưng uống canh dưỡng sinh ngay. Mặc dầu trong sách có nói canh dưỡng sinh trị được chứng cao huyết áp, nhưng tôi thấy thật sự có một vài người khi uống canh dưỡng sinh sau một thời gian thì áp suất máu cao hơn mức bình thường chút ít. Và có một số khác khi uống Canh dưỡng sinh thì huyết áp hạ xuống, không còn dùng thuốc Tây nữa. Ðó cũng do sự khác biệt của cơ thể từng người, không ai có thể giải thích được tại sao. Người xưa có câu "Phước chủ may thầy", mình đành chịu vậy thôi, không làm gì khác hơn, vì phần phước của mỗi người đều do nghiệp báo tạo ra, tôi nghĩ mình cố gắng lo tu sửa, sẽ có sự đổi thay theo định mệnh nhân quả.

Tiện đây tôi xin kể lại vài kết quả của người Việt tại Nam Úc và tại Việt Nam đang trị bịnh nan y bằng Canh dưỡng sinh đã mang lại kết quả khả quan để quý đồng hương có dịp hiểu rõ thêm và tin tưởng sâu về một loại thuốc tuy đơn giản, rẻ tiền, nhưng vô cùng hiệu nghiệm thần kỳ này.

Ông Nguyễn Thành Ðại, 70 tuổi, ngụ tại Nam Úc, bị chứng ung thư bọng đái. Sau một thời gian chạy chữa bằng Tây y, bác sĩ quyết định mổ để cắt bỏ bọng đái và nhiếp hộ tuyến vì sợ tế bào ung thư lây lan sang thận, xương v.v... Bác sĩ cho biết sau khi mỗ, ông phải mang cái bọc ở bên ngoài suốt đời. Lúc ấy ông trực nhớ Nam Úc Tuần Báo có đăng bài "Diệu Dược Canh Dưỡng Sinh", ông liền yêu cầu bác sĩ cho hoãn lại ba tháng để dùng thuốc Nam thử xem sao. Nghe vậy bác sĩ cười cười tỏ vẻ không tin và nói là khi ông trở lại thì cho giải phẫu ngay, không còn chần chờ được nữa. Tuy nghe thế, ông Ðại vẫn cứng rắn quyết định uống Canh Dưỡng Sinh. Từ đó ông bắt đầu uống Canh Dưõng Sinh và nước gạo lứt rang với niềm hy vọng sẽ được khỏi bịnh, vì ông nghĩ rằng chính khoa học gia Lập thạch Hòa đã nghiên cứu ra Canh Dưỡng Sinh và tự chữa khỏi bịnh bằng phương thuốc này. Không ngờ thật là may mắn, thuốc quá hiệu nghiệm. Sáu tuần lễ sau khi uống canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang, ông không bị đi tiểu liền liền như trước, không còn ra máu và đau rát nữa. Nước tiểu trắng lợt dần, chỉ hơi vàng giống nước chanh, trước đó thì tiểu ra màu đỏ như nước trà. Song song theo đó bịnh tăng huyếr áp của ông Ðại cũng thuyên giảm luôn, không còn dùng thuốc Tây nữa.. Ông nghe thấy cơ thể khỏe khoắn, ăn ngủ được hơn trước khá nhiều. Thật phước đức vô cùng !

Ngày 12-9-03, ông Ðại mừng rỡ gọi điện thoại báo tin cho vợ chồng chúng tôi hay và có lời cám ơn. Ông ấy bảo tôi là cứu tinh của ông, vì nhờ bài viết của tôi đăng lên báo dạo nọ mà ông mới thuyên giảm được bịnh hiểm nghèo.

Nghe ông nói vậy, tôi chợt nghĩ, đúng ra chúng ta nên trân trọng cám ơn ông Trần Anh Kiệt vì nhờ ông bỏ công phiên dịch sách Canh Dưỡng Sinh ra Việt ngữ, nên bà con mình mới có tài liệu để tham khảo. Kế đến cám ơn bà Tịnh Hóa đã có nhã ý trao cho tôi quyển sách Canh Dưỡng Sinh, nhờ đó tôi mới có thể trích lượt những phần quan trọng và thiết yếu về cách trị bịnh nan y để quý đồng hương tiện sử dụng khi cần. Bà con tại Nam Úc cũng nên cám ơn ông Nguyễn văn Lộc, chủ nhiệm tuần báo Nam Úc đã vui vẻ, sốt sắng đăng ngay bài "Diệu Dược Canh Dưỡng Sinh" để phổ biến rộng rãi cho quý đồng hương.

Ngày 16 tháng 9 năm 2003 vừa qua, vợ chồng chúng tôi đã đến nhà ông bà Ðại để thăm hỏi. Chúng tôi ngồi nghe ông kể tỉ mỉ về bịnh tình. Hiện tại ông Ðại vẫn uống Canh Dưỡng Sinh và nước gạo lứt rang đến tháng 11 năm 2003 là đủ hạn 3 tháng, ông sẽ đi scan, thử nghiệm lại và hứa thế nào cũng cho tôi biết kết quả. Ông Ðại đồng ý cho phép tôi nêu rõ tên tuổi của ông lên báo để quý đồng hương tăng thêm niềm tin tưởng trong sự điều trị bịnh nan y bằng Canh Dưỡng Sinh.

Kế đến ông Ðại còn kể tiếp lúc đầu người con trai của ông không tin tưởng vào loại thuốc đơn sơ này, mà còn có ý nói mê tín. Nhưng khi thấy ông Ðại uống có kết quả quá tốt, nên cậu ấy cũng bắt đầu uống Canh Dưỡng Sinh với nước gạo lứt rang để trị bịnh bướu trong ruột già đã hơn mười năm qua. Thường ngày cậu hay bị mắc đi cầu cấp bách, không kềm chế lâu được, phải tìm chỗ giải quyết ngay. Bác sĩ khuyên nên mổ để cắt bỏ khúc ruột bị bướu. Vậy mà bây giờ sau khi uống canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang chỉ có mấy tuần lễ, triệu chứng mắc đi cầu gấp đã biến mất. Và bây giờ cậu cảm thấy trong ruột mát mẻ, không còn nóng khó chịu như trước.

Ông Ðại và cậu con hiện đang dùng Canh Dưỡng Sinh với kết quả thuận lợi. Ông rất hân hoan và ước nguyện hai cha con sẽ được lành hẳn bịnh. Mong thay !

Theo lời yêu cầu của ông Ðại, tiệm Lợi Phát thực phẩm, Hanson rd. bằng lòng đặt mua ngưu bàng về bán để có thêm chỗ cho đồng hương mua được dễ dàng.

Tại Việt Nam, Sư Giác Hảo, trụ trì chùa Tịnh xá Ngọc Tường ở Mỹ Tho bị bịnh cao máu và bịnh bướu cổ, sau thời gian khoảng 4 tháng dùng Canh Dưỡng Sinh, bướu dần dần teo lại và bịnh cao máu cũng thuyên giảm, không còn dùng thuốc Tây nữa.

Sư Giác Ðăng trụ trì Tịnh xá Ngọc Trung ở Thốt Nốt, mang chứng bịnh tiêu chảy kinh niên nhiều năm đã chạy chữa thuốc Tây không khỏi, sau khi uống Canh Dưỡng Sinh độ ba bốn tháng, Sư đã dứt hẳn bịnh tiêu chảy.

Trên đây chỉ là vài ba kết quả hữu hiệu của sự trị liệu bằng Canh Dưỡng Sinh, nếu có tin tức gì thêm, tôi sẽ thông báo quý vị rõ.

Mến chúc quý đồng hương đạt được kết quả mỹ mãn trong việc chữa bịnh bằng Canh Dưỡng Sinh. Nếu Ðồng hương nào chưa có công thức của Canh Dưỡng Sinh và nước gạo lứt rang, vui lòng đến tiệm tàu hủ Misa hoặc Lợi Phát Thực Phẩm để xin ít bản.

Bà Nguyễn văn Tỷ


h) Thư của ông Lê Văn Công.

Chuyển ngữ một quyển sách nguyên tác từ tiếng Nhật sang tiếng Hoa rồi đến tiếng Việt là một công việc không phải dễ làm đối với các nhà phiên dịch. Dịch giả Trần Anh Kiệt, đã chuyển ngữ rất thành công quyển sách 'Canh Dưỡng Sinh' của Ông Lập Thạch Hòa, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Y Hóa Học Phòng Ngừa Nhật Bản. Ông đã 'phiên dịch như viết nguyên tác' với lối hành văn đơn giản, thích hợp với trình độ phổ thông của độc giả nhưng đã diển tả chính xác được từ ngữ Y khoa. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, quyển sách 'Canh Dưỡng Sinh' đã được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Việt Nam ở Úc, Mỹ và Âu Châu và ngay cả ở Việt Nam nữa. Điều nầy chúng ta cũng không lấy gì làm ngạc nhiên!

Hiển nhiên, những ai muốn được sống lâu (trường thọ), thì cần phải thỏa mãn được 3 điều kiện chính yếu: di truyền tốt từ gia đình, có cách ăn uống lành mạnh và biết tổ chức cuộc sống an lạc, thanh thản...

Nước Canh Dưỡng Sinh có công hiệu khác nhau tùy theo bản chất cơ thể của từng người. Riêng, cá nhân tôi chỉ mới thử dùng Canh Dưỡng Sinh như là phần phụ thêm vào bữa ăn chính trong một thời gian ngắn nhưng có kết quả rất là khả quan, như là: ngủ ngon, có năng lực làm việc nhiều hơn, ít cảm thấy mệt, lợi tiểu và đặc biệt là rất nhuận trường.

Do đó, canh dưỡng sinh có hiệu quả trong việc trị bịnh táo bón thường xảy ra ở người già và sẽ ngăn ngừa được chứng ung thư ruột già ở người cao niên.

Lê văn Công,
MA (Translation & Linguistics).


i) Tại sao canh dưỡng sinh chữa lành hầu hết bịnh tật ?

Bài này của ông Lương Trùng Hưng, một người đã nhiều năm nghiên cứu và thực hành phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotic) tại Sydney. Ông đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề ăn uống đối với sự dinh dưỡng và sức khỏe của con người. Ông đã có nhận xét tại sao Canh Dưỡng Sinh có khả năng chữa trị được nhiều loại bệnh tật một cách kỳ diệu, và sau đây là lời trình bày của ông:

Ðể trả lời câu hỏi này, xin quý độc giả hãy đọc bài thứ 13, Chữa lành ung thư chưa đủ trong Kính Vạn Hoa của tác giả Herman Aihara từ trang 49 đến trang 56.

Sau khi đọc xong, có lẽ hầu hết độc giả đều nhận xét là triết lý thực dưỡng dựa trên căn bản thực phẩm tạo ra máu, máu tạo ra tế bào, mô và ngược lại. Ðể chữa lành bịnh từ gốc, phương pháp thực dưỡng chủ trương chọn lựa thực phẩm tốt, môi trường sống trong lành và hoạt động thể lực một cách tương đối. Tất cả đều nhằm mục đích là tạo ra và giúp cho cơ thể duy trì kiềm tính thật tốt của thể dịch máu. Nhà khoa học Lập Thạch Hòa đã tìm ra Canh Dưỡng Sinh là một con đường tắt (short cut) để mau chóng giúp cơ thể duy trì kiềm tính của máu trong điều kiện tốt nhất và vì vậy cơ thể tự chữa lành mọi bịnh tật.

Nhà khoa học Lập Thạch Hòa cũng nhắc nhở chúng ta nên ăn chay và tập thể dục.

Có một số người dùng Canh Dưỡnh Sinh không hiệu quả vì họ vẫn tiếp tục ăn uống quá nhiều thịt cá, trứng, đường, sữa, cà phê, ca cao, bột ngọt. bia, rượu mạnh.....Với cách sống buông thả, bất chấp một số cữ kiêng như vậy thì Canh Dưỡng Sinh không đủ sức giúp cơ thể duy trì kiềm tính của dịch thể máu trong con người.

Ðối với những người bị bịnh ung thư, sau khi dùng canh dưỡng sinh đã thuyên giảm, thì nên tiếp tục sử dụng đến khi nào hoàn toàn bình phục mới thôi. Nếu bịnh lâu dài, suốt đời nên cử ăn những loại thực phảm giàu acid như tác giả Herman Aihara đã nói ở trên và đừng quên lời dạy của khoa học gia Lập Thạch Hòa là ăn chay và năng tập thể dục.

Sau đây là trích đoạn về bài Chữa lành bệnh ung thư chưa đủ trong Kính Vạn Hoa để quý vị tham khảo và thận trọng trong khi dùng Canh Dưỡng Sinh:

Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy nguyên nhân tử vong của dân chúng Mỹ đã chuyển từ bệnh tim mạch sang bệnh ung thư, và tỷ lệ tử vong vì bịnh ung thư đang tăng vọt. Ðiều này có ý nghĩa gì?

Bệnh tim và bệnh về tim mạch giết người đột ngột gần như không báo hiệu trước. Ðó là triệu chứng Dương quá thịnh do việc dùng quá nhiều loại thực phẩm dương như thịt bò, thịt gà, cá, thịt lợn, phó mát vân vân.

Trái lại ung thư phát hiện rất chậm. Bệnh nhân không biết bệnh chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết đều nhận biết quá trễ. Vì thế ung thư là bệnh thuộc âm tính (bành trướng) hay âm thịnh do lạm dụng các chất cực âm như đường, rượu và hóa chất.

Giữa bệnh tim và ung thư còn có một sai biệt nữa. Bệnh tim là bệnh của máu và của bắp thịt, còn bệnh ung thư là bệnh của tế bào. Ðó là một trong những nguyên nhân khiến cho ung thư khó chữa. Y khoa hiện đại không hiểu sự phát triển của tế bào nên không thể nào biết chữa trị sự tăng trưởng bất thường của nó. Arthur Guyton phát biểu trong cuốn Chức năng cơ thể của con người: "Trong cơ thể của một người bình thường, nguyên tố làm tăng trưởng tế bào và làm cho tế bào sinh nở, hiện hãy còn là điều bí ẩn. Chúng ta gần như không biết gì về công năng đi���u chỉnh số lượng thích ứng của các loại tế bào khác nhau trong cơ thể".

Tại sao y học hiện đại không hiểu nổi sự sắp xếp và cơ cấu phát triển của tế bào ? Theo tôi, vì họ hiểu sai nguồn gốc của tế bào bình thường và các tế bào ung thư.

Bác sĩ Morishita có nói trong cuốn Sự thật tiềm ẩn trong bệnh ung thư: "Sự tin tưởng rằng một tế bào chỉ sinh ra từ một tế bào khác là trở ngại khắt khe nhất (theo quan niệm của Virchow) trên đường tìm hiểu ung thư. Hậu quả của sự nhận định này đưa đến luận thuyết:

1. Tế bào ung thư xâm nhập từ ngoài vào.

2. Tế bào ung thư đã hiện diện trong cơ thể lúc còn phôi thai.

3. Sự đột biến của tế bào lành mạnh sang tế bào ung thư.

Y khoa hiện đại ít tán thưởng hai luận thuyết đầu, luận thuyết thứ ba được ủng hộ nhiều nhất. Do đó các khoa học gia đang tìm tác nhân tạo ra sự biến thể thành tế bào ung thư. Kết quả họ đã tìm ra hàng ngàn chất sinh ung thư và nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư. Theo y khoa hiện đại, các nguyên nhân chính là:

- Các chất gây ung thư: Nhựa dầu hắc, các chất dùng để nhuộm màu, kích thích tố nữ (oestrogen). thạch caọ thạch tín (arsenic), abestos....

- Phóng xạ

- Hút thuốc

- Vi khuẩn

- Học thuyết của Warbury: Tế bào lành mạnh biến thành tế bào ung thư do thiếu oxy.

- Trầm uất (stress): Tế bào lành trở thành tế bào ung thư do cảm xúc tiêu cực.

Nguyên nhân sau cùng: trầm uất không phải luôn luôn được xác nhận: Ðôi khi các người sống trong gia đình đầm ấm vẫn bị ung thư. Cách đây vài năm, ông Rev. Suzukiroshi, người sáng lập trung tâm Zen ở San Francisco đã chết vì ung thư. Ông ta có tinh thần an định và chan chứa tình thương trong suốt cuộc đời. Tạp chí Bungei Shunju trong năm 1979 có viết một bài về thái độ của 50 bệnh nhân đã chết vì ung thư: "Họ đã tỏ ra rất an tâm, đầy lòng nhân ái đến độ làm cho nhiều người phải ngạc nhiên".

Ngược lại với ý kiến của y học hiện đại, các bác sĩ K. Chishima và K. Morishita xác nhận là máu tạo ra tế bào: "Các tế bào được hình thành từ chất hữu cơ, mà chất này thì không hội đủ điều kiện để tạo ra tế bào. Protein tạo ra nhân tế bào và DNA". (Theo cuốn Nguyên nhân, ngăn ngừa và trị liệu bệnh ung thư của K. Chishima của Hội Tân Huyết học Nhật Bản, trang 8).

Theo tôi tế bào ung thư có thể được tạo ra do các tế bào lành mạnh hoặc do máu. Dĩ nhiên máu và tế bào được hình thành từ thức ăn. Thực phẩm là nguồn gốc của tế bào. Không thực phẩm thì không có tế bào. Không có thực phẩm thì không có mầm tế bào và chất thể của tế bào (Germ cells and Soma cells). Thực phẩm tạo ra tế bào ung thư ? Thực phẩm gây ra sự biến thái từ tế bào lành sang tế bào ung thư. Không hiểu như vậy, đừng mong chữa lành bệnh ung thư........


II.- Vấn đề từ ngữ và hội ý

Khi khởi sự phiên dịch quyển sách Canh Dưỡng Sinh này, trong tay tôi chỉ vọn vẹn có bốn quyển tự điển: Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh, Hán Anh Tinh Tuyển Từ Ðiển của nhà xuất bản Oxford University Press, Vương Vân Ngũ Tiểu Từ Ðiển (phiên âm tiếng Phổ Thông) và Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn.

Chữ Ngưu Báng () trong từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh không có. Tuy nhiên tên tiếng Anh của nó là Burdock, nên tôi tra trong Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn để xem ông dịch ra tiếng Việt là gì thì thấy ông dùng chữ Ngưu Bàng. Cho nên tôi cũng dùng chữ Ngưu Bàng trong bản dịch sơ thảo. Rồi sau đó tôi bèn tham khảo với một số bằng hữu am tường tiếng Hán để xin ý kiến. Quý vị đó bảo theo đúng tự điển tiếng Phổ Thông phát âm chữ này là Nỉu Páng (). Chữ Páng này đồng dạng và đồng âm với chữ Páng trong từ kép phỉ báng () của tiếng Việt, chỉ khác nhau có bộ ngôn () và bộ thảo () mà thôi. Khi nào tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pbảng (), thì tiếng Việt mới phát âm là Ngưu Bàng. Trong trường hợp tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pàng () thì tiếng Việt phát âm là Ngưu Bảng.

Tóm lại ba cách phát âm này có ba ý nghĩa khác nhau:

Chữ BÁNG (): tên của một loại thảo mộc.

Chữ BÀNG (): Gần, bên cạnh. Như bàng cận, bàng thính.

Chữ BẢNG (): Cây chèo để chèo xuồng hoặc Bảng nhãn là một học vị thời xưa ở nước ta.

Cho nên, quý vị đó đề nghị tôi nên dùng chữ NGƯU BÁNG chính xác hơn.

Mặc dầu theo cách phát âm giữa tiếng Hoa và tiếng Hán Việt thì chữ đó nên đọc là Ngưu Báng. Nhưng hiện nay phần đông người đồng hương mình thì đọc là Ngưu Bàng. Thậm chí có một số bằng hữu khác bảo tôi nên sửa lại là Ngưu Bàng mới đúng. Tôi cảm thấy phân vân không biết nên dùng chữ nào mới phải. Vì hiện thời chưa có cơ quan thẩm quyền nào để thống nhất và tiêu chuẩn hóa tiếng Việt. Kính mong quý độc giả vui lòng thông cảm cho sự sai biệt này và tùy ý muốn đọc làm sao cũng được, miễn chất liệu của thuốc vẫn là một thứ. Ðồng thời dịch giả cũng xin chân thành cảm ơn quý vị đồng hương đã quan tâm xây dựng, bổ sung những khuyết điểm, có lời ưu ái sửa sai và chỉ giáo.

Tuy nhiên, theo đề nghị của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, mặc dầu ngưu báng (ngưu bàng) rất mới mẻ đối với người Việt Nam mình, nhưng chữ này đã xuất hiện trong sách thuốc của nước ta cũng khá lâu dưới danh xưng là ngưu bàng và coi như người mình đã Việt Nam hóa chữ này rồi (giống như áo sơ mi, cái cà vạt, bơ, phó mát...) dù nó không phù hợp với cách phát âm theo Hoa ngữ. Do đó, theo ý ông, chúng ta nên dùng danh từ Ngưu Bàng để gọi củ Gobo (của Nhật) hay Burdock (của Anh) một cách thống nhất với từ ngữ đã quen dùng xưa nay trong Ðông y ở nước ta. Dịch giả đề nghị quý vị nên chấp nhận sử dụng thống nhất từ "Ngưu Bàng" kể từ quyển sách được tái bản lần thứ ba này để đồng loạt giống nhau với các sách Ðông y khác phát hành ở trong và ngoài nước.

Trong mục 4, chương sáu, dịch giả có phạm một lỗi lầm về tiếng Hán Việt. Dịch giả đã dùng chữ Thái Liễu, một trong hai vị thuốc trị bịnh sạn thận. Chữ đó sai, phải đọc là Hùng Liễu mới đúng. "Thái" có nghĩa hình thái, còn "hùng" có nghĩa là con gấu. Xin cám ơn Tiến sĩ Ðỗ Thông Minh đã chỉ giáo và xin cáo lỗi với quý vị độc giả của hai ấn bản lần thứ nhất là lần thứ hai.

Sau hết dịch giả cũng xin cám ơn Bác sĩ Khôi Nguyễn ở California (Hoa Kỳ) đã điện thoại cho dịch giả biết ông đã tra cứu ra vị thuốc Bút Ðầu Thái của Nhật tức là Mộc Tặc trong thuốc Bắc. Còn Liên Tiền Thảo hay Tích Tuyết Thảo tức rau má. Hải đới (rong biển) tức Côn Bố. Ông còn hứa sẽ tiếp tục tra cứu thêm trong các tài liệu Ðông Y và ngoại quốc, khi nào có phát hiện gì mới sẽ cho dịch gia biết.

Kính xin quý vị độc giả tiếp tay để quyển sách này càng ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.

Ngoài ra trong sách Canh dưỡng sinh đã xuất bản lần thứ nhất và lần thứ hai, dịch giả có dùng chữ Cimicifuga Foetida để chỉ chữ ngưu bàng. Nhưng sau này do một vị đồng hương nhắc nhở, tra cứu lại thì chữ này dùng để chỉ vị thuốc Thăng Ma trong Ðông Y. Lý do có sự lầm lẫn là vì trong nhãn hiệu (Công ty xuất khẩu Hằng Phát ở Hồng Kong) đã dùng chữ Cimicifuga foetida đi đôi với chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa. Cho nên dịch giả ngỡ là tiếng La tinh để chỉ chữ Burdock vì không lẽ một công ty xuất khẩu lớn lao như vậy lại dùng sai chữ hay sao. Cho nên một số đồng hương và dịch giả có điện thoại bảo công ty Hằng Phát xác nhận lại thuốc mà họ bán cho chúng tôi (những khách hàng sử dụng tại Úc), là Thăng Ma hay Ngưu Bàng vì chúng tôi nghi ngờ trong lúc khan hiếm trên thị trường vì nhu cầu gia tăng quá nhiều tại Úc, họ có thể tráo trở để lừa gạt, nhưng mãi đến tháng 6 dương lịch 2003, họ mới chịu sửa sai trên nhãn hiệu là Burdock mà không có một lời thanh minh nào hết. Tóm lại Cimicifuga Foetida là sai. Chữ Burdock (Arctium Lappa) mới là đúng để chỉ chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa và Gobo trong tiếng Nhật.


III- Uống canh dưỡng sinh cũng có nguy hại

Một thời gian sau khi xuất bản quyển sách này, dịch giả đã nhận được rất nhiều điện thoại, fax và thư từ của độc giả khắp nơi gởi về vừa để phê bình, góp ý, ngợi khen và báo cáo kết quả sử dụng. Có người thì bảo rằng canh dưỡng sinh rất hay, rất hiệu nghiệm, Nhưng cũng có vài người báo cáo sau khi uống canh dưỡng sinh một thời gian thì bịnh tình của họ trầm trọng hơn. Sau khi thăm hỏi, quý vị đó cho biết, nấu canh dưỡng sinh tốn nhiều thời giờ quá nên họ sử dụng thứ biến chế sẵn tiện lợi hơn.

Một nữ độc giả bảo có lần bà vào một tiêm buôn Á Châu để mua ngưu bàng nhưng đã hết hàng. Người bán hàng bảo rằng canh dưỡng sinh nấu theo kiểu của ông Lập Thạch Hòa đã xưa và lỗi thời rồi. Hiện nay người ta đã chế biến lại dưới hình thức gói nhỏ, chỉ cân nặng có 15 gram thôi nhưng công hiệu phi thường. Khi sử dụng, chúng ta không cần sắc nấu, chỉ để gói vật liệu đó vào một bình thủy rồi chế nước sôi vào. Một lát sau ta có thể dùng ngay như trà vậy, rất là tiện lợi. Tuy nói vậy nhưng họ vẫn dùng quyển sách của tôi đã phiên dịch để làm tài liệu quảng cáo khuyến mãi với hình thức "treo đầu dê, bán thịt chó", mua một thùng 100 gói, họ biếu miễn phí một quyển sách. Hiện thời loại canh dưỡng sinh biến chế này được rất nhiều người sử dụng vì khỏi phải mất công sắc nấu. Một bịnh nhân ung thư phổi ở Melbourne cũng báo cáo cho tôi biết, sau khi uống canh dưỡng sinh loại bỏ túi này rồi, hai bữa sau bà cảm thấy khó thở nên đã được chồng bà lập tức đưa vào bịnh viện cấp cứu. Hai vị độc giả khác một người là bịnh nhân bịnh tiểu đường, người kia thì bị cao máu, đang chữa trị theo phương pháp Tây y, báo cáo rằng sau khi uống canh dưỡng sinh loại gói nhỏ này thì lượng đường và áp huyết tăng cao hơn lúc chưa uống canh dưỡng sinh.

Trên đây là những lời than phiền của một số bịnh nhân sau khi dùng canh dưỡng sinh không đúng cách. Ðiều chắc chắn là nấu canh dưỡng sinh đúng theo tài liệu hướng dẫn cho đến bây giờ cũng chưa có ai bảo đảm có công hiệu một trăm phần trăm, huống hồ là sử dụng loại biến chế không đúng tiêu chuẩn. Một vài độc giả ở Melbourne báo cáo cho biết có một nhà sách nọ đã bán sách Canh Dưỡng Sinh với giá 15 Úc kim, trong khi chúng tôi chủ trương ấn tống quyển sách này. Ngoài ra họ còn lợi dụng danh nghĩa của dịch giả và đã bảo với khách hàng rằng: "Ngưu Bàng này do ông Trần Anh Kiệt ở Sydney gởi bán". Tôi xin xác minh cùng quý độc giả hiện nay tôi cũng như gia đình tôi không có lợi dụng cơ hội để hành nghề buôn bán và trục lợi một cách bất nhân theo kiểu này.


IV.- Ðài phát thanh sắc tộc Úc Châu SBS phỏng vấn hai vị học giả về canh dưỡng sinh

Trong hai buổi phát thanh thường lệ vào ngày 6 và 13 tháng 8 năm 2003, đài phát thanh SBS Úc Châu đã có phỏng vấn hai vị học giả người Việt tại Úc về vấn đề canh dưỡng sinh và đã được hai vị này hưởng ứng đáp lời. Nhận thấy quan điểm của hai vị học giả này tuy đối nghịch nhau nhưng rất là hữu ích, nên dịch giả đã tiếp xúc với đài SBS và nhị vị học giả nói trên để xin phép được đăng lại cuộc phỏng vấn đó vào phần phụ lục của quyển sách để quý đồng hương nào không nghe được hai buổi phát thanh đó có cơ hội biết qua một cách trung thực về canh dưỡng sinh hơn.

Vị học giả thứ nhất là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, một đồng hương Việt Nam du học tại Nhật Bản, đã đỗ tiến sĩ nông học vào năm 1977 tại Ðông Kinh. Sau đó ông được định cư tại Úc và hiện phục vụ tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Cố Vấn của Bộ Nông Nghiệp tiểu bang New South Wales tại Gosford thuộc khu vực miền Bắc ngoại ô Sydney. Ông đã viết và soạn thảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu rất có giá trị về nông học bằng Anh ngữ rất nổi tiếng. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng đã cho phép đăng phần tài liệu này và hân hạnh giới thiệu với quý độc giả bài nói chuyện đó như sau:

* * * * *

Cuối năm 2002, tôi nhận được cuốn sách 'Canh Dưỡng Sinh' do Nhóm Thân Hữu Úc Châu tặng. Sách do Trần Anh Kiệt dịch từ một cuốn sách bằng tiếng Trung Hoa. Cuốn sách bằng tiếng Trung Hoa này cũng dịch từ một cuốn sách bằng tiếng Nhật, mà tác giả là Tate-Ishi Kazu, viết vào năm 1994. Tôi liên lạc với bạn bè ở Nhật để xin một cuốn nguyên bản nhưng chờ mãi vẫn không nhận được cho nên chỉ đọc được những gì mà Trần Anh Kiệt dịch lại từ bản dịch Trung Hoa mà thôi. Theo dịch giả Trần Anh Kiệt, bản nguyên gốc có tựa đề 'Ganso yasai supu kyo-kenkoho'. Vì tựa đề viết bằng chữ abc chứ không phải chữ Nhật cho nên tôi đoán chừng tựa đề theo âm Hán Việt có thể là 'Nguyên tổ dã thái súp cường kiện khang pháp' . Dịch nôm na sang tiếng Việt là 'Phương pháp tăng cường sức khoẻ bằng canh rau cải tầm thường'. Trong phần 'Lời nói đầu' tác giả nói rõ ông 'không phải là một y khoa bác sỹ mà chỉ là một khoa học gia bình thường'. Tôi không biết Tate-Ishi là một khoa học gia về ngành gì nhưng chính cái tựa đề và lời tự bạch của Tate-Ishi đã cho ta thấy rằng ông đã chú ý đến những cái bình thường trong đời sống để giới thiệu một món canh rau cải mà ông cho là tầm thường nhưng hiệu quả đã không tầm thường chút nào. Tuy nhiên vì 'không phải là một y khoa bác sỹ' nên Tate-Ishi đã diễn giải sự kiện về mặt y dược một cách khá tự do, không hề bị khép chặt trong quy ước của bài bản y khoa nào. Chính vì thế mà khi ông 'phát hiện ra công năng vô bờ bến của loại canh rau cải' mà bây giờ Trần Anh Kiệt đặt cho cái tên là 'canh dưỡng sinh' thì 'loại nước uống tầm thường này không được giới y khoa xem trọng'. Tôi nghĩ rằng Tate-Ishi dùng từ 'phát hiện' để nói lên một sự thật ít ai để ý: món canh dưỡng sinh của ông rất giống món 'tonjiru' truyền thống của người Nhật. Món tonjiru này gồm ngưu bàng, củ cải, (có hoặc không có cà rốt), nấm đông cô và thịt heo hầm nhừ với tương đậu nành 'miso'. Tate-Ishi đã trải qua 'nhiều năm sưu tầm và nghiên cứu' để phát hiện (chứ không phải phát minh) trong kho tàng thức ăn quí giá của quê hương ông, đã có những món rau cải có hiệu quả cao, như món tonjiru, trong việc tăng cường sức khỏe cho con người. Những món rau cải ta thấy mỗi ngày ở chợ đã không được nhiều người quan tâm vì nó tầm thường, quê mùa quá. Nhưng Tate-Ishi đã tìm thấy, nghiên cứu, áp dụng và xướng lên một phong trào dùng canh dưỡng sinh để trị bệnh, vì vậy nên 'loại nước uống tầm thường này không được giới y khoa xem trọng vì nguyên lý trái ngược với kiến thức y khoa hiện đại' là điều dễ hiểu.

Thật ra không có gì trái ngược với kiến thức y khoa hiện đại cả. Bởi vì các loại rau cải trong 'canh dưỡng sinh' chính là các loại rau cải quan trọng có khả năng 'điều hòa thân thể' cho con người (Morishita Kei-Ichi, 1986). Chúng mang đầy đủ những Vitamin cần thiết như Vitamin A (lá củ cải, cà rốt), Vitamin B1, B2 (cà rốt, ngưu bàng), Vitamin C (củ cải, cà rốt, ngưu bàng), Vitamin D (nấm đông cô), Vitamin E (cà rốt). Ví dụ như trong củ ngưu bàng có đến 45% chất Inulin; một protein dưới dạng đường nhưng không phải đường glucose, cho nên không lạ khi người Nhật dùng ngưu bàng để trị bệnh tiểu đường. Chất chát trong củ và lá ngưu bàng chính là polyphenol; một chất chống oxyt hóa (antioxidant) như catechins ở trà xanh, nên ngưu bàng cũng ngăn ngừa được chứng ung thư, hạ thấp cholesterol trong máu và sát trùng, diệt khuẩn như trà xanh. Hoặc như các hoạt chất trong nấm đông cô còn có thể tăng cường tính miễn nhiễm, điều hòa đường ruột và ngăn ngừa sự phát sinh tế bào ung thư cũng như cảm cúm do virus gây ra. Cho nên sự kết hợp ngưu bàng, lá củ cải và củ cải, cà rốt và nấm đông cô là sự kết hợp nhiều vitamin và các hoạt chất cần thiết cho sức khoẻ con người.

Tuy nhiên có lẽ vì Tate-Ishi cho rằng ngưu bàng, cà rốt, củ cải và nấm đông cô là những thứ rau cải tầm thường, không xa lạ gì đối với người Nhật nên ông đã không nói rõ thành phần dược liệu của từng món trong canh dưỡng sinh mà ông giới thiệu. Ðiều này trở nên một thiếu sót lớn khi sách được dịch sang tiếng Việt vì độc giả người Việt chỉ theo dõi được những kết quả thần kỳ do canh dưỡng sinh mang lại nhưng vẫn không hiểu tại sao, nhờ gì mà canh dưỡng sinh có hiệu quả như vậy?

Chúng tôi nghĩ cách hay nhất là cung cấp cho các độc giả Việt Nam thành phần dược liệu của các loại rau cải trong món canh dưỡng sinh, đặc biệt chú trọng về ngưu bàng vì đây là món rau khá lạ đối với dân ta, để quí vị thấy hiệu quả thần kỳ kia có tính khoa học chứ không phải chỉ dựa trên những tin tưởng vẩn vơ, vô căn cứ.


Ngưu Bàng (Arctium lappa L.)

Tiếng Nhật: Gobo
Tiếng Anh: Burdock
Tiếng Việt-Hán: Ngưu Bàng, Ngưu Bảng hoặc Ngưu Báng
Ngưu Bàng thuộc họ Cúc (Asteraceae)

Người Việt Nam tại Úc châu đặt tên Gobo là Ngưu Báng (Canh dưỡng sinh,Trần Anh Kiệt, 2003), nhưng ở Việt Nam, dân ta đã dùng nó từ lâu và gọi là Ngưu Bàng (Bộ Y Tế, 1978; Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999). Mặc dù có rất nhiều từ Hán Việt trong tiếng Việt Nam, nhưng chúng tôi thiển nghĩ hễ từ nào ông cha ta đã Việt Nam hoá thì nên dùng từ đó cho thống nhất với người trong nước. Do vậy chúng tôi xin được dùng từ Ngưu Bàng thay vì Ngưu Báng.

1. Thành phần dược liệu:

Trong củ ngưu bàng có chứa nhiều chất Inulin và Chất sợi. Inulin là một protein dưới dạng đường có công dụng cung cấp năng lượng và chỉnh lý cơ năng của ruột và thận. Chất sợi giúp sự tiêu hoá được bình thường nên trị được bệnh táo bón. Củ ngưu bàng có chứa Calcium, Sodium, Anti-allergy và đặc biệt nhất là củ và lá ngưu bàng có chứa chất chát antioxydant được dùng làm thuốc ngăn ngừa ung thư, hạ cholesterol, trị tiêu đàm, cầm máu. Hạt ngưu bàng chứa tinh dầu có thể giải độc, lợi tiểu. Ngưu bàng còn có chứa chất Aruginin là một sex-hormone có công dụng thúc đẩy và tăng cường hoạt động về sinh dục (Morishita, 1986).

Vỏ của củ ngưu bàng chứa nhiều hoạt chất kể cả hoạt chất có mùi thơm như Akutin acid cho nên không nên gọt bỏ vỏ mà chỉ rửa nhẹ cho sạch đất cát thôi.

2. Công dụng:

Ở Nhật Bản, củ ngưu bàng được sử dụng như rau ăn mỗi ngày. Ðây là một loại rau thuộc nhóm 'rau thuốc' vì ngưu bàng được dùng để giúp trị bệnh táo bón, bí tiểu tiện, tẩy máu, giải độc, thoát mồ hôi, cường tinh, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tử cung, ung thư gan, thận và ruột.

Ở Việt Nam, dân ta tuy không dùng ngưu bàng để làm rau ăn như người Nhật nhưng cũng đã biết sử dụng cây này để làm thuốc từ lâu (Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999). Lá ngưu bàng tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính, cúm kéo dài. Hạt ngưu bàng chữa phong lở, mày đay, bụng sình, lợi tiểu, giải nhiệt, phù thủng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Ðối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, ngưu bàng có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu mùa cũng làm cho chóng mọc. Củ ngưu bàng dùng làm thuốc thông tiểu tiện, ra mồ hôi, tẩy máu, chữa tê thấp, đau và sưng khớp, mụn nhọt, áp xe, bệnh nấm da, hắc lào, eczema, viêm hạch, vết thương có mủ.

3. Cách trồng:

Ở Nhật, giống ngưu bàng làm rau ăn phải được trồng ở đất xốp có độ dày sâu khoảng 1m để củ phát triển tốt, không chia nhánh. Tùy theo mùa, củ ngưu bàng được thu hoạch sau 3-5 tháng trồng. Vào khoảng tuổi này, củ có đường kính khoảng 1.5-2.5cm, dài khoảng 60-100cm, có mùi thơm như sâm, củ tuy cứng nhưng vẫn còn dễ cắt gọt, xào nấu.

Ngưu bàng làm thuốc thường ở dạng khô. Trong trường hợp này, cây ngưu bàng thường được trồng lâu hơn, có khi cả năm nên củ hóa mọc, cứng như gỗ, lõi củ phát triển phần xốp (phythiness) hoặc nức dọc thành khoảng hổng ở trung tâm củ. Củ ngưu bàng ở độ tuổi này thường ít có mùi thơm và không sử dụng như thức ăn vì quá cứng, chỉ dùng làm thuốc. Thành phần dược liệu trong củ non (3-5 tháng tuổi) và già (1 năm tuổi) không rõ có khác nhau hay không, nhưng năng suất của củ già bao giờ cũng cao hơn củ non.

Chi tiết về phương pháp sản xuất đại trà củ ngưu bàng làm thức ăn có thể tham khảo thêm ở tài liệu 4 & 5 (Nguyen Q.V., 1992 và Nguyen Vong Q., 1998).

4. Cách dùng:

4.1. Dùng như rau:

Chỉ dùng củ ngưu bàng để làm rau ăn. Củ ngưu bàng khi xắt lát hoặc xắt thành sợi mỏng, gặp không khí sẽ bị hoá màu từ trắng nõn sang nâu đen. Nguyên nhân của sự hoá màu này là do tanin và chất chát trong củ gặp không khí bị oxít hoá mà ra. Sự oxit hoá này không gây độc. Tuy nhiên để lát hoặc sợi ngưu bàng được trắng trẻo đẹp đẽ, ngay sau khi xắt phải ngâm ngưu bàng ngay trong nước cho đến lúc xào nấu. Người Nhật dùng ngưu bàng để nấu nhiều món ăn, chủ yếu có những món sau:

a) Món Tonjiru: Ngưu bàng, củ cải, nấm đông cô (có hoặc không cà rốt) hầm nhừ thịt heo với tương đậu nành 'miso'.

b) Món Kenjiru: Như món 'tonjiru' nhưng dùng thịt gà thay vì thịt heo nên mớI gọI là 'kenjiru'.

c) Món Kimpira gobo: Ngưu bàng xắt sợi như 'chip' của khoai tây chiên nhưng chỉ nhỏ bằng 1/4, xào chung với cà rốt cũng xắt nhỏ như vậy bằng soysauce. Trước khi ăn có thể rắc một ít mè.

d) Món Tataki gobo: Ngưu bàng xắt sợi nhỏ, chần nhẹ xong trộn với xà lách, tưới dầu dấm trước khi ăn.

e) Món Cơm gobo: Ngưu bàng xắt lát mỏng, trộn đều với nấm đông cô, cà rốt và gạo xong nêm xì dầu... xong nấu thành cơm gobo.

4.2. Dùng như thuốc:

a) Ghẻ ngứa: Xắt lá tươi hoặc lá khô để vào trong bồn nước xong ngâm toàn thân trong bồn như tắm.

b) Sưng nướu răng, đau cổ họng: 5-10g rễ hoặc lá, 1 ly nước (200ml) nấu còn nửa ly, để ngui súc miệng.

c) Phong ngứa, côn trùng cắn chích, cầm máu lúc bị thương: vò lá tươi đắp vào vết thương hoặc cũng dùng dung dịch (a) ở trên mà thoa. Có cách dùng khác là ngâm lá tươi trong rượu (10g lá, 100ml rượu) trong một tuần lễ, sau đó thoa lên chỗ ngứa.

d) Bệnh trĩ, ra máu hậu môn: Nấu lá và rễ ở độ đậm hơn trên, để nguội khoảng 39-40 độ, ngâm mình vào dung dịch 3-5 phút.

e) Táo bón: Dùng củ ngưu bàng làm thực phẩm như nấu canh, muối dưa, nấu chín với dạng kho lạt, lăn bột chiên. (Cách nấu nướng giống như củ cải, carrot v.v..).

5. Thị trường:

Ở Nhật Bản, ngưu bàng rất phổ biến, được sử dụng như một loại rau đầy dinh dưỡng. Vào năm 1999, Nhật Bản sản xuất 203,800 tấn củ Gobo trên 11,400 mẫu tây. Cùng năm, Nhật nhập khẩu 80,000 tấn Gobo chủ yếu từ Trung Quốc.

Từ năm 1990 Việt Nam có trồng thử Gobo ở đồng bằng sông Hồng để xuất khẩu sang Nhật nhưng chưa thấy sử dụng một cách phổ biến trong dân gian.

Ở Sydney, Úc châu, củ ngưu bàng có bán dưới dạng tươi, đông lạnh hoặc khô. Có thể thưởng thức các món ăn ngưu bàng như món Kimpera-Gobo, món xúp Tonjiru, Gobo-Tempura ở các tiệm ăn Nhật Bản.

Gần đây củ ngưu bàng còn được người Việt Nam ở Úc châu sử dụng như thuốc (gồm ngưu bàng, củ cải, lá củ cải, nấm đông cô và cà rốt gọi là canh dưỡng sinh, Trần Anh Kiệt, 2003). Canh dưỡng sinh này do một nhà nghiên cứu Nhật Bản; ông Tate-Ishi Kazu giới thiệu và phổ biến vào năm 1994.


Cà Rốt (Daucus carota L.)

Tiếng Nhật: Ninjin
Tiếng Anh: Carrot
Tiếng Việt: Cà rốt.
Cà rốt thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)

1. Thành phần dược liệu:

Cà rốt là một trong những loại rau quý được các thầy thuốc đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về đường và năng lượng. Cà rốt chứa nhiều Vitamin C, D, E và nhóm B gồm B1, B2. Nhưng đặc biệt hơn hết là carốt chứa chất Bêta Carotene; chất tiền Vitamin A, nhiều nhất trong các loại rau. Thiếu Vitamin A sẽ dẫn đến bệnh quáng gà hoặc tệ hơn sẽ bị mù mắt. Chất Bêta Carotene trong máu thấp có nguy cơ bị ung thư. Chất sợi trong củ cà rốt cũng giúp cho sự điều hòa đường tiêu hoá. Vì lẽ đó nên cà rốt trị được bệnh táo bón, trị chứng suy nhược, thiếu máu, bệnh đường ruột, bệnh phổi, ho hen, khản tiếng, bệnh ngoài da, bệnh ung thư. Hạt cà rốt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất sulfur. Ngoài ra trong hạt cà rốt còn có chất kháng khuẩn raphanin là một chất kháng được nhiều loại vi khuẩn. Hạt cà rốt dùng trị bệnh sán lãi, đau bụng, chữa chứng phong đờm, suyễn, kiết lỵ, mụn nhọt, táo bón.


Củ Cải Trắng (Raphanus sativus L.)

Tiếng Nhật: Daikon

Tiếng Anh: Long white radish

Củ cải trắng thuộc họ Cải (Brassicaceae)

1. Thành phần dược liệu:

Lá củ cải chứa nhiều chất sợi, tinh dầu và một lượng rất nhiều Vitamin A và C dùng để chữa bệnh táo bón, khản tiếng, xuất huyết đường ruột, suyễn. Củ cải chứa glucose, adenin, histidin và một số Vitamin A, B, C đặc biệt trong lá lượng Vitamin nhiều gấp nhiều lần so với củ. Củ cải trắng có mang một số hoạt chất kích thích sự ăn ngon miệng. Củ cải thường được dùng để trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, và các bệnh về đường hô hấp như ho hen, suyễn.


Nấm Ðông Cô

(Lentinus edodes (BERK.) SING.)
Tiếng Nhật: Shiitake
Tiếng Anh: Shiitake mushroom
Tiếng Việt: Nấm đông cô, nấm hương
Nấm đông cô thuộc nhóm nấm

Nấm đông cô Nhật Bản có tên khoa học là Lentinus edodes (BERK.) SING. (Hoshikawa K. & Chihara M., 1970). Người Việt Nam thường cho rằng nấm đông cô của Nhật là nấm hương của Việt Nam. Tra cứu các loại tự điển thực vật, chúng tôi thấy tên khoa học của nấm hương Việt Nam là Agaricus rhinozerotis (Nguyen Van Truong & Trinh Van Thinh, 1991) khác với tên khoa học của nấm đông cô Nhật Bản. Vì không phải là một người nghiên cứu về thực vật học, nhất là phân loại học nên chúng tôi không biết hai loại nấm này giống hay khác nhau. Tuy thế chúng tôi vẫn đưa vấn đề khác tên khoa học giữa hai loại nấm để hy vọng sẽ có vị chuyên gia trong ngành nấm lên tiếng, phân biệt cho biết hai loại nấm này là giống hay khác nhau, để độc giả Việt nam chọn đúng loại nấm thích hợp. Trong bài này chúng tôi chỉ bàn đến thành phần dược liệu của nấm đông cô Nhật bản, là loại nấm có hoa ở mặt trên của tai nấm, mà thôi.

1. Thành phần dược liệu:

Nấm đông cô là một loại thức ăn mang ít calory nên trước hết thích hợp cho những ai bị béo phì. Nấm đông cô tươi chứa chất sợi, potassium, calcium, sắt, Vitamin A, B1, B2, C và D nhưng nấm đông cô khô lại chứa nhiều gấp bội các chất trên, đặc biệt Vitamin D. Chất eritadenin trong nấm đông cô có khả năng đẩy cholesterol ra ngoài thân thể. Chất phitosterin giúp giảm chứng cứng động mạch. Vitamin D không những chỉ giúp trẻ con phát triển xương chống bệnh còi mà còn giúp não bộ và thần kinh phát triển tốt. Nhiều loại đường và hoạt chất trong nấm đông cô còn có thể tăng cường tính miễn nhiễm, điều hòa đường ruột, trị chứng hepatitis và ngăn ngừa sự phát sinh tế bào ung thư cũng như cảm cúm do virus gây ra.

Kết luận:

Dân Việt Nam ta vốn tự hào ăn rau nhiều, thế mới có những câu 'ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ'' hoặc 'ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống'. Tuy nhiên theo thống kê, dân ta chỉ mới ăn có 75kg rau/người/năm trong khi dân Nhật sử dụng đến 120kg và Ðại Hàn 150kg/người/năm. Cuốn sách do Trần Anh Kiệt bỏ công dịch thuật tác phẩm của Tate-Ishi để giới thiệu cho độc giả Việt Nam một món canh dưỡng sinh độc đáo, khuyến khích việc sử dụng ngưu bàng, củ cải, cà rốt và nấm đông cô trong cộng đồng người Việt Nam, theo tôi là một đóng góp đáng kể.

Tuy nhiên, canh dưỡng sinh chỉ mới dùng có bốn món rau trong kho tàng 'rau thuốc' đa dạng và phong phú của loài người. Cho nên chúng tôi nghĩ đây chỉ là khởi đầu cho một thời kỳ người Việt Nam sử dụng lại 'rau thuốc'; vốn là nguồn dinh dưỡng dồi dào của tổ tiên ta, mà gần đây dân ta đã không chú ý đúng mức, nếu không nói có khi còn tỏ ra coi thường.

Hy vọng rằng sau cuốn sách này, sẽ còn có nhiều cuốn sách khác giới thiệu với bạn đọc Việt Nam cái kho tàng vô tận 'rau thuốc' kia một cách khoa học để chúng ta có thể an tâm vừa thưởng thức những món ăn uống độc đáo vừa tăng cường sức khoẻ, sống vui sống mạnh đến trăm tuổi mới thôi.

Người Nhật Bản sống thọ nhất thế giới một phần cũng vì họ biết 'ăn rau làm thuốc'. Người Việt Nam ta cũng nên như vậy, có phải không?

October 2003
Dr. Nguyễn Quốc Vọng, Special Research Scientist
Gosford Horticultural Institute
NSW Agriculture
Australia


Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế, 1978. Dược liệu Việt Nam. NXB Y Học. Hà Nội. Việt Nam.

2. Hoshikawa K. & Chihara M., 1970. Shokuyo Shokubutsu (Các loại thực vật dùng làm thức ăn). NXB Yoshi Eiyo Daigaku Suppansha, Tokyo, Japan.

3. Iwao Hiroyuki and Kobayashi Masao, 1980 . Yasai wa Yaku da (Rau quả chính là thuốc !). NXB Nosangyoson Bunka Kyokai, Tokyo, Japan.

4. Izawa Bonjin and Izawa Kazumitsu, 1987. Yasai. Kabutsu no Koyo (Hiệu quả của rau quả và trái cây). NXB Seibundo Shinko Sha. Tokyo, Japan.

5. Morishita Kei-ichi, 1986. Yakukoshoku (Thức ăn làm thuốc). NXB HakuJuSha, Tokyo, Japan.

6. Nguyen Q.V., 1992. Growing Asian vegetables. Agfact H8.1.37. NSW Agriculture, Australia.

7. Nguyen Q. Vong, 1998. 'Burdock' in 'The new rural industry. A Handbook for farmers and investors'. Edited by KW Hyde. RIRDC, Canberra, Australia

8. Nguyen Van Truong & Trinh Van Thinh, 1991. Từ điển bách khoa nông nghiệp. Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hanoi, Vietnam.

9. Ochi Hirotomo, 1991. Bishoku Shoku no susume (Một kiểu ăn mới: ăn ít nhưng chất lượng). NXB Hitto Kiga Kyokai, Tokyo, Japan.

10. Tateishi Kasu, 1994. Ganso Yasai suppu Kyokenkoho (Phương pháp tăng sức khoẻ bằng súp rau cải tầm thường)

11. Trần Anh Kiệt, 2003. Canh dưỡng sinh. NXB All-Villa Printing. Sydney, Australia.

12. Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Tập 1. NXB Giáo Dục. TP HCM, Vietnam.

13. Viện Ðông Y, 1976. Thuốc Nam và Châm cứu, Phần Dược. NXB Y học. TP HCM, Vietnam.

Vị học giả thứ hai là một bác sĩ trọng tuổi và nổi tiếng tại Sydney. Ông không cho đăng lại bài nói chuyện của ông một cách đầy đủ vì đây không phải là một quyển sách y khoa đàng hoàng nhưng chấp thuận cho tôi được trả lời về những quan điểm riêng của mình nếu có trái ngược đối với những phê bình của ông về canh dưỡng sinh.

Như đã minh định rõ trong lời dịch giả: "không phải tất cả những lý luận và quan điểm khoa học nào trong quyển sách này cũng đều hoàn toàn đúng theo quan niệm của chúng ta, Ðó là thuộc về phần chủ quan của tác giả. Còn dịch giả chỉ đóng vai trò thông tin một cách trung thực mà thôi". Dầu rằng dịch giả không được huấn luyện chuyên môn về y học, nhưng cũng xin quý độc giả cho phép tôi đóng góp một vài ý kiến thô thiển để rộng đường dư luận. Chắc chắn rằng ý kiến của tôi không có mục đích khuyến khích quý vị nên hay không nên dùng canh dưỡng sinh vì nó không phải là phương pháp trị liệu theo y khoa quy ước và chưa được công nhận bởi nhà chức trách y tế Úc Ðại Lợi. Việc sử dụng là do quyền quyết định của quý vị và người dịch hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

a) Vị Bác sĩ đó bảo rằng "Canh dưỡng sinh không có hiệu nghiệm, vì nếu nó chữa lành được rất nhiều bịnh nan y như bịnh ung thư chẳng hạn thì ông Lập Thạch Hòa đã được đề nghị để nhận giải Nobel rồi, các nhà tư bản ở Mỹ đã nhào vô khai thác rồi".

Thực ra khi đã phát hiện công thức của canh dưỡng sinh rất hiệu nghiệm đối với việc chữa trị nhiều loại bịnh tật, khoa học gia Lập Thạch Hòa đã bị các học giả kỳ thị, chống đối ngay từ trong nước Nhật, chẳng qua chỉ vì nó không phải là một loại y khoa quy ước, nó là một phương pháp "phi khoa học", và việc chữa trị có tánh cách kỳ quặc, thì thử hỏi có một tổ chức nào có can đảm đứng ra để đề nghị cho ông được nhận giải thưởng đó. Vả lại một chén canh dưỡng sinh không đáng giá bao nhiêu tiền, ai cũng có thể nấu được thì thử hỏi khi chế biến thành thuốc bán giá thật đắt như noni, aloe vera hay linh chi vân vân thì liệu có được bao nhiêu người bỏ tiền ra mua ?

b) Người phụ nữ nào cũng thích làm đẹp. Không đeo đồ nữ trang không phải là phụ nữ. Vậy hễ ai đeo đồ nữ trang là bị bịnh ung thư hết rồi sao ? Nhận xét này rất vô lý.

Khoa học gia Lập Thạch Hòa chỉ làm một cuộc so sánh, số phụ nữ đeo đồ nữ trang nhiều có tỷ lệ bị mắc bịnh ung thư cao hơn những phụ nữ không đeo đồ nữ trang. Ðó là việc làm thông thường của một nhà nghiên cứu. Ngoài ra ông cũng còn dùng các loài vật như rắn, dơi, chó và mèo để thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu không đồng ý, chúng ta có thể phê bình một cách nhẹ nhàng hơn rằng: "Kết quả của thí nghiệm trên cơ thể loài vật chưa hẳn trùng hợp với thí nghiệm trên cơ thể của loài người".

c) Uống canh dưỡng sinh có thể làm giả thuốc tây như ăn chè đậu xanh vậy.

Tôi không hiểu nó có thực sự làm giả hay làm mất công hiệu của thuốc tây hay không vì trong quyển Herb drug intereaction guide hiện hành tại Úc không có đề cập tới. Tuy nhiên quý độc giả cũng cần lưu ý về điểm này. Một bác sĩ ở Hoa Kỳ đã bảo với tôi qua đường điện thoại, nếu sợ vậy thì chúng ta uống cách xa thuốc tây từ hai tiếng đồng hồ trở lên. Tuy nhiên một dược sĩ ở Úc thì bảo có những loại thuốc tây có công hiệu kéo dài tới 24 tiếng đồng hồ, vậy thì phải làm sao ! Xin quý vị thuộc ngành y tế cho biết ý kiến. Nếu thật sự Canh Dưỡng Sinh và chè đậu xanh giả thuốc tây thì xin quý vị nên nhắc nhở bịnh nhân khi đến khám bịnh vì ít có ai biết đến phản ứng bất lợi này.

d) Niệu liệu pháp là ô uế, là dơ bẩn, là phản khoa học, có ai can đảm sử dụng không và chắc rằng nó có công hiệu gì không ?

Những vị lớn tuổi ở Việt Nam qua đây vẫn còn nhớ, hồi đó ở bên mình, khi một người đàn bà sanh nở thường bị các cụ cho uống đồng tiện (nước tiểu của trẻ con). Nó như một thói quen, một phương pháp chữa trị theo lối gia truyền, nên không có ai phản đối và ghê tởm. Nó có công hiệu hay không thì mình phải căn cứ vào kết quả của việc áp dụng. Tôi có một người bạn là anh Nguyễn văn Trung, cũng ở Sydney. Trước kia anh làm chủ nhân công ty sửa chữa xe hơi Tek-Nik Smash Repair tại vùng Carramar. Trong thời gian sau này, vì lý do sức khỏe, nên anh đã sang dịch vụ làm ăn này lại cho người khác rồi dọn nhà về sinh sống tại West Hoxton gần khu vực ngoại ô. Anh bảo ở đây không khí trong lành hơn và biết đâu anh có thể sống thọ thêm một thời gian lâu hơn nữa. Tưởng cuộc đời của anh như vậy đã an bài rồi. Bỗng một hôm anh điện thoại cho tôi một cách mừng rỡ: "Anh Kiệt ơi, tôi cám ơn anh quá chừng". Tôi ngạc nhiên hỏi: "Tôi có làm gì đâu mà anh cám ơn ?" Anh trả lời: "Canh dưỡng sinh của anh đã chữa tôi hết bịnh rồi". Thì ra anh đã bị bịnh viêm gan C và ung thư tuyến tiền liệt, hai thứ bịnh cùng một lúc. Bác sĩ gia đình đã giới thiệu anh qua Bác sĩ chuyên khoa để chữa trị ở cấp cao hơn. Trong thời gian chờ đợi giải phẫu, anh đã uống canh dưỡng sinh và niệu liệu pháp. Bác sĩ chuyên khoa cho chụp hình lại thấy bướu ung thư đã biến mất nên đã hủy bỏ cuộc giải phẫu và báo cáo sự việc cho bác sĩ gia đình của anh biết. Hiện anh đã khỏe và đã làm việc trở lại. Bây giờ anh cộng tác với một xưởng làm đồng và sửa chữa xe hơi khác tại Cabramatta. Tôi hỏi anh: "Bộ anh không gớm sao mà dám uống nước tiểu bịnh hoạn của chính mình?" Anh bảo: "Chết đến nơi rồi, cái gì tôi cũng làm tuốt hết. Còn thời giờ đâu mà ở đó gớm với ghê !"

Ðây là chuyện thật, thấy sao tôi nói vậy. Lời anh bạn tôi kể sao tôi cũng lặp lại y như vậy. Tôi không có ý quảng cáo theo kiểu Sơn Ðông mãi võ để khuyến khích quý vị dùng canh dưỡng sinh hay niệu liệu pháp để thay thế các phương pháp chữa bịnh hiện hành mà chỉ để chứng minh cho thấy có người đã dùng và đã có kết quả. Nếu quý vị áp dụng hay không, là quyền tự quyết của quý vị mà thôi.

e) Canh dưỡng sinh cũng như rau cải không chứa đầy đủ chất calcium. Quý vị mà tin theo, nữa về già bị còm lưng cho mà coi.

Theo sách Food For Life của Bác sĩ Neal Barnard, sách The Nature Doctor của Bác sĩ H.C.A.Vogel (sách này được tái bản 50 lần và đến thập niên 1990 đã phát hành trên hai triệu ấn bản) thì bảo là những loại rau cải có lá xanh đậm chứa calcium gấp 3 lần các loại thịt cá và là những thứ calcium dễ hấp thụ vào cơ thể của con người nh��t. Ngoài ra trong cuốn Diet For A New America, tác giả John Robbins đã dẫn chứng: Dân Eskimo sống ở vùng Alaska và Tây Bá Lợi Á ăn nhiều thịt cá nhất trong khẩu phần hàng ngày. Lượng calcium mà họ hấp thụ vào gấp hai lần nhu cầu cần thiết cho cơ thể. Thế mà dân Eskimo lại là một giống dân có tỷ lệ người bị bịnh xương xốp cao nhất thế giới. Còn dân Bantu ở Phi Châu ăn toàn rau quả (ăn chay), nhưng lại có tỷ số dân chúng mắc bịnh xương xốp thấp nhất trên thế giới. Vậy xin hỏi chúng ta nên tin theo ai bây giờ ?

f) Quyển sách này dùng toàn những từ ngữ khó hiểu và lời văn mê hoặc để hấp dẫn và lôi cuốn độc giả hăng hái dùng Canh Dưỡng Sinh.

Quan điểm này xin dành cho quý độc giả phán xét. Dịch giả không có ý kiến.

Trên đây chỉ là trích đoạn một vài điểm trong bài nói chuyện của vị Bác sĩ vừa kể, trên hệ thống đài phát thanh SBS Úc Châu. Bài này xét ra có tính cách đả kích hơn là phê bình xây dựng. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết qua để so sánh hầu có cái nhìn trung thực và vô tư hơn trong "cơn sốt canh dưỡng sinh" hiện nay tại Hoa Kỳ và Úc Ðại Lợi và một số nơi khác trên thế giới. Dịch giả mong rằng nếu canh dưỡng sinh không có chữa lành được các bịnh tật hiểm nghèo như ý muốn, thì ít ra nó cũng là một món ăn uống bình thường không gây phương hại đến sức khỏe của người sử dụng vì trong thành phần của canh đều toàn là rau củ tầm thường.


V-Các chuyên gia y tế Việt Nam ở hải ngoại thảo luận về canh dưỡng sinh.

Hiện nay phong trào dùng Canh Dưỡng Sinh "để chữa bá bịnh" đang được người Việt mình ở nhiều nơi phổ biến một cách rộng rãi. Cho nên vật liệu dùng để nấu canh như ngưu bàng, củ cà rốt, củ cải trắng, nấm Ðông cô đã trở thành là những món hàng được nhiều người chiếu cố một cách nồng nhiệt nên giá thị trường càng lúc càng gia tăng. Tình trạng này đã được báo chí ở Hoa Kỳ gọi là "cơn sốt Canh Dưỡng Sinh". Ðể tìm hiểu xem Canh Dưỡng Sinh có phải là một thứ "thuốc tiên" có khả năng chữa được các bịnh nan y một cách thần kỳ, hay chỉ là một trò lừa đảo tinh vi do một bàn tay lông lá nào đó sắp xếp mà người Việt chúng ta đã vô tình vướng phải, giống như phong trào nuôi chim cút đã xảy ra tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975? Nó rộn ràng một thời gian rồi phụt tắt khiến bao nhiêu người Việt đã bỏ vốn đầu tư phải dở khóc dở cười vì chịu đựng biết bao sự lỗ lã. Hoặc là Canh Dưỡng Sinh tuy là loại canh rau tầm thường nhưng hàm chứa biết bao độc tố có thể gây phương hại đến sức khỏe của người sử dụng. Vì lẽ đó, các bác sĩ, dược sĩ và những chuyên gia khác thuộc ngành y tế có tinh thần phóng khoáng và cầu tiến, đã tích cực tham gia cuộc thảo luận trên mạng lưới điện toán của Diễn đàn Y khoa & Dược Khoa hầu tìm cho ra một giải đáp thích hợp, để nếu có gì nguy hại đến sức khỏe của con người thì sẽ kịp thời khuyến cáo để đối phó. Mặc dầu đây không phải là y khoa "chánh quy", nhưng họ không đố kỵ mà vẫn nghiên cứu một cách tận tình, kỹ lưỡng, không võ đoán và nhìn sự kiện một cách không phiến diện và chủ quan như một số người đã làm. Với phương châm "lương y như từ mẫu", họ làm việc rất đàng hoàng chín chắn và bằng một tấm lòng hăng say. Họ sưu khảo đặc tính của các loại thực vật được sử dụng trong thành phần Canh Dưỡng sinh căn cứ vào những tài liệu đáng tin cậy, rồi sau đó phỏng vấn những bịnh nhân nan y đã sử dụng có kết quả về cả hai phương diện có lợi và bất lợi rồi mới đi đến một kết luận thống nhất. Họ còn liên hệ với nhiều người để truy tầm tông tích của tác giả, dịch giả và lai lịch của quyển sách. Dĩ nhiên trong bất cứ các cuộc tranh luận nào cũng đều có những ý kiến dị đồng và va chạm về quan điểm, nhưng những sự va chạm đó chỉ có tính cách nhất thời, trong phạm vi nghề nghiệp với một tinh thần khoan nhượng và thái độ tương kính lẫn nhau thật đáng quý. Việc làm này tuy có tính cách bất vụ lợi nhưng hàm súc biết bao ý nghĩa tốt đẹp. Mặc dầu Canh Dưỡng Sinh và các chất liệu làm thành Canh Dưỡng Sinh đã được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng trình bày một cách rõ ràng trong bài phỏng vấn của đài phát thanh SBS đã được đăng tải ở phần trên. Nhưng để phong phú hóa tài liệu và với chủ trương "nhiều tay vỗ nên bộp", dịch giả đã đề nghị và đã được bác sĩ Nguyễn Phước Bảo Quý, dược sĩ Lê văn Nhân và dược sĩ Trần Việt Hưng cho phép sử dụng một số tài liệu nghiên cứu riêng để đăng tải vào quyển sách này, hầu quý độc giả có thể tham khảo thêm một cách tiện lợi.


Ngưu bàng: cây rau, vị thuốc

(Dược sĩ Trần Việt Hưng)

Ngưu bàng hay Burdock là một cây rau thông thường tại Nhật và Triều Tiên hiện đang được chú ý vì có những tin đồn là nấu chung với Củ cải trắng trong món Canh Dinh dưỡng (phát xuất từ Nhật) có khả năng chữa được nhiều bệnh kể cả ung thư(?)..

Tên Khoa học: Arctium lappa (đồng nghĩa với A. majus) thuộc Họ thực vật Asteraceae (hay Compositae) . Tại Âu châu, cũng dùng A. minus và A. tormentosum làm dược liệu. A. majus được gọi là Great burdock, A. minus là Lesser burdock và A. tomentosum là Wooly burdock.

Những tên gọi thông thường:

- Anh- Mỹ: Bardana, Beggar's buttons, Clotbur, Edible burdock, Great bur, Great burdock, Lappa.

- Đức: Klettenwurzel, Dollenkrautwursel, Kleberwursel.

- Pháp: Racine de bardane.

- Nhật: Gobo

Tên Arctium do tiếng Hy lạp Arktos , nghĩa là con gấu, có lẽ do dạng thô của nùi lông của cây. Lappa có thể từ một chữ có nghĩa là nắm lấy hay từ chữ Celt Ilap , nghĩa là bàn tay. Tên Anh Burdock là phối hợp của bur (từ tiếng latin burra= nùi lông cừu) và dock, tiếng Anh cổ, có nghĩa là cây.

1. Đặc tính thực vật:

Burdock hay Ngưu bàng được xem là phát xuất từ Âu châu và Bắc Á. Burdock được trồng rất phổ biến tại Đông Âu nhất là tại Nam Tư, Ba lan, Bulgaria và Hungary.Tại Á châu cây được trồng nhiều ở Siberia, Nhật..tại Việt Nam cây được du nhập từ khoảng 1959 và trồng tại các vùng thượng du Bắc Việt như Lai châu, Lào Kai.

Burdock thuộc loại cây thân thảo lớn, lưỡng niên, thân thẳng có khía và phân nhánh, cao 1-2 m. Lá hình trái xoan, mọc ở gốc theo hình hoa thị, nhưng mọc so le ở thân; phiến lá rất lớn rộng đến 50 cm, hình tim ở gốc và tù hay nhọn ở đầu; mép lá có răng cưa, có lông trắng ở mặt dưới. Hoa màu đỏ hay tím nhạt họp thành đầu lớn 3-4 cm. Quả thuộc loại bế quả, màu nâu xám có chấm hồng, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng lợt.

Cây trổ hoa trong các tháng 6-7 và ra quả trong tháng 8-9 của năm thứ hai.

1.1 Ngưu bàng: Cây rau

Ngưu bàng hay Gobo là một cây thực phẩm rất thông dụng tại Nhật, Triều tiên, Taiwan và Hawaii. Tại Hoa Kỳ và Âu châu ( có lẽ ngoại trừ Scotland), cây không được ưa chuộng mấy, và được xem là một cây rau hoang, không được trồng trên quy mô lớn. Củ Burdock thường dài từ 33-66 cm, lớn cỡ củ cà rốt: sau khi cạo hay gọt vỏ có màu beige mốc như củ parsnip , thịt bên trong màu xám nhạt và đổi nhanh sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí. Burdock hoang tại Hoa Kỳ có vị đắng hơn Gobo trồng tại Nhật và Trung Hoa.

Tại Nhật, Gobo được phân biệt thành 2 loại: loại có cọng màu xanh và loại màu tím. Những giống được ưa chuộng nhất là Ouragobo (trồng trong vùng Oura, gần Tokyo) và Horikawagobo (vùng Horikawa, gần Kyoto).

Tại Hoa Kỳ, giống được xem là tốt nhất, bán tại các chợ Nhật là Takinogawa Long.

• Thành phần dinh dưỡng:

a- Củ Ngưu bàng: 100 g chứa

Củ sống Củ nấu chín

- Calories 72 88

- Chất đạm 1.53 g 2.09 g

- Chất béo 0.15 g 0.14 g

- Chất sơ 1.94 g 1.83 g

- Calcium 41 mg 49 mg

- Sắt 0.80 mg 0.77 mg

- Magnesium 38 mg 39 mg

- Phosphorus 51 mg 93 mg

- Potassium 308 mg 360 mg

- Sodium 5 mg 4 mg

- Thiamine (B1) 0.010 mg 0.039 mg

- Riboflavine (B2) 0.030 mg 0.058 mg

- Niacin (B3) 0.300 mg 0.320 mg

- Vitamin C 3 mg N/A

b- Lá non (khô): 100 gram chứa

- Calories 205

- Protein 10.6 g

- Chất béo 0.70 g

- Chất sơ 7.2 g

- Calcium 733 mg

- Sắt 147 mg

- Magnesium 537 mg

- Phosphorus 437 mg

- Potassium 1680 mg

- Sodium 152 mg

- Kẽm 2.20 mg

- Manganese 6.00 mg

- Beta Carotene 7500 IU

- Thiamine (B1) 1.100 mg

- Riboflavine 0.340 mg

- Niacin 1.300 mg

- Vitamin C 8.5 mg

• Vài phương thức sử dụng Ngưu bàng

Trong sách Uncommon Fruits &Vegetables, tác giả Elizabeth Sneider có ghi một phương thức dùng Ngưu bàng nấu với gạo lứt và Nấm Đông cô như sau:

Dùng cho 4 người:

- 4 tai nấm Đông cô (cỡ trung bình)

- 2 cups nước nóng

- 1 thìa canh dầu ăn (tốt nhất nên dùng dầu Canola)

- 1 củ Burdock cỡ trung bình (120 gram), cạo sạch vỏ)

- 2 cup nước lạnh có pha 1 thìa cà phê muối

- 1 cup gạo lứt (hay gạo đỏ)

- 1 củ cà rốt nhỏ, cắt thành hình khối vuông nhỏ

Cách nấu:

- Trộn chung Nấm, nước nóng, dầu; ngâm ít nhất 30 phút, thỉnh thoảng trộn đều. Gạn giữ lấy nước, Cắt Nấm thành dây mỏng.

- Cạo vỏ Burdock, sắt lát mỏng, ngâm ngay trong nước muối khi vừa sắt lát. Ngâm trong 5 phút.

- Gạn Burdock (bỏ nước muối): Đun chung Nấm, Gạo, Cà rốt (dùng nước giữ lại ở trên) trong nồi cỡ 1 quart 1/2 , Nấu đến sôi (thỉnh thoảng quậy đều).

- Đậy nồi và đút lò (350 độ F/ 45 phút). Lấy ra , để ngoài 15-30 phút. Dùng trên dĩa nóng.

1.2 Ngưu bàng: vị thuốc

Burdock đã được dùng làm thuốc tại các quốc gia Phương Tây từ nhiều thế kỷ . Tại Âu châu, từ thế kỷ 14, lá Ngưu bàng đã được nghiền trong rượu chát để trị bệnh cùi. Tại Anh , Nhà thực vật Nicholas Culpeper (thế kỷ 17).. đã dùng burdock để trị 'sa tử cung' bằng một phương pháp kỳ lạ: đặt lá burdock trên đỉnh đầu để 'kéo' tử cung lên (!). Sau đó các 'thầy' dược thảo tại Âu châu đã dùng rễ (củ) burdock để trị nóng sốt, ung thư, eczema, psoriasis, trứng cá, gầu tóc, gout, nấm ngoài da, giang mai, lậu mủ.. Tại Hoa Kỳ, các Y sĩ trường phái Eclectic(dùng các phương pháp thiên nhiên) trong thế kỷ 19, đã dùng burdock làm thuốc lợi tiểu để trị các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, đi tiểu rát/buốt và trong các bệnh ngoài da.

Tại Đức, trong thời Trung cổ, Y sĩ Hildegard đã dùng burdock để trị bướu ung thư. cách sử dụng này đã được truyền sang Nga, Trung Hoa, Ấn độ và Hoa Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, trong những thập niên từ 30 đến 50, burdock đả được dùng làm một thành phần trong môn thuốc chữa ung thư do Harry Hoxsey sáng chế . Hoxsey một tay thợ mỏ than, đã đưa ra một công thức thuốc gia truyền, cho rằng chữa được ung thư, và trong thập niên 50, ông tạo ra một duỡng đường tư tại Dallas chuyên trị ung thư..có chi nhánh tại 17 Tiểu bang Hoa Kỳ ! Cách trị bệnh của Hoxsey gây chấn động Y giới Texas, và trong thập niên 30, một công tố viên đã bắt giữ Hoxsey đến hơn 100 lần ! Tuy công thức của Hoxsey không phải là hiệu nghiệm cho mọi người nhưng Công tố viên cũng không tìm được các bằng chứng lường gạt! Và Hoxsey đã đưa ra trước Tòa hàng trăm bệnh nhân tuyên thệ xác nhận là họ được chữa khỏi ung thư bằng công thức của Hoxsey. Cơ quan FDA sau đó đóng cửa Trung tâm điều trị của Hoxsey với lý do vi phạm luật lệ nhãn thuốc? và không chấp nhận công thức Hoxsey để trị ung thư..Điểm trớ trêu là Hoxsey..chết vì ung thư nhiếp hộ tuyến..và công thức của Ông không cứu được Ông. Công thức Hoxsey hiện vẫn còn được dùng tại Trung Tâm Bio-Medical tại Tijuana (Mexico). Các nghiên cứu mới cho thấy 9 trong số 10 dược thảo trong công thức..có khả năng chống ung bướu: barberry, bucthorn, burdock, cascara sagrada, red clover, cam thảo, poke, pricly ash và bloodroot.

Thành phần hóa học:

Củ (Rễ) chứa các hợp chất:

Tinh dầu dể bay hơi có thành phần phức tạp (0.06-0.18%) trong đó có phenylacetaldehyde, benzaldehyde, 2-alkyl-3-methoxy pyrazines và 32 hợp chất acids khác

Các sesquiterpenes lactones.

Chất kích thích tố thực vật gamma-guanidino-n-butyric acid

Các polyynes: gồm đến 14 loại trong đó chất chính là trideca-1,11-dien-3,5,7,9-tetrain

Các chất chuyển hóa từ caffeic acid: như Chlorogenic acid, isochlorogenic acid..

Các polysaccharides: Inulin (fructosan) (27-45%), Chất nhày (Xyloglucans, acidic xylans).

Chất đắng: nhóm guaianolides dehydrocostuslactone và 11, 13-dihydrodehydrocostuslactone..

Hạt cung cấp 15-30 % chất dầu béo: Một glycosid đắng:Arc tiin), 2 lignans (lappaol A và B), chlorogenic acid, một germacra nolide. Các nghiên cứu mới ly trích được 6 hợp chất: daucosterol Arctigenin, Arctiin, Matairesinol, Lappaol và một lignan mới là Neoarctin.

Quả: chứa 11 % protein, 19% lipid và 34% inulin..

2. Đặc tính dược học:

Rất nhiều nghiên cứu về Burdock đã ghi nhận những hoạt tính sinh học chính như: hạ nhiệt, kháng sinh, chống u bướu, lợi tiểu và gây đổ mồ hôi (diaphoretic). Ngoài ra trích tinh từ quả cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu nơi chuột thử nghiệm; nước cốt ép từ củ có tác dụng chống đột biến, có lẽ do ở các lignan. Một số các mỹ phẩm cùng dùng burdock để trị gầu tóc, giúp mượt và mọc tóc, làm sạch da..

Các nghiên cứu mới nhất ghi nhận:

- tác dụng làm tan sỏi thận (Int Urol Nephrol Số 26-1994)

- tiềm năng ức chế nhiễm HIV-1 (in vitro) (Virology Số 187-1992).

- đối kháng với Yếu tố kích khởi tiểu cầu (Platelet activating factor=PAF) (Chem Phar Bull Số 40-1992)

- có hoạt tính trong tiến trình tiêu hóa các chất sơ

- tác dụng chống đột biến (Mutation Reasearch Số 129-1984 ; Tumori Số 52-1966).

- Tác dụng chống u-bướu (PubMed-xem Lê văn Nhân).

3. Độc tính:

Burdock được xem là không có độc tính, tương đối an toàn và được dùng như một thực phẩm. tuy nhiên có vài báo cáo ghi nhận có trường hợp ngộ độc khi uống trà làm bằng burdock vì bị lẫn với củ cây atropa belladona có chứa atropin.

Không dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong giai đoạn đầu khi có thai vì tác dụng của các glycosides loại anthraquinones có trong củ.

4. Burdock tại Anh và Đức:

Tại Anh, Củ burdock được ghi trong British Herbal Pharmacopea BHP 1/1990 , lấy từ Arctium lappa (A.major) và A. minus ; trong khi đó tại Đức có thể dùng cả Củ của Arctium tomentosum. Vị thuốc được ghi dưới tên Bardanae radìx.

Theo German Kommission E (BAnz no 22a, ngày 01.02.1990) thì Củ Burdock được dùng để trị các khó chịu và rối loạn đường tiêu hóa, trị sưng xương khớp, phong thấp, dùng giúp đồ mồ hôi và 'để thanh lọc máu', dùng thoa ngoài da trị psoriasis..

Tại Anh, Burdock có trong thành phần của nhiều dược phẩm homeopathic để trị phong thấp như Seven Sea Rheumatic Pain Tablets, Potter's Rheumatic Pain tablets.

5. Burdock trong Đông Y:

Đông Y cổ truyền dùng quả Burdock làm thuốc. Vị thuốc có tên là Ngưu bàng tử (Niu bang zi). Tên Ngưu bàng, có tác giả giải thích là do cây xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (Đỗ Tất Lợi trong Những Cây thuốc và Vị Thuốc Việt Nam); có tác giả cho là Ngưu báng (?) tuy nhiên tên đúng nhất lại là. Ngưu bảng (trong Chữ bảng này có chữ phương, với ý nghĩa là phương thuốc để chữa bệnh (?). Ngưu bàng tử là quả thu hái vào đầu mùa thu khi vừa chín, phơi khô. Cây ngưu bàng mọc và trồng tại Quế lâm, Lao Ninh, Hắc Long giang. Nhật dược gọi vị thuốc là goboshi, Triều Tiên gọi là ubanja.

Ngưu bàng tử có vị cay/đắng, tính hàn; tác động vào các kinh mạch thuộc Phế và Vị, có những đặc tính trị liệu:

Phân tán Phong-Nhiệt, giúp ích cho cổ họng: giúp trị các bệnh chứng do phong nhiệt từ ngoài xâm nhập có các triệu chứng như nóng sốt, ho, sưng , đau cổ họng ( dùng chung với Bạc hà, Kiết cánh).

Thanh nhiệt, Giải độc: trị các chứng sưng đỏ, mụn nhọt (dùng chung với Kiết cánh, Kim ngân hoa.. đắp khi nhọt chưa vỡ, chưa mở miệng..)

Ngứa do Phong: giai đoạn đầu của bệnh sởi khi chưa trổ hết.

Làm trơn ruột: trị táo bón do Phong-nhiệt.

( Theo Đỗ Tất Lợi, Ngưu bàng chỉ mới được du nhập vào Việt Nam từ 1959, nhưng theo Võ văn Chi trong Từ Điển Cây thuốc Việt Nam thì Ngưu bàng đã được sử dụng tại VN từ lâu: Trong Bản thảo Nam Dược, cụ Nguyễn Hoành đã ghi việc dùng lá Ngưu bàng non gọi là Rau Cẩm bình để nấu canh và quả dùng chữa phong lở, mề đay..)

Trong các sách thuốc cổ truyền có toa: 'Ngưu bàng Giải cơ Thang (trong Sang Khoa Tâm đắc tập) dùng để 'Sơ phong thanh nhiệt, lương huyết tiêu sưng. Chủ trị: đau răng, đau đầu do phong nhiệt ; Nhọt ở ngoài sưng nóng đỏ đau. Công thức gồm Ngưu bàng tử (10g), Liên kiều (10g), Thạch hộc (12g), Bạc hà (6g), Kinh giới (6g), Sơn Chi (10g), Đơn bì (10g), Huyền sâm (10g) và Hạ khô thảo (12g)

Các Đông Y sĩ tại Trung Hoa hiện nay có nhiều phương thức sử dụng Ngưu bàng khá đặc biệt và hữu hiệu như:

- Trị tóc có gầu: Dùng lá tươi, tán nhỏ, nấu sôi nhẹ với 1 chút nước đến khi có một khối nhão, thoa bánh nhão trên tóc và để qua đêm ; ngày hôm sau gội đầu bằng nước nấu bồ kết, có thể thoa và gội liên tục trong 1 tuần (công hiệu không kém so với dùng selenium sulfate 1%).

- Giúp mau phục hồi chức năng sau khi bị stroke: Tán mịn rễ Ngưu bàng với một chút nước, sau đó vắt lấy nước cốt. Trộn với mật ong, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê khi bụng đói.

Tài liệu sử dụng:

- Herbal Drugs and Phytopharmaceuticals (N.G Bisset)

- The Review of Natural Products (Facts and Comparison)

- Professional's Handbook of Complementary & Alternative Medicines (C.Fetrow & J. Avila).

- A Handbook of Chinese Healing Herbs (D.Reid)

- Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky/ Gamble)

- The Food Companion (Chelsea Green)

- Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ văn Chi)

- Handbook of Medicinal Herbs (J Dukes)


Cà – Rốt

Cây rau..ngoại hạng

(Dược Sĩ Trần Việt Hưng 2/2000)


Hình ảnh của Củ Cà-rốt thường liên hệ đến những chú thỏ xinh xắn, dễ thương, và thỏ..được xem là mắt tinh và sáng nhờ ở ăn Cà-rốt.. Nhưng mặt khác Cà-rốt được ghi-nhận trong Chính trị nhờ Chính-sách: 'Cây Gậy và Củ Cà-rốt' rất nổi tiếng ! Nhưng về phương-diện dinh-dưỡng thì Cà-rốt được công nhận là một thực-phẩm siêu hạng (super food), vô địch về khả năng cung cấp beta-caroten.. chỉ một nửa cup ( 15 g) cà-rốt thái mỏng đã cho đến 6 mg beta-caroten, một chất kháng-oxyhóa rất mạnh...giúp cơ thể chống được nhiều bệnh tim-mạch, bệnh kéo màng mắt..ung thư..v.v..

Tên Khoa Học:

Daucus carota sativa thuộc Họ thực vật Umbelliferae.

Anh-Mỹ gọi dưới tên Carrot, hoặc những tên thông thường khác như Queen Anne's lace, Bird's nest ; Pháp gọi là Carotte, Đức là Mohre, Gelgrube.

Đông Y cũng ghi nhận Cà-rốt như một vị thuốc dưới tên Hồ la bặc hay Hồng-lô-bặc.

Tên Daucus do ở tên cổ Hy-lạp để gọi giống Cà rốt hoang thủy tổ của cà-rốt ngày nay ( giống ca-rốt hoang vẫn còn được tìm thấy tại Âu châu). Carota tên La-tinh của cây,có lẽ do ở một động-từ Hy-lạp có nghĩa là 'cháy' , có thể để chỉ mầu hồng đỏ của củ cà-rốt ; Sativa để ghi nhận sự kiện cây đã được trồng từ lâu đời.

Lịch-Sử và Ðặc Tính Thực-Vật:

Cà rốt có lẽ có nguồn gốc từ Afghanistan, tại đây ngày nay chúng ta vẫn tìm được khá nhiều giống Cà rốt khác nhau, và không phải là mọi giống Cà-rốt đều có màu cam, vị ngọt Những giống Cà rốt đầu tiên cho củ màu tím: màu của sắc tố anthocyanins.

Cà rốt đã được người Hy-Lạp và La Mã nhắc đến trong những sách vở viết từ 500 năm trước Tây Lịch . Tên cổ của Cà-rốt trong Hy-ngữ là philon có nghĩa là tình yêu, vì củ cà-rốt được người Hy-lạp xem như là một phương thuốc bổ dưỡng tình dục. Hoàng đế Caligula của La-Mã đã tính chơi khăm ..các dân biểu trong Thượng Viện bằng cách cho họ ăn thật nhiều cà rốt với hy vọng rằng các dân biểu sẽ..điên cuồng vì bị khích dục!

Trong những Thế kỷ thứ 9 và thứ 10, Cà-rốt phát triển trong Thế-giới Hồi giáo và được đưa đến Hòa Lan vào Thế kỷ 14. Người Hòa Lan đã thuần-hóa Cà-rốt thành cây rau trồng trong vườn và sau đó đưa sang Anh quốc trong thời triều đại Elizabeth. Các công nương trong Hoàng cung Anh đã từng xem Lá và Hoa cây Cà rốt như những vật trang trí hấp dẫn nên đã cài hoa trên tóc và gắn lá trên mũ !

Qua hàng chục năm nuôi trồng, mầu sắc của Cà-rốt đã biến đổi từ tím sang trắng nhạt ..và sau đó thành màu cam sáng như ngày nay. Màu cam sáng được ưa chuộng hơn màu tím vì không gây sự trộn mầu khi nấu nướng.Sắc tố Cam trong Cà-rốt (Carotene) tương đối bền, nếu so với sắc tố xanh chlorophyll, sẽ chuyển sang màu olive đậm khi nấu. Cà rốt được du-nhập vào Hoa-Kỳ do những di-dân đầu tiên đến từ Âu châu: tại Virginia, thế kỷ 16. Các Tiểu bang sản xuất nhiều Cà rốt nhất là Texas, Florida và New York.

Cà rốt là một cây lưỡng niên, cao từ 30cm đến 1m , được nuôi trồng để cho củ thuôn, màu đỏ cam và phần mọc trên mặt đất có lá phân nhánh, màu xanh có lông.. Đến năm thứ nhì cây phát triển cho cọng có góc cạnh , với lá mọc cách và một tán hoa vươn cao.

Tùy giống, Cà rốt rất dễ trồng , mọc khá nhanh và có thể thu hoạch trong vòng từ 70 đến 120 ngày.

Có khoảng 100 giống Cà rốt, củ lớn, nhỏ tùy giống có thể dài từ 5cm (2 inches) đến 90cm (3 feet) , đường kính từ 1,2 cm đến 55 cm. Màu sắc cũng thay đổi: Cam, Vàng, Tím, Trắng..Đen ! Những giống Cà rốt thông dụng nhất hiện nay tại trên thị trường:

- Giống French Horn hay Early Short Horn Carrot (Carotte Rouge très courte à Chassis): Củ gần như tròn, hơi thuôn về phía đầu, màu cam tươi, củ nhỏ thường được xem là baby carrot, rất được ưa chuộng tại Hoa Kỳ.

- Giống English Horn hay Early Half Long Scarlet Carrot ( Carotte rouge demi-longue, pointue) Củ thuôn dài màu cam đỏ, thông dụng tại Hoa Kỳ.

- Giống Long Surrey hay Long Red Carrot (Carotte rouge, longue) Củ dài trên 30cm, thuôn dài nhọn về phía đầu, màu đỏ tươi , rất thông dụng.

- Giống Early Nantes (Carotte demi-longue Nantaise). Giống này được cải thiện từ giống Horn và do Pháp trồng tại vùng Nantes, được trồng khắp Âu châu: Củ hình trụ, da mỏng dài từ 15-25 cm, mầu cam tươi.

THÀNH-PHẦN HÓA-HOC:

Củ Cà-rốt chứa:

- Các Carotinoids: như alpha, beta, gamma và zeta Caro -tene, Lycopene.

- Các tinh dầu dễ bốc hơi (rất ít): như p-cymene, limo nene, dipentene, geraniol, alpha và beta caryophyllene.

- Các Poly-ynes như Falcarionol (Carotatoxin)

- Glucose: Saccharose.

Thành phần dinh dưỡng:

100g Cà-rốt (phần ăn được) chứa ;

tươi nấu chín

- Calories 43 45

- Chất đạm 1.03 g 1.09 g

- Chất béo 0.19 g 0.18 g

- Chất sơ 1.04 g 1.47 g

- Calcium 27 mg 31 mg

- Sắt 0.50 mg 0.62 mg

- Magnesium 15 mg 13 mg

- Phosphorus 44 mg 30 mg

- Potassium 323 mg 227 mg

- Sodium 35 mg 66 mg

- Kẽm 0.2 mg 0.3 mg

- Đồng 0.047 mg 0.134 mg

- Manganese 0.142 mg 0.752 mg

- Beta-Carotene (A) 28,129 IU 24, 554 IU

- Thiamine (B1) 0.097 mg 0.034 mg

- Riboflavine (B2) 0.059 mg 0.056 mg

- Niacin (B3) 0.928 mg 0.506 mg

- Pantothenic acid (B5) 0.197 mg 0. 304 mg

- Pyridoxine 0.147 mg 0.246 mg

- Folic acid 14 mcg 13.9 mcg

- Vitamin C 9.3 mg 2.3 mg

- Tocopherol (E) 0.44 mg 0.42 mg

DƯỢC TÍNH CỦA CÀ-RỐT:

Theo dược học dân gian, Cà rốt đã được dùng từ lâu đời để trị sán lãi, trợ tiêu hóa, lợi tiểu.. Nước cốt ép tươi từ Cà rốt được dùng để giải độc cho cơ thể, nhờ tác dụng kiềm hóa, bổ dưỡng và kích khởi hoạt động cho rất nhiều bộ phận của cơ thể. Cà rốt cung cấp cho cơ thể nhiều Vitamins ở dạng dễ hấp thu, khoáng chất và phân hóa tố giúp cho hoạt động của các tế bào.. Cà rốt là thực phẩm rất tốt cho gan và đường tiêu hóa, cà rốt giúp hoạt động của thận.. giúp ngừa và trị ung thư, giúp tạo quân bình cho hệ thống nội tiết, làm giảm cholesterol trong máu.. Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, một tiền chất của Vitamin A giúp sáng mắt..Cà rốt chứa nhiều silicon, giúp tăng sự bền chắc cho các mô liên kết và giúp sự biến dưỡng Calcium..

Cà rốt và Bệnh đục nhân mắt (cataract)

Cà rốt từ lâu đã được xem là một thực phẩm cho thị giác Trong thời Thế chiến, các phi-công đã được khuyến cáo nên ăn thật nhiều cà rốt để giúp thấy rõ hơn trong bóng tối Công ty Dược phẩm Hoffman La Roche trong một bản tổng hợp hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học đã ghi nhận các Carotenoid trong Cà rốt giúp ngừa được Bệnh Cataract. Một phúc trình của Đại Học Y-Khoa Harvard cho thấy muốn ngừa Cataract nên dùng cách nhật 50 mg carotenoids ( chỉ cần 7 củ cà rốt cỡ trung là có thể cung cấp đủ 50 mg carotenoids).

Các carotenoids hay chính xác hơn Beta-carotene trong Cà rốt khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành VitaminA và Vitamin A giúp thị giác bằng cách tạo thành một sắc tố đặc biệt là Rhodopsin, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn trong vùng ánh sáng mờ ; Rhodopsin tập trung trong khu vực mẫn cảm với ánh sáng nơi võng mạc.

Cà rốt cũng có tác dụng ngăn ngừa sự suy biến macula của võng mạc (khoảng 10 triệu người Mỹ trên 50 tuổi bị bệnh này và 30 % là những cao niên trên 75 tuổi): Các nghiên cứu tại Đại Học Chicago(1988): kết quả ghi nhận nơi 3000 vị cao niên cho thấy những vị dùng 1 củ Cà rốt mỗi ngày giảm được suy thoái võng mạc đến 40%.

Cà rốt và Ung thư:

Beta carotene trong Cà rốt là một chất chống-oxy hóa rất mạnh đã được nghiên cứu khá nhiều về tác dụng phòng chống ung thư:

Trong một cuộc nghiên cứu thử nghiệm trên 1156 người ở lứa tuổi trung-niên, các Nhà khoa-học tại Trường Y-Tế Công cộng (School of Public health) Đại học Texas, Houston ; Trung Tâm Y-Khoa Rush-Presbyterian-St Luke và Đại học Y Khoa NorthWestern ở Chicago đã đi tới kết luận, những người dùng thực phẩm chứa nhiều Beta-carotene và Vitamin C giảm được nguy cơ bị ung thư đến 37 %.

Mặt khác Tiến-sĩ Marilyn Menkes tại Đại Học John Hopkins, Baltimore , khi phân tích mức độ beta-carotene trong máu của những người hiến máu trong năm 1974, đến 1983 đã khám phá ra một vấn đề lý thú là 99 người trong số này đã bị ung thư phổi.. và khi so-sánh nồng độ beta-caroten trong máu thì tất cả 99 người này đều là những người có độ beta-carotene thấp ! Những người có ít beta-carotene trong máu có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp đôi những người có độ beta-carotene cao.. và đặc biệt hơn nữa sự thiếu beta-carotene đã giúp tiên đoán được tiến trình ung thư phổi sẽ phát triển trong khoảng thời gian..10 năm sau đó ( Cancer Research No 52 (Suppl.)-1992)

Viện Ung Thư Quốc gia HK đã thử nghiệm 'viên cà rốt' trên hàng ngàn người trong 14 nghiên cứu trên thế giới, và 4 nghiên cứu đã ghi nhận sự liên hệ đáng chú ý giữa cà rốt và ung thư phổi.

Các nhà khoa-học Anh tại Imperial Cancer Research Fund ở Oxford đã khai triển thêm các kết quả trên, thử nghiệm trên 193 bệnh nhân, để tìm thấy rằng ..chỉ cần ăn thêm beta carotene hàng ngày từ 1,7 lên 2,7 mg.. thì giảm được ung thư phổi đến 40% ( một củ cà rốt..chứa khoảng 3 mg beta carotene!) (European J. of Cancer No 28-1992)

Theo các kết quả thử nghiệm với những chứng cớ rất có tính thuyết phục, Trung tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) đã khuyên những người hút thuốc hoặc đã bỏ hút nên dùng mỗi ngày.. một củ cà rốt hoặc uống nước cốt ép từ cà rốt để giúp ngừa sự phát triển, có thể xẩy ra , của ung thư phổi. (American Journal of Epidemiology No134 1991).

Cà rốt, không chỉ hiệu quả trong việc ngừa ung thư phổi, mà theo nghiên cứu chung của Đại Học Athenes (Hy Lạp) và Trường Public Health Harvard thì phụ nữ ăn cà rốt có thể ít bị ung thư ngực từ 5 đến 8 lần..ít hơn những người không dùng cà rốt. Tác dụng giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già của cà rốt cũng được ghi nhận tại Bỉ sau khi theo dõi cách ăn uống của 3669 nguời.

Cà rốt và Stroke (Tai biến mạch máu não)

Tai biến mạch máu não hay Stroke là một bệnh rất nguy hiểm, đưa đến tử vong và gây ra những biến chứng tai hại như tê-liệt.. Khoảng 80 % những trường hợp stroke xẩy ra tại HK là do ở máu đóng cục trong mạch máu não, trong đầu..do đó những thực phẩm giúp máu không đóng cục, giúp mạch máu bền chắc và giúp giữ áp huyết ở mức bình thường sẽ giúp ngừa được stroke và.. Cà rốt là một trong những thực phẩm này..

Một cuộc nghiên cứu do Trường Y-Khoa Harvard thực hiện,theo dõi cách ăn uống của 90 ngàn nữ y-tá trong suốt 8 năm, cho thấy ăn cà rốt 5 ngày mỗi tuần giúp làm giảm nguy cơ stroke đến 68%..so với ăn cà rốt mỗi tháng.. một lần. Mặt khác cũng trong một cuộc nghiên cứu tại Harvard các nhà khoa học đã tìm thấy..là ăn thêm beta-carotene, với lượng tương đương một củ rưỡi cà rốt mỗi ngày ,có thể giúp giảm nguy cơ stroke đến 40 %.

Khả năng chống stroke của cà rốt được chứng minh là do ở tác dụng kháng-oxyhóa của beta-carotene: BS JoAnn Manson tại BV Brigham và Trường Y-Khoa Harvard cho rằng carotene ngăn chặn được khả năng gây hại của cholesterol, ngừa được sự tạo plaque trong mạch máu. Các nhà khoa học tại Viện Đại Học Bruxelle (Bỉ), khi phân tách máu của 80 những người, 1 giờ sau khi bị stroke ..đã tìm thấy rằng những người có nồng độ beta-carotene hay vitamin A trong máu cao hơn mức trung bình, có khả năng sống sót nhiều hơn, ít bị hư hại về thần kinh hơn và khả năng phục hồi cũng cao hơn. Lý do được giải thích là vì khi óc bị thiếu oxygen, như khi bị stroke, c��c tế bào bị hư hại.. nhưng nếu máu có nhiều beta-carotene, sự hư hại tế bào chậm lại và nhờ đó khả năng sinh tồn cao hơn. (Lancet, 1983: 1191-93).

(Muốn tìm hiểu rõ hơn về Stroke, xin đọc: Trị bệnh bằng Phương pháp tự nhiên: Ngừa và trị Stroke , của cùng tác giả viết chung với BS Trần Quang Tuấn Anh)

Cà rốt và Cholesterol , bệnh Tim mạch:

Trong số những nghiên cứu về giá trị chữa bệnh của Cà rốt các nhà khoa-học tại Viện Wolfson Gastrointestinal Laboratory ở Edinburg (Scotland) đã đo tỷ lệ cholesterol trong máu của các nhân viên làm việc tại 5 bệnh viện , trong lứa tuổi 25 đến 41, trước và sau khi cho ăn mỗi ngày 210g Cà rốt tươi trong 3 tuần lễ: kết quả ghi nhận được là tỷ lệ cholesterol giảm xuống 11 %. Vì Cholesterol liên hệ đến các bệnh tắc nghẽn tim-mạch, nên Cà rốt đáng là một thực phẩm nên ăn hàng ngày ( Xem Cholesterol và Bệnh Tim Mạch). Tác dụng giúp hạ Cholesterol của Cà rốt được xem là do ở lượng pectin khá cao trong Cà rốt.

Nhưng các nhà nghiên-cứu Thụy Điển còn tìm thêm được là Cà rốt có thể giúp ngừa nghẽn tim do ở một cơ chế tác dụng..khác hơn là ảnh hưởng trên Cholesterol: Theo họ , có 2 tác nhân quan trọng trong tiến trình tạo cục máu di động trong tĩnh mạch: một là yếu tố ngăn-chặn kích-khởi plasminogen tạo đông máu (plasminogen activator inhibitor= PAI-1) và hai là yếu tố kích khởi plasminogen nơi mô tế bào chống-đông máu (tissue plasminogen activator = tPA) . Nơi cơ thể bình thường, 2 yếu tố này kiểm soát lẫn nhau, tạo sự quân bình cần thiết..

Và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy là nơi người có nồng độ PAI-1 cao trong máu..khả năng bị nghẽn tim..cao hơn ;

Các nhà nghiên cứu tại BV thuộc ĐH Umea, Norsjo (Thụy Điển) khi theo dõi cách ăn uống của 260 người, lứa tuổi 30 đến 60, thử nghiệm nồng độ PAI-1 và tPA trong máu.. và kết quả cho thấy rất lý thú là nơi những người ăn cà rốt, nồng độ tPA trong máu cao hơn là PAI-1 nên khả năng bị máu đóng cục và nghẽn tim thấp hơn..

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tại Mario Negri Institute of Pharmacological Research tại Ý , khi theo dõi và so sánh, trong thời gian 5 năm , cách ăn uống của 287 phụ nữ, từ 22 đến 69 tuổi ,đã bị nghẽn tim , so với người bình thường thì thấy nơi những người ăn cà rốt hàng ngày tỷ lệ nghẽn tim giảm bớt được đến 1/3 .

Cà rốt và Bệnh tiêu chảy:

Có nhiều nguyên do gây ra tiêu chảy, và tiêu chảy được đề cập ở đây là những trường hợp bình thường, không do nhiễm trùng..Một số các chất thiên nhiên được dùng để cầm tiêu chảy như tannins (trong lá ổi, vỏ măng cụt..), chất nhày mucilage, pectin.. Pectin là chất sơ tan được có thể giúp tạo thành dạng cục của phân.. Dược phẩm bán trên thị trường để trị tiêu chảy 'Kaopectate' có thành phần chính là..Pectin. Và cà rốt chứa khá nhiều pectin..nên là thực phẩm lý tuởng khi bị tiêu chảy, nhất là ở trẻ em. cháo nấu với cà rốt rất hữu hiệu để cầm tiêu chảy.

Những khả năng trị liệu khác của Cà rốt:

• Khả năng kích ứng hoạt động của Hệ Miễn nhiễm:

Cà rốt và những Rau quả có chứa nhiều Beta-carotene có thể kích thích hoạt động của Hệ Miễn nhiễm, chống lại sự nhiễm trùng do vi-khuẩn và siêu vi-khuẩn.. Trong một cuộc nghiên cứu trên 60 vị cao niên, tuổi trung bình của nhóm là 56: TS Ronald Watson của ĐH Arizona, Tucson đã tìm thấy là beta carotene gia tăng được tỷ lệ của các tế bào miễn nhiễm chống lại nhiễm trùng như các tế bào natural killers, tế bào lympho tăng hoạt, tế bào T-helper..Lượng beta carotene đưa vào cơ thể càng cao thì con số các tế bào phòng vệ càng gia tăng , lượng lý tưởng nhất, theo TS Watson là 60mg beta carotene mỗi ngày.

• Cà rốt và những vấn đề của DA:

Cũng do ở Beta-carotene, tiền chất của Vitamin A: Cà rốt có thể giúp bảo vệ da, sửa chữa được những hư hại nơi da.Dược-phẩm Retin-A dùng để trị mụn trứng cá , chính là một dược phẩm..chứa carotenoids. Một số chuyên gia thẩm mỹ đã khuyên quý vị phụ nữ nên xay cà rốt chung vớt cà chua để đắp lên da khi bị nám da do ánh mặt trời và khi muốn nuôi da.

Vitamin A có khả năng giúp da.. chậm lão hóa, chậm tạo nếp nhăn..do đó rất nên ăn cà rốt hàng ngày, đồng thời nên xay cà rốt thành khối nhuyễn, đắp lên mặt mỗi ngày từ 15 đến 30 phút để giúp làm mất những nếp nhăn ( Natural Organic Hair and Skin Care của Aubrey Hampton).

Cà rốt và Bệnh sán lãi:

Tinh dầu trong Cà rốt có khả năng diệt sán lãi nhẹ, khởi đầu có tính kích thích và sau đó gây tê liệt sán lãi.

Tại Đức, dầu Cà rốt được dùng làm thuốc trị giun kim.

Hiện tượng dư thừa Cà rốt:

Làm cách nào để biết..mình đã ăn quá thừa cà rốt ? Theo TS Paul Lachance, Trưởng Khoa Thực Phẩm tại ĐH Rutgers, New Brunswick, New Jersey thì cứ nhìn vào lòng bàn tay.. khi lòng bàn tay đổi thành màu vàng-cam thì đó là biểu hiện đã ăn thừa cà rốt mà cơ thể có thể chấp nhận.. sự kiện đổi màu này xảy ra do ở tác dụng của các sắc tố carotenoids. Cũng theo TS Lachance thì đa số chúng ta chỉ cần khoảng 5 đến 6 mg beta-carotene mỗi ngày nghĩa là 1 củ cà-rốt cỡ trung bình , là đủ cho các nhu cầu và các lợi điểm bảo vệ sức khoẻ của carotenoids , và nếu ăn nhiều hơn nữa ..vài củ cà rốt mỗi ngày..thì sau vài tháng lòng bàn tay sẽ có thể chuyển màu.. và nếu tiếp tục nữa sẽ đến lòng bàn chân.. nhưng tất cả hiện tượng đổi màu này lại không có hại gì cho sức khoẻ cả !

Cà rốt trong Đông-Y:

- Tuy Cà rốt không được chính thức xem là một vị thuốc trong Đông Y cổ truyền: Tên 'Hồng la-bặc' để gọi Cà rốt có lẽ đúng hơn là để gọi củ cải có mầu hồng và được ghi chép là chủ trị hạ khí, bổ trung-tiêu, thông được lồng ngực, khai thông trường vị , làm yên ngũ tạng..

- Theo Y-dược Trung Hoa ngày nay thì Cà rốt có vị ngọt, tính Bình, tác dụng vào các kinh mạch thuộc Tỳ, Can và Phế với khả năng bổ Tỳ, trợ giúp tiêu hóa; bổ Can giúp sáng mắt, giải trừ được nghịch 'Khí', trị ho , giải 'Nhiệt' và trừ độc.

- Để trị khó tiêu, đầy bụng, bón uất: dùng cháo cà rốt nấu với đường, hoặc thêm vào củ cải trắng.

- Để trị mắt mờ do yếu gan, quáng gà, trẻ kém ăn..nấu cháo cà rốt chung với gan heo.

- Để trị ho do phế 'nhiệt', uống nước cốt cà rốt xay chung với táo tầu ( bỏ hột).

- Để trị trẻ em lên sởi , cho uống nước sắc cà rốt, củ năng và ngò ta

Dược Sĩ Trần Việt Hưng 2/2000

Tài liệu sử dụng:
§ PDR for Herbal Medicines.
§ The Green Pharmacy ( James Duke)
§ The Healing Foods (P. Hausman & J B Hurley)
§ Editors of Prevention:
- The Complete Book of Natural & Medicinal Cures
- Food and You
- New Foods for Healing.
§ Nature's Cures
§ Food your Miracle Medicine (Jean Carper)
§ Chinese Dietary Therapy ( Liu Jilin)

Củ Cải Trắng

(Trích Thuốc Nam Trên Ðất Mỹ, tập 2)

Củ cải trắng là một gia đình thực vật bao gồm nhiều loại rau có củ khác nhau, có thể tạm chia thành 2 nhóm: Nhóm củ cải trắng Âu-Mỹ với củ thường nhỏ và tròn trịa màu từ trắng đến hồng nhạt, có khi tím, được gọi chung là Radish và nhóm Á châu, thường gọi là Oriental (Chinese hay Japanese) Radish hoặc khác hơn là Daikon: củ thường lớn , thuôn dài màu trắng. Trong phạm vi bài này xin bàn đến Daikon là loại Củ cải trắng mà người Việt thường dùng kho chung với thịt hay cá hoặc để muối chua.

• Tên Khoa học:

Raphanus sativus thuộc Họ thực vật Cruciferae. Người Mỹ thường gọi nhất dưới tên Daikon.

Đông Y gọi là Lai bặc, Hạt dùng làm thuốc, nên vị thuốc được gọi là Lai bặc tử (Lai-fu-zhi). Y-Dược Nhật gọi là Raifukushi.

Tên thực vật: Raphanus phát xuất từ tiếng Hy lạp 'Raphanos' nghĩa là 'dễ trồng', và 'sativus' là do ở đặc tính đã được trồng từ lâu đời..

• Lịch sử và Đặc tính thực vật:

Cây củ cải trắng được xem là có nguồn gốc từ Trung Hoa và sau đó được du nhập sang vùng Trung Á từ thời Tiền sử. Củ cải trắng có mặt tại Ai cập trước cả thời Kim tự tháp và được ghi chép trong sách vở như những cây rau thông dụng. Các Vua Pharaon Ai cập đã xếp Củ cải trắng chung với dưa leo, tỏi, hành .. vào thực đơn hàng ngày; những người nô lệ xây dựng kim tự tháp cũng được nuôi bằng củ cải trắng mà họ gọi là gurmaia. Những cây củ cải trắng đầu tiên trồng tại Ai cập có lẽ là để ép hạt lấy dầu

Người Hy lạp đã đúc hình củ cải trắng bằng vàng để dâng cúng Thần Apollo. Một Y sĩ thời cổ Hy lạp đã viết cả một quyển sách để mô tả những đặc tính dược dụng của củ cải trắng. Sách vở tại Anh quốc đã ghi nhận vào năm 1548 , dân Anh đã biết ăn củ cải trắng sống với bánh mì hoặc nghiền nát củ cải để làm nước sốt dùng chung với thịt, và có lẽ Columbus chính là người đã đưa củ cải trắng đến Mỹ châu. Những ghi nhận đầu tiên cho thấy củ cải trắng xuất hiện tại Mexico vào năm 1500 và tại Haiti vào 1565..

Tại Oaxaca (Mexico) hàng năm đến ngày 23 tháng 12 có Đêm Củ cải (Night of the Radishes): trong ngày này có phong tục khắc hình trên củ cải, hình càng lớn càng tốt..

Củ cải trắng thuộc loại cây rau thu hoạch vào mùa lạnh, và cây cũng cần nhiệt độ cao để có thể nẩy mầm.

Nhóm củ cải trắng bao gồm nhiều loại khác nhau: Tại Á đông, củ cải thường được dùng sau khi nấu chín ; tại Ai cập và vùng Cận Đông, có những loài chỉ trồng để lấy lá. Loại trồng tại Hoa Kỳ có thể dùng cả củ lẫn lá để ăn như salad trộn hoặc nấu chín. Tại Nhật là nơi ăn nhiều củ cải trắng nhất thế giới (loại Daikon): sản lượng daikon chiếm trên 25% thu hoạch của tổng số các loại rau.

Củ cải trắng tương đối dễ trồng, cần đất thông thoát nước và sốp để rễ dễ phát triển thành củ: cây cũng cần được tưới nhiều nước và tốt nhất là được bón bằng phân tro.

Củ cải trắng thuộc loại cây hằng niên, nhưng cũng có giống dài ngày, lại được xem là lưỡng niên. Cây có lá dài, hoa có cuống màu trắng hoặc tím lợt nhưng không bao giờ có màu vàng. Hạt nhỏ màu đỏ xậm: 1 gram chứa khoảng 120 hạt. Có thể giữ khả năng nẩy mầm đến 5 năm.

• Những loại Củ cải trắng đáng chú ý:

- Nhóm củ cải thông thường: Pháp gọi chung dưới tên Radish de tous les mois; Nhóm này cho củ tròn nhỏ, ngắn ngày, thời gian thu hoạch kể từ khi gieo hạt là khoảng 5-6 tuần. Các tên thường gặp như White turnip radish, Scarlet French turnip radish..

- Nhóm củ cải dài: Nhóm này cho củ dài khoảng 10-15 cm, hình như củ cà rốt với các tên như Long Scarlet, Long white radish..

- Nhóm củ cải Á châu hay Daikon: còn gọi là 'Chinese Radish' hay Lobok. Nhóm này cho củ rất lớn, dài đến 30 cm, hình trụ với trọng lượng trung bình từ 250 gram đến 1 kg, nhưng cá biệt có củ nặng đến 25 kg, gặp tại Nhật. Nhóm này được trồng rất phổ biến tại các nước Á châu (Nhật, Trung hoa, Triều tiên, Việt Nam).. Riêng tại Nhật ngoài củ cải còn có một loại giá làm từ hạt củ cải trắng gọi là Radish sprouts hay Kaiware, Tsumamina. Nam Hàn cũng lai tạo riêng một giống củ cải trắng đặc biệt để làm Kim chi.

- Củ cải đen Nga Sô: Tại Nga sô có trồng một loại củ cải đen đặc biệt, gọi là Zakuski, loại củ cải này có vị khá cay và rất được ưa chuộng tại các quốc gia Đông Âu, và cũng được xem là món rau của lưu dân Do thái (với món mứt độc đáo tên là Einge-machts làm bằng củ cải đen thái nhỏ, chưng đường hay mật, rồi trộn với gừng tán mịn và hạnh nhân.

• Thành phần hóa học:

Thành phần dinh dưỡng: 100 gram phần ăn được chứa:
Daikon tươiDaikon khôGiá Daikon
- Calories1827141
- Chất đạm0.60g7.90 g3.81 g
- Chất béo10 g0.72 g2.53 g
- Chất sơ0.64 g8.37 gn/a
- Calcium27 mg629 mg51 mg
- Sắt0.40 mg6.73 mg0.86 mg
- Magnesium16 mg170 mg44 mg
- Phosphorus23 mg204 mg113 mg
- Potassium227 mg3494 mg86 mg
- Sodium21 mg278 mg6 mg
- Kẽmn/aN/a0.56 mg
- Ðồngn/aN/a0.12 mg
- Manganesen/aN/a0.26 mg
- Beta-Carotene00391 IU
- Thiamine(B1)0.020 mg0.27 mg0.102 mg
- Riboflavine(B2)0.020 mg0.68 mg0.103 mg
- Niacin (B3)0.2 mg3.4 mg2.853 mg
- Pantothenic Acidn/aN/a0.733 mg
- Pyridoxinen/aN/a0.285 mg
- Folic acidn/aN/a94.7 mcg
- Ascorbic Acid22 mg028.9 mg


Trong Củ cải trắng còn có các enzyme như Diastase, Beta fructosidase Phospholipase D và các chất ức chế Protease; các hợp chất chứa Sulfur như Methanethiol..; các flavonoids như Kaempferol.

Thành phần hóa học của Hạt:

Hạt củ cải trắng chứa:

- Dầu béo (35%) trong có các Acid erucic, linoleic và oleic, Glycerol sinapate, Raphanin , Sinapin.

- Tinh dầu có Methylmercaptan, Hexanal phenol.

- Alkaloids phức tạp và Flavonoids.

- Proteins có tác dụng kháng nấm: Rs-AFP1 và Rs-AFP2 ( là những protein loại oligomeric gồm các polypeptides phân tử lượng thấp khoảng 5-kDa ) (J. Biol Chem Số 267-1992)

(Riêng trong Rễ có Ferulic acid và nhiều (6) Isoperoxidases thuộc nhóm glycoproteins với một dây polypeptide đơn độc: 2 isoperoxidades thuộc loại cationic (C1 và C2) , 4 thuộc loại anionic (A1 đến A4)

• Dược tính và Cách dùng:

1. Củ cải trắng trong Y-Dược Đông Phương:

Đông Y, nhất là Trung Hoa, chỉ dùng hạt làm thuốc: Dược liệu được thu hoạch khi chín vào đầu mùa hè, phơi khô dưới nắng. Vị thuốc được gọi là La bặc tử (Nhật dược là Raifukushi, và Hàn quốc là Naebokcha).

- La bặc tử được xem là có vị ngọt, tính bình và tác dụng vào các kinh mạch thuộc Phế, Tỳ và Vị.

- La bạc tử có khả năng làm thông thoát sự ứ tắc của thực phẩm và biến cải sự tồn đọng của thực phẩm, do đó được dùng để giải thoát sự trì trệ của đồ ăn nơi 'Trung tiêu' gây ra những cảm giác tức ách, khó chịu, ợ chua với hơi thở hôi, đau bụng cùng tiêu chảy. Trong các trường hợp này La bạc tử được dùng chung với Sơn tra (Fructus Crataegi=Shan-zha) và Vỏ quít chín đã phơi khô (Trần bì) , và Thần khúc.

- La bạc tử cũng có tác dụng làm 'giáng' Khí , trừ Đờm giúp trị các trường hợp Ho và thở khò khè..Dùng chung với Hạt táo, hạt Tía tô.

- Theo Trung-dược hiện đại:

- Hạt , do tác dụng của Raphanin, có khả năng diệt được các vi khuẩn Sta phylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, E. coli và cũng ức chế được sự phát triển của một số nấm gây bệnh . Do đó Hạt tươi được dùng để trị nhiễm Trichomonas nơi Phụ nữ, trị ho ra máu. Nước sắc từ hạt tươi dùng để bơm rửa (enema) trị sưng ruột do nhiễm trùng loại ulcerative colitis.

- Lá , phơi khô hay La bặc diệp (Luo-bo Ye) dùng để trị tiêu chảy và kiết lỵ.

- Rể tươi hay La bản (Luo-po) dùng trị ăn không tiêu, tức ách khó chịu; khát nước, chảy máu cam.

2. Dược tính theo Y học Tây Phương:

- Khả năng giúp tiêu thực: Củ cải trắng có thể dùng để giúp tiêu hóa các chất bột trong bữa ăn, tác dụng này là do ở Diastase trong củ cải, nhất là Daikon. Người Nhật thường dùng daikon trong những bữa ăn có nhiều chất bột.

- Khả năng loại các chất béo thừa trong cơ thể: Các Bác sĩ Nhật tại BV Kyoto đã dùng củ cải trắng để giúp làm tan các lớp mỡ tồn đọng trong cơ thể bằng cách cho dùng 1 dung dịch làm bằng Củ cải trắng và cà rốt theo phương thức sau: Nấu 15gram cà rốt đã sắt nhỏ với 15 gram Daikon đã sắt nhỏ trong 250 ml nước, thêm vào 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 5 gram hải tảo. Đun sôi trong 5 phút. Lọc và uống mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều) trong 3-4 tháng.

- Khả năng ngừa Sạn thận và sạn mật: Thử nghiệm tại Universidad Autonoma Metropolitana Xochimilco, Mexico ghi nhận tác dụng làm tan sạn thận của nước trích từ vỏ ngoài Củ cải trắng nơi chuột (chuột được cấy dĩa bằng kẽm vào bàng quang): trọng lượng của khối sạn giảm rõ rệt so với nhóm đối chứng, tác dụng này kèm theo với tác dụng lợi tiểu (J. Ethnopharmacology Số 68-1999).

- Một phương thức khá phổ biến để ngừa sạn thận tại Anh là uống mỗi ngày 20-30 gram nước cốt củ cải trắng (xay bằng blender) với 100 ml rượu nho.

- Củ cải trắng và Ung thư: Củ cải trắng có thể ngừa và trị vài dạng ung thư:

(a) Trong Agricultural & Biological Chemistry Số tháng 9-1978, các nhà nghiên cứu tại National Cancer Institute đã ghi nhận các hợp chất có chứa Sulfur trong củ cải trắng như Methanethiol có tác dụng diệt trùng rất mạnh đồng thời ngăn cản được sự phát triển của các tế bào ung thư. Hợp chất này chính là chất đã tạo mùi hôi của củ cải khi bị thối.

(b) Trong Journal of Food Science, GS Barbara Klein thuộc ĐH Illinois tại Urbana đã cho rằng các hợp chất loại Isothiocyanates trong củ cải giúp ngừa ung thư bằng hai cách: ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây ung thư (carcinogen) vào các tế bào còn nguyên vẹn và giúp tiêu diệt các tế bào đã bị ung thư. Hơn nữa các protease inhibitor trong củ cải có thêm tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các bướu độc và các flavonoids như kaempferol cũng giúp thêm vào sự bảo vệ các tế bào chống lại các hóa chất độc hại.

(c) Nghiên cứu tại ĐH Kyoto, Nhật (PubMed PMID 11743759 / J Agric Food Chem Dec 2001) chứng minh tác dụng chống đột biến của 4-(Methylthio)-3-bu tenyl isothiocyanate trong Củ cải trắng , trên E. coli B/r WP2, và ghi nhận các loải daikon mọc hoang chứa nhiều hoạt chất hơn là những loài nuôi trồng, ăn sống giữ được hoạt chất cao gấp 7 lần khi nấu chín..

Ghi chú: Có lẽ dựa trên những nghiên cứu về sulforaphane tại ĐH John Hopkins, Council of Scientific and Industrial Research (Hoa Kỳ) đã cho rằng Hạt Củ cải trắng có chứa các dầu béo liên kết với glycosides trong đó chứa allyl-, isopropyl-, và methyl-isothiocyanates và sulphoraphene và 4-methylsulfinyl-3-butenyl-cyanide..

• Vài phương thức sử dụng trong dân gian:

- Trong Heineman's Encyclopedia có ghi một phương thức dân gian để khử mùi hôi của cơ thể như hôi nách, hôi chân như sau: Dùng nước cốt ép từ 4-5 củ cải trắng cỡ trung bình, thêm vào 1/4 thìa glycerine chứa trong chai kín hay giữ trong tủ lạnh: thoa nơi nách hay kẽ chân mỗi buổi sáng sau khi tắm.

- Trị Nấc cục (Hiccup): Lấy 1 củ cải trắng tươi và 2 lát gừng tươi, nghiền nát chung, lấy nước cốt thêm mật ong, đổ vào 1 ly nước nóng ấm và uống.


Nấm Ðông Cô

Món ăn rất ngon chữa được nhiều bệnh

Nấm Đông-cô, hay Nấm Hương tại Việt Nam là một loại nấm rất thông dụng trong các món ăn tại các Nhà hàng Trung Hoa khi đãi tiệc. Những món ăn được cho là 'đặc sản' như 'Bào ngư xào nấm Đông cô' đều xem nấm Đông cô là một thành phần không thể thiếu ! Nấm Đông cô cũng rất được ưa chuộng tại các nước Á châu khác như Việt Nam, Nhật, Đại Hàn, Singapore..Nhưng bên cạnh phương diện dùng làm thực phẩm..Nấm Đông cô đang được nghiên cứu rất kỹ lưỡng về dược tính và khả năng trị bệnh nhất là ngừa và chống một số loại ung thư.


LỊCH SỬ và ĐẶC TÍNH THỰC-VẬT:

Tên Khoa-học của Nấm Lentinula Edodes (lent=có thể xếp lại được, inus=giống như ; edodes=có thể ăn được), thuộc họ Nấm Pleurotaceae. Nấm còn có tên đồng nghĩa khác Tricholomopsis edodes. Việt Nam gọi là Nấm hương, tên Đông cô là do ở phiên âm tiếng Tàu: Dong-gu. Tại Nhật, nấm được gọi là Shiitake ( do Nấm thu hoạch từ cây Shiia= Pasania). Ngoài tên Đông cô (Dong gu), người Hoa còn gọi nấm là fa-goo, Xiang gu (Hương cô).

Tại Hoa Kỳ, nấm được bán trên thị trường dưới tên Chinese Dried Black Mushroom hay dưới tên Nhật Shiitake.

Nấm Đông cô có mũ nấm mầu nâu nhạt, sau trở thành mầu nâu sậm. Mặt mũ có những vẩy trắng nhỏ, có khi nâu nhạt, đường kính từ 4-10 cm. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ hay hơi hẹp..

Nấm mọc ký sinh trên các cây có lá lớn và thay lá mỗi mùa, nấm mọc tốt nhất trên các cây Dẻ, Sồi, Phong.. Nấm không mọc hoang tại Hoa-Kỳ nhưng được nuôi trồng tại những nông trại. Nấm mọc tự nhiên tại Nhật, Trung-Hoa và các nước Á châu khác như Đại hàn , Việt Nam (vùng núi cao Bắc Việt như Cao bằng, Lạng sơn Yên bái..) , những nơi khí hậu mát lạnh, tương đối ôn-hòa. Tại Châu Mỹ , nấm mọc nhiều nhất tại Costa Rica.

Tại Trung Hoa và Nhật, nấm Đông-cô đã được xem là một vị thuốc từ hàng ngàn năm trước. Theo sách vở của Nhật thì vào năm 199 trước Tây lịch, bộ tộc Kyusuyu đã đem cống nạp Nấm cho Hoàng đế Chuai. Tại Trung Hoa, Đông cô đã được ghi chép như một thực phẩm bổ dưỡng từ thế kỷ 14, Đông Y sĩ Ngô Quế đã chép "Nấm Đông cô tăng cường Khí-lực, làm mất cảm giác đói, chữa được 'hàn khí', giúp máu-huyết lưu thông điều-hòa."

Nấm Đông cô ngày nay được xem là loại nấm dùng làm thực-phẩm, được sản xuất với số lượng vào hàng thứ nhì trong tất cả những loại nấm trên thị trường tiêu-thụ, chỉ thua loài nấm trắng Agaricus bisporus .

Vì nấm thu nhặt trong thiên nhiên không đủ cung cấp cho thị trường nên nấm Đông cô đã được nuôi trồng trên các môi trường 'bán nhân tạo' tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trung Hoa cung cấp gần 50% nhu cầu tiêu thụ của thế giới

Kỹ thuật trồng nấm theo phương pháp của các ĐH Sơn Tây và Hongkong dùng môi trường cấy ty-khuẩn gồm agar, khoai tây, glucose..pH từ 4-6, ủ ở 25-27 độ C trong 14 đến 21 ngày. Sau khi sợi ty-khuẩn mọc đều , sẽ được chuyển sang môi trường tăng trưởng làm bằng mạt cưa có trộn cám gạo , đường.. giữ ở nhiệt độ 25-27 trong 1-2 tháng.. Sau cùng sẽ được chuyển sang giai đoạn phát triển quả thể bằng cấy trên những khúc gỗ của các cây loại chestnut, phong, sồi.. v.v.. Tỷ lệ thu-hoạch từ 16-25 % tính theo trọng lượng của khúc gỗ cấy nấm.

Quả thể được thu hoạch từ đàu mùa Đông đến cuối tháng 3 năm kế tiếp, và cây ngưng phát triển khi nhiệt độ bắt đầu tăng. Mỗi khúc gỗ có khả năng cung cấp nấm trong từ 3 đến 7 năm.

Thành phẩm được xếp thành 4 hạng:

- Nấm thượng hạng (Rimose mushroom): Mũ nấm lớn, dầy, với những vùng màu trắng nở đều rõ rệt.
- Nấm hạng nhất: (Thick mushroom): Mũ nấm dầy vừa, nguyên vẹn.
- Nấm hạng nhì (Scariose mushroom): Mũ nấm tuy dầy nhưng những vùng trắng trên mặt mũ không phân chia rõ rệt.
- Nấm tạp: Mũ nấm đường kính nhỏ hơn 2 cm.


THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG và HÓA HỌC

Nấm Đông cô được xem là có một thành phần dinh dưỡng rất tốt, vì khá cân bằng, chứa nhiếu yếu tố vi lượng.

• Thành phần dinh dưỡng:

100 gram phần ăn được chứa:

- Calories 296-375
- Chất đạm 9.6-17 %
- Carbohydrates tổng cộng 54- 82 %
- Chất sơ (thô) 6.5-8.5 %
- Chất béo tổng cộng 0.6-8 %
- Các Vitamins (mg/100 g nấm)
- Vitamin C 40- 60
- Tiền Vitamin D (Ergosterol) 0.06-0.27 %
- Vitamin B1 0.07-0.4
- Riboflavin 0.2-1.3
- Niacin 11.9-18.9
- Các khoáng chất (mg/100g)
- Aluminium 182
- Calcium 11-126
- Chlorine 73
- Sắt 1.7-30
- Magnesium 130-247
- Phosphorus 171-650
- Potassium 380-1530
- Silicon 262
- Sulfur 237

• Thành phần hóa học:

Trong thành phần dinh dưỡng của Nấm còn có những hoá chất có những tác dụng đặc biệt:

- Quả thể nấm chứa khoảng 30 enzymes và tất cả những acid amin cần thiết cho cơ thể.

- Những alcohol hữu cơ như 1-octen-3-ol, ethyl acetate, 2-octenol và octyl alcohol tạo mùi vị cho nấm tươi, và khi nấu chín các alcohol này chuyển thành những hợp chất loại tetrathiane, tạo mùi vị Sulfur đặc biệt cho nấm.

- Nấm Đông cô là nguồn cung cấp 2 nhóm thành phẩm có những tác dụng dược lực đã được nghiên cứu kỹ lưỡng: Lentinan và Trích tinh sơi Nấm (Lentinula edodes mycelium extract=LEM).

(a) Lentinan: Lentinan là chất ly trích từ vách tế bào quả thể hai sợi nấm . Đây là một chất phức tạp, tinh khiết hóa, phân tử lượng khá cao ( khoảng 1 triệu), cơ cấu xoắn ốc chứa những phân tử glucose có những nối (đa số) là (1-3)-b-D-glucans trong dây chính, và hai dây nhánh b(1,6)-D- glucopyranoside . Cơ cấu xoắn ốc rất quan trọng cho tác động sinh học. Lentinan hoàn toàn không chứa Nitrogen, Phosphorus hoặc Sulfur.

(b) Lentinula edodes mycelium extract=LEM cũng là hợp chất phức tạp loại polysaccharides kết nối với Protein: chứa khoảng 24.6 % protein và 44 % chất đường, đa số là pentose xylose và arabinose. Trong LEM còn có những chuyển hóa chất loại nucleic acid, nhóm Vitamin B, Ergosterol, Eritadenine..


DƯỢC TÍNH và CÁCH DÙNG:

Những tác dụng dược học của Nấm Đông cô là do ở 2 nhóm hoạt chất chính LEM và Lentinan.. Trong những năm vừa qua đã có đến hàng ngàn nghiên cứu về 2 chất này: tuy nhiên những nghiên cứu đáng chú ý nhất tập trung trong các lãnh vực Ung thư, Tim-mạch và Kháng nhiễm.


1. Tác dụng chống u-bướu:

Ngay từ 1969, các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc Gia Nhật đã ly trích được Lentinan và ghi nhận khi cho chuột dùng từ 0.5 đến 1 mg lentinan/ mỗi kg trọng lượng cơ thể thì các bướu ung thư co-rút lại và biến mất trong 80 % các trường hợp.(Experimentia No 25 ; Nature No 222-1969, Cancer Research No 30-1970).

Lentinan đã được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào của Hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể loại trừ được các tế bào ung thư.

Khi thử nghiệm tại các Bệnh viện Nhật: khi cho các bệnh nhân ung thư đang được trị liệu bằng hoá chất (Chemo therapy), dùng thêm Lentinan, đời sống bệnh nhân có khả năng được kéo dài thêm, tác dụng chemotherapy được gia tăng, giảm được sự phát triển của các bướu ung thư..(Mashiko trong Gan To Kagaku Ryoho No 19-1992). Tại Nhật, Lentinan được chấp nhận để xử dụng như một chất 'trợ lực' trong tiến trình chemotherapy cho các bệnh nhân bị ung thư bao tử.

Các nghiên cứu bổ túc cho thấy: khi cho chuột bị ung thư ăn một chế độ ăn-uống có thành phần 10% lentinan thì sự phát triển của bướu bị ngăn chặn lại khoảng 40% và khi lentinan tăng lên 30% thì bướu ung thư giảm gần 78 % . Các nhà nghiên cứu đã kết luận là Nấm đông cô có tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào miễn nhiễm như 'Thực bào' , Tế bào T và'Natural killer cell'; đồng thời Nấm Đông cô cũng chứa các hợp chất ngăn chặn sự tạo thành các chất gây ung thư từ các chất Nitrate có nhiều trong thịt động vật.

Những nghiên cứu của Nanba (1987) (Chem.Pharm.Bull No 35-1987) so sánh vấn đề dùng Lentinan với Nấm Đông cô trong vấn đề chữa u-bướu cho thấy dùng nấm trực tiếp bằng cách ăn nấm trong các món ăn cũng có những tác dụng trị liệu tương tự như uống lentinan tinh khiết: Bột quả thể Đông cô (10% tổng số lượng thực phẩm) cho chuột bị gây ung thư , ăn giảm được Sarcoma 180 và u MM-46 đến 40%, nhưng nếu tỷ lệ tăng lên 20%, sự giảm u-bướu tăng đến 72% !


2. Tác dụng trên Hệ Miễn-nhiễm:

Như phần trên, Lentinan không tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư, nhưng tạo ra tác dụng chống u-bướu bằng cách kích thích sự khởi động hoặc tăng cường tác dụng của Hệ miễn nhiễm..

Lentinan có thể kích khởi các tế bào 'Natural killer=NK' để các tế bào này tạo tác dụng ức nén u-bướu. Lentinan cũng kích thích các tế bào lympho nơi mạch máu ngoại vi để làm tăng tác dụng của 'lymphokine-activated killer=LAK) qua sự trung gian của Interleukins.

Lentinan còn kích thích sự sản xuất các Immunoglobin trong cơ thể và làm tăng lượng Interleukin1, nên cũng giúp chống đỡ được ung thư.


3. Tác dụng trên Bệnh Tim-mạch:

Theo những kết quả do Yamanura nghiên cứu tại Nhật năm 1974, Nấm Đông cô chứa Eritadenine ( hay Lentinasin, Len tysine), một acid-amin loại purine-9-butanoic acid có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự biến dưỡng cholesterol trong gan. Khi cho 40 vị cao niên và 420 Phụ nữ trẻ dùng 9 gram nấm khô mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp: lượng cholesterol tổng cộng nơi các cụ cao-niên giảm 7-15%, và nơi phụ nữ giảm 6-12%.

Ngoài ra khi thử nghiệm trên những người dùng khẩu-phần có nấm (90 gram nấm tươi) chung với bơ (40g).. cho thấy Nấm có khả năng trung hoà được tác dụng của bơ trong vấn đề điều hòa cholesterol trong máu (Suzuki & Oshima trong Mushroom Science IX-Proceedings of the 9th International Scientific Congress on Edible Fungi)

Đến 1987, hai hợp chất khác trong Nấm có tác dụng hạ cholesterol, được xác định và Tyrosinase trong nấm có thêm tác dụng hạ huyết áp (Icones of Medicinal Fungi from China -Beijing Science Press 1987)

Các thí nghiệm khác (Kabir &Kimoto, 1987) đều cho thấy nấm Đông cô có khả năng vừa hạ huyết áp lẫn loại Cholesterol khỏi máu.


4. Khả năng chống lại Siêu vi trùng:

Các bệnh do Siêu vi trùng gây ra là những bệnh khó trị nhất Tại Nhật, Trích tinh LEM đã được nghiên cứu để điều trị Sưng gan do siêu vi B (Hepatitis B) và AIDS.

• Bệnh sưng Gan do Siêu vi B (Hepatitis B):

Các thí nghiệm dùng LEM để trị Hepatitis B đã được thực hiện tại 16 Trung tâm Y tế Nhật Bản trong những năm 1980 trên một số người bị Sưng Gan loại B kinh niên: kết quả cho thấy LEM giúp cơ thể tạo ra những kháng thể để bảo vệ gan. Trong số 40 người uống 6 gram / ngày LEM trong 4 tháng: triệu chứng sưng gan thuyên giảm nơi cả 40 người và đặc biệt hơn cả là 15 người loại được ..hết siêu vi trùng (Proceedings of the XII International Congress of Gastro enterology, Lisbon 1987).

Ngoài ra LEM còn làm chậm được sự phát triển của u ung thư tại gan, bảo vệ được tế bào gan, có lẽ do ở Adenine và Choline trong nấm.(Abstracts of Chinese Medicines No 2 -1987), Tác dụng bồi bổ Gan của nấm Đông cô khiến nấm rất hữu dụng trong các bệnh phong-ngứa xuất phát do ở yếu gan.

• Bệnh AIDS:

Các nghiên cứu trong ống nghiệm tại Nhật cho thấy LEM không độc hại cho tế bào bình thường nhưng lại có độc tính mạnh hơn là AZT trên các tế bào bị nhiễm HIV. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong LEM những chất làm tăng gia sự sản xuất tế bào trong tủy sống nơi mà đa số các tế bào của Hệ miễn nhiễm được sản xuất (tác dụng này có lẽ do ở Lignin trong LEM).

Trong ống-nghiệm: Lignins của LEM cho thấy ngăn ngừa được sự sinh sản của HIV, và ngăn chặn được hư hại của tế bào gây ra bởi các Siêu vi Herpes loại 1 và 2.

Cũng như Lentinan, Nấm Đông cô nếu dùng đơn độc không có tác dụng gì trên Siêu vi HIV, nhưng sự phối hợp giữa Lentinan và AZT lại cho thấy tác dụng ngăn chặn HIV tăng lên 24 lần, so với dùng AZT riêng lẻ.

Từ 1980, Lentinan đã được chính thức cho dùng chung với AZT để trị AIDS tại Nhật. Các nghiên cứu về vấn đề này đang được tiếp tục thực hiện tại Hoa-Kỳ.

• Nấm Đông cô và Lao phổi:

Cũng từ những nghiên cứu của Aoki tại Nhật năm 1984 , Lentinan cho thấy có khả năng giúp người lao phổi chống đỡ được những độc tố của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis . Khi tiêm mỗi ngày 1 gram lentinan, mỗi tuần 2 lần , tỷ lệ opsonin trong người bệnh tăng lên đến mức độ các độc tố lao trong cơ thể bị ngăn chặn hoàn toàn.

* Nấm Đông cô trong Y Dược cổ truyền Trung Hoa:

Đông Y cổ truyền dùng nấm Đông cô để trị bí tiểu, thủy thũng, trị ngộ độc vì các nấm khác (Nấu và ăn 90 gram nấm khô) , trị trẻ em lên sởi và đậu mùa (Nấu 6 gram nấm khô, uống ngày hai lần), váng đầu-chóng mặt, đau dạ dầy-ruột.

CÁCH DÙNG NẤM ĐÔNG CÔ

và Các Chế phẩm từ Đông cô:

Nấm Đông cô được dùng làm thực phẩm và thuốc rất phổ biến tại Nhật.

Nấm có thể dùng trong các trường hợp bệnh liên-quan đến Hệ Miễn nhiễm như Ung thư, AIDS, Dị ứng do môi trường, Nhiễm nấm Candida albicans, Dễ bị cảm cúm. Nấm Đông cô cũng rất hữu hiệu để trị sưng phổi và hạ cholesterol.

Theo Y-học Nhật, Nấm giúp cải lão tế bào nơi người cao niên, và giúp giải trừ mệt mỏi nơi người lao lực, làm việc quá sức.

Tại Nhật Lentinan được xem là dược phẩm trong khi đó LEM là một sản phẩm hổ trợ dinh dưỡng. Liều tốt nhất khi dùng Đông cô là từ 6 đến 16 gram nấm khô hoặc 90 gram nấm tươi. Nếu muốn dùng LEM để bảo vệ gan và chống bệnh thì nên dùng 2-6 gram/ ngày chia làm 2-3 lần.

Tham khảo:

Medicinal Mushrooms (C. Hobbs)
The Healing Mushrooms (K.Jones)
Fungi Pharmacopeia (Sinica)

Các tạp chí và tài liệu:

- HerbalGram No 30
- Herbs for Health Jan/Feb 1997
- Cancer Research No 30-1970
- Mushroom Research Institute (Japan 1976)

Xin Lưu ý:

Ðể hiểu rõ thêm về Canh Dưỡng Sinh, quý vị Ðộc giả có thể tham khảo các tài liệu sau đây:

VIỆT NGỮ: Mạng lưới điện toán www.vnfa.com của Hội Thân Hữu Việt Nam, dưới đề mục: Canh Dưỡng Sinh.

Diễn đàn canh dưỡng sinh : www.canhduongsinh.com

ANH NGỮ: Các mạng điện toán:
http//www.healingspirit.com
http//www.annieappleseedproject.org
http//www.healfoods.com
Sách Canh Dưỡng Sinh toàn tập cũng có trên mạng internet:
www.canhduongsinh.co.nr hoặc
www.cds.official.ws

Phụ Bản Cập Nhật

Thành phần vật liệu để nấu canh dưỡng sinh theo trong sách hướng dẫn chỉ có tính cách ước lượng (nhắm chừng). Cho nên một số người sử dụng đã gặp phải sự khó khăn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của quý đồng hương và tham khảo trên mạng internet, chúng tôi đề nghị nên áp dụng theo công thức bằng trọng lượng như sau:

- 1/4 củ cải trắng hoặc 250g
- 1/4 lá củ cải trắng hoặc 50g
- 1/2 củ cà rốt hoặc 150g
- 1/4 củ gobo (ngưu bàng) hoặc 80g củ tươi, nếu dùng củ khô xắt lát thì khoảng 30g.
- 1 tới 2 tai nấm Ðông cô Nhật (tùy theo nấm lớn hay nhỏ)

Nước bằng 3 lần thể tích rau củ nhập lại, hoặc 3 lần trọng lượng của rau củ cũng không sai biệt bao nhiêu.

Công thức này được trích dẫn trong mạng internet www.vnfa.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 301)
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd. Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
17/12/2023(Xem: 930)
Ngày 29/08/2023, Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng, cùng bác Thiện Phước từ Úc Châu về thăm Hòa Thượng Thích Phước Đức, Viện Chủ Chùa Hưng Thiền, TX Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cùng nhóm Phật tử từ thiện Mai Vàng đã tổ chức phóng sanh hơn 01 tấn cá (trên 20 triệu VNĐ). Ni Sư Như Hạnh cùng quý Sư Cô Chùa Hưng Thiền đã lái tàu đưa đoàn ra giữa sông Tiền để thả cá, tại đây TT Nguyên Tạng đã thực hiện nghi thức phóng sanh, sái tịnh, quy y Tam Bảo, hồi hướng công đức cầu siêu cho chư Hương Linh quá vãng cũng như cầu an cho quý Phật tử phát tâm hùn phước phóng sanh. Xin tán thán công đức quý Phật tử Sàigòn và Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu đã đóng góp ngân quỹ để tổ chức phóng sanh kỳ này.
27/10/2023(Xem: 4759)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
17/10/2023(Xem: 899)
Một con heo nặng khoảng 150 kg khuỵu 2 chân trước trước cổng một ngôi chùa ở Chiết Giang - Trung Quốc và chỉ di chuyển sau khi các nhà sư đến tụng kinh. Dẫu vậy, bác bỏ mọi suy đoán mang tính chất mê tín dị đoan, một số cư dân mạng cho rằng con heo này chỉ đang kiếm thức ăn hoặc nghỉ ngơi, số khác giải thích khoa học hơn là nó mắc phải căn bệnh về cơ do thiếu vitamin E.
18/09/2023(Xem: 1062)
Là một đất nước đi lên từ nông nghiệp chúng tôi những người con đất Việt luôn thấu hiểu những giá trị của nông sản nước mình cũng như nỗi niềm và sự cơ cực của người nông dân đất mẹ Bằng trí tuệ tâm huyết sự sáng tạo chúng tôi Loutus Healthy Food đã kết tinh tất cả yêu thương và tự hào vào từng sản phẩm từng món ăn mang đậm phong vị dân tộc Việt Không chỉ là thực phẩm các sản phẩm của Lotus kết nối được những giá trị tinh thần những mơ ước và khát vọng từ người gieo mầm đến với người sử dụng từ người sản xuất đến người tiêu dùng từ bên trong đất nước đến thế giới bên ngoài tạo nên một nguồn năng lượng tuần hoàn và bền vững Hành trình tìm kiếm kết nối sáng tạo những giá trị trên đã cho chúng tôi thấy được giá trị thực chất của cuộc sống này C húng t a cần coi trọng thức ăn coi trọng sức khỏe cơ thể và tâm hồn đ ể mỗi ngày trôi qua đều được sống trọn vẹn trong từng khoảng khắc của sự đủ đầy hài lòng yêu thương trọn vẹn Mỗi sản phẩm của Lotus là một câu chuyện về sự kết n
16/09/2023(Xem: 1338)
Trái cây kỳ diệu - Miracle fruit: Có một thứ quả giúp biến đổi các vị chua, chát, đắng ... đều biến đổi thành vị ngọt, Chanh mất vị chua, dấm ngọt như đường, bia đắng trở nên giống hệt chocolate sữa. Đó là công dụng của một loại quả mọng màu đỏ xuất xứ từ Tây Phi. Tên khoa học là Synsepalum dulcificum hay Richadella dulcifica , ở Hoa Kỳ nó có tên là trái cây kỳ diệu - Miracle fruit.
28/07/2023(Xem: 1054)
Khoảng 11 giờ sáng mồng 2 Tết Mậu Tuất (2018) tại thành phố Fremont, Thông Đạo đang ngồi trò chuyện cùng hai đạo hữu đến chùa Đại Bảo Trang Nghiêm lễ Phật Đầu năm mới, chợt bị một cơn đau kỳ lạ ngay giữa ngực. Trong vòng một bàn tay, từ chấn thủy lên đến cổ, ngực như bị một cái gì nặng cả chục cân đè ép xuống. Thông Đạo vừa ngồi tiếp khách, vừa thầm lặng quan sát cơn đau tăng dần. Có đến 10 phút sau, cơn đau lan ra hai khuỷu vai, lan xuống hai cánh tay trên, làm cho vai và bắp tay bải hoải, rã rời. Cùng lúc, cơn đau dường như không tăng thêm nữa. Sau đó Sư huynh Thông Tạng đi chợ về, Thông Đạo mới về phòng điện thoại hỏi bệnh viện Kaiser
20/06/2023(Xem: 1691)
Nấm Chaga Và Công Dụng Của Nấm Chaga: Trình Bày: ĐĐ Thích Viên Giác TVG PhiLong
03/05/2023(Xem: 125905)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
11/02/2023(Xem: 2629)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con người là vô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”, “Loài vật là thực dưỡng cho con người”, từ những suy nghĩ này, người ta đã hình thành một hệ tư tưởng “con người được ưu tiên sống và được độc tôn quyền sống so với những loài vật khác và con người được quyền sử dụng thân mạng của loài vật khác làm thức ăn cho mình như một đặc ân, như một điều hiển nhiên mà con người được có”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567