Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Thiền Sư Đàm Thạnh Vân Nham (781-841) Người đạt nền móng cho phái Tào Động sau này

12/10/202113:01(Xem: 16600)
15. Thiền Sư Đàm Thạnh Vân Nham (781-841) Người đạt nền móng cho phái Tào Động sau này




Thiền Sư Đàm Thạnh Vân Nham (781-841)
Người đạt nền móng cho phái Tào Động sau này


Vài cảm nghĩ sau khi nghe pháp thoại được
TT Thích Nguyên Tạng thuyết giảng 14/10/2020

 

 

Kính bạch Thầy, sau khi nghe đi nghe lại pháp thoại này nhiều lần con chợt nhận ra một điều tất cả những gì mình đã được học, trì tụng từ kinh điển, nghe một lời khai thị dù chưa hiểu thấu đáo nhưng sẽ nằm trong A lại da thức cho đến một ngày nào đó sẽ có dịp khai mở .

Hôm nay với hành trạng Thiền Sư Đàm Thạnh được Thầy thuyết giảng đã minh chứng hùng hồn lại những gì con đã thu thập nhiều năm những tưởng sẽ khó mà hiểu được nay lại thông thoát tuôn chảy từ suối nguồn pháp bảo. Con thành kính đa tạ Thầy và gởi trọn tấm lòng thành vào vần thơ sau:

Cơ hội vàng ...chú tâm nghe Thầy thuyết giảng

Hành trạng Thiền Sư Đàm Thạnh Vân Nham

Hai mươi năm nơi Tổ Bá Trượng hành, tham

Chưa tỏ huyền chi vẫn không hề nản chí

 

Tổ viên tịch, Ngài Dược Sơn Duy Nghiễm khai thị

Mây phủ che mờ nay thoát...đắc pháp liền khi

Từ đấy nhiều đối thoại ngữ lục được chép ghi

Đa tạ Giảng sư ...Tiệm Tu và Đốn Ngộ

 

Với tài quảng bác, kinh văn liễu tri, Thầy chỉ rõ

Từng ngữ lục ...đâu là thể tánh tịnh minh

Văn, tư , tu, theo đuốc sáng tâm linh

Mưa pháp nhủ ...tự chiêm nghiệm, tự thấu hiểu,

Kính trình pháp ...khi thọ nhận tinh yếu !

 

 

Theo tài liệu Thiền Sư Trung Hoa do HT Thích Thanh Từ biên soạn:

Sư họ Vương, quê ở Kiến Xương, Chung Lăng.Sau hai mươi năm tham học với Ngài Bá Trượng nhưng chưa tỏ huyền chi thì Ngài Bá Trượng viên tịch  ...có lẽ đã đúng thời đúng lúc cho Ngài có cơ hội các chủng tử đã tưới tẩm nay được nẩy mầm và Ngài đã gặp minh sư Dược Sơn Duy Nghiễm.

 

Sau khi Sư ở chỗ tổ Bá Trượng đến, ngài Dược Sơn hỏi: Bá Trượng có ngôn cú gì để chỉ dạy đồ chúng? Đây là một cách hỏi. Sư thưa: Thường ngày hay nói “ta có một câu đầy đủ trăm vị”. Dược Sơn gạn lại: Mặn là vị mặn, lạt là vị lạt, không mặn không lạt là vị thường, thế nào là một câu đầy đủ trăm vị? Ngài đáp không được.

Ngày khác Ngài Duy Nghiễm cũng gạn lại câu hỏi cũ thôi: Bá Trượng nói pháp gì?

Ngài Đàm Thạnh thưa: Có khi Thầy thượng đường đại chúng ngồi yên, cầm gậy đồng thời đuổi tan hết, lại gọi: “Đại chúng!” Chúng xoay đầu lại, Thầy bảo: “Ấy là gì?”

Dược Sơn bảo: Sao không sớm nói thế đó? Hôm nay nhân ngươi thuật lại, ta được thấy Hải huynh. Ngay câu nói ấy, Sư tỉnh ngộ, lễ bái.

 

Chỉ qua hai lần được gạn hỏi những gì Tổ Bá Trượng dạy chưa khai thị gì thêm, thế mà nhờ hạ thủ công phu 20 năm đủ cơ duyên nên Ngài Đàm Thạnh mới chợt ngộ được cái thể tánh tịnh minh của mình vẫn theo ta từ bao kiếp .

 

Kính đa tạ Thầy cũng nhờ theo dõi từ đầu các bài học trước nên con cũng biết được Ngài Dược Sơn chính là đệ tử nối pháp của Ngài Hy Thiên Thạch Đầu và vang danh lúc bấy giờ và từ đây như thuyền thuận buồm xuôi gió , mỗi lần đối thoại giữa Thầy Dược Sơn và Trò Vân Nham Đàm Thạnh lại càng chứng tỏ Cái Thấy (Thể tánh tịnh minh) nơi  Ngài Đàm Thạnh đã tỏ huyền chi rồi


Ngài Dược Sơn hỏi:

- Ngoài chỗ Bá Trượng ngươi còn đến đâu chăng?

Sư thưa:

- Con từng đến Quảng Nam.

- Ta nghe nói ngoài cửa thành Đông ở Quảng Châu có một hòn đá bị Châu chủ dời đi phải chăng?

- Chẳng những Châu chủ, dù họp tất cả người toàn quốc dời cũng chẳng động.

Chẳng những Châu chủ, dù họp tất cả người toàn quốc dời cũng chẳng động. Ngài Đàm Thạnh ngộ đạo rồi mới nói được câu đó. 

 

Lại nữa một hôm Thầy, Trò đối đáp

- Ta nghe ngươi biết làm sư tử múa phải chăng?

- Phải.

- Múa được mấy suất?

- Múa được sáu suất.

- Ta cũng múa được.

- Hòa thượng múa được mấy suất?

- Ta múa được một suất.

- Một tức sáu, sáu tức một.

 

Kính bạch Thầy, thật là hoan hỷ vô cùng khi được Thầy  khai thị cho chúng đệ tử với sự chiêm nghiệm của mình từ Kinh Lăng Nghiêm mà con cho đây là thần chú con phải ghi nhớ “Nhất Tinh minh, sanh Lục hòa hợp “ để giải thích thế nào là Một tức sáu, sáu tức một của Ngài Vân Nham ,

Giờ đây Ngài đã thong dong tự tại bất cứ lời đối đáp nào cũng cho ta suy nghiệm và học hỏi

Sư đến Quy Sơn Linh Hựu, Ngài Quy Sơn hỏi:

- Nghe Trưởng lão ở Dược Sơn làm sư tử múa phải chăng?

Sư đáp:

- Phải.

- Thường múa hay có khi nghỉ?

- Cần múa thì múa, cần nghỉ thì nghỉ.

- Khi nghỉ, sư tử ở chỗ nào?

- Nghỉ, nghỉ.

 

 

Bạch Thầy, con rất tâm đắc khi nghe Thầy dạy về hai chữ “ Nghỉ , Nghỉ “ cái thường hằng bình đẳng luôn rỗng lặng và trong sáng thì múa hay nghỉ gì cũng vậy thôi , ôi vi diệu thế mà bấy lâu nay bao người đã tỏ .

Thêm một câu chuyện khác được Thầy khai thị từ ngữ lục

Ngài Thạch Sương Khánh Chư cũng là một thiền sư nổi tiếng sau này. Được ngài Vân Nham hỏi :

- ở chỗ Quy Sơn bao lâu,

 ngài thưa trải qua một đông một hạ.

Vân Nham bảo: Như thế thành núi dài. tu học mà tính thời gian, năm tháng hết xuân tới hạ… thì khó mà xong việc. Thạch Sương thưa: Tuy ở trong đó mà chẳng biết, tức là đã đến Quy Sơn nhưng chưa xong việc.

Ngài Vân Nham bảo: Người khác cũng chẳng hiểu chẳng biết. 

Tôi ở trong đó cũng không biết, người khác cũng chẳng hiểu chẳng biết.

 

 

Thì ra Chỗ đó làm sao hiểu, làm sao biết ...Chổ Ngộ và chỗ Thấy Tánh chỉ mình mình biết mà thôi,

Kính đa tạ Thầy ,nay con đã hiểu và nguyện ghi nhớ trong tâm .

Đây là lúc Sư dạy chúng

Một hôm, Sư bảo chúng:

- Có đứa trẻ nhà kia, hỏi đến không có gì nói chẳng được.

Động Sơn Lương Giới hỏi:

- Trong ấy có kinh sách nhiều ít?

- Một chữ cũng không.

- Sao được biết nhiều thế ấy?

- Ngày đêm chưa từng ngủ.

- Làm một việc được chăng?

- Nói được lại chẳng nói.

 

Lời thầy giảng Đứa trẻ là Thể Tánh Chân Như, có lẽ phải niệm niệm trong đầu với câu chuyện này để luôn nhớ rằng Phật Tánh chưa bao giờ ngủ, và rõ biết thiên kinh vạn sử gọi là trí tuệ siêu việt  và cứ thế thường hằng qua bao kiếp

Sư hỏi vị tăng:

- Ở đâu đến?

Tăng thưa:

- Thêm hương rồi đến.

- Thấy Phật chăng?

- Thấy.

- Thấy ở đâu?

- Thấy ở hạ giới.

- Phật xưa! Phật xưa!

 

Có ai hiểu trong câu chuyện này ...Phật được tôn thờ tại chánh điện các phương tự  chỉ là biểu tượng cho Đức Phật lịch sử đã tìm ra con đường giác ngộ mà chính mình phải thấy  cho ra Ông Phật Tâm của chính mình nên Ngài Đàm Thạnh mới ngầm chỉ cho vị tăng ấy gắng  thấy được Phật nay?

Ngài Đạo Ngô hỏi:

- Đại Bi ngàn tay mắt, mắt nào là mắt chánh?

Sư bảo:

- Như người ban đêm vói tay lại sau mò chiếc gối.

- Tôi hội rồi.

- Hội thế nào?

- Khắp thân là tay mắt.

- Nói tột cùng lời nói, chỉ nói được tám phần.

- Sư huynh thế nào?

- Khắp thân là tay mắt


Ngài Vân Nham bảo: Nói tột cùng lời nói, chỉ nói được tám phần. Nói khắp thân rồi mà ngài bảo chỉ nói được tám phần. Mỗi người chúng ta đều có cái đặc biệt này. Mong rằng mình hằng sống với nó để lúc nào cũng sáng suốt. 

Kính đa tạ Thầy đã giúp chúng đệ tử qua cuộc đối thoại này về lòng Từ Bi và trí Tuệ, theo đó bàn Tay chính là Từ Bi, con Mắt là Trí Tuệ. Tình thương phải được soi sáng bởi trí tuệ thì hành thiện  việc gì cũng diệu dụng thành tựu.

 

Sư ngồi bện giày cỏ, Động Sơn Lương Giới đến trước thưa:

- Xin Thầy tròng mắt được chăng?

Sư bảo:

- Ngươi đi với ai?

- Lương Giới không.

- Giả sử có, ngươi nhằm để chỗ nào?

Lương Giới không đáp được.

Sư bảo:

- Xin tròng mắt là mắt chăng?

- Chẳng phải mắt.

Sư nạt đuổi ra.

Người người ai cũng biết sở dĩ ta thấy được là nhờ con ngươi tròng mắt và tánh Thấy cũng  là Tánh Biết ( thể tánh tịnh minh ) Mỗi người tự tu tự ngộ ...xin được thì cũng chẳng có thể để vào bất cứ chỗ nào . Đây phải chăng là kinh nghiệm của Ngài Đàm Thạnh? Vì nếu xin được 20 năm trước Ngài đã xin từ Ngài Bá Trượng rồi ...

 

Phần cuối xin được ghi chép lại những lời dạy của HT Thích Thanh Từ và Kính tri ân Giảng Sư với bài pháp thoại quá tuyệt vời ...

Đời Đường niên hiệu Hội Xương năm đầu (841 TL), tháng 10 ngày 26, Sư có chút ít bệnh, tắm gội xong, kêu Chủ sự bảo: “Sắm sửa trai, ngày mai có Thượng tọa đi.” Đến tối đêm 27, Sư quy tịch, thọ 60 tuổi. Trà-tỳ được xá-lợi rất nhiều.

Chúng ta học ngài Vân Nham Đàm Thạnh thấy nhân duyên và cách thức dạy dỗ của ngài đối với đệ tử trong pháp hội rất bình thường. Tuy nhiên ngài bắt đầu cho những vị kế thừa, mở ra các tông phong lớn. Động Sơn Lương Giới là đệ tử đắc pháp của ngài. Động Sơn có một vị đệ tử là Tào Sơn Bổn Tịch, hai thầy trò nhà này lập ra tông Tào Động. Trong nhà thiền có năm tông bảy phái. Năm tông gồm: Tào Động, Lâm Tế, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng. Hai phái là: Dương Kỳ Phương Hội, Hoàng Long Huệ Nam là hai chi của tông Lâm Tế sau này.

 

Kính mong bài trình pháp này có thể nói lên phần nào để đáp lại tâm huyết của Giảng Sư muốn truyền trao Pháp Bảo của Đức Thế Tôn  trên đường “Tác Như Lai Sứ “

Kính trân trọng.

Huệ Hương

15_Thien Su Van Nham

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Hôm nay, ngày 14-10-2020, chúng con được nghe Sư Phụ giảng pháp về Thiền Sư Vân Nham Đàm Thạnh ( 782-841). Ngài thuộc phái Tào Động ở Vân Nham Sơn. Lúc nhỏ Ngài xuất gia với Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải, ở tu được 20 năm, Thiền Sư Bách Trượng viên tịch nhưng Ngài chưa đủ duyên đắc pháp.

Sau đó, Ngài tìm tới Thiền Sư Duy Nghiễm thọ học, và trình bạch là từ nơi Tổ Bách Trượng đến.
Thiền sư Duy Nghiễm hỏi ngài Đàm Thạnh ở Tổ Bách Trượng dạy pháp gì?
Đàm Thạnh thưa: lúc đại chúng thượng đường ngồi yên, tổ Bách Trượng vào cầm gậy đuổi ra hết, lúc đại chúng ra ngoài hết, Tổ gọi “đại chúng “, đại chúng quay đầu lại, Tổ hỏi “ấy là cái gì?”
Ngài Duy Nghiễm bảo: hôm nay nhân người thuật lại, cái “đại chúng quay đầu lại “ là cái giác tánh thường hằng ở trong tất cả chúng sanh vạn loài. Ngài Đàm Thạnh nghe Tổ Duy Nghiễm giải thích, hoát nhiên đại ngộ.

Ngài Đàm Thạnh đã có quá trình 20 năm tu với Tổ Bách Trượng, nay được tổ Duy Nghiễm khai mở giác tánh hằng có bên trong.

Một hôm, tổ Duy Nghiễm hỏi ngài Đàm Thạnh biết làm sư tử múa hay không?

Ngài Đàm Thạnh thưa: múa được 6 xuất rất giỏi.
Ngài Duy Nghiễm nói, ta cũng múa được nhưng chỉ một xuất thôi.
Một xuất lưu xuất từ gốc Tịnh Minh, trong sáng ra thành 6 tánh thấy dung thông tự tại.

Một ngày kia, Ngài Đàm Thạnh đến thăm tổ Quy Sơn Linh Hựu.
Tổ Quy Sơn nghe ngài Đàm Thạnh biết múa Sư tử, Tổ hỏi ngài Đàm Thạnh múa liên tục hay có lúc nghỉ ?
Ngài Đàm Thạnh trả lời: nghỉ, nghỉ. Là khi cần thì múa, không cần thì nghỉ.


Sư phụ giải thích: nghỉ là lặng lẽ, biểu trưng cho thể tánh rỗng lặng của tâm, tâm không còn chút gì xáo trộn, tâm không vọng tưởng điên đảo, tất cả mọi phiền não đều đã nghỉ. Nghỉ như vậy mới thật sự là nghỉ, cái từ nghỉ của Ngài Vân Nham muốn nói là nhắm vào ý nghĩa này. Sư Phụ kể chuyện vui về Cụ Tâm Thái, Cụ bà tránh dùng từ "ngủ nghỉ" vì Cụ cho rằng “ngủ mà còn nghỉ thì coi chừng có ngày sẽ an nghỉ ngàn thu”.


Thiền Sư Vân Nham Đàm Thạnh trụ trì ở núi Vân Nham, Sư kể có một đứa trẻ nhà kia biết tất cả mọi thứ. Ngài Động Sơn Lương Giới hỏi:
- trong ấy có kinh sách nhiều không?
-một chữ cũng không, ngài Đàm Thạnh trả lời.
- sao biết nhiều?
- ngày đêm chưa từng ngủ.

Sư Phụ giải thích, đứa trẻ ở đây là chỉ cho Phật tánh của ngài Đàm Thạnh, vì sao ? vì tâm của đứa trẻ lúc nào cũng hồn nhiên, không có chút gì lo âu buồn khổ và phiền não tham sân si.

Ngài Đạo Ngô hỏi ngài Đàm Thạnh:
- Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm, Đà là Ni. Mắt nào là mắt chánh.
- như ban đêm lấy tay mò chiếc gối.
- hiểu rồi, khắp thân là tay là mắt.
- chỉ nói được 8/10 thôi.


Sư phụ giải thích: Bồ tát Quan Âm với ngàn tay ngàn mắt (thiên thủ thiên nhãn), trên mỗi long bàn tay đều có một mắt; bàn tay tượng trưng cho lòng từ bi, con mắt biểu trưng cho trí tuệ. Từ bi và trí tuệ là thể tánh giác ngộ, là diệu dụng có khắp trên thân và tâm ta, chỗ nào cũng có.

Ngài Động Sơn Lương Giới hỏi ngài Đàm Thạnh về tánh thấy, Ngài Đàm Thạnh giải thích tánh thấy là Phật tánh hằng có trong tất cả chúng sanh vạn loài, chỉ người nào có tự chứng thì tự biết.

Đời Đường, năm 841 Tây lịch, ngày 26-10, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngày 27 Sư an nhiên thị tịch thọ 60 tuổi. Lúc trà tỳ có rất nhiều xá lợi.

Ngài Vân Nham Đàm Thạch tuy phải trải 20 năm tu tập với Tổ Bách Trượng chưa chứng đắc, nhưng là 20 năm tiệm tu và đến lúc đúng thời Ngài “nghỉ nghỉ “ tỏa sáng trong chân như tự tánh thường hằng của Ngài.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm.
(Montreal, Canada)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2016(Xem: 4925)
Audio: Tưởng Niệm Cố Ni Sư Như Ngọc
05/05/2016(Xem: 30889)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
29/04/2016(Xem: 10984)
Tối thứ bảy 18-10-2014, khoảng 400 khán giả ngồi kín rạp hát Rose Center Theater sang trọng của thành phố Westminster, thưởng thức chương trình ca nhạc Kỷ Niệm 44 Năm Ca Hát Trọng Nghĩa và ra mắt CD tiếng hát của anh mang tên Ne Me Quitte Pas. Đây là một buổi nhạc đầy chất thính phòng với tiếng đàn dương cầm, vĩ cầm, tây ban cầm cùng tiếng hát. Tiếng đàn piano của Trọng Hiếu đa dạng lúc thì một mình đệm cho Trọng Nghĩa ca những bản nhạc Pháp, lúc thì có tiếng vĩ cầm hòa theo; và anh đệm cho nữ danh ca Bạch Yến hát những nhạc phẩm Việt Nam và ngoại quốc rất điệu nghệ.
22/04/2016(Xem: 9870)
1. Lời nói đầu 2. Thầy An Thống (do Hồng Vân diễn ngâm) 3. Muôn trùng ngàn hoa (do Thúy Vinh ngâm) 4. Pháp Âm Quảng Đức (do Hoàng Đức Tâm diễn ngâm) 5. Ngược Sóng (do Hồng Vân diễn ngâm) 6. Chùa Hương Tích (do Ngọc Quang diễn ngâm) 7. Tòa Trầm Hương (do Thúy Vinh ngâm) 8. Mùi hương rừng trúc (do Hoàng Đức Tâm diễn ngâm) 9. Mai nầy (do Hồng Vân diễn ngâm) 10. Đất thành thơ (do Ngọc Quang diễn ngâm) 11. Vẫn đứng trông chiều (do Thúy Vinh diễn ngâm) 12. Quên thời gian (do Ngọc Quang diễn ngâm) 13. Tháng tư hương (do Thúy Vinh diễn ngâm) 14. Đất Thần Kinh (do Hoàng Đức Tâm diễn ngâm) 15. Pháp Phật truyền trao (do Thúy Vinh diễn ngâm) 16. Năm mười năm Bồ Tát Quảng Đức (do Hồng Vân & Thúy Vinh diễn ngâm)
07/04/2016(Xem: 6393)
Hạt giống yêu thương (Bài 92) Adrian và âm nhạc là ân nhân của tôi
24/03/2016(Xem: 5511)
Thương biết mấy khúc hát quê hương Chỉ mới lên 6 tuổi mà Carolyn Foot đã thuộc làu Người ơi người ở đừng về, Cò lả, quê hương, Lòng mẹ, Xe chỉ luồn kim. Cô bé mang hai dòng máu Việt Úc bắt đầu yêu những khúc hát dân ca Việt Nam qua lời ru của bà, truyện cổ của mẹ từ khi nằm nôi và nói, đọc, viết tiếng Việt trôi chảy không ngờ. Với Carolyn Foot, tình yêu quê hương bắt nguồn từ những khúc nhạc truyền thống, những bài đồng dao mà cô nghêu ngao hát khi nhổ những chiếc răng sữa đầu tiên.
04/03/2016(Xem: 7137)
Vì sao chúng ta phải sống trong đau khổ Bài viết của Thích Đạt Ma Phổ Giác Diễn đọc: Mộng Lan
27/01/2016(Xem: 7720)
Audio: Vì sao ta có mặt trong cõi đời này Bài của Thích Đạt Ma Phổ Giác Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
10/01/2016(Xem: 5535)
CT HTB 138 - thứ 7 ngày 9/1/2016. Chủ đề: Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 15 Giảng sư: HT Thích Minh Hiếu (Diễn văn Khai Mạc Khóa Tu và Cảm nghĩ sau Lễ Bế Mạc) Thông báo: Thông báo về Khóa Tu Thiền do Thiền Sư Kim Triệu hướng dẫn (tháng 1& 2 năm 2016) Thực hiện chương trình: Khánh Tiên & Quỳnh Anh
02/01/2016(Xem: 5145)
Chủ đề: Niết Bàn Ở Đâu Thành viên tham gia buổi pháp đàm: Các anh chị GĐPT Vạn Hạnh Thành viên thực hiện CT: Phương Thảo, Lê Tâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]