Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Kêu Gọi Khẩn Cấp Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Yagi tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam

09/09/202407:59(Xem: 1316)
Thư Kêu Gọi Khẩn Cấp Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Yagi tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam



cuu tro-bao yali-1cuu tro-bao yali-2

tu thien xa hoi uc chau-2024





Thứ hai, 9/9/2024, 01:21 (GMT+7
Trắng tay sau bão Yagi

Quảng NinhMột ngày sau bão Yagi, gia đình anh Vũ Văn Diễn vẫn sống trong cảnh màn trời chiếu đất, toàn bộ sách vở của ba đứa con ướt nhèm, rách nát.

Anh Diễn, 35 tuổi cùng vợ Nguyễn Thị Chi, 35 tuổi là một trong số hàng trăm hộ dân bị thiệt hại nặng nề sau khi bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh trưa 7/9.

Hai ngày trước bão, vợ chồng anh Diễn nhiều lần gọi điện dặn gia đình ở quê Nam Định phải chằng chống nhà cửa bằng bao cát, chuẩn bị lương khô, sạc điện thoại. Với ngôi cấp bốn đi thuê làm cửa hàng ăn rộng 120 m2 ở mặt quốc lộ 18, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, anh mua hàng chục dây thừng buộc chặt các cột nhà vào bốn góc mái tôn, tránh bão giật tung.

Các cây xanh trước cửa nhà cũng được anh Diễn cắt tỉa bớt cành để giảm gánh nặng. Sáng 7/9, khi bão cách đất liền hơn 100 km, trời đổ mưa nặng hạt, không ai dám ra ngoài nên anh đóng cửa không nhận khách.

Căn nhà của anh Diễn bị bão thổi bay mái. Ảnh: Phạm Dự

Ngôi nhà của anh Diễn bị bão thổi bay mái. Ảnh: Phạm Dự

11h30 ngày 7/9, anh Diễn nghe tiếng gió rít liên hồi, mưa dội xuống mái tôn kêu vang trời. Hé cửa vừa lọt một mắt nhìn ra ngoài, anh thấy trời tối sầm, biển quảng cáo, cành cây bay khắp nơi. Chưa kịp khép lại, gió đã quật cửa mở toang. Vợ chồng anh Diễn và con trai lớn phải hò nhau giữ hai cánh cửa để chốt trong.

Trời đang mưa to thì ngớt, gió ngừng rít. Anh Diễn nhớ lời dặn của cụ già trong khu phố "trước trận cuồng phong trời thường trở lặng". Lập tức cả gia đình kéo nhau vào phòng kho phía sau trú ẩn. Vài phút sau, gió xoáy ập đến, mái tôn bị giật tung và thổi bay ra sân sau.

"Vợ và ba đứa con khóc thét, chân tay run lẩy bẩy", anh Diễn kể lại. Dù rất sợ, anh trấn an cả nhà, choàng tay ôm bốn mẹ con lùi vào nhà tắm ẩn nấp. Gió gào thét, mưa xối xả dội xuống liên tục hơn 2 tiếng, cả nhà anh Diễn chỉ dám rời nhà tắm cho tới khi cảm nhận gió nam xuất hiện.

Ngôi nhà vợ chồng anh Diễn thuê được chia làm hai phần. Toàn bộ tầng 1 dùng để bán cơm rang, phở bò. Gác lửng bên trên anh cải tạo thành hình chữ L, rộng khoảng 20 m2, cao 1,5 m để làm phòng học cho ba con và chỗ ngủ của cả nhà. Bão đi qua, mái tôn bị thổi bay, ngôi nhà cấp 4 trống hoác hứng trọn nắng mưa. Toàn bộ sách vở, đồ dùng học tập của ba con ướt nhèm, rách tươm.

Hoài Anh, 8 tuổi, con gái út của anh Diễn cả ngày rầu rĩ, tiếc bộ sách giáo khoa mới dùng được hai ngày. Hai bài tập về nhà cô giáo giao, em hì hục làm cả tối cũng bị gió thổi bay. Hai anh trai Hoài Anh, 11 tuổi và 14 tuổi cũng không biết lấy đồ dùng, sách vở gì để bắt đầu tuần học mới.

Anh Diễn nhẩm tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng. "Quán ăn, cần câu cơm duy nhất của gia đình, phải đóng cửa trong lúc chờ sửa chữa. Đồ đạc sinh hoạt, kinh doanh cũng phải sắm lại để bắt đầu cuộc sống mới", anh nói.

Anh Trần Phi Công đang dọn dẹp lại ngôi nhà sau bão. Ảnh: Giang Huy

Anh Trần Phi Công đang dọn dẹp lại ngôi nhà sau bão. Ảnh: Giang Huy

Cách nhà anh Diễn gần 2 km, hàng chục hộ dân ở phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả cũng tan hoang sau bão. Hầu hết nhà bị bay tấm tôn, cong cửa, gãy cây.

Anh Trần Phi Công, trú phường Cẩm Sơn, kể trước khi bão đổ bộ đã dành hơn nửa ngày dọn dẹp phòng chống bão. Lạc quan bởi ngôi nhà của gia đình luôn đứng vững qua bao mùa gió bão nên anh chỉ cắt tỉa cành cây lớn quanh nhà, cất hoặc vứt bỏ bìa tôn, sắt vụn cùng những vật dụng dễ bị gió thổi bay.

Nhưng ngoài dự tính, trưa 7/9 bão đổ bộ khiến mái tôn cứ phập phồng sắp bung, cửa rung lắc bần bật. Anh Công vội thu dọn bớt điện thoại di động ở buồng ngoài, nơi dùng để kinh doanh, sửa chữa điện thoại. Song chưa thu được bao nhiêu thì gió xoáy ập đến, thổi bay mái tôn.

"Lúc đó tôi đứng trong góc nhà, nghe tiếng động mạnh nên ngước nhìn lên thì thấy mái tôn đang văng ra xa. Chạy nép vào góc tường trong cùng, tôi vẫn bị mảnh sắt bay cứa đứt tay", anh Công nhớ lại.

Mái nhà anh Công trước lợp ngói, kết cấu khung sắt. Một năm trước, do ngói cũ kỹ nên anh chi hơn 150 triệu đồng bắn tôn lạnh. Sau khi mái tôn bị cuốn đi, các trận gió liên tiếp khiến đồ đạc trong nhà anh vỡ vụn. Màn hình tivi, máy vi tính để bàn vỡ làm đôi, ba chiếc xe máy đổ bẹp đè lên nhau. Quần áo bị gió cuốn.

"Bao năm tích cóp sắm sửa được ít đồ đạc, giờ tôi thành tay trắng. Buồn hơn cả là quần áo mới cùng các bộ sách vở, cặp sách, đồ dùng học tập mới tinh của ba đứa con bị rách tươm", anh Công nói.

Thành phố Hạ Long tan hoang sau bão. Ảnh: Giang Huy

Khu phố Cổ, sát công viên Hạ Long, tan hoang sau bão. Ảnh: Giang Huy

Không chỉ TP Cẩm Phả, TP Hạ Long cũng thiệt hại nặng nề do bão Yagi. Toàn bộ cửa hàng kinh doanh nhà hàng, cà phê, đồ lưu niệm ở dãy nhà liền kề thuộc khu ẩm thực phố Cổ, sát công viên Hạ Long, bị gió quật đổ, trơ khung thép. Một ngày khi bão đi qua, toàn khu phố vẫn tan hoang.

Chiều 8/9, vợ chồng ông Vũ Văn Lương, 60 tuổi, cùng 14 nhân viên tất bật bới từng ngóc ngách trong nhà hàng hải sản của gia đình ở đường ven biển Hạ Long để tìm lại đồ còn giá trị sử dụng. Ông đã đầu tư nhà hàng từ 9 tháng trước với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng. Nhà hàng rộng 700 m2, sức chứa 300 khách một lúc và có 14 nhân viên làm việc thường xuyên.

Song bão đã thổi bay toàn bộ phần mái, biển hiệu, khiến nhiều đồ đạc có giá hư hỏng. "Chiều nay tôi đã gọi nhân viên đến xin lỗi, tình thế buộc phải cho tất cả nghỉ việc. Đau lòng lắm, đi hết cơ nghiệp, phải làm lại từ đầu, 14 con người bỗng thất nghiệp mà không biết phải làm sao", ông Lương nói.

Sống vài chục năm ở vùng ven biển Hạ Long, ông Long nói chưa từng chứng kiến cơn bão nào khủng khiếp đến thế. Bình thường bão đổ bộ Quảng Ninh chỉ khoảng 1-2 tiếng là di chuyển sang địa phương khác, nhưng lần này càn quét suốt từ 12h đến 18h với sức gió cấp 11-13 mới sang đến Hải Dương.

UBND tỉnh Quảng Ninh thống kê đến chiều 8/9 có 5 người chết, 157 người bị thương, 19.500 nhà bị tốc mái, 21 phương tiện vận tải thủy, 23 tàu du lịch, 41 tàu cá bị chìm, trôi dạt, hơn 1.297 cột điện bị gãy, 70% cây xanh bị gãy đổ. Hơn 1.100 lồng bè nuôi thủy sản bị chìm hoặc cuốn trôi.

Phạm Dự
https://vnexpress.net/trang-tay-sau-bao-yagi-4790511.html





Chủ nhật, 8/9/2024, 22:26 (GMT+7)

Bến cảng xơ xác sau bão

QUẢNG NINH: Tàu du lịch neo đậu ở cảng Tuần Châu (TP Hạ Long), thuyền bè ở cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) bị sóng đánh chìm, hoặc cuốn trôi khi bão

Yagi đổ bộ.blank

Bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh trưa 7/9, gió ở Bãi Cháy cấp 14, các khu vực khác cấp 12-13, giật cấp 17, mưa rất to. Sau khi bão tan, cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long xơ xác. Hàng chục tàu du lịch bị chìm, ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

blank

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, toàn bộ 398 tàu du lịch, 98 tàu vận chuyển khách tuyến đảo đã trú tránh từ trước 11h ngày 6/9. Tuy nhiên, các tàu vẫn bị đánh chìm tại nơi trú tránh.

Ghi nhận của VnExpress ngày 8/9, tại cảng tàu khách có hơn 20 tàu bị chìm, nhiều nhất là tại âu neo đậu số 2. Phần lớn tàu bị sóng đánh vào phần đuôi, nước biển tràn vào khoang.

blank

Thân tàu bị gió và sóng biển làm biến dạng. Thời điểm bão đổ bộ, nhiều nhân viên trông coi tàu phải tháo chạy lên bờ vì sóng to, gió lớn và các tàu chằng néo xô vào nhau.

blank

Bên trong khoang một tàu du lịch bị chìm, nhiều vật dụng đã hư hỏng, nhiều giấy tờ của tàu và thuyền viên có nguy cơ thất lạc. Thân tàu ngâm nước nên sau khi trục vớt sẽ phải làm lại nội thất.

blank

Một tàu bị ngập đến buồng lái, phần trần ốp phía trên bị sóng đánh bong tróc.

blank

Sau bão, nhiều thuyền viên, chủ tàu đã đến bến cảng tìm kiếm giấy tờ, liên hệ các công ty trục vớt để sớm sửa chữa. Chủ tàu ước tính chi phí trục vớt khoảng 100 triệu đồng/tàu, sau đó đưa đi sửa chữa mất khoảng một tháng mới có thể hoạt động trở lại.

blank

Một góc bến cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu sau bão Yagi. Mùa du lịch, nơi này nhộn nhịp tàu vào ra, du khách đứng đợi.

blank

Cảng Cái Rồng, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn là nơi trú tránh bão của tàu cá, các bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long.

Loạt ôtô bị cây đổ đè bẹp trong bão Yagi

HÀ NỘIBão số 3 quét qua thủ đô gây mưa và giông lốc khiến nhiều cây bị đổ đè vào nhiều ôtô.

blank

Thủ đô Hà Nội là một trong những tỉnh, thành ở phía Bắc hứng chịu bão Yagi đổ bộ vào chiều muộn đến tối ngày 7/9. Gió bão giật cấp 10 sau nhiều giờ càn quét khiến số lượng lớn cây bị quật đổ nằm la liệt khắp nơi trong thành phố. Thống kê ban đầu của Cục cứu nạn - Cứu hộ, Bộ Quốc phòng có khoảng 17.000 cây thiệt hại, trong số đó, không ít cây đổ vào những chiếc ôtô đỗ bên cạnh.

Trong hình là chiếc Kia Morning đời cũ bị cây đổ ngang tại bán đảo Linh Đàm, một trong những chiếc xe thiệt hại nặng nề nhất tại Hà Nội trong đợt bão này. Với thiệt hại này, theo thợ sửa xe kinh nghiệm, rất khó để phục hồi, vì tiền công sửa chữa thậm chí đắt hơn nhiều giá trị xe, đồng thời không đảm bảo an toàn nếu tạo hình trở lại. Ảnh: Lộc Chung

blank

Chiếc VinFast VF8 bị cây đổ đè ở phố Hương Viên, Hai Bà Trưng. Khi bão về, vị trí cạnh các cây to, tường cũ, nhà lợp tôn không kiên cố là những nơi rủi ro lớn nếu đỗ xe.

blank

Chiếc Mitsubishi Jolie trên phố Cầu Giấy bị cây to đè bẹp phần cột C, D và nóc. Với những trường hợp xe bị bẹp nặng, cần dùng máy chuyên dụng để kéo khung trở lại vị trí ban đầu, gò tạo hình và hàn lại nếu có đứt, gãy. Chi phí phục hồi khá tốn kém, có thể tới hàng chục hoặc cả trăm triệu đồng. Ảnh: Lộc Chung

blank

Quanh khu đô thị Xa La, nhiều cây bật gốc, bao vây xe đỗ trên vỉa hè. Sáng 8/9, cư dân các chung cư cùng lực lượng chức năng quanh Hà Nội cấp tập cưa cây, dọn rác để tạo lối di chuyển.

blank

Một chiếc Mazda3 bị cây đè bẹp từ phía sau trong khu đô thị Xa La.

Nếu người dùng không mua bảo hiểm vật chất (thân vỏ), toàn bộ chi phí sửa xe sẽ do chủ xe chịu. Nếu mua bảo hiểm, tuỳ thuộc vào điều khoản trong hợp đồng để xác định xe có được bảo hiểm bồi thường hay không.

blank

Không chỉ cây đổ, cây bật gốc, nhiều nơi xe bị cành cây gãy rơi đè vào như chiếc Kia Forte ở gần chung cư CT4-X2 Linh Đàm.

blank

Một phần kính lái của Honda City bị vỡ, nóc bị đè bẹp tại khu đô thị Văn Quán.

blank

Không chỉ cây đổ, những biển quảng cáo kiên cố ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đầu phố Ngô Quyền cũng "gục ngã", đè vào ôtô Lexus sáng 8/9.

blank

Vốn là nơi có nhiều chung cư cao tầng, mật độ cư dân lớn lại thiếu chỗ đỗ xe kiên cố, bán đảo Linh Đàm là nơi ghi nhận lượng xe bị cây đổ nhiều bậc nhất Hà Nội vì các xe phải đỗ xung quanh vỉa hè, nơi có nhiều cây lớn.

Trong hình chiếc Mercedes E-class bị hai thân cây lớn đổ lên đầu và nóc xe. Ảnh: Lộc Chung

blank

Trong khi gần đó, chiếc Mazda3 bị bao vây "không lối thoát". Ảnh: Lộc Chung

blank

Nhiều người dân cùng lực lượng chức năng giải phóng cây bị đổ.

Bão Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua tại Vịnh Bắc Bộ, đổ bộ vào vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh trưa ngày 7/9, sau đó đi sâu vào đất liền, gây gió giật mạnh, mưa lớn cho nhiều tỉnh, thành.

Theo Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Quốc phòng, tổng hợp đến 10h ngày 8/9. bão Yagi đã làm 14 người chết, trong đó 4 người ở Quảng Ninh, 4 người ở Hòa Bình, 3 người ở Hà Nội; Hải Phòng, Hải Dương, Quân khu 3 mỗi nơi có một người chết. Ngoài ra, 176 người bị thương, chủ yếu ở Quảng Ninh.

Ảnh: Lộc Chung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2016(Xem: 8354)
* HỘI TỪ THIỆN BUDDHA HEART FOUNDATION - HIỀN NHƯ TỊNH THẤT ĐÃ BƯỚC VÀO SINH HOẠT. XIN QÚY VỊ HẢO TÂM QUAN TÂM GIÚP ĐỠ.
01/11/2016(Xem: 4508)
Ngày 30/10/2016 tại khoa mắt bệnh viện Nguyễn Trãi đã tiến hành phẩu thuật mắt cho 100 bệnh nhân nghèo ở tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tây Ninh. Đây là đợt phẩu thuật mắt lần thứ 40.Do Hội ICAN và gia đình nha sĩ Tuấn, Mai cùng các bạn trong và ngoài nước tài trợ.
31/10/2016(Xem: 4558)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước. Khi biết nước tới chân, mới vội vàng gom đồ mà chạy. Nhưng không kịp. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, gần một trăm nghìn ngôi nhà bị ngập nước; những nơi đất thấp, nước lên tận mái nhà.
28/10/2016(Xem: 4462)
Phái đoàn do Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai, Trụ Trì NPĐ An Lạc Hạnh kiêm Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội Giáo Hội cùng Quý Thầy, Quý Sư Cô tại Quảng Trị, Huế và Quý Thầy, quý Sư Cô (Khóa 5 Học Viên PGVN) đã đến các điạ điểm như trên trao 900 phần học bổng và bảo hiểm, mỗi phần gồm có 700 ngàn (tiền VN), Gia đình Nguyên Nhật Diệu (Phật tử TV Quảng Đức) có trao tặng 120 phần quà cho các cụ già neo đơn. Phái đoàn từ thiện chúng con xin thành tâm tán thán công đức của quý mạnh thường quân đã ủng hộ chuyến đi này: Thượng Tọa Thích Tâm Phương (Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện của Giáo Hội): $3000; Ni Sư Thích Nữ Chân Kim (Chùa Phật Quang): $3000, số còn lại do Phật tử Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, Lalor, ủng hộ. Chương trình từ thiện giúp học bổng này, phái đoàn chúng con đã âm thầm thực hiện từ 10 năm nay, cầu Phật gia hộ cho chúng con tiếp tục công việc này trong những năm tới.
22/10/2016(Xem: 8983)
Thông Bạch Tổ Chức Kỳ Nguyện và Cứu Trợ Miền Trung VN
21/10/2016(Xem: 10629)
Thông Cáo Về Việc Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt tại Miền Trung VN
21/10/2016(Xem: 5408)
Sau những trận mưa lớn liên tiếp, nước ngập suốt 4 ngày chưa rút khiến cuộc sống của nhiều người dân Sài Gòn bị đảo lộn. Nhiều người ăn mì gói thay cơm, ngủ ngồi thậm chí mấy ngày không thể tắm vì không còn quần áo.
21/07/2016(Xem: 5627)
"Hiểu và Thương" là tiêu chí của nhóm Tiếp Hiện, hậu thân của đoàn Thanh niên Phụng sự Xã hội vào thập niên 1966. Trong giai đoạn chiến tranh tàn khốc, người dân miền quê bị mất nhà, tiêu mạng, Thiền sư Thich Nhất Hạnh đã sáng lập đoàn "Thanh niên Phụng sự Xã hội" vào tận vùng giao chiến để giúp đỡ
20/06/2016(Xem: 5953)
Ai cũng biết cuộc vượt biên, vượt biển sau ngày 30/4/1975 của người Việt là cuộc vượt biên lớn lao nhất của thế giới. Nhìn lại tuyến đường này, nhiều người còn cảm thấy hãi hùng, khiếp sợ. Cuộc hành trình tìm tự do được đánh đổi cả bằng mạng sống của mình và của chính gia đình mình. Cho dù hiện tại, cuộc vượt biển vẫn còn tiếp tục, cuộc vượt biên vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng cuộc tổng kết của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (Cao Ủy) chỉ tính từ 1975 tới 1990
11/04/2016(Xem: 5570)
Cộng đồng người Việt định cư tại Úc thế là đã được 40 năm, một cuộc hành trình tuy không dài nhưng vô cùng có ý nghĩa trong xã hội chính mạch Úc. Quý vị đã bước ra khỏi một đất nước đầy thảm họa giữa thập niên 1970 để đến Úc trong những năm đầu với muôn vàn khó khăn và đến nay vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 đã xây dựng được một cộng đồng thân thiện và được trọng nể. Các thế hệ thứ hai, thứ ba ra đời càng ngày càng đông với những bác sĩ, luật sư, kỹ sư, chuyên viên, thợ lành nghề. Từ đa số là lực lượng công nhân trong các hãng xưởng lúc đầu ngày nay cộng đồng người Việt đã hình thành được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng tuy chưa nguy nga nhưng có đủ phương tiện để cho con em ăn học đàng hoàng và có cuộc sống ổn định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]