Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tìm ra chân lý

13/01/201216:17(Xem: 7301)
03. Tìm ra chân lý


Cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên

Tác giả: Hellmuth Hecker- Dịch giả: Nguyễn Điều

3- TÌM RA CHÂN LÝ 

Lúc ấy, Kolita và Upatissa hoàn toàn không biết rằng có Đức Phật. Họ tự nhiên từ bỏ đời sống của hai đạo sĩ du phương và quay về quê hương Ma-kiệt-đà (Magadha) của họ, sau khoảng hai mươi năm ròng rã lang thang tìm đạo.

Điều này xảy ra không lâu, sau khi Đức Phật bắt đầu Chuyển pháp luân (Thuyết pháp lần thứ nhứt) tại vườn Lộc Giã (Isipatana Migadaya), Bénares.

Tuy nhiên, đôi bạn Kolita và Upatissa vẫn chưa từ bỏ hy vọng tìm ra đấng giải thoát. Sau khi trở lại quê nhà, họ quyết định chia tay nhau, mỗi người đi một hướng hy vọng gấp đôi sự tầm đạo như thế, may ra sớm có kết quả. Cả hai cùng ước hẹn với nhau rằng ai tìm ra con đường bất tử trước sẽ lập tức thông báo cho người kia.

Khi ấy, cả Kolita và Upatissa đã khoảng bốn mươi tuổi, và nhằm lúc Đức Phật vừa cho phép đoàn đệ tử đầu tiên đi truyền bá chơn lý. Đoàn Như Lai sứ giả ấy, gồm sáu mươi vị, tất cả là những Thánh nhơn. Mục đích đoàn Thánh Tăng này là đi ban bố giáo lý an lành và tiến hóa trong nhân loại.

Còn Đức Phật, Ngài đích thân đến thành Vương Xá (Rajagaha) để tiếp độ vị vua nước Ma-kiệt-đà (Magadha) tên là Bimbisara (Bình-sa vương) và nhận lãnh ngôi chùa Trúc Lâm (Velu-vana Vihara) do vua dâng cúng. Phật đang có mặt tại ngôi chùa này thì Kolita và Upatissa vừa quay về thành Vương Xá, tạm thời ngụ trong viện của Sanõjaya.

Một hôm, Upatissa đã ra đường phố, còn Kolita ở nhà. Chợt chàng thấy người bạn thân trở về với vẻ mặt vô cùng hớn hở mà từ xưa đến giờ, chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Phong độ của Upatissa lúc ấy hoàn toàn khác hẳn: trang nghiêm và rạng rỡ!

Kolita lập tức hỏi:

– Này bạn! Vẻ mặt bạn thật thỏa mãn, dung nghi bạn rất trong sáng, phải chăng bạn đã tìm ra con đường giải thoát?

Upatissa trả lời:

– Đúng như thế, thưa bạn! Pháp giải thoát khỏi sự chết đã được khám phá.

Rồi Upatissa thuật lại rằng: Trên con đường phố chàng gặp một vị Sa-môn phong cách rất tự tại. Vị Sa-môn này đã làm cho chàng phát sanh lòng kinh cảm, rồi chàng không ngần ngại hỏi vị Sa-môn xem Tôn sư ngài là ai. Sa-môn ấy chính là Trưởng lão Assaji một trong những vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật và cũng là một trong sáu mươi vị Thánh A-la-hán. Trưởng lão Assaji còn xác nhận rằng ngài chỉ là một đệ tử của vị Đại sĩ thuộc dòng họ Thích Ca.

Khi Upatissa yêu cầu Sa-môn Assaji ban bố giáo lý thì ngài nói rằng ngài không thể thuyết pháp được nhiều, vì ngài mới thọ Cụ túc giới mấy tháng. Và ngài chỉ tiết lộ ngài vừa học được bốn sự thật sâu sa (Tứ diệu đế) mà ngoài bậc Giác ngộ ra, phàm nhân không thể nào quán triệt.

Nhưng Upatissa liền cầu khẩn ngài chỉ dạy cho, dù một phần tinh yếu cũng đủ cho mình phăng ra mối đạo.

Trưởng lão Assaji nghiêm trang nhắc lại một kệ ngôn của Đức Phật rằng:

“Ye Dhamma Hetupabhava,

Tesam Hetum Tathagataha,

Tesam Yo Nirodho

Evam Vadi Mahasamano ti”

Dịch:

“Pháp nào có nhân ấy,

Bậc Giác ngộ đã thấy rõ nhân,

Ngài cũng tìm ra con đường diệt quả.

Đây là giáo lý của các bậc Đại Sa-môn”

Kệ ngôn này sau khi được Đức Phật thốt ra đã trở thành câu nói gói trọn giáo lý giải thoát, và trở thành triết học căn bản của Đạo Phật xuyên qua bao nhiêu thế kỷ.

Upatissa nghe được kệ ngôn ấy liền đắc Pháp nhãn (Dhamma Cakkhu) trong tâm thức chứng quả Nhập lưu, Tu-đa-hoàn (Sota(patti).

Rồi khi chàng thuật lại cho Kolita nghe, người ấy cũng chứng quả tương tự. Nghĩa là cả hai cũng giác ngộ rằng “Bất cứ cái gì sanh ra đều phải tan biến”.

Sự thấy rõ chơn lý do bài kệ này soi sáng, quả thật là một biến cố kỳ diệu. Đối với chúng ta ngày nay, bốn câu kệ ngôn trên đây không thể đả thông hết tâm thức si mê, nên chúng ta nghe mà cũng chưa trực nhận được ý nghĩa nào. Chiều sâu và chiều rộng của câu Phật ngôn ấy, chỉ có thể biểu hiện đối với những ai đã từng nhiều kiếp tu tập hạnh từ bỏ những dục lạc tạm bợ ở đời, và hằng rèn luyện trí tuệ để thấy rõ lý vô thường (luôn luôn chi phối bởi nhân duyên điều kiện) và chứng thực đạo bất sanh tử.

Hơn nữa, câu kệ ngôn này vốn có tác dụng kỳ diệu đối với những ai trí tuệ đã chín muồi, và từng thuần thục trong pháp quán xét các pháp hành thuộc nhân duyên điều kiện. Cộng thêm đôi bạn Upatissa và Kolita đã sẵn sàng tâm thức đón nhận Pháp bảo, nên kệ ngôn do Trưởng lão Assaji thốt ra “Như một giọt nước rót vào chén nước đã đầy”.

Sự chứng quả Nhập lưu Tu-đà-hoàn (Sotapatti) tự động phát hiện, khiến cho người nghe thấy rõ giải thoát Niết-bàn, vượt khỏi những sanh niệm thường tình mà thần chết lúc nào cũng chi phối.

Chỉ trong một ánh loé, Pháp nhãn bừng sáng, trí thức giác ngộ phát sanh, họ đã thấy rõ lý bất sanh bất diệt!

Đến đây cũng cần nhắc lại rằng ba vị đại đệ tử thân cận nhất của Đức Phật là A-nan-đà (Ananda), Xá-lợi-phất (Upatissa Sàriputta) và Mục-kiền-liên (Mahà Moggallàna) đã đắc quả Nhập lưu (Tu-đà-hoàn) không phải nhờ nghe Pháp bảo từ cửa miệng Đức Phật, mà từ các Sa-môn thừa truyền Phật giáo: Ananda thì do thầy Tế độ, một Thánh A-la-hán tên là Punna Mantaniputta, Upatissa Sariputta (Xá-lợi-phất) thì do Trưởng lão Assaji, còn Kolita Moggallàna (Mục-kiền-liên) thì do người bạn vừa đắc quả Tu-đà-hoàn, chưa đạt tới Thánh quả A-la-hán (ám chỉ Upatissa - Xá-lợi-phất).

Để có thể đạt tới một sự giác ngộ kỳ diệu như thế, Kolita Moggallàna phải có một niềm tin nơi trí tuệ của bạn thân lẫn niềm tin trong chơn lý vô cùng vững chắc. Và lẽ dĩ nhiên điều đó là một sự thật, không còn nghi ngờ nữa!

Nghe xong kệ ngôn đầy nhiệm mầu ấy Kolita Moggallàna liền hỏi nơi cư ngụ của Đức Bổn Sư, đấng Toàn giác. Khi nghe Upatissa thuật là Phật ở tại Trúc Lâm Tịnh xá (Jetavana Vihara) cách đó không xa, Kolita Moggallàna liền tỏ ý muốn đến yết kiến Đức Thượng Sư lập tức.

Nhưng Upatissa trầm tĩnh đề nghị: “Này bạn! Trước tiên chúng ta nên đến gặp thầy Sanõjaya và thông báo cho ông biết chúng ta tìm ra đạo bất tử. Nếu thầy ấy hữu duyên, thầy cũng sẽ bước vào ánh sáng chơn lý như chúng ta. Đó là một cách chúng ta tỏ lòng biết ơn thầy đã một thời cho chúng ta học đạo. Còn nếu thầy chưa phát hiện cơ duyên thì thầy sẽ suy nghĩ lại, biết đâu sau này thầy sẽ nhờ chúng ta đưa đến ra mắt Đức Phật. Chừng đó khi nghe Pháp bảo nơi kim khẩu đấng Toàn giác, thầy sẽ chắc chắn chứng được đạo quả”.

Sau đó đôi bạn đến gặp Giáo chủ Sanõjaya và nói rằng:

“Thưa thầy, thầy đã hay chăng có một bậc Toàn giác xuất hiện trên đời, đang ban bố Chánh pháp làm cho những môn đồ của Ngài sống một đời sống trong sạch, giải thoát? Mời thầy hãy cùng chúng tôi đến yết kiến đấng Toàn giác!”.

Nhưng Giáo chủ Sanõjaya đã không quan tâm đến những lời yêu cầu chơn thành của hai người đệ tử. Ngược lại ông còn khuyến dụ Kolita Moggallãna và Upatissa lãnh đạo những tùy tùng cũ của mình lập ra một trường phái mới, ngang hàng với ông.

Nếu đối bạn này chấp thuận, họ sẽ trở thành những bậc Tôn sư, thụ hưởng oai danh của các hàng Giáo chủ.

Nhưng Kolita Moggallãna và Upatissa đã bày tỏ lòng dứt khoát, không còn muốn dính mắc với bất cứ danh vị gì trong cõi đời, dù cho cao cả đến đâu đi nữa.

Đôi bạn trí thức đã nhiều lần lập lại quyết tâm cuối cùng không lay chuyển của họ, để vị thầy cũ ấy thấy rằng chẳng còn cách nào lung lạc được họ nữa.

Rốt cuộc Giáo chủ Sanõjaya đành chịu thất vọng. Ông rất khổ tâm trước sự ra đi của hai đệ tử xuất sắc này. Ông buồn bực la lên rằng:

– Ta không thể làm được! Ta không thể làm được! Ta đã là một bậc Tôn sư từ bao nhiêu năm qua. Ta có đông đảo tín đồ. Ta không thể trở thành hàng đệ tử! Như thế chẳng khác nào ta đem cái hồ rộng lớn đổi lấy một vũng nước chật hẹp tầm thường!

Nhất thời tâm hồn ông bị xung đột giữa hai ước vọng: Ước vọng đạt được Thánh quả và ước vọng muốn hưởng thụ địa vị cao sang. Và ước vọng thứ hai (thuận với lòng ham muốn) đã thắng thế, khiến ông hoàn toàn bất chấp những lời khuyên của đôi đệ tử thông thái.

Thuở ấy, Sanõjaya có khoảng năm trăm môn đồ. Khi những môn đồ này hay tin Kolita Moggallàna và Upatissa đã quyết định đến quy y Phật, tất cả đồng loạt muốn đi theo. Một nửa số ấy suy nghĩ “Rồi đây Sanõjaya sẽ còn lại một mình” nên không nỡ, chỉ đi một đoạn đường, rồi quay trở lại.

Nhưng đã muộn, Giáo chủ Sanõjaya trước cảnh mất hết môn đồ, lại bị phiền não, thất vọng lẫn hoang mang công phạt, nên đã uất ức hộc máu tươi mà chết.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2010(Xem: 4968)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
20/11/2010(Xem: 3549)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3511)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 18246)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2856)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 7081)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4547)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
03/10/2010(Xem: 3072)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3433)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
26/09/2010(Xem: 9568)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]