Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 29: Hôn nhân và Phật giáo

25/02/202108:21(Xem: 2171)
Bài 29: Hôn nhân và Phật giáo


buddha_141

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Chương IV

 

Lòng vị tha và chủ trương cá nhân

trong cuộc sống tâm linh

 

                   Bài 22 - Tình thương người và chủ trương cá nhân

                        Bài 23 - Tình thương người

                        Bài 24 - Dana và sự hào hiệp

                        Bài 25 - Hiến dâng sự can đảm hay không biết sợ là gì 

                        Bài 26 - Hiến dâng mạng sống của chính mình

                        Bài 27- Sila paramita hay Đạo đức hoàn hảo

                        Bài 28- Ăn chay và Phật giáo

                        Bài 29- Hôn nhân và Phật giáo

 

Bài 29

 

Hôn nhân và Phật giáo

 

            Có một khía cạnh khác trong cuộc sống ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, đó là việc hôn nhân. Quan điểm Phật giáo về hôn nhân khác hẳn với quan điểm theo truyền thống lâu đời của Tây phương. Hôn nhân đối với Phật giáo không phải là một "bí tích" (sacrament / một nghi thức tôn giáo mang tính cách thiêng liêng, Hội thánh Ki-tô La-mã đưa ra bảy bi tích: bí tích thứ nhất là "rửa tội", bí tich thứ bảy là "hôn phối"), cũng không phải là một sự giao ước trên phương diện luật pháp. Theo truyền thống Phật giáo, hôn nhân chỉ đơn giản là một sự tương giao trên phương diện con người, được bạn bè và gia đình thừa nhận. Trong khung cảnh Phật giáo của thế giới Đông phương, việc hôn phối không cần đến một nghi lễ [tôn giáo] nào cả, mà hai người chỉ cần tổ chức một buổi lễ (tiệc cưới) quy tụ bạn bè và gia đình để chính thức tuyên bố sự sống chung của họ. [Tuy nhiên] đôi vợ chồng cũng có thể đến một ngôi chùa gần nhà để cầu xin được phù hộ, thế nhưng đấy không phải là một nghi lễ hôn phối. Nếu không đến chùa thì họ cũng không bị xem là "sống trong tội lỗi", bất hợp pháp hay bất chấp lễ giáo. Hôn phối trước hết tự nó chỉ là một mối quan hệ giữa con người, một cuộc sống chung. Các nhà sư không đứng ra làm lễ cưới cho họ mà chỉ thừa nhận [cuộc sống lứa đôi của họ] và phù hộ họ, cầu mong họ sống với nhau trong hạnh phúc, phù hợp với Dharma (Đạo Pháp), và cùng giúp đỡ nhau bước theo Giáo huấn của Đức Phật. Việc ly dị cũng không đặt thành vấn đề nếu cả hai người cùng thỏa thuận, người phụ nữ giữ lại tên họ của mình thế thôi. Chế độ một vợ một chồng hoặc nhiều vợ hay nhiều chồng đều xảy ra trong các nước Phật giáo và đều được kính trọng. Mối quan tâm của Phật giáo nhất thiết chỉ tập trung vào các phẩm tính trong sự tương giao giữa những người liên hệ.  

 

            (Qua một góc nhìn mở rộng và sâu xa hơn, hôn nhận thật ra cũng chỉ là một hình thức kết quả cụ thể phát sinh từ sức mạnh thúc đẩy của bản năng truyền giống. Bản năng này cũng phức tạp không kém bản năng sinh tồn. Trên phương diện tâm lý, sức mạnh thúc đẩy đó của bản năng truyền giống đưa đến "tình yêu", sự "say đắm" hay "thất vọng", v.v., trên phương diện xã hội sự thúc đẩy đó hiện ra qua các hình thức sinh hoạt nghệ thuật:phim ảnh, tiểu thuyết, âm nhạc, hội họa, quần áo, phấn son, v.v., trên phương diện sinh học và tiến hóa thì đấy là cách tạo giống và sự chọn lọc thiên nhiên (natural selection).

 

            Trên phương diện tín ngưỡng, hôn nhân chẳng có gì là thiêng liêng cả, cũng chẳng có ai đứng ra cho phép hay chứng giám những "chuyện ấy" cả. Theo Phật gíáo hôn nhân chỉ là hậu quả mang lại bởi karma (nghiệp) tức là các nguyên nhân do "đôi lứa" tạo ra trong quá khứ của mình. Hậu quả đó cụ thể hóa bởi cuộc sống lứa đôi tạo ra các nguyên nhân mới, đưa đến các hậu quả khác. Sinh con đẻ cái là một trong các thứ hậu quả trước mắt, phát sinh từ sự vướng mắc của "hôn nhân". Con cái nhận chịu các thứ khổ đau của chúng, "đôi lứa" ngoài các khổ đau của mình còn phải chia sẻ và gánh vác thêm khổ đau của con cái.

 

            Thế nhưng thường chúng ta lại không nhìn vào sự sống qua góc nhìn đó mà chỉ trông thấy màu sắc của "tình yêu", "hạnh phúc" trong cuộc sống lứa đôi, tìm thấy sự "thỏa mãn" khi tự nhận diện mình qua vóc dáng, gương mặt và trí thông minh của con cái mình. Thế nhưng đấy chỉ là các khía cạnh lừa phỉnh của hiện thực mà thôi. Tỷ lệ ly dị so với hôn phối là 25% tại Việt Nam, 46% tại Mỹ và Pháp, và cao nhất thế giới là Bồ-đào-nha với 71%. Các nghi lễ bí tích hay ban phúc, kể cả lễ giáo, dường như không tạo được ảnh hưởng nào đối với các tỷ lệ đó. Chẳng qua là vì các nguyên nhân đưa đến tình trạng ly hôn, ly dị là các thứ khổ đau nằm bên trong thân xác và tâm thức của mỗi cá thể. Chủ đích tu tập của Phật giáo là hóa giải tận gốc nguyên nhân sâu kín mang lại các thứ khổ đau đó của con người. Tín ngưỡng, giáo điều, nghi lễ, luật pháp... phải chăng chỉ là các phương pháp vá víu và tạm bợ trước sức mạnh thúc đẩy của bản năng?).        

 

            Một cách vắn tắt, những gì được trình bày trên đây là quan điểm bình dị của Phật giáo về sila (đạo đức), liên quan đến các lãnh vực ẩm thực, công ăn việc làm và hôn nhân, nhằm giúp người bồ-tát nhìn vào chính mình (nên hiểu người bồ-tát với nghĩa rộng, tức là tất cả những người tu tập Phật giáo bước theo con đường Đại thừa). Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quên là chủ đề mà chúng ta đang bàn thảo với nhau là sila paramita (đạo đức hoàn hảo). Sila đó trước hết nói lên một sự toàn thiện, và sau đó là một sự hợp nhất giữa silaprajna hay trí tuệ. Sự ngay thật (sự giữ gìn đạo đức), dù được tôn trọng đến mức độ nào cũng vây, tự nó không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện, một phương tiện mang lại sự giác ngộ. Theo quan điểm Phật giáo, nếu sila được xem là cứu cánh, tự nó và bởi chính nó, thì nó sẽ biến thành một sự trở ngại (hindrance / obstruction, một chướng ngại hay cản trở ngăn chận sự thăng tiến trên đường tu tập, bởi vì nếu cứ loanh quanh và vướng mắc trong việc giữ gìn đạo đức thì khó phát huy được trí tuệ, kinh sách Hán ngữ gọi sự chướng ngại này là "trạo cứ"). Đối với dana (sự hào hiệp) cũng vậy, nếu tự nó và bởi chính nó là cứu cánh, thì nó cũng chỉ đơn giản là một hình thức chủ nghĩa nhân ái (humanitarianism) hay chủ nghĩa nhân bản (philanthropy / chủ nghĩa vị tha hay tình thương nhân loại) thì điều đó cũng rất tốt, thế nhưng chưa phải là đủ. Ý nghĩa đích thật của dana (sự hào hiệp) phải là một phương tiện nhằm chủ đích mang lại sự Giác ngộ, cho chính mình và tất cả chúng sinh (sự hào hiệp không phải đơn giản chỉ là tình thương và sự giúp đỡ đồng loại mà phải nhằm vào một chủ đích xa hơn và cao cả hơn. Nhiều người tích cực và hăng hái tham gia vào các công việc cứu trợ, nhưng chỉ dừng lại ở cấp bậc đó. Phía sau dana / lòng hào hiệp còn có một bổn phận khác: hóa giải khổ đau cho những người mà mình đang giúp đỡ và cho cả chính mình).  

 

            Thật ra những gì tôi muốn nói lên là một sự đối nghịch có thể xảy ra giữa hai phép tu tập dana (sự hào hiệp) và sila (đạo đức) (hào hiệp là một sự nhiệt tình và mở rộng, trái lại việc giữ gìn đạo đức là một sự gò bó và thận trọng). Shantideva (Tịch Thiên, một vị đại sư và triết gia Phật giáo người Ấn, thế kỷ thứ VII) cho biết tiềm năng đối nghịch đó có thể xóa bỏ được nếu biết hành động một cách thận trọng, ý thức và cảnh giác. Chẳng hạn như trường hợp một vị sư phải đứng ra chăm sóc cho một phụ nữ mang bệnh. Thật hiển nhiên vị sư này hết lòng chăm sóc, lo lắng thuốc men cho người bệnh, Thế nhưng nếu quá lo lắng bên cạnh người này thì cũng có thể phương hại đến lời nguyện của người tu sĩ. Điều đó có thể khiến việc giữ gìn sila (đạo đức) của người tu hành thêm khó khăn. Thế nhưng điều đó cũng không phải là nan giải, nếu người tu hành giữ được sự thận trọng và phát huy được sự tỉnh giác, có nghĩa là dù phải làm việc gì thì mình vẫn giải quyết được sự đối nghịch đó (dù nhiệt tình nhưng vẫn giữ được đạo đức). Một số giới luật dành cho người tu sĩ rất khắt khe khiến tạo thêm khó khăn cho người bồ-tát trong công tác của mình: chẳng hạn không giảng dạy Dharma cho những người quấn khăn hay mang kiếm (nói chung là những người theo các tín ngưỡng khác, hoặc những người có các định kiến cực đoan khó thuyết phục. Thật ra đây cũng là một vấn đề thật gay go. Trong các xã hội ngày nay, nhất là tại Tây phưong, đang xảy ra tình trạng "trà trộn" về tín ngưỡng, có những tín ngưỡng cho thấy những dấu hiệu cuối mùa, có những tín ngưỡng khá cứng nhắc, do đó sự hòa đồng tôn giáo thật khó xảy ra), không được ăn sau bữa trưa (có thể thiếu dinh dưỡng khiến không đủ sức để làm việc), không ngồi lên chiếc xe do bò kéo (không khai thác sự cực khổ của các con vật. Nói chung đó là các cách giữ gìn đạo đức, thế nhưng đấy cũng là những trở ngại ngăn chận lòng hào hiệp và sự nhiệt tình của người bồ-tát), v.v. Ngày nay một số lớn các vị sư tu tập theo Phật giáo Theravada cảm thấy một sự đối nghịch giữa lòng mong muốn quảng bá Dharma và sự tôn trong các giới luật quá khắt khe dành cho người tu sĩ, điều đó gây trở ngại không ít cho sự sinh hoạt của họ với tư cách một người bồ-tát. Tình trạng đó thường thấy xảy ra tại Ấn Độ: trong lúc xã hội tại nơi này đang biến đổi và Đại thừa đang phát triển, thì việc giữ gìn giới luật vẫn cứ tiếp tục khắt khe (thiếu cởi mở để thích ứng với môi trường chung quanh). Thế nhưng đối với Shantideva (Tịch Thiên) thì ông vẫn tin rằng khi nào vẫn còn giữ được sự cảnh giác thì các sự đối nghịch không những sẽ được khắc phục mà còn trở nên lỗi thời. Và đấy cũng chính là sự hợp nhất giữa tất cả các thể dạng liên quan đến lý tưởng của người bồ-tát (lý tưởng của người bồ-tát vượt lên trên tất cả các sự đối nghịch và cả các hình thức cực đoan. Tất cả các sự câu nệ, định kiến, công thức, quy uớc và gò bó đều bóp ngạt sự sáng tạo và lòng nhiệt tình).   

 

                                                                                    Bures- Sur Yvette, 24.02.21

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

(hết chương IV)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2016(Xem: 16536)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4929)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 9271)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 10261)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15639)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7660)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
21/01/2015(Xem: 10140)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
06/01/2015(Xem: 10937)
Mẹ tôi tin “chắc như đinh đóng cột” vào sự linh ứng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết: bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi. Nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp! Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.
30/10/2014(Xem: 14597)
Lắng nghe giọt nước cành dương Tịnh bình ban rải tình thương muôn trùng Như lai Bồ Tát viên thông Thanh lương cam lộ tắt dòng khổ đau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com