Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc !
Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng .
Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát )
Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt của một người gọi là .....còn hệ luỵ và thành kiến từ sở tri chướng đâm ra nghi ngờ từ đó bị ràng buộc khó giải thoát ...
Vì chắc hẳn ai trong chúng ta đều có hai loại tri kiến, một loại tri kiến tích chứa do sự đọc sách, do sự suy nghĩ, do sự học hỏi, và do những thành kiến mà có. Những tri kiến đó cần được vượt thắng.
Loại tri kiến thứ hai là loại mà tađang có trong lòng, tức là tri kiến giải thoát. Nó có thể có ít, còn yếu, nhưng mình vẫn có.
Loại tri kiến này phát sinh từ sự thảnh thơi, từ hạnh phúc của mình.
Tri kiến đó chính là yếu tố để giúp được ta đạt tới an lạc và giải thoát....
Trước khi phân tích ảnh hưởng của Chuông và Mỏ trong đời sống tu tập của một hành giả ( độc lập giữa Nam Tông và Bắc Tông ) kính mạn phép nhắc lại bài hô canh ngồi thiền buổi sáng trong mỗi khoá tu học .
Bài đó là:
" Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai
Tĩnh tọa lòng an miệng mỉm cười
Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức
Mặt trời trí tuệ rạng muôn nơi
Ngưỡng mong đại chúng tinh tấn nhiếp tâm thiền tập
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Và tiếp theo đó là tiếng chuông ngân vang giúp ta cảm thấy được an vui thảnh thơi và đi vào tĩnh lặng ...
Hãy nghe HT Thích Nhất Hạnh giải thích ...
Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai, ngồi như thế nào để pháp thân nó tỏa sáng. Ngồi như thế nào để có giới, có định, có tuệ, có thảnh thơi và có tri kiến của giải thoát.
Cố nhiên khi thực tập như vậy thì niềm vui có mặt, niềm vui nuôi dưỡng mình. Dù cho chúng ta có những khối đau to lớn ở trong người, thì những niềm vui đó vẫn tiếp tục lớn. Khi niềm vui lớn thì nó biết cách đến ôm những nỗi khổ đau của chúng ta và nhờ đó mà niềm đau được chuyển hóa. lớn hơn lên
Thực vậy trước đây tôi chưa hiểu rõ về cái pháp thân của chính mình đang có sẵn , nên thường phàn nàn những nhọc nhằn khi phải ngồi tham dự các nghi lễ có nhiều tiếng chuông và tiếng mỏ quá .....Có biết đâu :
" thỉnh chuông cũng có nghĩa là thỉnh Phật trở về với mình, thỉnh ông Phật quang giáng đạo tràng để chứng minh công đức.
Về sự là thỉnh Phật trong mười phương quang giáng đạo tràng để chứng minh cho thời tụng kinh của chúng ta.
Nhưng về lý là thỉnh ông Phật thường trụ trong mình cũng quang giáng đạo tràng.
Vào cổng chùa, nghe tiếng chuông, nhắc mình buông.
Lên Chánh Điện, nghe tiếng mõ, nhắc mình bỏ.
Buông! Bỏ! Mõ! Chuông!
Nghe tiếng chuông nhắc mình buông.
Nghe tiếng mõ nhắc mình bỏ.
Chuông! Mõ! Bỏ! Buông!"
(Trích đoạn trong bài giảng Chuông Mõ Gia trì )
Tuy tôi vẫn quan niệm ....Lễ Nghi chỉ là cách thức để làm thuần hoá một cái Tâm đi hoang mà thôi , chứ tại gia như mình đã học giáo lý và đang cố gắng áp dụng vào đời sống hằng ngày thực tại hiện tiền thì sao phải lưu tâm chi đến những điều mà rắc rối quá vậy ...ai dám xuất gia khi nghe đoạn này trong bài pháp thoại :
" Bắt đầu chủ lễ bắt lên tụng bài kệ tán:
Lư hương sạ nhiệt
Pháp giới mông huân
Chư Phật hải hội tất diêu văn
Tùy xứ kiết tường vân
Thành ý phương ân
Chư Phật hiện toàn thân
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).
Khi chủ lễ xướng lên thì mõ bắt đầu vào chữ thứ hai rồi chữ thứ tư, và sau đó bắt đầu đánh trường canh (mỗi chữ một tiếng mõ)
Tức là bỏ chữ thứ 1, vô chữ thứ 2, bỏ chữ 3, vào chữ 4.
Khi một câu tụng 3 lần, thì vào câu thứ ba là mình phải thỉnh một tiếng chuông liền, để báo cho đại chúng biết đây là câu thứ ba rồi, các vị chuẩn bị ngưng hoặc là chuyển qua câu khác."
......nhưng phải công nhận những điều như sau trong bài giảng:
" Các vị đánh mõ và thỉnh chuông giống như nhạc công vậy. Nhạc công trên sân khấu đôi khi ca sĩ không hát theo tiếng đàn, nên người đánh đàn giỏi là phải biết nương theo ca sĩ. Ngược lại ca sĩ giỏi là phải biết theo tiếng đàn, nương theo tiếng trống. Tức là phải uyển chuyển như vậy thì âm thanh mới hòa nhau được.
Người đánh mõ và người đánh chuông phải chánh niệm. Tiếng mõ không nên quá lớn, sẽ át đi tiếng tụng kinh của người ta, tiếng mõ phải nương theo âm thanh của đại chúng, có nhịp, có điệu, có trầm, có bổng thì mới đem lại thời kinh an lành. Tụng xong một thời kinh cảm thấy rất nhẹ nhàng, rất an lạc là nhờ người đánh mõ và người đánh chuông." Nhưng sau khi nghe lời nhắc nhở của Giảng Sư:
" Hôm nay nhân nói về chuông mõ, Thầy nhắc lại nghi thức thỉnh chuông thỉnh mõ để đại chúng liễu tri và áp dụng trong đời sống hằng ngày của mình. Các vị phải luôn ghi nhớ:
Về sự là tiếng chuông phát ra âm thanh buong...., nhưng về lý là mình phải buông xuống tất cả những phiền não, nhiễm ô...
Về sự thì tiếng mõ phát ra âm thanh boỏ..., còn về lý là mình phải bỏ hết tất cả những thói hư, tật xấu đem đến phiền não cho mình, cho người.
Buông bỏ tất cả để tâm thanh tịnh lắng lòng theo lời kinh.
Tụng kinh minh Phật chi lý. Tụng kinh là hiểu được cái nghĩa lý của kinh, mình ôn tụng lại những lời Phật dạy để mình áp dụng vào trong đời sống hằng ngày của mình. Chớ không phải mình tụng kinh để mình cầu Phật ban phước, để mình được cái này, được cái kia.
Tụng kinh để mình ôn tụng lại lời Phật dạy, để đưa lời Phật dạy vào trong thân, vào trong tâm của mình để mà tu tập, để mình đạt được Giác Ngộ và Giải Thoát.
Thì ...Tôi chiêm nghiệm được đây là lời dạy rất chân tình của một vị danh tăng và tự thấy ra thêm một kinh nghiệm nữa ...sau hàng trăm pháp thoại tiếp nối mãi ....
Đó là khi nghe pháp thoại nếu chúng ta ngồi nghe pháp thoại mà chăm chú thì ta sẽ hiểu pháp thoại sâu hơn người khác tại vì mình có định lực
Nghe pháp thoại không phải là chỉ tiếp xúc với pháp thoại mà còn tiếp xúc với cái kho tuệ giác ở trong bản thân của mình. Những lời của pháp thoại nó đánh động tới kho tuệ giác ở trong lòng mình. Do đó cho nên tuệ nó phát sinh ...Vì nó đã ẩn tàng trong pháp thân mình !
Kính mời nghe bài Niệm hương
Giới hương, định hương, dữ tuệ hương,
Giải thoát, giải thoát tri kiến hương,
Quang minh vân đài biến pháp giới,
Cúng dường thập phương vô lượng tôn.
Nam mô hương cúng dường Bồ Tát Ma Ha Tát.
Như vậy chuông mỏ rất có hữu ích khi niệm hương và lễ Phật dù tại gia hay tại các khóa tu ...
Nhất là khi dâng hương và mình lạy xuống thì cái tướng lễ lạy nó hiện ra, nó được biểu lộ. Mình có thể có được tướng đó bằng tri kiến giải thoát hay tri kiến không giải thoát. Nếu dùng tri kiến không giải thoát thì mình không thể hiểu được cái tướng lạy. Nếu dùng tri kiến giải thoát thì mình thấy được tướng lạy, mình thấy được tất cả những cái đẹp trong cái tướng lễ lạy của đạo Phật nó có một chiều sâu tâm linh rất lớn.
Nếu không có tri kiến giải thoát, chúng ta không thể thấy được.
Lời kết :
Kính đa tạ Giảng Sư với bài pháp thoại đã được phiên tả và đã được online để Phật tử có thể tự mình chuyển hoá các thành kiến sai lầm như tôi ( trước đây quan niệm cần gì nghe bài pháp thoại nầy khi mình chẳng bao giờ ứng dụng được trong chuỗi ngày tại gia ẩn cư ...)
Nhưng hôm nay thật là một đại duyên khi đọc lại để nhận ra mình còn rất nhiều thiếu sót và sẽ là một đại khuyết điểm nếu chỉ đứng dừng tại với chủ quan và tư kiến của mình .
Kính tán dương công đức và hạnh nguyện của Giảng Sư đã sách tấn chúng đệ tủ như sau :
" Thầy mong rằng quý Phật tử cố gắng, ở nhà chưa có mõ, chưa có chuông thì thỉnh một bộ. Nhà Phật tử có thờ Phật thì ít nhất trong nhà phải có một cái chuông gia trì để mỗi ngày mình thắp hương cúng Phật là mình thỉnh ba tiếng chuông, sau đó lễ Phật phải thỉnh chuông.
Mõ ở nhà thì không cần thiết lắm, vì ở nhà mình chỉ tụng kinh một mình. Nếu không gian cho phép, thì mình gõ mõ, tụng kinh. Còn không gian không cho phép thì không cần, vì ở nhà đôi khi tiếng gõ mõ sẽ làm cho người trong gia đình họ không chịu được, gây ra phiền não. Còn ở chùa là bắt buộc phải có chuông có mõ."
Kính ghi lại vài vần thơ cúng dường Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng và Phật tử Diệu Tuyết đã phiên tả , Phật Tử Thanh Phi đã chỉnh lỗi chính tả bài văn để nói lên sự cảm xúc đang dâng tràn ....
Hạnh phúc thay, hữu ích thay
....Gia trì Chuông Mỏ nay mới nhận diện
Giúp phục hồi tĩnh lặng nghiêm trang
Đem tâm hành giả ...như núi vững vàng
Nhận ra pháp thân...khi trấn ngự cảm xúc !
Tri giác thường sai lầm ...lục căn không thu thúc
Huyền diệu chuông ngân lan tỏa không gian
Tiếng mỏ khuyên bỏ ....tự tại thênh thang
Trúc gánh nặng phiền não ...nhìn lên Đức Phật !
Niệm ân Ngài ...không quên Tổ, Thày chỉ ra nẻo thật
Có những lễ nghi ..cần thiết phải duy trì
Phương tiện Chuông Mỏ ...ảnh hưởng bất tư nghì
Kính tán dương công Đức Giảng Sư chỉ dạy !
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Huệ Hương
Melbourne 2/8/2021