Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Long Nữ bái Quán Âm

06/04/201114:36(Xem: 3722)
3. Long Nữ bái Quán Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

3. LONG NỮ BÁI QUÁN ÂM

Trong những hình tượng của Quán Âm đại sĩ, thường có một cặp đồng nam đồng nữ đứng hai bên. Đồng nam tên là Thiện Tài, đồng nữ tên là Long Nữ.

Long Nữ vốn là con gái út của Long Vương ở biển Đông Hải, xinh xắn thông minh, được Long Vương cưng chìu hết mực. Một hôm, Long Nữ nghe nói ở nhân gian có lễ rước đèn rất nhiệt náo, cô bèn nằng nặc đòi đi xem.

Long Vương lắc đầu, bộ râu rồng rung rung:

– Chỗ ấy đất lạ, người lại hỗn tạp, con là công chúa rồng, không thể đến nơi ấy.

Long Nữ hết nhõng nhẽo đến giả bộ khóc lóc, nhưng Long Vương vẫn không nhường. Cô bé chu chiếc miệng nhỏ xíu nghĩ thầm: “Phụ vương không cho phép, nhưng con vẫn cứ đi!”

Vào canh hai, Long Nữ lẻn ra khỏi Thủy tinh cung không một tiếng động, biến thành một cô gái đánh cá xinh đẹp, bước lên ánh trăng thênh thang hướng đến chỗ rước đèn náo nhiệt kia.

Đó là một thị trấn chuyên nghề đánh cá, ở ngoài đường đèn lồng vô số kể! Có đèn con tôm, đèn con cua, đèn con sò, đèn con ốc biển và cả đèn san hô nữa. Long Nữ hết quay qua bên phải nhìn xong quay qua bên trái ngắm, càng nhìn càng ngắm càng vui thích.

Tại một ngã tư đường, cô nhìn thấy hết đèn con cá này tới đèn con cá khác, hết núi đèn này tới núi đèn khác, muôn màu muôn sắc, sáng rực chói lọi, thật là hứng thú nên cô đứng trước một ngọn núi đèn mà ngắm nghía một cách say mê, xuất thần.

Lúc ấy, từ một cái lầu cao bên đường, có người hắt xuống nửa chén trà lạnh. Nước trà quái ác không hắt xuống bên này hay bên kia, mà lại nhắm đúng đầu của Long Nữ mà hắt xuống. Long Nữ giật bắn người la oai oái! Số là, một khi công chúa rồng biến thành một thiếu nữ, nếu chạm phải nước thì phải hiện lại nguyên hình. Lòng cô nóng như lửa đốt, sợ rằng giữa đường mà hiện tướng rồng thì mưa to gió lớn sẽ nổi lên, các ngọn đèn lồng muôn màu muôn sắc sẽ bị hư hoại hết. Vì thế, không đếm xỉa tới gì khác nữa, cô gắng sức lách ra khỏi đám đông chạy về phía bờ biển. Vừa tới bãi cát, có tiếng “phù phù” vang lên, và Long Nữ lập tức biến thành một con cá rất lớn, nằm sõng soài trên cát, vô phương động đậy.

Không bao lâu sau, có một anh ngư phủ đến bãi cát, thấy con cá to lớn toàn thân vẩy màu vàng kim óng ánh, liền bắt lấy vác ra chợ rao bán.

Chiều hôm ấy, đang ngồi chơi trong rừng trúc tím, Quán Âm đại sĩ nhìn thấy rõ ràng những gì đã xảy ra ở thị trấn kia nên khởi từ bi tâm. Ngài nói với Thiện Tài đứng bên cạnh:

– Con hãy mau đến thị trấn đánh cá mua một con cá lớn, đem ra biển phóng sinh.

Thiện Tài khấu đầu bạch:

– Bồ Tát ơi, đệ tử lấy đâu ra tiền mà mua cá?

Quán Âm bật cười, dạy:

– Con bốc một nắm tro trong lư hương là được.

Thiện Tài gật đầu, vội vàng chạy về Quán Âm viện bốc một nắm tro, bước lên một đóa hoa sen và vun vút lướt như bay về phía thị trấn đánh cá.

Lúc ấy anh chàng ngư phủ kia đã vác cá ra đến đường cái rồi, mượn một cái rìu sửa soạn chặt đầu cá để bán lẻ. Đột nhiên trong số người đang vây quanh nhìn, có một cậu bé chỉ vào mắt con cá mà kêu lên:

– Con cá đang khóc kìa! Con cá khóc!

Mọi người nhìn kỹ, quả nhiên từ đôi mắt cá tuôn xuống hai hàng lệ châu lóng lánh. Điều ấy khiến cho người nhìn phải kinh ngạc và cảm động, có người cho là kỳ quái, có người thì tán thán, tiếng bình luận lao xao nổi lên tứ phía.

Anh chàng ngư phủ sợ rằng của trên trời rơi xuống mà mình mới nhặt được sẽ biến thành mây khói, bèn vội vàng vung chiếc rìu lên toan chém xuống, thì đột nhiên từ phía sau lưng có tiếng người kêu lên:

– Đừng chặt! Đừng chặt!

Người ta chỉ thấy một chú sa di nhỏ chạy đến vừa thở hổn hển vừa nói:

– Tôi muốn mua con cá này!

Vừa nói chú vừa dúi một nắm bạc vào tay anh chàng ngư phủ, và luôn miệng hối anh ta vác cá ra bờ biển trở lại. Anh chàng ngư phủ vui mừng thầm nghĩ:

– Đúng là tiền lời, số ta hôm nay hên quá! Ta vác cá ra bờ biển, rồi biết đâu khi chú tiểu quay lưng đi, cá lại rơi vào tay ta trở lại như trước!

Anh chàng ta vác cá đi theo chú tiểu ra bờ biển và thả cá xuống nước. Con cá vừa chạm nước biển thì lập tức quẫy mình khiến bụi nước bắn tung lên và bơi ra thật xa, thật xa. Ra tới ngoài khơi rồi, cá mới quay mình lại hướng về phía chú tiểu mà gật đầu, rồi biến mất trong nháy mắt.

Anh chàng ngư phủ thấy cá đã bơi ra xa rồi mới bỏ ý nghĩ bắt cá lại kiếm chác, bèn móc túi lấy bạc ra đếm. Nào ngờ mới mở lòng bàn tay ra thì bạc kia liền biến thành tro nhang! Hắn quay đầu lại tìm chú tiểu, nhưng chú tiểu cũng đã cao bay xa chạy rồi!

Trở lại Long cung, từ khi khám phá công chúa nhỏ đã biến mất, cung trong cung ngoài gì cũng đều loạn lên như cái tổ ong. Long Vương giận đến nỗi râu rồng dựng đứng, Thừa tướng rùa cuống quýt duỗi đầu cổ ra thật dài, Tướng quân sò giữ cửa sợ đến nỗi phun bọt trắng loạn xạ, và các cung nữ tôm ngọc cứ khom lưng mà run lẩy bẩy… Cứ thế mà hỗn loạn cho tới khi trời sáng, Long Nữ về tới Thủy tinh cung, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm!

Long Vương tức giận vì con gái út tự tiện đi ra ngoài, vi phạm quy luật của cung đình, hầm hầm mắng cô một trận rồi còn nghĩ rằng: “Chuyện này mà đến tai Ngọc Hoàng Thượng Đế thì thế nào cái tội ‘dạy con gái không nghiêm’ cũng sẽ rơi lên đầu”. Trong cơn tức giận, Long Vương đang tâm đuổi con gái ra khỏi thủy tinh cung!

Long Nữ đau khổ cùng cực, biển Đông mang mang, biết đâu là chỗ dung thân? Cô khóc tức tưởi, bơi đến biển Liên Hoa. Tiếng khóc của cô vọng đến rừng trúc tím, Bồ Tát Quán Âm nghe thấy biết ngay là Long Nữ đã đến, bèn sai Thiện Tài đi đón Long Nữ về. Thiện Tài tung tăng nhảy nhót đến trước mặt Long Nữ hỏi:

– Long Nữ muội muội, có nhận ra chú tiểu hôm nọ không?

Long Nữ vội vàng chùi nước mắt, đỏ mặt nói:

– Huynh là ân nhân cứu mệnh tiểu muội, làm sao tiểu muội không nhận ra được?

Nói xong liền khấu đầu lễ. Thiện Tài đưa tay kéo Long Nữ dậy:

– Đi, chúng ta đi, Bồ Tát Quán Âm bảo huynh đi đón muội về!

Thiện Tài và Long Nữ nắm tay nhau chạy về rừng trúc tím. Long Nữ thấy Bồ Tát Quán Âm đoan tọa trên tòa sen, liền sụp xuống lễ.

Bồ Tát Quán Âm rất mến thương Long Nữ, nên để cho hai anh em ở chung trong động đá Triều Âm cách đấy không xa. Về sau, người ta gọi động đá này là “Thiện Tài Long Nữ động”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2010(Xem: 4973)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
20/11/2010(Xem: 3551)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3512)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 18250)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2856)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 7081)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4547)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
03/10/2010(Xem: 3072)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3433)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
26/09/2010(Xem: 9568)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]