Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe Carolyn Foot, cô gái mang hai dòng máu Việt Úc hát dân ca quan họ

24/03/201617:51(Xem: 5463)
Nghe Carolyn Foot, cô gái mang hai dòng máu Việt Úc hát dân ca quan họ
 Carolyn Foot Tam Minh 10

Hạt giống yêu thương (Bài 90)
Tình yêu quê hương qua làn điệu dân ca

Nghe Carolyn Foot, cô gái mang hai dòng máu Việt Úc
hát dân ca quan họ trên đất Úc, người nghe như thấy vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống mà cha ông để lại mãi mãi ngân vang.




Thương biết mấy khúc hát quê hương

Chỉ mới lên 6 tuổi mà Carolyn Foot đã thuộc làu Người ơi người ở đừng về, Cò lả, quê hương, Lòng mẹ, Xe chỉ luồn kim.

Cô bé mang hai dòng máu Việt Úc bắt đầu yêu những khúc hát dân ca Việt Nam qua lời ru của bà, truyện cổ của mẹ từ khi nằm nôi và nói, đọc, viết tiếng Việt trôi chảy không ngờ.

Với Carolyn Foot, tình yêu quê hương bắt nguồn từ những khúc nhạc truyền thống, những bài đồng dao mà cô nghêu ngao hát khi nhổ những chiếc răng sữa đầu tiên.

Mẹ của Carolyn Foot là cô giáo Ái Tâm, đang dạy tiếng Việt tại trường tiểu học Richmond West và Victorian School of Languages ở Lalor.

Thông qua những câu hát mộc mạc, đơn sơ, Carolyn Foot Tâm Minh gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Mỗi câu hát cô cất lên trong những buổi biểu diễn cho cộng đồng đều mọi người cùng hưởng ứng.

Điều thu hút Carolyn đến với âm nhạc truyền thống Việt Nam là ý nghĩa của những khúc hát dân ca.

“Những bài hát không cần nhạc đệm, nhưng ý nghĩa vô cùng thâm thúy. Những bài hát không để bán lấy tiền, khiến em rất cảm động.

Carolyn Foot chia sẻ Bèo dạt mây trôi là ca khúc mà cô cảm thấy thích nhất, và cũng là ca khúc duy nhất mà cô đã khóc khi nghe.

Clip Carolyn hát "Bèo dạt mây trôi" vào Hội chợ Tết năm 2015

Những bài hát có âm hưởng nhẹ nhàng, luyến láy là điểm mạnh của Carolyn, bởi cô được  thừa hưởng giọng hát ngọt ngào từ bà ngoại.

"Em tưởng tượng những người hát dân ca là những người nông dân, sống cuộc đời chất phác, hát về quê hương, người bạn tình để vợi đi tình thương nỗi nhớ hoặc trao duyên". Carolyn Foot

Carolyn Foot luôn cảm thấy ngạc nhiên và thích thú khi mọi người đoán cô là người Việt hay người Úc sau khi cô hát. Tự nhận mình là người Úc nhưng có lối suy nghĩ và tư duy kiểu Việt Nam, Carolyn chia sẻ cô đang học cách sống cần cù, tiết kiệm từ mẹ.

Tiếng Việt vừa hay lại vừa dễ hiểu

Chị Ái Tâm vẫn còn nhớ như in một kỷ niệm vui của hai mẹ con. Khi Carolyn 11tuổi mẹ và bà ngoại dạy cho Carolyn hát bài : “Xe chỉ luồn kim". Ấy vậy mà dạy xong rồi cô bé đem cải biên lời bài hát hành “Xe chỉ nhổ răng”.

Lý do là hồi đó thỉnh thoảng mẹ không đưa Carolyn đi nhổ răng ở nha sĩ đuợc, nha sĩ Úc nói răng sữa của trẻ con tự rụng, nếu trẻ không tự rụng răng, mà mọc lệch thì sau này lớn lên họ sẽ niềng răng lại trông cũng vẫn đẹp.

Chị Tâm bèn tự xe chỉ nhổ răng cho bé, giống kiểu ngày trước các bà mẹ VN  thỉnh thoảng vẫn làm. Carolyn đã hát bài này ở Hội chợ Tết chùa Linh sơn năm 2005 góp vui cho quý thầy cô và Phật tử:

“Xe chỉ ớ mới răng em nhổ răng… dành tiền…

Nếu không nhổ răng mà… đi nha sĩ, một răng ớ tiền… là ba mươi đồng.

Rồi ngồi xe chỉ ớ mới răng em nhổ răng…

Carolyn còn hay làm thơ, viết truyện. Một hôm Carolyn  giận bà ngoại bèn  làm thơ kể xấu bà:

“Nhà ta có một người bà

 Hễ hơi một tí quát la cả ngày

 Khi giận thì gọi bằng “mày”

Khi vui thì gọi : “này này con ơi…”

Chị Tâm chia sẻ chị dành thời gian rất nhiều để chơi đùa và tâm tình cùng con khi con còn nhỏ để giúp trẻ yêu tiếng Việt.

“Mỗi tối tôi thường đọc chuyện cổ tích cho con nghe, dạy con cả khi học, chơi lẫn khi ăn. Trong nhà dán rất nhiều chữ cái tiếng Việt để con đi đâu cũng thấy. Để con gần gũi với ông bà.

Tôi còn dẫn cháu đi chùa, tham gia các sinh hoạt cộng đồng người Việt để cháu có cơ hội nói tiếng Việt.

Nhiều khi cha mẹ nản, thấy con học 1-2 năm mà chưa thấy con biết đọc thì bỏ. Nhưng cần phải có thời gian, vì đọc viết thường khó hơn nghe nói”.

“Em muốn trở thành một người truyền cảm hứng”

Nghe Carolyn- cô gái có gương mặt Tây Tây hát dân ca Việt trên đất Úc, người nghe như thấy vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống, nét văn hóa của cha ông để lại mãi mãi ngân vang...

Yêu âm nhạc nhưng lại quyết tâm theo con đường sư phạm, bởi Carolyn nghĩ rằng theo đuổi sự nổi tiếng sẽ phải thay đổi bản thân theo thị hiếu xã hội.

Tốt nghiệp cao học tại đại học Melbourne University, Carolyn mong muốn trở thành một người truyền cảm hứng, giúp học sinh trung học yêu thích những môn học khô khan ở trường.

“Em muốn dạy khoa học. Khi em còn nhỏ em rất thích học. Có nhiều bạn nhỏ không mê học như em ngày xưa. Em muốn truyền đam mê cho các em, dạy kiểu thú vị cho các em”. Carolyn Foot

“Khi em còn nhỏ, em từng đọc truyện Nhà bánh gừng, em thích quá và muốn trẻ em ở Việt Nam cũng được đọc câu chuyện này. Thế là em dịch câu chuyện từ Anh sang Việt, vẽ luôn cả ảnh minh họa và gửi về Việt Nam”.

Carolyn Foot Tam Minh 11Carolyn Foot Tam Minh 10Carolyn Foot Tam Minh 9Carolyn Foot Tam Minh 7Carolyn Foot Tam Minh 6Carolyn Foot Tam Minh 5Carolyn Foot Tam Minh 4Carolyn Foot Tam Minh 3Carolyn Foot Tam Minh 2a
Carolyn Foot Tam Minh 2Carolyn và  Mẹ


Source: http://www.sbs.com.au/vietnamese

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2015(Xem: 4539)
Trinh Nguyễn có dịp trò chuyện với nghệ sỹ dương cầm Hoàng Phạm (ABC young performer of the year 2104), chị Trang Trần trong Ban tổ chức, bé Vivian Tạ và Jenny Trần, hai trong số những giọng hát nhỏ tuổi nhất tham gia chương trình. Its time - To Take Centre Stage Thứ bảy 31/10/2015, 7g tối Quin Hall, Caroline Chrisholm College, 204 Churchill Ave, Braybrook VIC Tất cả tiền lạc quyên trên $2 được khai thuế. Giá vé: $40 người đi làm $30 concession card $20 Học sinh Internet: tix.yt/vietvetconcert Mua vé: Cô Thiên Giang - 0413 865 756 Tài trợ hay đóng góp: Phượng Vỹ - 0412 188 920
18/10/2015(Xem: 7892)
Có lẽ trong mấy trăm ngàn công dân Úc gốc Việt chúng ta, số người hoạt động phong phú và đa dạng, đóng góp nhiều mặt cho quê hương thứ hai này trong suốt 40 năm qua như ông Lưu Tường Quang có thể nói là đếm được trên đầu ngón tay.
17/10/2015(Xem: 5800)
CT HTB số 127 - Thứ Bảy 17/10//2015. Chủ đề: Những Người Ở Tột Đỉnh Danh Lợi, Tìm Về và Nương Tựa Nơi Cửa Phật Bài viết: Những nghệ sĩ nương nhờ cửa Phật , sg Thanh Phong. Thành viên thực hiện CT: Lê Vũ, Lê Tâm, Tuyết Loan
10/10/2015(Xem: 6099)
CT HTB số 126 Thứ Bảy - 10/10//2015. Chủ đề: Phật Giáo và Khoa Học: Thiền Định Bài giảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma Việt dịch: Nguyên Nhật Trần Như Mai Thành viên thực hiện CT: Khánh Tiên, Lê Vũ, Vân Lan
09/10/2015(Xem: 17170)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
03/10/2015(Xem: 7928)
Chủ đề: Xuất gia gieo duyên - Kỳ 2 Giảng Sư: Thiền Sư Khánh Hỷ Tham gia buổi Pháp Đàm: Chú Tỵ, Nguyễn Thị Minh, Long Quang, Thiện Trà, Michael, Anh Võ, Chánh Minh và chị Quí. Thành viên thực hiện CT: Chúc Hân, Vân Lan, Thanh Vũ và Mai-Nhơn.
24/09/2015(Xem: 6339)
CT HTB 124 cho thứ 7 26/09/2015. Chủ đề: Ta là ai, đã từng đến và sẽ đi về đâu? Thành viên tham gia buổi pháp đàm: Các anh chị GĐPT Vạn Hạnh Thành viên thực hiện CT: Phương Thảo
13/09/2015(Xem: 19139)
LỜI NÓI ĐẦU Câu hỏi vượt thời gian... Đời là bể khổ... Nhận diện khổ đau Những nguyên nhân sâu xa Vì sao tôi khổ Chuyển hoá khổ đau Tứ diệu đế Thực hành chân lý thứ nhất: Khổ đế Thực hành chân lý thứ hai: Tập đế Thực hành chân lý thứ ba: Diệt đế Thực hành chân lý thứ tư: Đạo đế 1. Thực hành Chánh kiến 2. Thực hành Chánh tư duy 3. Thực hành Chánh ngữ 4. Thực hành Chánh nghiệp 5. Thực hành Chánh mạng 6. Thực hành Chánh tinh tấn 7. Thực hành Chánh niệm 8. Thực hành Chánh định Trình tự thực hành
12/09/2015(Xem: 16701)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]