Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐

21/08/202113:30(Xem: 20865)
Thiền Sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐





Thiền Sư Ngộ Ấn (1019 - 1088)
(Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông)
🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng

Trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Phước, Cư Sĩ Quảng Tịnh








Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Ngộ Ấn. Ngài thuộc đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông. Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 275 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư họ Đàm, tên Khí, quê ở Tư Lý làng Kim Bài. Hoà Thượng Thanh Từ kể tiểu sử của Sư là theo truyền thuyết, không phải là Chánh sử.

Mẹ của Sư họ Củ, khi chưa lấy chồng nhà bà ở gần khu rừng cạnh làng. Một hôm, bà đang dệt vải ở trong nhà, bỗng có con khỉ lớn vào ôm sau lưng bà trọn cả ngày rồi mới đi. Sau đó bà có thai. Khi bà sanh ra được một đứa con trai, bà ghét lắm đem bỏ trong rừng. Trong làng có một nhà Sư họ Đàm, người Chiêm Thành, lượm đem về nuôi đặt tên là Khí. Sư Phụ giải thích Khí có nghĩa là vứt bỏ.

Năm Sư lên mười, nhà sư Chiêm Thành cho Sư theo nho học, học vấn càng ngày càng tiến. Sư thông cả hai thứ chữ Hán và Phạn. Năm 19 tuổi, Sư xuất gia thọ giới cụ túc, chuyên học hai bộ kinh Viên Giác và Pháp Hoa, nghĩa lý thông suốt. Sư theo học thiền với thiền sư Quảng Trí ở chùa Quán Đỉnh và được thiền sư Quảng Trí truyền tâm ấn.


Sư Phụ giải thích, kinh Viên Giác giúp Sư đạt đốn ngộ, kinh Pháp Hoa giúp Sư đạt được tri kiến Phật.

Về sau, Sư đi vào Ninh Sơn phủ Thiên Ứng kết cỏ làm am tranh ở tu (sau này trở thành Chùa Long Ân), Sư lấy đạo hiệu là Ngộ Ấn.

Có vị tăng học pháp với Thiền Sư Ngộ Ấn, vị này hỏi:
- thế nào là đại đạo?
Sư đáp:
- là đường cái.
Vị tăng thưa: "Con hỏi đại đạo, Hoà Thượng đáp đường cái, chưa biết bao giờ đạt được đại đạo?"
Sư đáp: - con mèo chưa biết bắt chuột.
Vị tăng hỏi: - con mèo có Phật tánh chăng?
Sư đáp: - không.
Vị tăng hỏi: - Hoà Thượng có Phật tánh chăng?
Sư đáp: - không.
Vi tăng tiếp tục thắc mắc: - tại sao tất cả chúng hàm linh đều có Phật tánh, vì sao riêng Hoà Thượng lại không có?
Sư đáp: - vì ta chẳng phải hàm linh.
Vị tăng hỏi: - đã chẳng phải hàm linh tức là Phật chăng?
Sư kết luận: - Ta chẳng phải Phật, cũng chẳng phải hàm linh.


Sư Phụ giải thích:

- đại là lớn, đạo là con đường. Con đường lớn là phương tiện đưa hành giả đến giải thoát và giác ngộ.

Cơ phong giáo hóa của chư vị Thiền sư (đốn ngộ) thường thường không trả lời thẳng câu hỏi, hỏi Đông trả lời Tây, hỏi Nam trả lời Bắc, chủ yếu để dập tắt vọng tưởng của  người đệ tử.

- ý của thiền sư Ngộ Ấn, vị tăng chưa nhận ra Phật tánh của chính mình. Hoà Thượng trả lời tiếp con mèo không có Phật tánh, Hoà Thượng cũng không có Phật tánh. Câu trả lời của Hòa Thượng  là vượt lên trên đối đãi: có và không, ngã và pháp.


Sư Phụ kể lại công án “Nam Tuyền Trảm Miêu” để minh họa thêm cho câu chuyện hỏi đáp của thầy trò TS Ngộ Ấn.


Ở Nam Tuyền thiền viện có hai dãy nhà đông và nhà Tây, thiền sinh hai bên tranh giành con mèo: “con mèo có Phật tánh không”, tranh cải ồn ào, không ai chịu thua, ngài Nam Tuyền giựt con mèo và bảo “ ai nói được câu nghe cho được, thì ta sẽ được tha mạng con mèo, bằng ngược lại, ta sẽ chém chết con mèo”.

Hai bên đều thất kinh hồn vía, không dám trả lời, im lặng đáng sợ. Ngài Nam Tuyền liền chặt đứt con mèo.


Đệ tử lớn của Thiền Sư Nam Tuyền là ngài Triệu Châu từ xa đi về, ngài Nam Tuyền kể lại câu chuyện sáng nay trong chùa. Ngài Triệu Châu liền lấy đôi dép để trên đầu rồi đi ra khỏi phòng. Ngài Nam Tuyền nói nếu sáng nay có con ở nhà thì đã cứu được con mèo.


Sư Phụ giải thích : hành động của Ngài Nam Tuyền đem đôi dép đội lên đầu và đi ra khỏi cửa là biểu tỏ cái thấy trọn vẹn của hành giả, cái thấy đó là chân tâm, Phật tánh, sự giải thoát khỏi vướng kẹt trong đối đãi: dơ sạch, có không, cao thấp, thị phi.

Sự xuất hiện của con mèo không đúng thời nên nó bị chết 1 cách vô duyên và người đời sau không hiểu cơ phong giáo hóa của ngài, nên chỉ trích ngài phạm giới sát sanh và không có lòng từ bi. Dĩ nhiên, hành động chém mèo của ngài, ngài phải chịu trách nhiệm trong công cuộc giáo hóa độ sanh. Nếu lúc ấy hai nhà đông, tây tranh cải về một con búp bê vô tri vô giác, thì có lẽ câu chuyện “Nam Tuyền trảm búp bê” không có cơ hội để truyền tụng đến tận ngày nay như công án “Nam Tuyền trảm miêu”. Ngài Nam Tuyền dùng con mèo chỉ là phương tiện bất khả kháng để giáo hoá đệ tử nhận ra được Phật tánh mà thôi.


Có người đến hỏi:
- Thế nào là Phật, Pháp, Thiền?
Sư đáp:
- Đấng pháp vương Vô Thượng, ở thân là Phật, ở miệng là Pháp, ở tâm là Thiền.
Tuy có ba thứ, kỳ thật là một. Ví như nước của ba con sông, tuỳ chỗ đặt tên tuy chẳng đồng, mà tánh nước không khác.


Sư Phụ giải thích:
Thân là Phật, Phật ở đây là chỉ cho thanh tịnh pháp thân của hành giả chứ không phải là thân Phật ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; miệng là Pháp, là lời nói chánh ngữ của hành giả; Tâm là thiền, là tâm Phật không có vọng tưởng. Ba tên gọi tuy khác nhưng đồng một nghĩa là Phật tánh như ba con sông có đồng tánh nước, đồng chảy ra biển.

Câu trả lời này của Thiền Sư Ngộ Ấn quá tuyệt vời, nói lên cái thể, cái dụng, sự lý dung thông của Phật Pháp.

Niên hiệu Quảng Hựu thứ tư (1088), ngày 14-6 sắp thị tịch Sư nói bài kệ:


Diệu tánh rỗng không chẳng thể vin,
Rỗng không tâm ngộ việc dễ tin.
Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy,
Lò lửa hoa sen nở thật xinh.

(Bản dịch của HT Thích Thanh Từ)

 

Bài kệ nguyên âm chữ Hán:

Diệu tánh hư vô bất khả phan,
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị càn.


Nói kệ xong, Sư vui vẻ thị tịch, thọ 69 tuổi, môn nhân để tâm tang ba năm.

Sư Phụ giải thích: bài kệ của Ngài là một trong những bài kệ nổi tiếng của thiền sư Việt Nam thời nhà Lý để lại cho đời:

-Diệu tánh, là tánh nhiệm mầu vi diệu, chỉ cho chân tâm Phật tánh rỗng không, không có chỗ để bám để vin.

-Rỗng không, tâm rỗng không chỉ cho tâm không có vô minh, phiền não. Sư phụ có nhắc đến tác phẩm “Hư tâm học đạo” của Ôn Từ Đàm Thiện Siêu, là người đệ Phật tử phải dùng “hư tâm” tâm rỗng để học đạo giải thoát. Người học đạo phải loại bỏ, buông xuống hết các loại nghiệp chướng, sở tri chướng để tâm rỗng không thì mới thu thập được lý Phật nhiệm màu, cũng giống như tách nước trà đầy thì không thể rót thêm trà vào được nữa.


- “Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy”, hình ảnh diễn tả của Thiền sư Ngộ Ấn quá hay. Tuy trong núi cháy nhưng sắc ngọc vẫn tươi sáng , biểu trưng cho Phật tánh luôn tỏa sáng trong núi cháy ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới này.

- “Lò lửa hoa sen nở thật xinh”, lò lửa là biểu trưng cho thân ngũ uẩn, hình ảnh quá đẹp, tuy trong lò lửa của thân ngũ uẩn nhưng vẫn có một hoa sen Phật tâm nở thật tươi, mát diệu. Sư phụ cũng nhắc đến tác phẩm của Sư ông Nhất Hạnh “ Hoa Sen trong biển lửa” (Viet Nam, the lotus in the sea of fire—hoa sen trong biển lửa, ấn hành năm 1967 giữa lúc chiến tranh VN).


Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của thiền sư Ngộ Ấn do Thầy Chúc Hiền cúng dường.

Hán, Phạn tinh thông chí thoát trần
Xuất gia học đạo hạnh chuyên cần
Pháp Hoa giáo nghĩa siêng cầu học
Viên Giác kinh văn nghiên cứu chăm
Nghĩa diệu am tường khai tuệ nhãn
Lý mầu tỏ ngộ mở bi tâm
Ninh Sơn Thiên Ứng kết am ở
Thiền mạch lưu thông độ chúng nhân…!

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về thiền sư Ngộ Ấn. Ngài tuy bị bỏ rơi trong rừng từ lúc ra đời, nhưng định mệnh đã cho ngài phúc duyên được một vị Sư lượm về nuôi dưỡng và ngài được thông suốt kinh Viên Giác và kinh Pháp Hoa giúp Ngài đốn ngộ và đạt tri kiến Phật. Khi sắp tịch, Ngài nói bài kệ thật tuyệt vời, diễn tả Phật tánh như sắc ngọc trong núi cháy và sen nở thật xinh trong lò lửa tươi mát.

Sau bài pháp chính thức, Sư Phụ đã tranh thủ thời gian để giải đáp câu hỏi của Phật tử Bảo Minh Toàn, câu hỏi như sau: “ Kính bạch Thượng tọa giảng Sư. Ngài Phước Hậu có để lại cho đời sau 1 bài kệ:

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Năm nay nghĩ lại chừng quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ.”

 

Trong Phật học có các từ: Như lai, Chân như, Như Như bất động, Thập Như thị... Vậy, chữ NHƯ  ở đây chúng đê tử phải hiểu chữ Như thế  nào cho đúng, Xin giảng sư giảng rốt ráo cho chúng đê tử hiểu. Cám ơn Thầy. Nam mô A Di Đà Phật.


Sư Phụ bắt đầu giải đáp bằng cách viết chữ Như để minh họa đại chúng nhìn thấy:


1/ chữ Như: ghép 2 chữ Nữ (bên trái), chữ Khẩu (bên phải) Ai vượt qua được nữ sắc, nữ dục và khẩu nghiệp thì đạt được trạng thái Như như bất động, an lạc, giải thoát. Sư phụ giải thích chiết tự chữ Như:

-chữ Nữ: người nữ nghiệp chướng nặng nề dù mình có phản đối như sự thật vẫn là như thế. Nữ khác với nam, ví dụ thực tế: người nữ ra đường phải mặc áo để khỏi bị chê cười; còn người Nam không mặc áo, không ai nói gì. Trong giáo đoàn Ni, người nữ tu giữ nhiều giới hơn nam là vậy, nhiều giới hơn là để bảo vệ an toàn cho ni giới, chứ không thiên vị, trọng nam khinh nữ như nhiều người hiểu sai.
-chữ Khẩu: trong chữ Như, xuất phát lời nói là biểu trưng cho hầm hố của tội lỗi, đem lại khổ đau cho người.

chi nho tren dau mot chu nhu-2


2/Chữ Như là chỉ có Như Lai, Đức Như Lai (sự) nhưng về lý thì Như Lai được nói trong Kinh Kim Cang là: “Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai”, có nghĩa là “ Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai, đó là chỉ Phật tánh chơn như của mỗi chúng sanh.


3/chữ Như trong ý nghĩa thập Như thị: tánh như thị, tướng như thị…. Như thị có nghĩa là như vậy, “ trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe”, nhìn thấy, nghe thấy người và vật như chúng đang là, chứ không phải như mình, đang là, tức là mình nghe, mình thấy như vậy, biết như vậy, hiểu như vậy mà tuyệt nhiên không kèm theo bất cứ định kiến, thành kiến, chủ quan, kinh nghiệm, kiến thức, trí nhớ…..của bản thân để phân tích, phán quyết… để có cái nhìn như thị, hành giả phải tu để vượt qua “tưởng tri, thức tri” (cái biết chủ quan bằng định kiến, chủ quan) bằng với cái thấy của trí tuệ  (tuệ tri) để nhìn mọi sự việc như nó đang là, dù khó khăn, nhưng hành giả chịu tu, chịu vượt thoát sanh tử luân hồi, chắc chắn sẽ làm được.


chi nho tren dau mot chu nhu

Sư Phụ có kể câu chuyện về thiền sư Bạch Ấn Huệ Hạc ở Nhật Bản, ngài sinh năm 1685 và viên tịch năm 1768, ngài là một trong những vị thiền sư nổi tiếng thuộc thiền phái Lâm Tế Nhật Bản với  cung cách dùng ngôn ngữ dễ hiểu nhất để giúp cho tầng lớp bình dân có thể hiểu được cốt tủy của thiền tông, vì theo ngài một khi hiểu được sẽ giúp họ tu được.  Câu chuyện dùng 2 chữ “thế à” của ngài Bạch Ẩn để xử thế đã trở thành một giai thoại đẹp lung linh bên trong cửa thiền.

Chuyện kể rằng ở gần thiền viện của Thiền sư Bạch Ẩn, có một cô gái nhà quyền quý bị chửa hoang, nên gia đình cô xem đây là việc xấu hổ, cha cô  đánh đập cô để tra khảo, lúc đầu cô cắn răng không khai nhưng sau đó bị đòn đau quá và cô nhớ đến vị thiền sư ở gần nhà mình ai nói bất cư điều gì ngài cũng dùng 2 chữ “thế à” để đáp lại chứ không giải thích gì thêm, nên đổ tội cho ngài là tốt nhất, hơn nữa thiền sư vốn tu hạnh từ bi nên không chối bỏ, không kiện tụng ngược để tìm manh mối. Thế là cô khai báo tác giả cái bào thai ấy là của thiền sư gần nhà. Gia đình cô quá tức giận chạy qua chùa để chửi bới ngài hết lời. Ngài nghe xong chỉ nói vỏn vẹn 2 chữ “thế à”. Đúng như những gì cô gái đã toan tính.

Đến ngày đứa bé được chào đời, gia đình cô gái đã đem đứa bé tới chùa và bảo với vị thiền sư “con của ông đấy, ông giữ mà nuôi”. Ngài Bạch Ẩn cũng chỉ thốt ra 2 chữ “thế à”. Tin xấu “thiền sư có con” được loan ra và dân chúng trong làng bàn tán, xầm xì. Họ hết lời phỉ báng ngài, cho rằng ngài là thứ mượn đạo tạo đời, đồ thứ đạo đức giả... rồi đệ tử của ngài cũng dần dần bỏ chùa ra đi gần hết. Không có sữa cho đứa bé, thiền sư phải bế đứa bé vào làng để xin sữa, càng bị người đời phỉ nhổ, trề môi và chửi bới. Sau một thời gian đau khổ, cắn rứt lương tâm vì tội vu oan cho thiền sư, cùng lúc bạn trai đi lính trở về, nên cô gái quyết tâm dẫn chàng trai con nhà nghèo về nhà để trình bày sự thật với cha mẹ, cầu mong cha mẹ qua chùa xin lại đứa con. Cha mẹ cô nghe xong cảm thấy trời đất như sụp đổ, tội lỗi quá lớn, lâu nay họ căm ghét thù hận vì thiền sư đã phá hoại cuộc đời đứa con gái của họ, họ tức tốc dẫn con gái tới qua chùa dập đầu sám hối với thiền sư mong ngài tha thư và xin lại cháu bé. Thiền sư nghe xong ngài cũng bảo: “Thế à!”.

Sư phụ nhấn mạnh rằng thiền sư Bạch Ẩn sở dĩ vượt qua nhẹ nhàng tai ương vu khống chết người này là vì ngài đã áp dụng thành công hai chữ “Như Thị” qua “tuệ tri”, cái biết, cái nghe, cái thấy của trí tuệ bát nhã, tức là “nhìn cuộc đời như chúng đang là”, tánh của họ như vậy, tướng của họ như vậy, nhân của họ như vậy thì quả của họ sẽ như vậy.

Con cảm ơn Sư phụ đã kể câu chuyện cổ tích này quá hay, mong ai cũng học theo công hạnh “không phán quyết” này của ngài thiền sư để cho cuộc đời này bớt khổ, thêm vui.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


 

275_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Ngo An
Thiền Sư Ngộ Ấn ( 1019-1088)
Đời  thứ 8 Thiền phái  Vô Ngôn Thông



Kính dâng Thầy bài trình pháp rất khiêm nhượng vì không thể diễn bày lại sự tuyệt diệu của bài pháp thoại kéo dài 1 giờ 40 phút hôm nay về Thiền Sư Ngộ Ấn và mục vấn đáp về chữ Như . Kính tri ân Thầy về yếu nghĩa của hai bài kệ sâu sắc và thâm trầm huyền nhiệm ...đã nói lên tất cả tinh yếu của Phật Pháp mà chỉ khi nào bậc đạt đạo đã ngộ nhập Phật Tri kiến. Lời không thể diễn tả được những gì con thọ nhận chỉ kính mạo muội trình Thầy chút điều đã tâm đắc . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH



Chỉ với Đạo hiệu Ngộ Ấn đã minh chứng sự triệt ngộ được  Phật  Tri Kiến  trong  Kinh Pháp Hoa qua bài kệ thị tịch vì nghĩa lý đã thông suốt, hơn thế nữa Ngài  đã chỉ rõ  thế nào là "Tri Hành hợp nhất " của Kinh Viên Giác khi thượng đường diễn giảng về yếu nghĩa " Phật, Pháp, Thiền " 



Nếu bài kệ kiệt tác thị tịch của Ngài Ngộ Ấn đã được lưu truyền trong thi đàn văn học Phật Giáo VN trong triều đại nhà Lý cho đến nay: 

(Diệu tánh hư vô bất khả phan,

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,

Liên phát lô trung thấp vị càn.)

 ....thì vào thế kỷ cận đại của Phật Giáo Việt Nam ....Trong Thiền môn, nhiều người đều biết đến bài kệ nổi tiếng và  rất đặc biệt của Tổ Phước Hậu(1862-1949)  xứng đáng là một kiệt tác của một bậc chân tu đạt đạo. 

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Năm nay nghĩ lại chừng quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ." 

Cả hai đều diễn đạt sự thậm thâm vi diệu của Phật Pháp !
( trích khi Giảng Sư chỉ  rõ  nghĩa rốt ráo  về câu hỏi của Phật tử Bảo Minh Toàn về bài kệ “Kinh Điển lưu truyền tám vạn tư”) 




Kính ngưỡng Giảng Sư ....dụng tài khéo  phối hợp 

Hai bài thi kệ kiệt tác đã lưu truyền 

Trong văn học Việt Nam và Phật Giáo cửa Thiền 

Với hành trạng Thiền Sư Ngộ Ấn và phần vấn đáp 

Kính trình bày rõ ràng 

...hai phần khác nhau được chú tâm thính Pháp !!!!!(1)



### Tuyệt diệu làm sao sự triệt ngộ của Thiền Sư Ngộ Ấn(2) 

Ngộ Nhập Tri Kiến Phật  do thông suốt nghĩa lý kinh Pháp Hoa 

Bài kệ thị tịch chỉ rõ "Diệu Tánh" hằng hữu có trong ta (3) 

Uyên nguyên Kinh Viên Giác sáng tạo TRI HÀNH HỢP NHẤT 



Với Phật,  Pháp, Thiền ...và Đại Đạo  công án chỉ ra sự thật(4-5) 

Muốn đạt đạo cần đạt đến chỗ rỗng , không  tâm 

Thiền là trực cảm tâm linh, muốn đốn ngộ phải tiệm dần 

Đập  gãy  sự phân biệt... thoát ly ngôn từ hiển lộ thực tại 

Ngưỡng kính bậc hiền triết  có truyền thuyết  hoang đường ghi lại (6) 

Nam Mô Thiền Sư Ngộ Ấn tác đại chứng minh . 



#####   Về câu hỏi bài kệ  chữ NHƯ từ Tổ Phước Hậu (7)

Đa tạ Giảng Sư ba yếu nghĩa rốt ráo phải minh tường (8)

Tinh thần học Phật cần hư tâm  khi  tiến bước lên đường 

Thấy  như nó đang là ...(Yathābhūtā Tathatā) ...đơn giản của NHƯ THỊ ! 

Kính tri ân Giảng Sư ...chữ "Như" bậc Đại sĩ 

........Đấng chân tu thượng căn thượng trí ! 



Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế húy thượng Trừng hạ Thịnh, tự Như Trung, hiệu Phước Hậu

đại lão Hòa Thượng tôn sư tác đại chứng minh 



Huệ Hương 

Melbourne 21/8/2021 

chi nho tren dau mot chu nhu-3

(1) Bài pháp thoại thứ 275 của Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng 

Thiền Sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông)

Và trả lời cầu hỏi của Phật tử Bảo Minh Toàn về bài kệ “Kinh Điển lưu truyền tám vạn tư”

(2) 

Năm Sư lên mười, nhà sư Chiêm Thành cho Sư theo học Nho, học vấn càng ngày càng tiến. Sư thông cả hai thứ chữ Hán và Phạn. 

Năm mười chín tuổi, Sư xuất gia thọ giới Cụ túc, chuyên học hai bộ kinh Viên Giác và Pháp Hoa, nghĩa lý thông suốt. Sư theo học thiền với Thiền sư Quảng Trí ở chùa Quán Đỉnh và được Quảng Trí truyền tâm ấn.

Sau, Sư đi vào Ninh Sơn phủ Thiên Ứng kết cỏ làm am tranh ở tu (sau thành chùa hiệu là Long Ân), lấy hiệu là Ngộ Ấn.

(3) 

Niên hiệu Quảng Hựu thứ tư (1088), ngày 14 tháng 6, sắp thị tịch Sư nói bài kệ:

Diệu tánh rỗng không chẳng thể vin,
Rỗng không tâm ngộ việc dễ tin.
Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy,
Lò lửa hoa sen nở thật xinh.

(Diệu tánh hư vô bất khả phan,

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,

Liên phát lô trung thấp vị càn.)

Nói kệ xong, Sư vui vẻ thị tịch, thọ sáu mươi chín tuổi, môn nhân để tâm tang ba năm.

Bài kệ Thị tịch được HT Thanh Từ diễn giải rất phù hợp với lời minh thuyết của Giảng Sư 

(Diệu tánh hư vô bất khả phan,

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.

Diệu tánh là tánh nhiệm mầu , là pháp gốc , không có hình tướng 

Bất khả phan là không thể vịn vào để nắm bắt 

Hư vô là rỗng không

Nếu tâm đã rỗng không thì ngộ được diệu tánh không khó gì ? 

Thật ra Diệu tánh là tánh giác hằng sáng suốt nhiệm mầu mà người thế gian ít ai nhận biết Nghĩa hai câu này đồng nghĩa với câu mà Tổ Vô Ngôn Thông đã liễu ngộ khi nghe Ngài Bách Trượng dạy cho một thiền sinh " Tâm địa nhược không, Huệ nhật tự chiếu " 

Vậy thì nghĩa 2 câu này  " Muốn được giác ngộ như Phật thì tâm phải rỗng không" 

Lại tiếp theo :

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,

Trên ngọn núi cháy còn có hòn Ngọc quý, dù lử cháy đốt hết cây cỏ trên núi mà nó vẫn tươi nhuần, không hề bị khói bụi, làm cho mờ đục hay bị khô nút vì sức nóng. 

Ngọn lửa cháy ví cho thân tứ đại của chúng ta thường bị lửa vô thường thiêu đốt 

Hòn Ngọc quý chính là diệu tánh sáng suốt nhiệm mầu hằng hữu của chúng ta

Dù cho thân ta khi bị hoại diệt rồi nhưng diệu tánh ấy vẫn sáng chói như viên Ngọc quý , rất nhiệm mầu 

Liên phát lô trung thấp vị càn.

Hoa sen cũng được ví như diệu tánh của mỗi người . Thực tế hoa sen không nở được trong lửa , nhưng hoa sen ở đây là tánh giác hằng thanh tịnh sáng suốt dù trong thân vô thường bại hoại mà tánh giác thì bất hoại 

Hai câu cuối của bài thị tịch nhắc nhở ta rằng " dù thân ngũ uẩn  này có bị lửa vô thường thiêu đốt nhưng Tánh Giác vẫn thường hằng thì ta không còn sợ sinh tử nữa " 

(4) 

Có người đến hỏi:

- Thế nào là Phật, Pháp và Thiền?

Sư đáp:

- Đấng Pháp vương Vô thượng, ở thân là Phật, ở miệng là Pháp, ở tâm là Thiền. Tuy có ba thứ, kỳ thật là một. Ví như nước ba con sông, tùy chỗ đặt tên tuy chẳng đồng, mà tánh nước không khác.

Đã được các học giả cho rằng  đay là một chủ trương kiểu “Tri hành hợp nhất” Sự quân bình giữa tâm và trí còn đưa đến một kết quả siêu việt hơn đó là sự thống nhất giữa tri thức lý thuyết, hành động thực tế và động cơ tình cảm của thiền sư

-Ở thân là Phật: Thân Phật là chân lý nhập thể, tức Phật nhập thế gian để hành đạo bằng những hành động hy sinh của chính bản thân mình. Ở “thân là Phật” tương ứng với hành động thực tế, cần phải có ý chí mạnh mẽ, quả cảm đủ để chấp nhận những thiệt thòi về phần mình. Đây là đức Dũng của luân lý Phật giáo.

-Ở miệng là Pháp: Nhưng trước khi làm được những hành động cứu đời, phải có cái biết đầy đủ, trọn vẹn (viên giác) và bậc giác giả lại cứu đời bằng cách giác tha: giảng thuyết cho người đời biết về giả tướng, về thực thể của vạn sự vạn vật (pháp) để họ có thể giác ngộ được chân lý mầu nhiệm. Vậy “ở miệng là pháp” tương ứng với tri thức biện luận, tức dùng đến lý thuyết, ngôn ngữ của thế giới nhị nguyên tương đối. Đây là đức Trí của luân lý Phật giáo.

-Ở tâm là Thiền: Nhưng đặc sắc của triết học Phật giáo là phủ định triệt để, kể cả Niết bàn. Nhất là Thiền tông lại không trọng ngôn ngữ bằng trực giác (tâm), bằng trực cảm tâm linh, vì nó giúp cho người tu tập thấu đạt chân lý một cách trực tiếp qua quá trình chiêm nghiệm (dĩ tâm truyền tâm). Vả lại, tự giác và giác tha là lý tưởng của bậc giác ngộ bao giờ cũng xuất phát từ nơi tâm, thực hiện do động cơ tâm linh thúc đẩy (Phật tại tâm; Nhất niệm khởi thiện ác dĩ phân). Vậy tâm là động cơ tình cảm thúc đẩy bậc giác ngộ ở lại thế gian để cứu vớt con người trong cảnh trầm luân. Cũng như thái tử Tất Đạt Đa xưa kia quyết lìa bỏ ngai vàng, thoát ly gia đình chỉ vì động lực duy nhất muốn tự mình thoát khỏi và muốn cứu vớt nhân loại vượt khỏi cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Đây là đức Bi trong luân lý Phật giáo.

Vậy Phật, Pháp, Thiền (Thân, Khẩu, Tâm) chung quy là ba phương diện của cùng một chân lý mầu nhiệm, thực hiện bằng cả con người và cuộc đời của đức Phật hay những ngưới theo Phật, lý trí, tình cảm, hành động bao giờ cũng gồm trong một thân xác.

(5) Có vị Tăng đến hỏi:

- Thế nào là đại đạo?

Sư đáp:

- Là đường cái.

- Con hỏi đại đạo, Hòa thượng đáp đường cái, chưa biết bao giờ đạt được đại đạo?

- Con mèo chưa biết bắt chuột.

- Con mèo có Phật tánh chăng?

- Không.

- Hòa thượng có Phật tánh chăng?

- Không.

- Tất cả chúng hàm linh đều có Phật tánh, vì sao riêng Hòa thượng không có?

- Vì ta chẳng phải hàm linh.

- Đã chẳng phải hàm linh tức là Phật chăng?

- Ta chẳng phải Phật, cũng chẳng phải hàm linh.

Sau khi   Giảng Sư kể thế câu chuyện chém mèo của Ngài  Nam Tuyền để dẫn chứng tinh thần nhị nguyên phân biệt cần phải đập gãy thì HT Thích Nhất Hạnh cũng đã diễn đạt công án này như sau 

Ta thấy ngay sự khác nhau giữa hai đàng: một đàng thì muốn nghe những tư tưởng về đại đạo, một người muốn kéo người đối thoại về thế giới sinh hoạt thực tại. 

Một người thì đi tìm định nghĩa căn cứ trên sự phân biệt, 

một người thì cố gắng đập gãy lề lối thói phân biệt để hiển lộ thực tại vốn thoát ly danh từ và sự phân biệt. 

(Mẫu đối thoại trên đây cho thấy sự cố gắng của cả thiền sư lẫn đệ tử trong việc khai mở trí huệ của người đệ tử. 

Bắt đầu ta thấy vị tăng đưa ra câu hỏi về "đại đạo" đối tượng của giác ngộ, và muốn nghe lời giải thích của Ngộ Ấn về đối tượng và sự chứng đắc này. 

Ngộ Ấn thấy rằng đưa cho vị tăng một mớ ý tượng về đại đạo thì chẳng ích lợi gì cho ông ta cả, nên chi nói đường lớn. 

Câu trả lời này làm thất vọng vị tăng, bởi ông này đang chờ đợi những giải thích có tính cách khái niệm và trừu tượng. 

Đường lớn là một hình ảnh cụ thể, là sự sống hiện thực mà không phải là những khái niệm triết học trừu tượng. 

Vào trường hợp của một căn cơ bén nhạy hình ảnh này có thể gây xúc chạm để gợi ý chứng ngộ. 

Nhưng ở đây, vi tăng chỉ tỏ vẽ thất vọng suông: mũi tên thứ nhất không bắn trúng đích. 

Ngộ Ấn liền nói: "mèo con chưa bắt được chuột đâu" mục đích để cho vị tăng chiêm nghiệm thêm về thoại đầu "con đường lớn". 

Nhưng vị tăng lại nghĩ rằng vị thiền sư chê mình không đủ khả năng để hiểu những lời giải thích về đại đạo nên đã không chịu giải thích. 

Ông ta liền đem giáo lý đại thừa ra để chặn thiền sư : "Mèo con có Phật tính không?" Ngộ Ấn là người giác ngộ, đâu còn bị ràng buộc bởi kinh điển giáo lý nữa, ông nói "Không". 

Vị tăng bắt đầu nghĩ rằng Ngộ Ấn đi lệch khỏi giáo lý nhà Phật, bèn gạn hỏi lại, lần này một cách thiếu cung kính: "Kinh nói tất cả hàm linh đều có Phật tính, tại sao hòa thượng nói hoàn toàn (thay vì con mèo) lại không có Phật tính?" 

Thiền sư Ngộ Ấn vẫn còn kiên nhẫn: "Ta không phải hàm linh" 

và sau câu hỏi "Thế ngài là Phật chăng" 

ông còn cố gắng lần chót: "Ta không phải là Phật cũng không phải là hàm linh". ) 

(6) 

Sư họ Đàm, tên Khí, quê ở Tư Lý làng Kim Bài. Theo truyền thuyết, mẹ Sư họ Cù, khi chưa lấy chồng nhà bà ở gần khu rừng cạnh làng. Một hôm, bà đang dệt vải ở trong nhà, bỗng có một con khỉ lớn vào ôm sau lưng bà trọn cả ngày rồi mới đi. Sau đó, biết có thai. Khi bà sanh được một đứa con trai, bà ghét lắm đem bỏ trong rừng. Trong làng có một nhà sư họ Đàm, người Chiêm Thành, lượm đem về nuôi đặt tên là Khí.

(7) Từ Năm Kỷ Hợi 1899 (Thành Thái thứ 11), khi Hòa thượng Bổn sư được phong Tăng Cang chùa Diệu Đế, Ngài được đề nghị kế thế trụ trì, nhưng Ngài từ chối, chưa dám đảm nhận trách nhiệm bằng danh xưng ấy, muốn được tiếp tục hỗ trợ âm thầm bên cạnh Bổn sư.

Năm Mậu Thân 1908 (Duy Tân thứ 2), Ngài được Hòa thượng Bổn sư phú pháp qua bài kệ dưới đây và ban pháp hiệu Phước Hậu, húy Trường Thịnh, tự Như Trung:

Thuần thành bổn tánh mỹ Như Trung

Tảo tận trần tâm Đạo lý chung

Đức thạnh tự năng mông Phước Hậu

Chơn truyền y bát chấn tôn phong.

Năm Bính Thìn 1916 (Khải Định thứ 1), Ngài được bộ Lễ triều đình sắc ban trụ trì chùa Trường Xuân.

Năm Kỷ Mùi 1919 (Khải định thứ 4) vào tháng 7, Ngài được chư Sơn bảo cử trụ trì chùa Linh Quang.

Năm Mậu Dần, Bảo Đại thứ 13 (1938), sau khi nghe bộ Lễ trình tấu quá trình xuất gia đến những thành quả tu học của Ngài được tiếng tốt khắp nơi, vua Bảo Đại sắc phong chức Tăng Cang kiêm trụ trì chùa Báo Quốc.

Sự kiện này, dưới triều Bảo Đại là một việc được xếp vào diện “tế nhị”. Khi đã biết điều đó, chư Sơn môn tỏ ra thờ ơ và bản thân Ngài cũng chẳng mấy thiết tha, nếu không có tiếng nói của Đoan Huy - Từ Thái Hậu (tức đức Từ Cung, mẹ Bảo Đại) thì cả vua tôi đều lâm vào tình trạng “không nên có”.

Có lẽ, đây là lần phong chức Tăng Cang cuối cùng của triều Nguyễn và người đón nhận đó là Ngài, như đại diện nét chấm phá của luật nhân quả qua một hành động tốt đẹp. Nhờ vậy, trong số rất nhiều bài thơ Ngài sáng tác trong thời gian này, có những bài như :

Tâm thanh thiên hữu nguyệt

Tánh tịnh hải vô ba

Viên minh tàng nhất điểm

Phóng xuất mãn sơn hà

Và với chúng Tăng, Ngài để lại bài thơ nổi tiếng:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Đến nay tính lại đà quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như

Năm Kỷ Sửu 1949, ngày 30 tháng 2, Ngài an nhiên thị tịch để lại nhiều luyến tiếc của hậu thế, khi nhìn được lăng kính thời cuộc đã lý giải những lời Ngài hằng dạy. Ngài thọ 87 tuổi đời là cũng ngần ấy tuổi đạo trắng trong với 55 Hạ lạp. Nhục thân được các đệ tử lập tháp tôn thờ bên hữu trong khuôn viên chùa Linh Quang.

(8) Tổ dạy rằng Chỉ nhớ một chữ NHƯ, tức chữ NHƯ đã chứa đựng đủ lời Phật dạy

 a-nhớ đến Như, tức là nhớ đến chữ NHƯ 如 được chiết tự từ hai chữ NỮ 女 và KHẨU 口. Tổ muốn răn đe các đệ tử hai thứ: Nữ là nữ sắc. Khẩu là cái miệng gồm ăn và nói.

Nữ sắc là thứ dục mạnh nhất mà đức Phật đã từng dạy trong kinh Tứ thập nhị chương: “Sự thèm muốn không gì hơn sắc đẹp. Sự thèm muốn sắc đẹp, ngoài nó không gì lớn bằng. Cũng may chỉ có một mình nó mà thôi, chứ có cái thứ hai bằng nó thì người khắp trong thiên hạ không ai có thể hành đạo được vậy”.

Nhớ đến nữ nhân để người tăng sĩ với tâm nguyện xuất gia nối dõi dòng Thánh, độc thân phạm hạnh, cầu giải thoát luôn nhắc nhở cẩn trọng chớ để buông lung. Đối với hàng Phật từ tại gia cũng cẩn trọng trong việc giữ gìn 5 giới mà giới thứ ba là không được tà dâm, để tránh đổ vỡ hạnh phúc thế gian.

Miệng là một trong sáu căn dễ phạm lỗi. Ăn thô nói tục. Ăn bậy nói bạ. Cái gì cũng ăn. Vì ăn mà giết hại sinh linh. Ăn tươi nuốt sống tạo nhiều nghiệp ác. Bạ đâu nói đó. Nói thêu dệt. Nói ly gián. Nói độc ác. Nói dối gian. Trong Luật dạy: “Trong miệng con người ta có lưỡi búa…” không những chém người mà còn chém mình. 

Trong Bát Chánh đạo Phật dạy Chánh ngữ hàng thứ ba sau Chánh kiến, Chánh tư duy. Trong Tứ Nhiếp pháp của Bồ tát đạo, Ái ngữ đứng thứ hai sau Bố thí. Không những phúc mà họa cũng đều từ cái miệng. “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”.

Hơn nữa, Tổ cũng muốn dạy thêm, mặc dù đạo Phật chú trọng thực hành “đến để mà thấy” nhưng lý thuyết cũng rất nhiều, không đạo nào có kinh điển nhiều hơn Tam tạng. 

Đọc không hết, nói vô cùng. Nói có cũng trúng, nói không cũng chẳng sai. “Lìa tứ cú, tuyệt bách phi”. “Bất khả thuyết, bất khả tư nghì”. Nói hoài nói mãi cũng chẳng hết. Vì thế, e rằng Tăng sĩ, Cư sĩ sau này học nhiều học cao chỉ để nói hay, viết giỏi mà hành dở, nói nhiều mà hành ít. 

Chính vì vậy chữ Khẩu 口 ghép bên chữ Nữ 女 tạo thành chữ Như cũng là cách phương tiện thiện xảo ẩn ý nhắc nhở mọi người phải luôn luôn cảnh giác đề phòng hai món đó.

Xưa kia, đức Phật nói pháp ròng rã suốt bao nhiêu năm, cuối cùng Ngài tuyên bố “thẳng” suốt bao nhiêu năm ta chưa từng nói một chữ. Cầm đóa hoa sen chỉ mỉm cười. Còn Tổ là đệ tử Phật, không bằng Phật nên phải học, mà học Phật “không thiếu” tức nhiều lắm, và không học những thứ không cần thiết cho nên “không dư”. Để rồi cuối cùng chỉ còn nhớ vỏn vẹn một chữ NHƯ.

b- Cái thứ hai nhớ Như, là nhớ Như Lai, tức Chân như thực tướng của các pháp, là tính Phật, là Bồ đề tâm. Như Lai ấy không đản sinh ở thành Ca tỳ la vệ, cũng không nhập diệt ở Sa la song thọ. Bất sanh bất diệt. Không phải của riêng ta mà là của tất cả chúng sanh. 

Là tri kiến Phật. Mỗi mỗi chúng sanh đều bình đẳng có. 

Trong kinh Kim Cang , Như Lai đó là khái niệm được dùng để chỉ một thực tại siêu việt mọi tướng trạng - cái mà bản kinh này gọi là "thực tại phi tướng". Nguyên ngữ tiếng Phạn của khái niệm này là Tathagata, dịch sang tiếng Trung Hoa là Như Lai. Kinh Kim Cương định nghĩa về khái niệm này như sau: "Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu" (Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai)(1), hoặc "Như Lai là chân như của vạn pháp" (Như Lai giả, thị chư pháp như nghĩa"(2). Theo D.T.Suzuki, Như Lai chính là cái Như như của vạn pháp, nó vận hành một cách phổ quát trong các sự vật. Cái Như như này "vốn không được sinh ra và không sinh ra, lúc nào cũng vẫn như thế mà không mất đi cái căn bản tuyệt đối của nó, dù nó hiện diện và hoạt động trong tất cả mọi vật"(3). Với quan niệm này, Như Lai trong kinh Kim Cương mang một sắc thái hoàn toàn mới so với quan niệm Đức Phật quyền năng đã từng tồn tại trong tín ngưỡng dân gian và trong lịch sử Phật giáo Việt Nam từ mấy thế kỷ trước đó.

c- Cái thứ ba nhớ Như, tức là nhớ đến Như thị. Hòa mình trong đời với cái nhìn Như thị. Tức nhìn như vậy. Nhìn như vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mới chính là như vậy. “Nếu thấy các tướng không phải tướng tức thấy Như Lai” (Kinh Kim Cang). Nhìn Chánh kiến. Nhìn đúng như thực tướng của nó, như nó đang là. 

Nhìn cuộc đời này là không thường còn, là thay đổi, mà chính sự không thường, còn, thay đổi ấy lại là cái thường, là chân lý. “Vô thường thị thường”. Nhìn chúng sanh tuy đồng có một Như Lai Phật tánh, nhưng cũng muôn vạn loại sai biệt “từ tâm của chúng sanh tùy theo nghiệp mà phát hiện, khắp cả pháp giới” (Kinh Lăng Nghiêm). Đó là “Tướng như vậy. Tính như vậy. Thể như vậy. Lực như vậy. Tác như vậy. Nhân như vậy. Duyên như vậy. Quả như vậy. Báo như vậy. Và từ đầu đến cuối thảy đều như vậy”. (Kinh Pháp Hoa). 

Có cái “nhìn như vậy” nên có trí Bát nhã, “quán sát tự tại, không dao động trở ngại trước thuận cảnh, không sợ hãi nghịch cảnh, không mơ mộng viễn vông, không hoang tưởng điên đảo, cho đến đạt được tâm thái an vui Niết bàn giải thoát”(Bát nhã Tâm Kinh). 




youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2021(Xem: 19747)
Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Đời thứ 22 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 18 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 17/04/2021 (07/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lễ cùng vô lễ đánh không tha, Tiến thoái loanh quanh khó vượt qua Chẳng bị cảnh xoay, tam-muội chứng Chịu làm thây chết “tử quan” a Đại hùng, đại trí, tâm buông xả Chỉ hỉ, chí bi, cứu độ tà Vững chắc tòa sen, Tây Thiên Mục Kim cang, bảo sở sẵn danh tòa. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐�
15/04/2021(Xem: 17669)
Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Đời thứ 21 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 17 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 15/04/2021 (05/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tuyết Nham lạnh lẽo vắng dân cư Tăng chúng ít người, thế tục dư Thuở trước tham thiền đồng chung hội Thức tri sâu cạn vốn thiên tư Quyết lòng nung chí quy nguồn cội Vững dạ bền gan tỏ đạo từ Trúc mảnh tùng cao đều sở đắc Diều bay cá vượt hiển thiền cơ (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂
10/04/2021(Xem: 24324)
Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/04/2021 (29/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phá Am tổ đức cháu con đông Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông Vốn không một vật, gìn chi mệt Nào phải vạn duyên nước giữa dòng Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼�
08/04/2021(Xem: 17925)
Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186) Đời thứ 18 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 14 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 08/04/2021 (27/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chánh nhân pháp nhãn khởi đầu tham Thẩm thấu nghi tình chốn pháp đàn Tâm chánh đạo tràng thường phẳng lặng Ý chân, đức nghiệp rõ thần quang Tường Phù, Hoa Tạng, ngôi tòa chủ Linh Ẩn, Kính Sơn, vị giác hoàng Thái Bạch, lối về nơi tĩnh lặng Thiên Đồng, dựng tháp giữa mây ngàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷�
06/04/2021(Xem: 14472)
Đừng như con rắn mến hang - Tăng Sĩ vào đời biển nhập trần lao tác Phật Sự ! Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Ứng Am Đàm Hoa sau khi nghe bài pháp thoại tuyệt vời . Kính bạch Thầy không hiểu nhân duyên gì mà con đang học từng bài bình giảng của Hoà Thượng Thích Thông Phương trong quyển NGŨ HỘI ĐĂNG NGUYÊN TIẾT DẪN thì lại được nghe Yếu chỉ Tào Khê trong bài pháp thoại hôm nay để từ đấy nhận ra một cơ duyên kỳ đặc của Ngài Ứng Am Đàm Hoa được xuất gia và thị tịch tại chùa Đông Thiền nơi Ngũ Tổ Huỳnh Mai truyền y bát cho Lục Tổ nhờ những câu kinh trong Kinh Kim Cang !!!Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân Thầy ...thật là đại duyên được nghe pháp thoại về 33 vị Tổ Sư Thiền và các truyền thừa tiếp tiếp. Kính, HH Thiền Sư Ứng Am Đàm Hoa, Tổ thứ 13 của Thiền Phái Lâm Tế.! Đệ tử nối pháp xuất sắc của Ngài Hổ Khưu Thiệu Long, Được Đại Huệ Thiền Sư huyền ký Dương Kỳ chính mạch thông** Phải chăng nhân duyên kỳ đặc nên thọ cụ túc được đặc cách?***
03/04/2021(Xem: 19293)
Thiền Sư Đại Huệ Tông Cảo (1089-1163) Đời thứ 16 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 12 của Thiền Phái Lâm Tế. Pháp thoại của TT Thích Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Bảy, 03/04/2021 (22/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gần gũi bạn lành trí tuệ sinh Mở mang huệ nhn bóng trăng in Tam tâm chẳng được nào đi đến Tứ tướng rỗng rang há tử sinh Năm uẩn giả danh ngời Bát Nhã Sáu căn hỗ dụng quỷ thần kinh Không ngờ gặp phải lời sàm tấy May rủi xưa nay việc thế tình. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Đại Huệ Tông Cảo (1089-1163) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁�
01/04/2021(Xem: 16636)
Thiền Sư Hổ Khưu Thiệu Long (1077-1136) Đời thứ 16 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 12 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Kiến lìa chỗ thấy, kiến khôn phân Mong được no cơm, áo ấm thân Vật vốn đã không, trần há khởi Duyên đà từ bỏ thoát căn trần Gió lay, nước chảy, phô trương đạo Mưa tạnh, trời trong, hiển hóa thần Vượt thoát hiểm nguy trùm máy tạo Xưa nay, mới gặp bậc hiền nhân. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hổ Khưu Thiệu Long (1077-1136) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT
31/03/2021(Xem: 11138)
Hôm nay, một lần nữa tôi lại có nhân duyên đến với Quý vị qua chương trình online nầy do Master Hui Siong đề nghị. Ngài là Phó Chủ tịch Hội đồng Tăng-già Thế giới (WBSC) World Buddhist Shanga Council, kiêm Tổng Thư ký Hoa văn và hiện đang Trụ trì những chùa nầy tại Singapore và Indonesia. Sở dĩ tôi có được nhân duyên nầy là qua sự hình thành của WBSC từ năm 1966 tại Colombo, Tích Lan và năm 1969, Hội đồng nầy đã được tổ chức Đại hội lần thứ 2 tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn, Việt Nam do Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu, người đồng sáng lập ra WBSC đứng ra tổ chức. Thuở ấy, tôi mới từ thành phố cổ Hội An vào Sài Gòn nên chưa có duyên để tham dự.
30/03/2021(Xem: 20357)
Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) Đời thứ 15 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 30/03/2021 (18/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cơ giáo hợp nhau, trí tuệ sâu Thuốc thang tùy bệnh giúp người đau Ngộ tâm người mỉm trao chân pháp Đầu gật vô ngôn tỏ lý mầu Rõ tiếng thông âm, từng tỉnh mộng Thấy bay nghe gáy rõ tâm đầu Trời nghiêng biển động Tu-Di ngã Đại địa sơn hà sụp đổ nhào. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐�
27/03/2021(Xem: 15855)
Thiền Sư Ngũ Tổ Pháp Diễn (1024-1104) Đời thứ 14 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 10 của Thiền Phái Lâm Tế. TT Thích Nguyên Tạng (Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu) Giảng lúc: 6.45am, Thứ Bảy, 27/03/2021 (15/02/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Ma-ni châu báu tự nhiên sanh Muốn được phải nên dứt đấu tranh Phương tiện khéo quyền chăm thuyết pháp Biện tài vô ngại quyết tâm hành Sư nhân việc ấy mồ hôi đổ Ta bởi do đày dạy trẻ lành Xá-lợi như mưa bày đại định Dương tháp Đông Sơn sớm tựu thành. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Ngũ Tổ Pháp Diễn (1024-1104) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, Fr
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]