Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ,
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về Thiền Sư Định Không (730-808).
Ngài thuộc đời thứ 8, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại Việt Nam.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 249 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do đại dịch Corona.
Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp. Sư am hiểu về thế số, những hành động của Sư đều hợp pháp tắc, người trong làng quý kính gọi Sư là Trưởng Lão.
Lúc tuổi đã lớn, Sư đến pháp hội Long Tuyền ở Nam Dương nghe pháp, Sư liền lãnh hội ý chỉ, nhân đây Sư phát tâm xuất gia theo Phật.
Sư Phụ giải thích, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi không có đời thứ 5, 6, 7 vì tài liệu bị thất lạc do chiến tranh.
Thiền sư Định Không là một vị thiền sư đặc biệt, ngài là nhà tiên tri và là nhà phong thủy nổi tiếng trước khi đi xuất gia.
Đời Đường khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-804), Sư lập ngôi chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Khi đào đất đắp nền chùa gặp được một quả hương đề và mười cái khánh. Sư sai đem xuống nước rửa, một cái khánh lăn đến tận đáy ao mới dừng. Sư giải rằng:
- Chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ. Chữ thủy, chữ khứ hợp thành chữ pháp. Thổ là chính chỗ chúng ta ở, tức chỉ đất này.
Nhân đây, Sư đổi tên làng là Cổ Pháp (trước tên Diên Uẩn), lại làm bài tụng:
Đất dâng pháp khí
Một món thuần đồng.
Ấy điềm Phật pháp hưng long
Đặt tên làng là Cổ Pháp.
(Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng.
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp.)
Sư Phụ có viết chữ Cổ và chữ Pháp đưa lên cho đại chúng xem và giải thích: Chữ Cổ gồm có 2 chữ ghép lại: chữ Thập (mười) ở trên, chữ Khẩu (miệng) ở dưới, biểu trưng cho 10 cái khánh đồng nằm trên cái khây (vuông như chữ khẩu). Chữ Pháp cũng có 2 chữ ghép lại, bên trái bộ Thủy (nước) bên phải chữ khứ ( lăn, trôi), ý nói 10 cái khánh khi đem rửa 1 cái trôi xuống đầy hồ. Vì ý nghĩa là mà ngài đặt tên làng Cổ Pháp. Cổ Pháp là gì ? chính là lời dạy hơn 1000 năm trước của Đức Thế Tôn, dù xa xưa nhưng vẫn lưu nguyên giá trị nhiệm mầu, nếu ai có duyên may hội ngộ được “Cổ Pháp” này, sẽ giúp cho hộ khai mở Phật tánh chơn như.
Sư lại nói câu thơ sấm:
Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công.
(Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công.)
“Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng” báo hiệu cho một thời kỳ vàng son của Phật Pháp của thời nhà Lý
Và “Họ Lý làm vua, ba phẩm thành công”
Sau, Sư trụ trì tại chùa Thiền Chúng ở làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức (nay là làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh).
Sắp tịch, Sư gọi đệ tử Thông Thiện đến bảo:- Ta muốn mở rộng làng xã, nhưng giữa chừng e gặp họa nạn, ắt có người khác đến phá hoại đất đai của chúng ta (quả nhiên, sau có Cao Biền đời Đường đến trấn ở đây). Sau khi ta tịch, ngươi khéo gìn giữ pháp của ta. Khi nào gặp người họ Đinh sẽ truyền thì nguyện của ta được mãn vậy.
Nói xong, Sư cáo biệt mà tịch, thọ bảy mươi chín tuổi, nhằm đời Đường niên hiệu Nguyên Hòa thứ ba (808) năm Bính Tý.
Đệ tử Thông Thiện xây tháp thờ Sư ở phía tây chùa Lục Tổ và ghi lời phó chúc rành rõ.
Đây là lời tiên tri vô tiền khoáng hậu mà sách sử VN giờ đây nhắc lại đều hết lời ngợi khen tán thán công hạnh “dự báo” của Thiền Sư Định Không, vì sao ? vì lời tiên tri kia quá chính xác. “Họ lý làm vua” là chỉ cho nhân vật Lý Công Uẩn chào đời tại làng Cổ Pháp, lên 3 tuổi, bà mẹ bồng tới chùa cho Sư Lý Khánh Vân làm con nuôi, đến 11 tuổi sư Lý Khánh Vân gởi chú đến tu học với Thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy, đến năm 20 tuổi Lý Công Uẩn ra làm quan tam phẩm, văn võ toàn tài trong thời vua Lê Long Đĩnh (Ngọa Triều). Lúc đó triều đại nhà Lê suy sụp, duyên do Lê Long Đĩnh giết vua anh là Lê Trung Tông để soán ngôi. Lúc bấy giờ, Đào Cam Mộc một tướng võ, bất mãn nên ngầm liên kết với Sư Vạn Hạnh và nhiều đại thần khác chờ cơ hội ủng hộ Lý Công Uẩn lên thay thế. Đến năm 1009 thì Lý Công Uẩn lên làm vua, khai sáng ra triều đại nhà Lý, kéo dài 9 đời vua: 1 Lý Thái Tổ (Công Uẩn), 2/Lý Thái Tông,3/Lý Thánh Tông, 4/Lý Nhân Tông,5/Lý Thần Tông, 6/Lý Anh Tông, 7/Lý Cao Tông, 8/Lý Huệ Tông, 9/Lý Chiêu Hoàng (Nữ)
Sư phụ có kể có đến tham quan Đền Lý Bát Đế làng Cổ Pháp, trong Đền thờ này chỉ thờ cúng 8 vị vua nhà Lý, con vị vua nữ Lý Chiêu Hoàng mắc tội làm mất nhà Lý nên không được thờ chung mà dân làng lập một đền thờ bà ở chỗ khác.
Đúng theo lời tiên tri của Thiền Sư Định Không, có đại sứ Cao Biền nhà Đường lập sứ quán để cai trị dân Việt. Cao Biền cũng là một người giỏi phong thủy, nên y biết làng Cổ Pháp sẽ có người tài giỏi ra đời, nên y cho đào đất lên để yểm Long mạch, nhưng Thiền Sư Định Không biết trước, đã lo chú nguyện ẩn tàng long mạch một cách an toàn.
Cao Biền thám hiểm tìm Long mạch bằng cách tổ chức cúng lễ, mời thổ địa tới dự và dùng kiếm bua chém đầu các vị thần thổ địa, rất là ác, Cao Biền bị bệnh về Trung Quốc chết.
Cao Biền có đưa người vợ Trung Quốc sang An Nam, bà thấy Cao Biền ác quá, bà ở lại truyền nghề dệt tơ tầm cho người Việt Nam và bà được tôn là tổ sư ngành dệt, sau bà chết ở Việt Nam.
Sư phụ cũng giải thích một chút về thuật phong thủy, người Phật tử nhìn nhận thế nào về phong thủy ? nếu có thì nên ghi nhớ lời này trong bài thơ:
Phong Thủy nhân gian bất khả vô
Toàn bằng âm chất lưỡng tương phù
Phú quý nhược tùng phong thủy đắc
Tái sanh Quách Phác dã nan đồ.
Có nghĩa là: Thuật Phong Thủy trong nhân gian không phải là không có, nhưng tất cả đều là do âm đức của đương sự mà có được. Nếu như giàu sang phú quý chỉ trông đợi vào phong thủy, thì dù Quách Phác ( người khai sáng ra thuật phong thủy) có tái sanh trở lại cũng khó mà tính được.
Người Phật tử không tin vào phong thủy nhưng tin vào Chánh báo và Y báo theo lời Phật dạy. Chánh Pháp là chỉ cho con người, còn Y báo là chỉ cho hoàn cảnh sống xung quanh của con người ấy. Nếu người ấy có tu nhơn tích đức, có căn lành trồng sâu thì tự bản người ấy lúc nào cũng tự tại an vui và y báo nhà cửa, xe cộ, tiền tài, những thứ phụ thuộc xunh quanh người ấy đều được như ý nguyện mà không cần phải nhờ qua thuật phong thủy mới có.
Cuối buổi giảng Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Định Không của TT Thích Chúc Hiền rất hay:
Thế số tinh thông, hợp lễ nghi
Người người ái mộ kính tâm quy
Nam Dương pháp hội thông nguồn chỉ
Cổ Pháp thiền môn mở suối bi
Pháp hoá hưng long quang rạng sáng
Tâm nguyền chí thiết đạo ngời huy
Quỳnh Lâm thịnh vượng soi kim cổ
Vạn thuở còn lưu sấm diệu kỳ...!
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Định Không, là một vị thiền sư đức độ, pháp tắc được người trong làng quý kính. Nhưng đặc biệt, vô hình trung, sự ra đời của Ngài với khả năng siêu việt am hiểu về thuật phong thủy và tiên tri như là sứ mệnh bảo vệ xứ sở và lãnh thổ Việt Nam. Ngài đã chú nguyện trấn yểm che giấu hết các Long mạch ở làng Cổ Pháp, giữ gìn trọn vẹn mà không bị tên giặc phương Bắc Cao Biền phá hỏng, dù tên này cho đào bới 19 địa điểm ở làng Cổ Pháp để tìm Long Mạch nhưng Thiền Sư Định Không cao tay ấn hơn nên làm mù mịt bọn giặc Tàu này, và cũng nhờ đó mà hơn 100 năm sau, làng Cổ Pháp đã sản sanh một bậc anh tài Lý Công Uẩn, trở thành một vị vua anh minh, khai sáng triều đại nhà Lý, kéo dài hơn 216 năm và nhất là nhờ công của Vua Lý Thái Tổ (Công Uẩn) là Phật Giáo trở thành quốc giáo lần đầu tiên tại quê hương Đại Cồ Việt
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay con rất vui khi học đến vị Thiền Sư Định Không này, con cảm ơn Ngài đã vì tương lai xứ sở VN mà dùng thần lực của mình để bảo vệ thành công. Riêng bản thân con, gần đến tám mươi tuổi, có nghĩa là đến cuối đời rồi con mới thấm nhuần đạo lộ của hơn trăm vị tổ sư thiền do Sư Phụ ban giảng, con mới nhận thức, tỏ rõ y báo thật sự là do âm đức thiện lành của chính mình ban cho mình từ bao kiếp và hiện kiếp. Luật nhân quả trong giáo lý nhà Phật không phải Đức Phật chế ra mà là Đức Phật chỉ hợp thức hóa định luật tất yếu đã có sẵn trong vũ trụ này. Tu tập thiền định giúp tâm tĩnh lặng hầu thấu rõ chánh báo, y báo để hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi. Con cảm thấy vui trong lòng lắm khi học và hiểu bài pháp hôm nay của Sư phụ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
Lịch sử VN tôn vinh Thiền Sư Định Không
là một nhà tiên tri về vận nước VN trước 100 năm khi
Lý Thái Tổ khai sáng triều đại nhà Lý qua lời thơ sấm truyền .
(1) Sư họ Nguyễn quê ở làng Cổ Pháp, con nhà danh giá, lại thâm hiểu về thế số. Những hành động của Sư đều hợp pháp tắc, người trong làng quí kính gọi là Trưởng lão.
Lúc tuổi đã lớn, Sư đến pháp hội Long Tuyền Nam Dương nghe pháp, liền lãnh hội ý chỉ. Nhân đây Sư phát tâm xuất gia theo Phật.
Đời Đường khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-804), Sư lập ngôi chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Khi đào đất đắp nền chùa gặp được một quả hương đề và mười cái khánh. Sư sai đem xuống nước rửa, một cái khánh lăn đến tận đáy ao mới dừng. Sư giải rằng:
- Chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ. Chữ thủy, chữ khứ hợp thành chữ pháp. Thổ là chính chỗ chúng ta ở, tức chỉ đất này.
Nhân đây, Sư đổi tên làng là Cổ Pháp (trước tên Diên Uẩn), lại làm bài tụng:
Đất dâng pháp khí
Một món thuần đồng.
Ấy điềm Phật pháp hưng long
Đặt tên làng là Cổ Pháp.
(Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng.
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp.)
(2) Được Giảng Sư mượn những câu thơ nàuy để nói về âm chất của một người cần có trước khi chạy theo phong thủy
Phong thủy nhân gian bất khả vô
Toàn bằng âm chất lưỡng tương phò
Phú quý nhược từ phong khả đắc
Tái sinh Quách Phát giả nan đồ
TT. Giải thích Quách Phát là tổ sư khai sáng ngành phong thủy
Và đã giúp đại chúng hiểu rõ được âm đức trong câu "Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thuỷ, tứ tích âm đức, ngũ độc thư."
Cổ ngữ lại có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Ý nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ. Người âm thầm làm việc tốt sẽ tích được “âm đức” và việc làm nhân đức đó của họ sẽ được Thượng Thiên ghi công lại, gọi là “âm công” và ban phúc cho họ gọi là “âm phúc”.
Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.
(3)
Theo chính sử nước ta thì thành Đại La do Cao Biền xây dựng có chu vi 1982,5 trượng (khoảng 6,6 km), cao 2,6 trượng (khoảng 8,67m), chân thành rộng 2,5 trượng (khoảng 8,33m), có 55 lầu vọng, 3 hào nước, 34 đường đi. Ngoài thành còn có đê bao quanh bảo vệ dài 2,125 trượng (khoảng 7,09 km), đê cao 1,5 trượng (khoảng 5 m). Như vậy Cao Biền là người có công lao trong việc xây thành Đại La.
Năm 938, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La. Khi thuyền còn đỗ dưới thành, nhà vua chợt nhìn thấy có con rồng vàng từ phía đầu thuyền rồng mà bay lên. Ngài nghĩ đây là điềm trời phù hộ bèn đổi tên thành là Thăng Long.
Theo chính sử Tàu thì Cao Biền người U Châu (Bắc Kinh ngày nay), là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn - người có công dẹp loạn cuộc khởi nghĩa của Lưu Tịch dưới triều Đường Hiến Tông. Cao Biền dòng dõi nhà võ nhưng giỏi văn, được thăng chức Hữu Thần Sách đô ngu hậu. Năm Hàm Thông (863) quân Nam Chiếu (tức quân Đại Lễ) chiếm đất An Nam từ tay nhà Đường. Năm 864 Cao Biền là tướng của Lĩnh Nam Tây đạo Tiết độ sứ quân Trương Nhân tiến đánh chiếm lại đất đã mất. Cao Biền được tiến cử An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo s
Theo sách “Thiền Uyển tập anh” ghi chép thì vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, vua Đường Ý Tông muốn xâm chiếm nước Nam, nhưng nhận thấy vùng đất nơi đây thời kỳ nào cũng có những nhân tài nổi lên. Vua Đường bèn tìm cách trấn yểm linh khí của nước Nam.
Năm Giáp Thân (864), vua Đường Ý Tông chính thức thăng cấp cho Cao Biền là một nhà phong thủy đại tài của Trung Quốc thời đó đến Giao Châu làm Tiết Độ Sứ.
Cao Biền đi khắp nơi xem xét địa thế và phát hiện có rất nhiều linh khí ở nước Nam. Khi cho xây thành Đại La bên sông Tô Lịch, biết đất ở làng Cổ Pháp có khí tượng Đế vương, Cao Biền đã cắt đứt long mạch nơi đây bằng cách đào đứt con sông Điềm (các nghiên cứu cho rằng có thể là sống Đuống ngày nay) và 19 điểm ở ao Phù Chẩn (thuộc làng Phù Chẩn, thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh).
Tuy nhiên, việc Cao Biền phá hoại phong thủy đã bị thiền sư nước Nam tiên đoán từ trước…Đó là Thiền Sư Định Không
Ngay từ trước khi Cao Biền nhận lệnh trấn yểm nước Nam thì năm 808, thiền sư Định Không đã cho gọi người kế tục mình là Thông Thiện đến dặn dò trước khi viên tịch rằng: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”. Vậy là vị thiền sư đã tiên đoán được việc Cao Biền phá phong thủy, và việc người kế tục đệ tử của ông sẽ mang họĐinh
Sau này, sư Thông Thiện gặp một đệ tử rất thông minh là Đinh La Quý. Đoán biết đây là người kế tục mình nên ông đã truyền thụ hết các sở học cho đệ tử.
Theo dân gian thì ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.
Chính ngài La Quý là người đã nối lại long mạch cho làng Cổ Pháp. Năm 936 (thời Dương Đình Nghệ), biết mình sắp mất, ngài La Quý gọi đệ tử chân truyền của mình là Thiền Ông đến nói:
“Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng Đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.
Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo.
Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
Thiền sư La Quý còn cẩn thận dặn dò Thiền Ông rằng: “Sau khi ta tịch, con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, dùng phép, yểm dấu trong đó, chớ cho người thấy
(4) Theo sấm truyền của Thiền Sư Định Không
“Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công”
(Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công
Nên nhà Lý được sáng lập từ Lý Công Uẩn qua chín đời 216 năm nhưng tại Làng Cổ Pháp chỉ có đền Lý Bát đế vì vị vương thứ 9 là lý Chiêu Hoàng chỉ danh hiệu trong 2 năm và không được kể vào và cũng là một sự trùng hợp lạ kỳ giữa chiếu dời Đô của
Vua về thành Đại La chỉ có 214 chữ
Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028) tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊) là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028
Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm
Lúc 3 tuổi, mẹ của Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Ông từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn.
Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.
(5)
chánh báo thuộc về con người. Y báo thuộc vể môi trường cảnh vật chung quanh. Như vậy, giữa chánh báo và y báo có sự sống hỗ tương liên quan mật thiết với nhau. Nhưng chánh báo là chủ động tạo tác, còn y báo là phụ thuộc vào chánh báo. Như những thứ: nhà cửa, xe cộ, vườn tượt, cây cối, ao hồ, đất đá, sông biển v.v… tất cả đều thuộc về y báo.
(6)
Từ xưa đến nay, mỗi khi quyết định làm một việc gì đó quan trọng, ông bà cha mẹ ta đều dành thời gian để đi xem phong thủy. Nhờ xem ngày giờ, hướng để mọi thứ có thể diễn ra tốt đẹp. Phong thủy đã được chứng minh là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người dựa vào tính hệ thống của lịch sử; tính nhất quán và hợp lý từ nội dung cấu trúc trong phương pháp luận, tiên tri; tính quy luật của phương pháp được nhận thức và tính khách quan về khả năng phản ánh thực tại, giải thích thực tại theo khái niệm của nó.
Trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của nhiều người, thuật phong thủy không đặt nền móng trên sự mê tín và tín ngưỡng, mà đó chính là một ngành khoa học tự nhiên, đã được trải qua hàng nghìn thử nghiệm cùng thực hành.
Phong thủy là nghệ thuật giúp con người có thể sống hài hòa với thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên để cuộc sống được hoàn thiện thơn. Một khi cuộc sống đã hài hòa với thiên nhiên thì mỗi người chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Tổng kết lại thì phong thủy là ngành nghiên cứu dòng chảy năng lượng giữa con người với thiên nhiên.
Hạnh phúc chân thật là hạnh phúc có được từ sự yên tĩnh của tâm hồn, vì không hình tướng nên không có tăng - giảm, được - mất, hơn thua,... mà vượt ra ngoài nhị nguyên hai vế đối đãi gây cho chúng sinh đau khổ.
Xin mượn lại chuyện trấn yểm của Cao Biện
Truyền thuyết kể, tin rằng vùng đất Nam Sơn quanh núi Dạm là đất phát vương với thế rồng cuộn hổ ngồi, Biền bèn dựng cột đá ấy để phá.
Sau khi Cao Biền chết 51 năm thì Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, từ đó mở ra thời kỳ của quân dân Đại Việt luôn chiến thắng các cuộc xâm lược của bè lũ phong kiến phương Bắc. Như vậy "công lao" trấn yểm của Cao Biền đều hóa thành vô ích. Nhưng điều ấy có hạt nhân biện chứng nổi bật sau:
Một là nước ta thật sự là vùng đất giàu có huyệt địa phát tướng phát vương. Hai là, sự "trấn yểm", đối chiếu với lịch sử, là có thật. Nhưng như ta thấy, Cao Biền chẳng thu được "hiệu quả" gì, mà ngược lại Cao Biền lại chịu hậu họa. Đây là một nguyên lý trong "trần yểm" cổ xưa: phải thật sự tài năng, hiểu, làm chủ được các phương thức "trấn yểm còn nếu không sẽ phản tác dụng. Ba là, tinh thần tự chủ của văn hóa Việt thật sự lớn lao và âm Đức của các vị vua đương thời