Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa thượng chân đất cưu mang hàng trăm mảnh đời

13/03/201506:02(Xem: 5057)
Hòa thượng chân đất cưu mang hàng trăm mảnh đời
Thich Dinh TanhHòa thượng chân đất cưu mang hàng trăm mảnh đời
Khánh Ly (Vnexpress.net)
Thượng tọa Thích Đình Tánh bước ra cổng chùa Cẩm Phong, nhìn thấy em bé còn đỏ hỏn bị đặt trên đất, đầu to bất thường, khuôn mặt dị tật, không lỗ tai. Thầy ôm em vào chùa tắm rửa, mời bác sĩ khám.
 
Vị bác sĩ lắc đầu: “Đứa trẻ này dị tật hiếm gặp, thầy nuôi được tới chừng nào hay chừng đó”. Sư thầy mất ngủ mấy đêm liền, hễ nhắm mắt là thấy hình ảnh con bé đỏ hỏn đang ngoi ngóp thở, đòi được sống. Ông quyết định cố nuôi nấng chăm sóc đứa trẻ bất hạnh.
Đã 6 năm từ buổi chiều năm 2008 đó, bé Lê Thị Minh Ngân giờ đã 6 tuổi, bước vào lớp 1, bắt đầu hành trình đi tìm những con chữ đầu tiên cho mình. Em tập đếm nhưng chỉ được từ một đến 10, viết nguệch ngoạc những con chữ vỡ lòng. Ngân ham học, ham đến trường bất chấp ánh nhìn xa lánh và sợ sệt của bạn bè, thầy cô, người lạ. Đằng sau khuôn mặt dị tật là tâm hồn trẻ con vui tươi, trong sáng và khát khao được đến trường.
DSC-0199-6726-1419250267.jpg
Ngân hào hứng tham gia các trò chơi ngày Giáng sinh do một nhóm từ thiện tổ chức tại trung tâm. Ảnh: Khánh Ly.
Ngân không biết quê hương hay đấng sinh thành, chùa Cẩm Phong và nay là Trung tâm bảo trợ trẻ em Mây Ngàn là gia đình, là tất cả những gì cô bé có trong cuộc sống này. Ở đây Ngân có các anh chị em không máu mủ ruột rà nhưng gắn bó, cùng đi học, cùng chơi và sẻ chia những bữa ăn đạm bạc mà nghĩa tình.
Một buổi trưa nắng nóng ở Tây Ninh, hình ảnh Ngân trên vai người phụ nữ đến làm công tác từ thiện đã được nhiếp ảnh gia Huỳnh Lê Tuấn chụp lại. Bức ảnh sau đó được gửi tham gia Cuộc thi Ảnh nghệ thuật VnExpress 2014 và nhận được sự đồng cảm của nhiều người xem.
 
hoi-am-tam-hon-6625-1419250268.jpg
Bức ảnh "Hơi ấm tâm hồn" của tác giả Huỳnh Lê Tuấn lay động nhiều trái tim độc giả VnExpress.
Ngân là một trong vô vàn em nhỏ ở ngôi chùa này, nơi hình thành Trung tâm bảo trợ trẻ em Mây Ngàn. Cha đẻ của nơi cưu mang 140 cụ già, 68 số phận trẻ thơ này là Thượng tọa Thích Đình Tánh, 63 tuổi, quê quán Tây Ninh. Các tăng ni, phật tử quen gọi thầy với cái tên bình dân: "Hòa thượng chân đất".
Nhà sư đi chân đất từ những ngày thơ bé tu tập, chân tay thoăn thoắt làm lụng. Nhiều phật tử thấy thế mua giày dép biếu thầy nhưng chỉ mang được vài hôm ông lại đi chân đất, cười bảo: "Thầy quen rồi". Những người biết thầy đều đồng tình cái tên “Hòa thượng chân đất” cũng hợp với tính cách bình dân và phong thái đáng mến, gần gũi của vị chủ trì.
Vào chùa từ ngày 13 tuổi, sư thầy đã nuôi ước mơ giúp đỡ những người cơ nhỡ, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Quá trình tu tập giúp thầy nhận ra có vô vàn người khó khăn hơn mình, công việc nhà chùa không gói gọn trong việc gõ mõ, tụng kinh mà cần ra đời, thấu hiểu nỗi đau và giúp được họ chút nào hay chút đó. “Số phận các em nghiệt ngã không đồng nghĩa một tương lai xám xịt, tâm nguyện lớn nhất của tôi là trở thành điểm tựa, chắp đôi cánh nhỏ cho các em có phần đời tươi sáng hơn”, nhà sư chia sẻ.
 
5_1419250933.jpg
Hòa thượng chân đất Thích Đình Tánh. Ảnh: Khánh Ly.
Hai mươi năm ròng một tay thầy lèo lái mái ấm, làm đủ nghề: Lo tang lễ, làm dưa muối, mắm thái, đồ chay, kho đồ chua để gom góp, lo toan chi phí cho "đại gia đình". Tiền điện mỗi tháng 11 triệu đồng, lượng gạo mỗi ngày 80 đến 90 kg, tiền lương trả cho nhân viên có tháng gần 50 triệu đồng là những con số không hề nhỏ. Thầy chủ trì vận động những tấm lòng hảo tâm và xoay sở bằng nhiều hình thức kinh doanh.
Những ngày đầu nhà sư muối dưa ra chợ ngồi bán từng túi nilon nhỏ. Năm 2005, chùa ký hợp đồng muối chua cho công ty Hàn Quốc, doanh thu mỗi năm lên cả nửa tỷ đồng. Không nề khó ngại khổ, sư thầy xắn tay vào thái bắp cải, phơi cải, đi thu mua, sắp đặt nhà bếp. Chẳng lúc nào ông ngơi tay, bàn chân trần vẫn thoăn thoắt trên gió cát Tây Ninh để kiếm thêm từng khoản nhỏ trang trải chi phí cho cuộc sống của hơn trăm con người. Những đợt cao điểm, sư thầy thu mua hàng tấn dưa cải, bắp cải về thức thâu đêm để chế biến, bỏ cho các mối quen.
Một ngày của sư thầy bắt đầu từ trước 4h, thực hành công phu, ngồi thiền, sau đó là xắn tay áo lo chu tất các công việc lớn nhỏ trong chùa, thoăn thoắt xuống bếp thái rau củ, làm bếp và mệt nhoài cho đến đêm khuya. 
Những số phận người già vào chùa, có người đau nặng, tên tuổi chẳng nhớ, bệnh nặng ra đi, thầy lo ma chay chu đáo mọi bề. Duy có cái tên người mất được thay thế bằng “Lê Thị Hết”, “Lê Văn Bỏ”... khiến thầy bùi ngùi, không yên. Những cái tên day dứt tâm trạng người ở lại bởi một phận người đã về với cát bụi mà thậm chí chẳng còn một cái tên mang theo.
Thành lập được Trung tâm Mây Ngàn, thầy vẫn chưa dám tin là sự thật, nhờ tấm lòng sẻ chia của tăng ni, phật tử. Ông tâm sự: “Nếu không có tấm lòng của mọi người, một mình thầy không bao giờ hoàn thành được tâm nguyện, tôi biết ơn vô cùng".
Mảnh đất 4 mẫu đầm lầy ven sông xã Cẩm Giang, Gò Dầu, được một doanh nghiệp hỗ trợ, tốn kém công sức vật lực để lấp đất lên cao 2 m và được gia đình ông Nguyễn Hữu Chinh ở quận 2, TP HCM, hỗ trợ thiết kế xây dựng. Tâm nguyện của thầy cũng tròn vẹn một phần khi các cụ, các em nhỏ có một chỗ ở cao ráo, đàng hoàng hơn trước. 
Đã tiếp nhận không biết bao nhiêu hoàn cảnh, nhưng lúc có taxi hay xe ôm chở người già yếu đến viện dưỡng lão bỏ lại, thầy lại lo lắng. Thầy lo kinh phí của trung tâm rất có hạn, liệu có đảm bảo cho mọi người cuộc sống đủ đầy. Trẻ con thì nằm trong những bọc giấy, thùng các tông đặt trước cửa chùa, có trường hợp bé bị thả trôi sông được thầy cứu kịp thời đưa về nuôi, thấm thoắt nay em đã vào lớp 8.
Những đứa trẻ đầu tiên đến với thầy, có 3 em đang học đại học ở Sài Gòn. Nhà sư luôn mơ ước về tương lai tốt đẹp của những đứa nhỏ, chúng lớn lên, học thành tài, đóng góp cho xã hội. Sư thầy say sưa kể về những đứa học trò tuổi đôi mươi được nhận nuôi từ ngày còn đỏ hỏn trước cổng chùa: "Mỗi thành công của tụi nhỏ là một món quà".

Những mảnh đời ở Trung tâm Mây Ngàn

140 người già neo đơn, gần 70 em nhỏ số phận kém may mắn cùng quây quần trong mái nhà chung là Trung tâm bảo trợ Mây Ngàn, Gò Dầu, Tây Ninh do vị chủ trì Thích Đình Tánh một tay lo liệu, vun vén.
6_1419297610.jpg
Trung tâm bảo trợ trẻ em Mây Ngàn được thành lập từ năm 1996, trước đây ở trong chùa Cẩm Phong, được xây dựng khang trang từ 7 tháng nay nhờ sự đóng góp của các nhà hảo tâm. Mỗi em nhỏ học tiểu học có một góc học tập với kệ sách riêng, gọn gàng, ngay ngắn.
1_1419297660.jpg
Cứ 4-5 em được chia ra từng phòng theo độ tuổi, có một bảo mẫu chăm sóc. Những em lớn hơn, từ lớp 1 đã có 3 tháng hè tu tập, buổi tối tụng kinh. Các chú tiểu nhỏ đã có thể đi phụ thầy tụng kinh cho những đám ma chay. Mỗi em bé có một số phận riêng, có em đến từ miền Bắc xa xôi, cùng nương tựa dưới mái ấm chất chứa tình người ở Tây Ninh.
2-3_1419297695.jpg
Lê Minh Phát và Lê Minh Phước là cặp sinh đôi hơn 2 tuổi được vị chủ trì ẵm từ Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM, về từ ngày vừa lọt lòng mẹ. Mẹ em một thân một mình đi sinh, thiếu tiền viện phí, sức khỏe yếu, ca mổ gặp tai biến phải lựa chọn cứu mẹ hoặc con. Ngày 2 đứa bé oe oe cất tiếng khóc chào đời, mẹ em cũng ra đi. Thầy chủ trì biết được hoàn cảnh, lên thành phố lo mai táng, trả viện phí, đón 2 em về chùa từ ngày đó.
2_1419297736.jpg
Lê Minh Xích Thố là tên do chùa đặt, vì em sinh nhằm ngày rằm, năm Ngọ được lấy theo họ của sư chủ trì, vừa tròn 1 tháng 3 ngày tuổi. Người ở chùa tìm thấy em lúc còn chưa được cắt rốn, lấm lem trước cổng, bị kiến đốt. Thông báo về bé phát trên đài phát thanh để mong em được nhận về từ nửa tháng nay nhưng không có hồi âm. 10 ngày nữa chùa sẽ đi làm giấy khai sinh cho em. Em nhỏ bé, say ngủ vì vừa bú xong sữa.
3_1419297780.jpg
Vú nuôi của em là chị Lê Thị Hồng Vân dùng những kinh nghiệm chăm sóc con cái ruột thịt và tình thương để chăm cho những đứa con của chùa. Chị vú chia sẻ: “Thấy thương những đứa trẻ chưa biết hơi mẹ, lớn lên với sữa bình nên dù có thức giấc giữa khuya để cho trẻ bú hay thay tã tôi thấy như đang chăm con ruột”.
4-Copy_1419297847.jpg
Em Phùng Thúy Nhi, 14 tuổi, vì ốm đau nên chỉ mới học lớp 2, trường Tiểu học Bến Đình, Gò Dầu, Tây Ninh. Nhi bị hở môi hàm ếch đã được phẫu thuật lành và bệnh tim bẩm sinh. Em bị tật cột sống chèn ép tim nên phải tiến hành ca mổ cột sống trước mổ tim. Mỗi lần căn bệnh tim tái phát, cả người em sưng tím và sức khỏe yếu hẳn đi. Nhi ham học, mê vẽ. Em khoe những bức tranh đủ màu sắc mà em say mê vẽ. Nhi hay mắc cỡ, thỏ thẻ ước mơ trở thành một họa sĩ. Cô bé lớp 2 say sưa đọc những cuốn truyện tranh mượn được trên trường. Một thư viện mini chứa đầy sách báo cho các em nhỏ là mơ ước mà tập thể trung tâm bảo trợ dù rất mong muốn, vẫn chưa thực hiện được.
 
DSC-0219_1419298442.jpg
Giờ ngủ trưa của 5 đứa trẻ trên những chiếc giường bé con.
 
3-Copy_1419297950.jpg
Ánh mắt trong veo, vẻ kháu khỉnh của cậu bé gần 7 tháng tuổi Lê Minh Bích Lư. Em bị bỏ rơi trước cổng chùa khi còn rất bé, được các vú nuôi chăm sóc.
7-Copy_1419298098_1419298107.jpg
Hai mẹ con bà Vũ Thị Tuyết, 64 tuổi và con trai Bùi Thành Chung tìm đến nương náu dưới mái ấm Mây Ngàn từ 2 năm nay. Hai mẹ con ở Hải Dương, người con bị đau nặng mà nghề dán giấy vàng mã thu nhập 20.000 đồng mỗi ngày không đủ chi phí. Có cơ duyên vào với trung tâm, hai mẹ con bà nương tựa vào chùa, bà phụ giúp công quả, con trai cũng có chỗ nương náu tốt hơn để sức khỏe ổn định. "Nhớ quê lắm nhưng chắc còn lâu mới được về vì đường xa cách trở. Vào đây ở với chùa, cuộc sống yên tịnh, đỡ nhọc nhằn hơn xưa", bà Tuyết cho biết.
7_1419298160.jpg
Cả trung tâm mới được xây dựng được 7 tháng, khang trang hơn  chỗ ở cũ với 19 phòng. Riêng nơi ở của các cụ bị bại liệt vẫn còn đang lợp mái tranh, mái phên và gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hòa thượng Thích Đình Tánh đang tích cóp và kêu gọi thêm các nhà hảo tâm chung tay xây dựng khu vực này kiên cố, có chỗ đi vệ sinh tại chỗ phục vụ cho những người có sức khỏe yếu, không thể di chuyển.
8-Copy_1419299421.jpg
Một bữa cơm trưa của các em nhỏ được sự tài trợ, chăm lo của các nhà hảo tâm từ TP HCM. 
DSC-0263_1419298265.jpg
Cụ bà 80 tuổi, quê Tây Ninh, 5 năm nay ở tại trung tâm. Với bà, gia đình bây giờ là những người bạn già chung phòng. "Mình già rồi, chỉ muốn còn sống ngày nào cũng vui, không bệnh tật, nhắm mắt xuôi tay vẫn được ở lại với đất đai quê nhà".
Khánh Ly
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2020(Xem: 4818)
Kể từ khi bắt đầu thực hiện các buổi cứu trợ nạn đói do Dịch Covid ở bang Bihar India đến nay, phần nhiều chúng con, chúng tôi thường đi phát chẩn ở các vùng xa Bồ Đề Đạo Tràng tầm 20 đến ngoài 30 cây số, bởi vì chúng con, chúng tôi nghĩ rằng dân chúng vùng BDDT ít nhiều cũng đã được các chùa chung quanh ngôi Đại Tháp cứu trợ. Tuy nhiên vào thời điểm này mùa hành hương đã đến, Bodhgaya không bóng khách hành hương, dân chúng quen sống nhờ khách du lịch càng lúc càng rơi vào tình cảnh túng thiếu ngặt nghèo. Vì vậy từ khoảng thời gian này trở đi, chúng con, chúng tôi sẽ ưu tiên chia sẻ đến những ngôi làng gần Cội Bồ Đề nơi Thế Tôn thành Đạo.
07/10/2020(Xem: 6697)
Tu Viện Vạn Hạnh tọa lạc tại số 2507 Độc Lập (trước đây là quốc lộ 51), tổ 1, khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa—Vũng Tàu được thiết lập vào năm 1970, do cố Hòa Thượng Thích Đồng Huy khai khẩn đất rừng núi Thị Vãi để tạo dựng nên. Tuy nhiên, suốt cuộc đời của Hòa Thượng chỉ biết dâng hiến cho đạo pháp và dân tộc, sống tri túc đạm bạc nên không chú trọng đến việc xây cất cơ sở hạ tầng khiến bao nhiêu năm nay, nơi ăn chốn ở của chư Tăng vẫn là nhà tranh vách đất, trống sau trống trước, không có đủ phòng xá để che nắng che mưa.
03/10/2020(Xem: 5535)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Sáng hôm Rằm Trung Thu vừa qua chúng con, chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt tình thương. Nơi đã đến phát quà là 2 ngôi làng có tên Sudhapur và Aditya Village, hai ngôi làng nghèo này nằm trên lộ trình từ Bodhgaya hướng về Rajgir Thành Vương Xá. Cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 27 cây số. - Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 302 hộ nghèo. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình..
28/09/2020(Xem: 4879)
Sáng nay chúng con, chúng tôi lại tiếp tục lên đường gieo hạt tình thương, nơi đến cứu trợ hôm nay là một địa điểm đặc biệt liên quan đến lộ trình hoằng pháp của đức Phật, đó là nơi Ngài đã thuyết Bài Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta- Tương Ưng Bộ Kinh- Kinh 35.28). Như trong kinh tả lại, vài tháng sau khi giác ngộ, Đức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Đức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A la hán.(Đường Link để tham khảo bài Kinh: Kinh Lua Chay)
18/09/2020(Xem: 5232)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm tình:''Lắng nghe để Hiểu, nhìn lại để Thương'', vào ngày hôm qua thứ năm (17 Sept 2020) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong khi mùa dịch còn dai dẳng.. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 278 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Mauriya & Santi Anus Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 34 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
16/09/2020(Xem: 5979)
Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương Springvale (SICMAA) được sự tài trợ của chính phủ tiểu bang Victoria có chương trình đặc biệt để trợ giúp quý vị gặp khó khăn trong giai đoạn COVID-19. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm: - Cung cấp các thông tin về COVID-19 - Giúp đỡ các gia đình neo đơn, thăm hỏi, cung cấp các thông tin cũng như hướng dẫn để kết nối các dịch vụ hỗ trợ bao gồm “Gói cứu trợ khẩn cấp” dành cho những trường hợp đặc biệt, giúp đỡ khi bị bạo hành trong gia đình, dịch vụ gia cư, và sức khỏe v.v… - Điền đơn xin các hỗ trợ từ chính phủ, Dịch vụ tìm việc, Centrelink, hỗ trợ tiền điện
23/08/2020(Xem: 3049)
Gần 3 tuần qua, vì tình hình dịch Covid tái bùng phát, chúng con, chúng tôi không được sự chấp thuận của chính quyền để đi cứu trợ mặc dù hiện trạng bây giờ nhiều nơi trên xứ Ấn nạn đói đang xảy ra vì phong tỏa sau nhiều tháng trời. Cách đây vài hôm, khi nhận thấy có những vùng chưa nhiễm dịch thì chính quyền mới chấp thuận cho chúng con phép đến làm Phật sự. Buổi phát chẩn quà cứu trợ sáng qua (22 Aug.2020) đã được thực hiện cho 294 hộ nghèo tại 2 ngôi làng Vishal Village & Vishu Village, đi về hướng Thành Tỳ Xá Ly ( Vaishali) cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 32 cây số. Xin gửi quí vị xem một vài hình ảnh tường trình..
16/08/2020(Xem: 3414)
Kính thưa đại chúng, theo như chúng ta đã biết sự cơ cực của người dân khi thiên tai hạn hán đổ dồn trên đôi vai và cuộc sống của người nông dân đã cơ cực lại càng thêm trĩu nặng mà chính những người dân bình dị , mộc mạc này hằng ngày đã làm nên những hạt gạo nuôi mạng sống con người nhưng trong hoàn cảnh khó khăn phải vật lộn với thiên tai dịch bệnh hoành hành thì họ lại là người mong được nhận chút ít sự giúp đỡ này hơn bao giờ hết và cũng từ đó hay tin thì những tấm lòng người con Việt Nam xa xứ và gần nhất là tại Sydney - Úc châu với tinh thần của người con PHẬT nuôi dưỡng hạnh nguyện Bồ Tát thì những hạt GẠO đã chắp cánh cùng bay đến những vùng quê nghèo xa xuôi dưới bầu trời yêu thương nhân thế chia sẻ cho vơi bớt phần nào vất vả. "Bát cơm đầy cho vơi cơn đói Hạt tình thương nuôi dưỡng tình thế nhân" Hôm nay là chuyến thứ ba những hạt gạo của đại chúng chung lòng góp lại, đã biết đi và biết nói đồng thời cũng đến những nơi này kịp lúc người dân đang cần: 1. Tại Xã
07/08/2020(Xem: 3525)
Xứ Ấn vẫn còn tiếp tục trong tình trạng LockDown, thời điểm này tiểu bang Bihar & Bồ Đề Đạo Tràng thi thoảng có mưa mà vẫn nóng như nung người, nhưng cảm giác nóng có lẽ dễ chịu hơn nhiều so với cảm giác đói kéo dài. Được chư Tôn đức và quí vị thương tưởng, hôm nay chúng con, chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt tình thương. Buổi phát quà cứu trợ cho 296 gia đình bần cùng tại 2 ngôi làng Bagalpur Village and Sirajpur Village. Đây là 2 ngôi làng nghèo cách khá xa Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 22 cây số. Nhờ hồng ân đức Phật, cho đến nay những vùng thuộc Phật tích như Bồ Đề Đao Tràng- những nơi thuộc Phật tích của tiểu bang Bihar vẫn it có ca nhiễm Covid , do vậy mà chính quyền sở tại đã cho phép chúng tôi trong việc phát chẩn cho dân nghèo tại đây trong tình trạng Lockdown còn tiếp tục..
29/07/2020(Xem: 3735)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Hơn tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã chậm lại việc đi cứu trợ là vì phải tùy thuộc vào sự cho phép từ chính quyền địa phương của tiểu bang Bihar, chỉ khi nào họ xét thấy vùng nào chưa có sự lây nhiễm của dịch Covid thì mới cấp phép cho mình tổ chức phát chẩn từ thiện. Bản thân chúng con cũng hoàn toàn đồng ý sự quyết định này của chính quyền, bởi không gì quan trọng hơn sự an toàn cho tính mạng của người dân và của chính mình trong đại Dịch..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567