Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi điều góp nhặt về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát nhân Ngày Lễ Vía Ngài

31/08/201906:49(Xem: 4878)
Đôi điều góp nhặt về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát nhân Ngày Lễ Vía Ngài


bo tat dia tang


Đôi điều góp nhặt về Bồ Tát 
Địa Tạng

nhân Ngày Lễ Vía Ngài


Những bài giảng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát thì rất nhiều trong các trang mạng, nhưng khi thấy ghi: “Kinh Địa Tạng Vương là một loại kinh mê tín của Đại thừa giáo ...” thì con cũng mở xem trang http://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/953-tkdt biện luận như thế nào.

Thực tập Văn, Tư, Tutheo Trạch Pháp trong tinh thần y nghĩa bất y ngữ, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa, con xin mạn phép góp nhặt đôi dòng thiển cận về vị Bồ Tát có nhân duyên rất lớn với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.

Kinh Địa Tạng được Phật thuyết trên cung trời Đao Lợi, vì Thánh Mẫu mà thuyết nên được xem là Hiếu Kinh. Đa số Kinh được Phật thuyết tại những thánh tích có thể đến chiêm bái như núi Linh Thứu, vườn Cấp Cô Độc, Trúc Lâm Tinh Xá, v.v. Cũng có Kinh được thuyết ở những cõi khác, như Kinh Thập Thiện ở Long cung Ta-kiệt-la, Kinh Địa Tạng ở cung trời Đao Lợi, v.v.

Trong Kinh nói về tiền thân Bồ Tát Địa Tạng, thì vị nữ nhân dòng Bà La Môn trong thời Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai và thiếu nữ Quang Mục trong thời Thanh TịnhLiên Hoa Mục Như Lai đều cứu mẹ thành công nhờ hạnh nguyện rộng lớn giải thoát chúng sanh thoát khỏi ba đường ác, thành Phật cả rồi mới thành bậc Chánh Giác. Vị trưởng giả thời Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai và vị vua nước lân cận thời Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai đều nguyện chưa chứng thành Phật quả khi chẳng trước độ những kẻ tội khổ được an vi đắc quả Bồ Đề. Đại Nguyện “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề”, người con Phật nào mà không thuộc nằm lòng.Do đó nên xưng tán Ngài là Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ, BổnTôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát.

Vào trang https://phatgiao.org.vn/y-nghia-sau-xa-cua-kinh-dia-tang-d32595.html thì rõ “Bổn” là Bổn tâm, “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa; chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham sân si của chính mình.Địa ngục chính là địa ngục tham sân si, vì chúng sanh khổ là do tham sân si mà khổ. Và khi có tham sân si đầy dẫy trong tâm, phiền não dấy khởi, thì cái gì mới phá được cửa địa ngục này? Dĩ nhiên phải là Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình, tự tánh Như Lai tạng tâm địa, cái cực tôn cực quý, hoặc nói gọn như trong kinh Niết Bàn, nhận lại Phật tánh của mình, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham sân si và cứu giúp chúng sanh muôn loài.

Địa ngục nghĩa là tham sân si phiền não của chúng sanh. Địa ngục cũng chính là cảnh giới của ba nghiệp ác, từ thân khẩu ý phát sinh ra. Địa ngục là sự tối tăm ám chướng, là sự mê muội trong tâm thức của mỗi người. Đó chính là địa ngục tự tâm.Phật nói kinh Địa Tạng là cốt cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tự tâm, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình.

Trang https://quangduc.com/a30356/tu-tuong-kinh-dia-tang giới thiệu sách“Tư Tưởng Kinh Địa Tạng”do HT Thích Chơn Thiện biên soạn, Nhà Xuất Bản Phương Đông ấn hành năm 2010. Hòa Thượng là đệ tử của cố Đại lão HT Thích Tịnh Khiết, Đệ Nhất Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Trích dẫn Trang 22, tương phản với con đường chánh đạo là buông lung dẫn đến đọa lạc: “Đường vào các thống khổ của địa ngục là tà kiến, si mê, bất tín nhân quả, phỉ báng tam bảo...” “tất cả đều có mặt chân tâm, chỉ vì không nghe tiếng nói của chân tâm, đi theo tà kiến bà mới bị khổ đọa”. Khi tâm được giác tỉnh, hướng về chân tánh thì tất cả các vọng niệm, ác niệm đều được chuyển thành chánh niệm, thiện niệm, thoát ly hẳn ác đạo. Khi tâm đã hướng thiện thì các ác niệm, vọng niệm cũ dứt, do đó kinh nói: “Tất cả tội nhân cũng được ra khỏi địa ngục và sinh Thiên giới một lượt với Bà Duyệt Đế Lợi”.

Kinh Địa Tạng đã dạy:“Chí thân như cha với con, mỗi người cũng theonghiệp của mình mà đi khác đường, dầu có gặpnhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ cho nhau”.Tu theo giáo lý của Phật là cần phải tự mình nổ lực phấn đấu, tự mình “thắp đuốc lên mà đi”. Khi biết khổ đau chính là do thân, khẩu và ý nghiệp của chúng ta tạo tác, thì chỉ có chúng ta mới chuyển hóa và giải thoátkhỏi khổ đau qua con đường tu tập.Trì tụng là bước đầu sửa soạn cho mình phát khởi thiện tâm để hành các thiện hạnh. Công đức ấy chỉ là trợ duyên, còn nhân tố chuyển nghiệp chính vẫn là ở thiện tâm của mỗi người tự cứu.

Trích dẫn Trang 25, “Cảnh giới địa ngục được kinh mở ra như một tấm gương soi cho người thấy rõ tâm mình mà cảnh giác xa rời các ác niệm và ác hạnh. Nó không hoàn toàn là một cảnh giới, mà là các tâm tà kiến, độc hại có thể thiêu cháy các hiếu tâm, từ tâm và thiện tâm. Ý nghĩa Địa Tạng Đại sĩ cứu thoát chúng sanh địa ngục là thế.”

Trang 27 nêu rõ: “Sứ mệnh của Địa Tạng Đại sĩ là đem lại chánh kiến và từ bi cho chúng sanh, chỉ đường đi ra khỏi biển khổ”.

Trang 36 và 37 mở ra con đường chánh kiến để xây dựng đời sống hướng lên giải thoát và giác ngộ,  là phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng cho chúng sanh trong hiện tiền: “Chánh kiến và từ bi mà có mặt ở đời, có mặt ở mỗi tâm thức chúng sanh thì lo gì tội khổ trong sinh tử không tiêu...” “Chánh kiến của phàm phu thì có công năng loại bỏ ác hạnh, làm các thiện hạnh; chánh kiến của hữu học thì siêu vượt thiện ác, nuôi dưỡng trí tuệ vô ngã; chánh kiến vô học thì đoạn diệt hết các nhân sinh tử. Từ bi là độ tha, đem chánh kiến đến cho chúng sinh, thì khổ đau sẽ lui dần, xa dần, chúng sanh”.

Tóm lại, Trang 47: “Lễ bái, ca tụng, ngưỡng mộ Địa Tạng là ý nghĩa lễ bái ca tụng ngưỡng mộ chánh kiến và từ bi. Ca tụng, ngưỡng mộ và lễ bái chánh kiến và từ bi mới chỉ là giai đoạn đầu của người hành đạo hướng về học hỏi, tư duy về chánh đạo. Chỉ với công đức nầy đủ để ngưng lại nhiều ác niệm và ác hạnh”...“Công đức của bố thí, cúng dường là công đức làm phát khởi từ tâm, bi tâm và các thiện tâm. Công đức trì tụng kinh là công đức làm phát khởi trí tuệ”.

Được biết, thập niên 1960 và 1970, Thượng tọa Trí Quang dịch ra Việt văn và ghi phụ chú Kinh Địa Tạng; cư sĩ Chánh Lý Mai Thọ Truyền cũng dịch ra Việt văn, ghi thêm lời bàn dưới mỗi phẩm kinh và gọi là mật nghĩa. Như vậy, thiết nghĩ, kinh Địa Tạng không chỉ để dùng vào việc đọc tụng cầu siêu cho những người sắp chết và đã chết.

Tâm Quang

Darwin, mùa Vu Lan 2019

Nguồn: các trang mạng đã truy cứu và nêu trong bài. Con đã ghi lại nguyên văn vì sợ “sai một ly đi một dặm”, kính xin quý vị trang chủ hoan hỷ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 3750)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5881)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 6234)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 4096)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7827)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 10025)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 8372)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
07/07/2010(Xem: 8664)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4311)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
07/05/2010(Xem: 4864)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]