Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo

02/05/201910:05(Xem: 12202)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo

phat thanh dao

Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo

(Tính theo ngày Âm lịch)


THÁNG GIÊNG
Ngày mùng 1 Tết
Ngày Đức Phật Di-lặc đản sanh; ngày tu tập và làm phước của toàn thể Phật tử, theo Bắc tông.
Ngày rằm Theo Nam tông, đây là ngày Pháp Bảo (Māghapūjā), kỷ niệm Đức Phậtnói Kinh Giải Thoát Giáo (Ovādapāṭimokkha) và là ngày Đức Phật tuyên bố sẽ viên tịch. – Theo Bắc tông, ngày rằm thượng ngươn này là ngày lễ hội lớn, tu tạo các công đức.
Ngày 22 Tổ Thập Tháp (tức tổ Phước Huệ), Chứng Minh Đạo Sư, Hội Phật giáoTrung Phần, viên tịch.
Ngày 30 Tổ Khánh Anh, Pháp Chủ Tăng-già Việt Nam, nhiệm kỳ 2, viên tịch.
THÁNG 2
Ngày mùng 8 Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất gia, theo Bắc tông. – Vía tôn giả A-nan-đa , theo Bắc tông.
Ngày rằm Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt, theo Bắc tông.
Ngày 19 Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông.
Ngày 21 Vía Đức Bồ-tát Phổ Hiền, theo Bắc tông.
THÁNG 3
Ngày 02 Hòa thượng Thích Trí Thủ, ngày 02 tháng 4 năm 1984
Ngày 16: Vía Đức Bồ-tát Chuẩn-đề, theo Bắc tông.
THÁNG 4
Ngày mùng 4 Vía Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Ngày mùng 8 Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đản sanh và ngày lễ tắm Phật, theo Bắc tông.
Ngày rằm Theo Nam tông, đây là ngày Đại Lễ Tam Hợp hay còn gọi ngày Phật Bảo(Visākhapūjā) kỷ niệm ba sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sinh, thành đạo và viên tịch. Từ năm 1956, Phật giáo thế giới chọn ngày này làm ngày tưởng niệm đức Phật giáng sanh.
Ngày 16 Ngày an cư kiết hạ của Tăng Nitruyền thống Bắc tông.
Ngày 20 Ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 11-6-1963)
THÁNG 6
Ngày rằm Theo Nam tông, đây là ngày Đức Phật chuyển Pháp Luân tại Lộc Uyển, và là ngày an cư kiết hạ của chư TăngNam tông. – Ngày Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 4-8-1963)
Ngày 19 Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông. – Vía tổ Khánh Hoà, tổ thứ nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam.
Ngày 24 Ngày Đại đức Thích Thanh Tuệ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 13-8-1963)
Ngày 26 Ngày Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 15-8-1963)
Ngày 27 Ngày Đại đức Thích Tiêu Diêu vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 16-8-1963)
Ngày 13 Vía Đức Bồ-tát Đại Thế Chí.
Ngày rằm Ngày Tự tứ và Mãn hạ của Tăng Ni, cũng là ngày dâng cúng y công đức, và ngày đại lễ Vu-lan-bồn hay còn gọi là ngày báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, theo Bắc tông.
Ngày 30 Vía Đức Bồ-tát Địa Tạng Vương.
THÁNG 9
Ngày mùng 2 Ngày Đại đức Thích Quảng Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 5-10-1963).
Ngày 11 Ngày Đại Đức Thích Thiện Mỹ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 27-10-1963).
Ngày rằm Ngày Mãn hạ và dâng y công Đức (Kathina) hay còn gọi là ngày Tăng Bảo, theo Nam tông.
Ngày 19 Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông.
Ngày 30 Vía Đức Phật Dược Sư.
THÁNG 11
Ngày mùng 1 Tổ Huệ QuangPháp Chủ GHPGVN, nhiệm kỳ I, viên tịch.
Ngày 17 Vía Đức Phật A-di-đà, theo Bắc tông.
THÁNG CHẠP
NGày 8 Vía Phật Thích-Ca thành đạo.
Ngày rằm Ngày Hiệp kỵ, tức ngày tưởng niệm các bậc tiền bối đã dày công xây dựng và phát huy đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam.
Ngày 20 Hoà thượng Thích Thiện Hoa, viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN,viên tịch.

PHỤ LỤC:

NGÀY TƯỞNG NIỆM CÁC CƯ SĨ TIỀN BỐI HỬU CÔNG
Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, pháp danh Thiều Chửu, nNgày 15.7.1954, tức ngày 16.6 năm Giáp Ngọ
Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám, ngày 23-4-1969 (nhằm 7-3 âl, năm Kỷ Dậu)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền, ngày 17-4-1973 tức rằm tháng ba năm Quý Sửu
Cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu, ngày mùng 2 tháng 5 năm 1979, tức ngày mùng 7 tháng 4 năm Kỷ Mùi
Cư sĩ Đoàn Trung Còn, ngày 15 tháng 3 năm 1988 ngày 28 tháng Giêng năm Mậu Thìn
Cư sĩ Nguyễn Đăng Thục, ngày 3 tháng 6 năm 1999




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2016(Xem: 4929)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 9271)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 10260)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15639)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7660)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
21/01/2015(Xem: 10140)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
06/01/2015(Xem: 10937)
Mẹ tôi tin “chắc như đinh đóng cột” vào sự linh ứng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết: bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi. Nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp! Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.
30/10/2014(Xem: 14597)
Lắng nghe giọt nước cành dương Tịnh bình ban rải tình thương muôn trùng Như lai Bồ Tát viên thông Thanh lương cam lộ tắt dòng khổ đau
11/10/2014(Xem: 16251)
Vấn vương, vương vấn làm chi Hợp tan, tan hợp chẳng gì bận tâm Con về thăm mẹ lần này Trọng trách con gánh từ rày nghe con Lời xưa con gắng giữ tròn Gieo duyên tạo phước, lái thuyền từ bi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]