Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

29/08/202109:03(Xem: 15843)
07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi


249_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Dinh Khong

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về Thiền Sư Định Không (730-808).
Ngài thuộc đời thứ 8, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại Việt Nam.


Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 249 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do đại dịch Corona.

Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp. Sư am hiểu về thế số, những hành động của Sư đều hợp pháp tắc, người trong làng quý kính gọi Sư là Trưởng Lão.


Lúc tuổi đã lớn, Sư đến pháp hội Long Tuyền ở Nam Dương nghe pháp, Sư liền lãnh hội ý chỉ, nhân đây Sư phát tâm xuất gia theo Phật.

Sư Phụ giải thích, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi không có đời thứ 5, 6, 7 vì tài liệu bị thất lạc do chiến tranh.
Thiền sư Định Không là một vị thiền sư đặc biệt, ngài là nhà tiên tri và là nhà phong thủy nổi tiếng trước khi đi xuất gia.


Đời Đường khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-804), Sư lập ngôi chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Khi đào đất đắp nền chùa gặp được một quả hương đề và mười cái khánh. Sư sai đem xuống nước rửa, một cái khánh lăn đến tận đáy ao mới dừng. Sư giải rằng:

- Chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ. Chữ thủy, chữ khứ hợp thành chữ pháp. Thổ là chính chỗ chúng ta ở, tức chỉ đất này.

Nhân đây, Sư đổi tên làng là Cổ Pháp (trước tên Diên Uẩn), lại làm bài tụng:

Đất dâng pháp khí
Một món thuần đồng.
Ấy điềm Phật pháp hưng long
Đặt tên làng là Cổ Pháp.

(Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng.
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp.)

 

Sư Phụ có viết chữ Cổ và chữ Pháp đưa lên cho đại chúng xem và giải thích: Chữ Cổ gồm có 2 chữ ghép lại: chữ Thập (mười) ở trên, chữ Khẩu (miệng) ở dưới, biểu trưng cho 10 cái khánh đồng nằm trên cái khây (vuông như chữ khẩu). Chữ Pháp cũng có 2 chữ ghép lại, bên trái bộ Thủy (nước) bên phải chữ khứ ( lăn, trôi), ý nói 10 cái khánh khi đem rửa 1 cái trôi xuống đầy hồ. Vì ý nghĩa là mà ngài đặt tên làng Cổ Pháp. Cổ Pháp là gì ? chính là lời dạy hơn 1000 năm trước của Đức Thế Tôn, dù xa xưa nhưng vẫn lưu nguyên giá trị nhiệm mầu, nếu ai có duyên may hội ngộ được “Cổ Pháp” này, sẽ giúp cho hộ khai mở Phật tánh chơn như.

 

Sư lại nói câu thơ sấm:

Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công.

(Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công.)

“Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng” báo hiệu cho một thời kỳ vàng son của Phật Pháp của thời nhà Lý

Và “Họ Lý làm vua, ba phẩm thành công”


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2015(Xem: 17033)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
24/08/2015(Xem: 4649)
"Mùa Thu Nhớ Mẹ" của Ni Sư Như Đức nhân mùa Vu lan năm 2015.
24/08/2015(Xem: 4452)
Điều Khó Quên của Ni Sư Như Đức Nhân mùa Vu lan năm 2015 Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
22/08/2015(Xem: 5918)
CT Hương Từ Bi_119 - Sat 22/8/2015 Chủ Đề: VU LAN GÓP NHẶT Giảng Sư: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Thông báo cứu trợ Nạn Nhân Nepal và Thông Báo Đại Lễ Vu Lan. Người thực hiện CT: Khánh Tiên, Bảo Trân, Lê Vũ
15/08/2015(Xem: 5580)
CT HTB số 118 tuần này 15/08/2015. Chủ đề: Xuất gia gieo duyên (Kỳ 1). Giảng Sư: Thiền Sư Khánh Hỷ Tham gia Phỏng vấn: Nguyễn Thị Minh, Chúc Hân, Kim Hồng và Chánh Minh. Thành viên thực hiện CT: Vân Lan, Quang Long, Thanh Vũ và Mai-Nhơn.
08/08/2015(Xem: 5463)
CT HTB số 117 - sat 08/08/2015 Chủ đề: Tập Đế Giảng Sư: Anh Pháp Lợi - Huynh Trưởng GDPT Vạn Hạnh Thành viên: Phương Thảo, Pháp Lợi
27/07/2015(Xem: 5158)
Audio: Nguồn gốc của ca khúc Hung Gia Lợi "Chủ Nhật Buồn
25/07/2015(Xem: 6785)
CT HTB 115 cho thứ 7 - 25/07/2015. Chủ đề: Hành Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học Chuyển ngữ video Clip: The Scientific Power of Meditation by AsapScience Giảng sư: Sư Cô Thích Nữ Huyền Đạo Người thực hiện CT: Tuyết Loan, Lê Tâm, Khánh Tiên
23/07/2015(Xem: 7151)
Tìm hiểu về nhân duyên Vợ Chồng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
20/07/2015(Xem: 4933)
Mùa Thu Hát Bài của Ni Sư Như Đức Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]