Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 Tướng Mạo Của Chú Đại Bi

20/03/202209:24(Xem: 2673)
10 Tướng Mạo Của Chú Đại Bi

quan am nam hai-2

10 Tướng Mạo Của Chú Đại Bi
Cúng dường Vía Bồ Tát Quán Thế Âm Đản sanh 19/2/Nhâm Dần (21/3/2022)



Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, dưới sự chứng minh của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong đạo tràng Bảo Trang Nghiêm tại núi Potalaka, Bồ Tát Quán Thế Âm giải thích Chú Đại Bi có 10 Tâm thù thắng: Tâm Đại từ bi, Tâm Bình đẳng, Tâm Vô Vi, Tâm Vô nhiễm, Tâm Không quán, Tâm Cung kính, Tâm Khiêm hạ, Tâm Vô tạp loạn, Tâm Vô kiến thủ, Tâm Vô thượng Bồ Đề.

1. Tâm Đại từ bi. Từ là năng lực đem lại an vui cho chúng sanh; Bi là năng lực dứt trừ khổ đau cho mọi loài. Từ bi có sức mạnh thể chất và tâm linh để dõng mãnh làm lợi lạc cho đời, như vậy trong từ bi đã bao hàm Trí tuệ và Hùng lực mới đủ uy đức nhiếp chúng độ sanh. Tâm Đại từ bi là tâm của bậc đã thành tựu đạo nghiệp. Nay phàm phu chúng con nghiệp dày phước mỏng nhưng cũng nguyện thực tập theo hạnh Từ bi của Bồ Tát.

Nguyện cho tâm chúng con mỗi ngày một bớt giận ghét người, không sân si với hoàn cảnh mình đang sống và biết ơn với những gì mình đang có. Nguyện đem tất cả khả năng của mình để cống hiến niềm vui cho đời, giúp người bớt khổ. Nhờ vậy mà tâm chúng con ngày càng tỏa sáng tình thương yêu, hiểu biết để thể nhập vào nguồn sống dạt dào Từ Bi Hỷ Xả của chư Phật, chư Bồ Tát.

2. Tâm Bình đẳng. Đây là tâm không phân chia cao thấp, hơn thua, giai cấp, nam nữ, tôn giáo, chủng tộc, không phân biệt kẻ oán người thân. Về mặt bản thể, Tâm Bình đẳng không chấp chủ thể hay khách thể, tâm và cảnh không hai. Trong chúng con có chúng sanh, trong chúng sanh có chúng con, y hệt các tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Có Tâm Bình đẳng thì dễ dàng chấp nhận mọi khác biệt trong cuộc đời. Tâm Bình đẳng không ép buộc người khác phải ngang bằng như chúng con, mà tự thân chúng con cần mở tâm lượng rộng lớn dần để bao dung được người khác, bắt đầu từ gia đình, ra đến Đạo tràng, nhân loại, chúng sanh.

Nguyện cho khi thực tập Tâm Bình đẳng, chúng con thấy mình và người liên hệ mật thiết với nhau. Nhờ vậy mà chúng con thấy thế giới rộng lớn bao la, mầu nhiệm, mỗi sanh linh đều dễ thương, đáng quý, đáng trọng. Phật và chúng con tuy khác nhau về quả vị nhưng thể tánh rỗng lặng vẫn đồng. Vì tâm chúng con bị mây vô minh che lấp nên làm chúng sanh, một khi tâm lắng yên mà biết rõ thì ngay thân này Phật tánh hiện bày.

3. Tâm Vô Vi. Vô Vi nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sanh ra. Do đó, Vô Vi không biến đổi, không mất đi, là cái Vô sanh, một cách nói khác của Niết Bàn. Trong Kinh Vô Vi (Tương Ưng Bộ, Tập 4), Đức Phật dạy có 33 từ ngữ tương tự về Niết Bàn là: Vô Vi, Mục đích cuối cùng, Vô lậu, Sự thật, Bờ bên kia, Tế nhị, Khó thấy được, Không già, Thường hằng, Không suy yếu, Không biểu hiện, Không lý luận, Tịch tịnh, Bất tử, Thù thắng, An lạc, An ổn, Ái đoạn tận, Bất khả tư nghì, Hy hữu, Không tai họa, Không bị tai họa, Niết Bàn, Không khổ, Ly tham, Thanh tịnh, Giải thoát, Không dính mắc, Ngọn đèn, Nơi trú ẩn, Nơi che chở, Nơi nương tựa, Đến bờ bên kia. Đức Phật cũng dạy con đường đưa đến Vô Vi là tu tập Bát Chánh đạo: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Nhờ thực tập Tâm Vô Vi mà cuộc sống chúng con dần dần trở nên an vui, thanh thản, nhẹ nhàng, buông bỏ mọi ưu phiền, vướng mắc. Tâm rỗng rang như tấm gương trong sáng, khi việc đến thì tùy duyên đối ứng, khi hết việc rồi trở lại rỗng không:
Như mặt gương trong sáng
Ánh chiếu mọi sắc trần
Đến, đi không chướng ngại
Không cảnh cũng không tâm.

4. Tâm Vô nhiễm: Nhiễm là bị lây hoặc bị lôi cuốn theo thói hư tật xấu. Chẳng hạn mắt ưa đẹp ghét xấu, tai thích lời khen mà ghét tiếng chê, mũi ưa mùi thơm mà ghét thối, lưỡi ưa vị ngọt mà ghét đắng, thân ưa cảm giác mịn màng nhưng ghét đụng chạm thô kệch, ý mơ tưởng xa xôi mà không biết quay về Phật tánh sẵn có nơi thân. Nhờ Tâm Vô nhiễm nên làm chủ được bản thân, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì không bị mê hoặc, sai sử. Một khi sáu căn lắng yên thì sáu thức không phát khởi, sáu trần trở nên thanh tịnh, ngay lúc đó cõi Ta Bà uế truợc này liền trở thành Tịnh độ Trang nghiêm.

5. Tâm Không quán. Chữ “không” trong đạo Phật thường bị hiểu lầm là hư vô, là trái ngược với có. Chấp có và chấp không đều là hai kiến chấp sai lầm. Không ở đây có nghĩa là không có một tự thể riêng biệt vì vạn pháp nương vào nhau mà có mặt, không có pháp nào có thể phát sinh và tồn tại chỉ riêng mình: “Cái này có vì cái kia có. Cái này không vì cái kia không. Cái này sanh vì cái kia sanh. Cái này diệt vì cái kia diệt”. Do đó, không quán là nhìn sâu vào bản chất mọi hiện tượng để thấy được tính rỗng lặng, vô thường, vô ngã, duyên hợp và tương tức của các pháp.

Chính nhờ tính chất rỗng không của các pháp nên vũ trụ mới có thể sinh thành, chuyển hóa. Vì nếu đã có một cái A cố định, thì cái A đó không thể biến đổi thành cái B hay cái C như trong các phản ứng hóa học. Nhờ thực hành Tâm Không quán, chúng con chuyển hóa được tập khí sâu dày nhất của chúng con là cố chấp vào “cái Ta” và “những cái của Ta”, cả cái ta cá nhân và cái ta tập thể. Nhờ không mà trở thành có thì từ có cũng trở thành không. Đó là ý nghĩa của: sắc chính là không, không chính là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy cả.

6. Tâm Cung kính. Cung kính là lễ độ, trân trọng từ tận cùng đáy lòng. Cung kính không những chư Tôn Đức mà còn với mọi người, các cháu khuyết tật và mọi loài, vì tất cả đều có Phật tánh. Chúng con nguyện theo gương Bồ Tát Thường Bất Khinh tán dương tất cả mọi người. Nhờ Tâm Cung kính mà chúng con tha thiết biết ơn người, biết ơn vật. Cuộc đời đẹp đẽ quá, con người dễ thương quá, loài vật, cây cỏ, khí trời quý báu quá! Nếu không có môi trường sống này, cho dù thuận hay nghịch, cho dù tốt hay xấu, thì chúng con làm sao tồn tại ở cõi đời được? Thay vì bất mãn với hoàn cảnh sống, chúng con cần tự mình thay đổi thái độ sống.

Với Tâm Cung kính, chúng con sẽ cảm nhận được thế giới lưu ly trang nghiêm thanh tịnh ngay tại trái đất này. Làm sao dám chắc điều đó? Vì trong Kinh dạy, cõi Ta Bà này là “Phàm Thánh đồng cư độ”, tức là kẻ thanh người tục chung đụng với nhau. Các bậc Giác ngộ xen lẫn giữa dòng đời đen bạc. Nếu tâm chúng con thiện lành thì sẽ chiêu cảm người lành cùng đến, nếu tâm chúng con phiền não tràn đầy thì sẽ chiêu cảm những người quậy phá đến. Chúng con có duyên lành kính lễ chư Phật, chư Bồ Tát qua Hồng Danh Bửu Sám, Thủy Sám, Ngũ Bách Danh, Lương Hoàng Sám, Tam Thiên Phật, Vạn Phật. Càng cung kính đảnh lễ, chúng con càng cảm nhận quý Ngài gần gũi quanh đây, và, ngày càng tỏa sáng Phật tánh nơi bản thân.

7. Tâm Khiêm nhượng. Khiêm nhượng là tự đặt mình vào vị trí thấp nhất, như vậy sẽ trở nên nhu nhuyến nhưng không hèn yếu. Có Tâm Khiêm nhượng sẽ dễ dàng thực tập hạnh nhẫn nhục. Như nước chảy xuống chỗ thấp nên chỗ thấp không bị khô kiệt, người có Tâm Khiêm nhượng thường được mọi người kính mến, giúp đỡ, giảm bớt những va chạm phiền toái do thói kiêu căng gây ra, đồng thời cũng bớt sân hận. Tâm sân hận thật là dễ sợ. Nó như trái bom nổ chậm, khi có điều kiện kích hỏa thì nổ bung ra, tàn phá hết thảy gia đình, người thân, bạn bè, đạo tràng, cộng đồng, xã hội, quốc gia, thế giới. Vì vậy trong Kinh dạy: “Một đốm lửa sân nổi lên có thể đốt cháy cả rừng công đức”.

Đã sanh làm người ai cũng dễ tiêm nhiễm tâm kiêu căng. Càng lớn tuổi, càng có uy tín, bằng cấp, tài sản, danh vọng, địa vị, quyền lực thì kiêu mạn càng nhiều, và đó là một trong sáu nguyên nhân gây nên sinh tử luân hồi là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Con đường trở về bến Giác, do đó, chính là dẹp cờ kiêu mạn. Có hạ mình xuống mới chiêm ngưỡng được cái Đẹp ở đời. Thực hành lạy Phật, lạy sám hối cho ba nghiệp thân, miệng, ý lắng yên chính là một cách hữu hiệu để hạ “cái ta” xuống. Cho đến ngày không còn dính mắc vào “cái ta” nữa, tức là “vô ngã”, thì đạt được Niết Bàn, như lời khai thị của Cố Hòa thượng Thiện Siêu.

8. Tâm Vô tạp loạn. Vô tạp loạn là không bị tình thế làm cho rối ren. Bản thân làm chủ được hoàn cảnh, bình tĩnh, chuyển rắc rối thành đơn giản, chuyển khó thành dễ, chuyển nguy thành an. Thực tập miên mật, Tâm Vô tạp loạn dẫn đến dừng vọng tưởng và sâu hơn nữa là vào Định. Có bài kệ giúp tâm lặng yên khi quán chiếu:
“Phật là vầng trăng sáng
Đi qua trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặng
Trăng hiện bóng trăng ngần”.

Tâm chúng con theo thói quen cứ lăng xăng vọng động không yên. Những ý niệm trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau choán chỗ nên Phật tánh không hiện bày ra được. Một khi chuỗi ý niệm đó dừng lại thì ngay tức khắc tánh Giác hiện bày, như ánh trăng soi tỏ trên mặt hồ tĩnh lặng. Có nhiều cách thực tập để tâm lắng yên, tùy theo điều kiện từng người. Thông thường là thiền tập, niệm Phật, lạy Phật, tụng kinh, trì chú, đi dạo quanh vườn... Dù cách nào đi nữa thì căn bản vẫn bắt đầu từ thư dãn thân, lắng yên tâm, theo dõi hơi thở vào ra nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như sương khói, không còn ý niệm về hơi thở, lặng mà biết rõ.

9. Tâm Vô kiến thủ. Vô kiến thủ là không cố chấp vào hiểu biết của chúng con. Những hiểu biết đó thường bị lệch lạc vì thành kiến gia đình, giáo dục, văn hóa, xã hội, tôn giáo, chính trị, chưa kể sâu xa hơn là do tập khí nhiều đời quá khứ. Kiến thủ là một trong năm chướng ngại của sự tu tập, gọi chung là ác kiến. Đó là (1) thân kiến: cố chấp vào cái thân này nên mới sanh lắm chuyện; (2) biên kiến: thấy biết một chiều; (3) kiến thủ: cố chấp vào kiến thức cá nhân; (4) giới cấm thủ: theo các cấm kỵ mê tín dị đoan; (5) tà kiến: thấy biết không đúng sự thật.

10. Tâm Vô thượng Bồ Đề. Nguyện thành Phật Cứu độ Chúng sanh. Đây chính là cốt lõi của Bồ Tát đạo và cũng là đặc trưng của Phật giáo Đại thừa. Xưa nay chúng con vẫn có mặc cảm hèn kém là chỉ có thể làm việc thiện, đóng góp Phật sự để hưởng phước báo nhân thiên. Vì thế, chúng con đã phụ lời di giáo của Đức Thế Tôn: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp”. Nay chúng con dũng mãnh phát nguyện thực hành Bồ Tát đạo, vừa tự lợi vừa lợi tha, vừa tự giác vừa giác tha, làm được chút gì lợi lạc cho mình cho người thì không từ nan. Kinh A Hàm dạy: “Dù làm bao nhiêu việc thiện đi nữa cũng không bao giờ quên Giác ngộ Giải thoát là mục tiêu tối hậu của đời mình”.

“Nhất niệm chí thành thập phương cảm ứng, Một lạy sám hối ba nghiệp tội tiêu”. Ngưỡng mong Tam Bảo, Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ cho chúng con viên thành tín, nguyện, hạnh.

         Sa Di Thông Đạo


                           





facebook

youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2019(Xem: 6857)
TINH THẦN BẤT HỦ CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI Tác giả : Đức Đa Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Thích Minh Chánh Mục Lục Tinh Thần Bất Hủ Của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Chương 1: Mười Hai Nhân Duyên Và Buông Xã……….1 Chương 2: Tâm Bồ Đề……………………………………14 Chương 3: Tánh Không…………………………………...33 Chương 4: Văn Thù Sư Lợi Chúc Phúc Và Hội Thoại Với Hòa Thượng Thánh Nghiêm……………51
02/05/2019(Xem: 10335)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
29/04/2019(Xem: 5906)
Không hiểu từ lúc nào tôi đã có thói quen không bỏ được cho đến nay, thường sau buổi công phu tôi lập lại nhiều lần theo như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma " NAM MÔ NGŨ TRÍ NGHIÊM THÂN ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT (3) kính mong cầu đến sự hộ trì giúp đỡ của Ngài để trí tuệ con ngày thêm được sáng suốt như Ngài " và tiếp theo là câu thần chú để khai mở trí tuệ OM A RA PA TSA NA DHI và tự tin rằng mình đã được chúc phúc .
30/03/2019(Xem: 6809)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
23/03/2019(Xem: 3616)
Núi ngũ hành là năm ngọn núi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, nằm trên vùng cát trắng; xuất hiện cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.(wikipedia).
19/03/2019(Xem: 5025)
Từ nhiều năm nay, tôi có một thói quen đã trở thành tập khí là miệng thì đọc mà tâm chẳng bao giờ tập trung vào một chỗ cho nên nhiều năm qua tuy mỗi lần công phu và sau đó đều tự thệ Bồ Đề Tâm Giới theo Mật Tông... thế nhưng rồi đâu cũng vào đó.
16/03/2019(Xem: 4722)
Những ngày cuối năm (2012), có dịp đi một vòng từ An Giang đến Bà Rịa – Vũng Tàu, ghé qua Long Thành (Đồng Nai) rồi dừng chân tại Saigon, quận 4 để đón giao thừa tại đạo tràng Tịnh Xá Từ Quang. Nơi đây, vào những ngày tháng bình thường rất ồn náo về việc mua bán, người xe ầm ỉ, nhưng đến những ngày áp Tết, nhất là từ ngày 27 đến 30 Tết thì khu vực nầy bỗng dưng thay đổi lạ, êm lặng nhẹ nhàng như một khu phố mà người ta cho rằng: đạt chuẩn văn hóa nào đó...
13/09/2018(Xem: 4215)
Tuy hai chữ nầy khác âm nhưng đồng nghĩa, tùy theo âm điệu bằng trắc mà đọc. Theo nghĩa kinh điển Phật Giáo là xem xét điều lầm lỗi trái quấy đặng trừ bỏ đi. Lại còn có nghĩa là quán tưởng đi đến đạt chân lý, đạt đến Trí Tuệ viên mãn. Tiếng Phạn là Ayana. Như: Quán Chiếu, tức là dùng trí tuệ chiếu kiến sự lý. Quán Đạo: quán xét pháp lý của đạo. Quán Đạt: dùng trí tuệ quán xét thông đạt đến chỗ cùng tột. Quán Không: quán tưởng thấy các Pháp đều không có tướng. Quán Phật, Quán Phật Tam Muội: quán tưởng hình Phật có đầy đủ các tướng tốt đó là phép tam muội quán tưởng Phật.
12/09/2018(Xem: 4683)
Trong hai ngày 29,30/07/ Mậu Tuất (08,09/9/2018) nhân ngày Vía đức Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ tát, tại chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, , tỉnh Khánh Hòa), ĐĐ. Thích Nhật Nghiêm, trú trì thành kính trang nghiêm tổ chức Đại lễ Trai đàn Chẩn tế, Pháp hội Địa Tạng, bạt độ tiên linh, cúng dường Trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
06/09/2018(Xem: 6579)
Không biết bạn có khi nào cảm thấy lòng mình rúng động và nước mắt rưng rưng khi nghe các bậc cao tăng cất cao giọng ngâm và đánh lên ba tiếng chuông trước một ngôi chùa cổ tại một danh lam thắng cảnh khi tham dự một chuyến hành hương không ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567