Hơn 10.000 con lạc đà sẽ bị chính phủ Australia bắn chết vì uống hết nước vùng hạn hán
Vì uống hết nước tại khu vực hạn hán và thải ra khí mê-tan gây ô nhiễm môi trường nên hơn 10.000 con lạc đà hoang tại phía Nam Australia sẽ bị chính phủ nước này tiêu diệt.
Theo Daily Mail, hơn 10.000 con lạc đà hoang dã ở phía Nam của Australia sẽ bị chính phủ nước này tiêu diệt vì uống hết nước tại khu vực hạn hán.
Chúng sẽ bị giết bởi các tay súng chuyên nghiệp ngồi trong các máy bay trực thăng. Công việc này sẽ bắt đầu vào thứ Tư trong tuần này (tính theo giờ Australia). Việc tiêu hủy dự kiến mất 5 ngày.
Những con lạc đà hoang sẽ bị bắn chết
Hiện nay, người dân Australia đang phàn nàn khá nhiều về việc động vật hoang dã xâm chiếm tài sản của họ để tìm kiếm nước. Những con lạc đà hoang đã quật đổ hàng rào, xông vào trong nhà dân và cố gắng lấy nước qua máy điều hoà.
Bên cạnh đó, lạc đà cũng bị cho là góp phần vào sự nóng lên toàn cầu khi chúng thải ra khí mê-tan tương đương với một tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm (tương tương 400.000 xe hơi trên đường).
Trong điều kiện thời tiết nóng bức và khắc nghiệt tại Australia thì điều này làm mọi người cảm thấy vô cùng khó chịu.
Lạc đà hoang trên sa mạc Simpson ở miền trung Australia. Ảnh: News.com.au.
Việc tiêu diệt lạc đà dự kiến sẽ kéo dài trong 5 ngày. Trước đó, cộng đồng dân cư trong khu vực nhiều lần phàn nàn lạc đà hoang dã xâm chiếm đất đai của họ để tìm nước uống.
Kế hoạch trên nằm trong nỗ lực kiểm soát số lượng lạc đà ở khu vực hẻo lánh phía tây bắc của bang South Australia. Những người đứng đầu AYP thông qua kế hoạch tiêu diệt hàng loạt và nhấn mạnh lạc đà hoang dã đang gây thiệt hại trên diện rộng cho cộng đồng dân cư địa phương. "Chúng tôi phải đối mặt với điều kiện ngột ngạt khó chịu vì lạc đà liên tục mò tới, phá đổ hàng rào, lang thang quanh nhà và tìm cách tiếp cận nguồn nước qua điều hòa", Marita Baker, ủy viên hội đồng chấp hành APY, cho biết.
Theo phát ngôn viên Cơ quan Môi trường và Nước sạch bang South Australia, nhiều cư dân ở phía tây APY tập trung lạc đà để bán, nhưng cách này không giúp kiểm soát số lượng lạc đà đông đúc trong thời tiết khô hạn.
Các chuyên gia cho biết có hơn 1,2 triệu con lạc đà hoang dã ở Australia, chủ yếu phân bố ở miền trung đất nước. Nhưng chúng tiếp tục mở rộng nơi sinh sống, bao gồm đất trang trại ở các quận ven biển phía đông nam bang Western Australia. Loài động vật du mục trên sa mạc này di cư khỏi những nơi khô hạn ở Nullarbor và Goldfields để tìm thức ăn và nước uống.
Theo Cơ quan Báo cáo Môi trường Australia (ASER), lạc đà được đưa tới Australia vào khoảng năm 1840. Năm 2008, ước tính 1 triệu con lạc đà sống lang thang ở vùng đất khô cằn ở các bang Western Australia, Northern Territory, South Australia và Queensland. Các nỗ lực tiêu diệt trong khoảng năm 2009 - 2013 chỉ giết chết 160.000 con lạc đà.
An Khang (Theo News.com.au)
Australia bắn chết hơn 10.000 con lạc đà từ trực thăng vì uống quá nhiều nước
Hơn 10.000 con lạc đà sẽ bị bắn chết từ máy bay trực thăng để ngăn chúng uống quá nhiều nước ở bang South Australia đang hạn hán.
Hơn 10.000 con lạc đã sẽ bị thủ tiêu trên khắp Australia trong bối cảnh cháy rừng đang diễn ra nghiêm trọng.
Các tay súng chuyên nghiệp sẽ bắt đầu hoạt động thủ tiêu hơn 10.000 con lạc đà từ ngày 8/1 theo lệnh từ các lãnh đạo ở vùng Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY).
Hoạt động trên được triển khai sau khi người dân địa phương phàn nàn việc lạc đà xâm nhập vào nơi họ sinh sống và phá hoại khi chúng tìm kiếm nguồn nước, bao gồm cả ở vòi và bể nước.
“Chúng tôi bị mắc kẹt trong điều kiện nóng bức và khó chịu, cảm thấy không khỏe bởi những con lạc đà đến và phá hàng rào, vào trong nhà qua máy điều hòa để tìm nước uống”, Marita Baker, thành viên hội đồng lãnh đạo của APY cho hay.
Theo The Australian, lạc đà bị loại bỏ do nguyên nhân khác là lo ngại về lượng khí thải nhà kính. Lạc đà thải khí metan tương đương 1 tấn carbon dioxide mỗi năm.
Người phát ngôn của Cơ quan Môi trường và Nước bang South Australia cho biết, số lượng lạc đà ngày càng tăng đã gây ra một số vấn đề trong khu vực. Chúng bao gồm: thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm cho các hộ gia đình và cộng đồng, tăng áp lực chăn thả trên khắp vùng đất của APY và các vấn đề về phúc lợi động vật khi một số con lạc đà chết khát hoặc giẫm đạp lên nhau để giành nước uống.
Trong một số trường hợp, động vật chết đã làm ô nhiễm nguồn nước và nhiều địa điểm văn hóa quan trọng.
Hoạt động kiểm soát số lượng lạc đà ước tính 1,2 triệu con trên cả nước Australia dự kiến kéo dài 5 ngày.
Xác của chúng sẽ được để khô trước khi bị đốt cháy hoặc chôn.
Lạc du nhập Australia từ Ấn Độ và Afghanistan trong thế kỷ 19 và được sử dụng cho hoạt động giao thông và xây dựng. Nếu việc loại bỏ không diễn ra, số lượng lạc đà sẽ tăng gấp đôi cứ sau 8 đến 10 năm.
Quyết định thủ tiêu hơn 10.000 con lạc đà được đưa ra trong bối cảnh hơn 1 tỷ động vật đã chết do cháy rừng hoành hành khắp Australia những tháng qua.
Chris Dickman, một nhà sinh thái học tại Đại học Sydney, nói với HuffPost rằng, con số ước tính gần nửa triệu sinh vật ở Australia chết do cháy rừng là chưa đúng vì nó chưa bao gồm các loài như dơi, ếch và động vật không xương sống.
Các nhà bảo tồn và chuyên gia động vật hoang dã lo ngại cháy rừng nghiêm trọng có thể đẩy một số loài động vật tới mức tuyệt chủng.
Các quần thể thú có túi nhỏ gọi là dunnart và vẹt mào đen bóng có thể đã biến mất hoàn toàn sau khi hỏa hoạn thiêu rụi 1/3 đảo Kangaroo.
Mô Phật ! Không có giải pháp nào khác hơn sao . Giết chúng rồi xác chết sình thối lại gây ô nhiễm môi trường.
Cầu nguyện cho chúng đừng trở lại kiếp lạc đà cực khổ . 🙏🏻🙏🏻🙏🏻
Gần 1.000 suất quà đã được chuyển tới cho các trẻ nghèo ở xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên để giúp các em chống chọi với cái giá lạnh vùng cao đang chuẩn bị tràn về.
Chúng tôi tới thăm các em nhỏ Điện Biên vào một ngày đầu tháng 11, khi cái nắng hanh hao cuối thu ở đồng bằng đang dần lụi tắt cũng là lúc cái giá lạnh vùng cao đang lăm le xâm chiếm và chế ngự khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nghĩ tới đó thôi, trước mắt chúng tôi đã hiện ra hình ảnh những đứa trẻ nhỏ cởi trần hoặc áo đứt cúc, dép tổ ong sờn rách hoặc đi chân đất… hay một nhóm nhỏ vài ba em cùng nhau quay quần quanh những niêu cơm đen đen, bé xíu, lạnh tanh và đạm bạc.
TT Thích Tâm Phương
TT Thích Phổ Hương
ĐĐ Thích Viên Trí
thuộc Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội của Giáo Hội
ủy lạo đồng bào và học sinh nghèo tại quê nhà Việt Nam ở các nơi:
- Hồng Ngự, Đồng Tháp
- Mỹ Sơn, Quảng Nam
- Đắk Lắk, Buôn Mê Thuộc
Vào đầu tháng 11 năm 2011
Vừa qua chúng tôi đi ủy lạo đồng bào nghèo ở Miền Tây Việt Nam, có nhiều nơi còn cơ cực nghèo khổ, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Tại Tỉnh Đồng Tháp cần làm một cây cầu sắt và gỗ với kinh phí khiêm tốn là 180 triệu đồng và một căn nhà tình nghĩa lợp tôn với giá 10 triệu đồng VN.
Giao điểm cuối năm 2010 băng qua 2011, cả thế giới và nhân loại của trái đất này đều thảng thốt, bàng hoàng, kinh hãi chứng kiến, nhìn thấy, xót xa cho những Trận Đại Thiên Tai Liên Hoàn liên tục xảy ra trên toàn lãnh thổ Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan.
Nhờ vào lòng nhân ái và yêu thương của mọi người đã hỗ trợ và giúp đỡ cho chương trình Niềm Hy Vọng Cho Sự Sống Đến Người Cùng Khổ sau hai chương trình gây quỹ vào ngày Chủ Nhật 07/03/2010 và Thứ Sáu 12/03/2010.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
Cầu nguyện cho chúng đừng trở lại kiếp lạc đà cực khổ . 🙏🏻🙏🏻🙏🏻