Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4 Thực hành Bồ Ðề Tâm

06/11/201015:40(Xem: 9183)
Chương 4 Thực hành Bồ Ðề Tâm

 

BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Tịch Thiên)
Thích Trí Siêu dịch

Chương 4
Thực hành Bồ Đề Tâm
(Bồ Đề Tâm Hạnh)

1) Sau khi mạnh mẽ phát nguyện Bồ Đề Tâm, bậc Bồ Tát (con trai của Phật) phải tinh tấn tu tập không được xao lãng.

2) Khi quyết định một việc gì hấp tấp, không suy nghĩ chín chắn, người ta có thể hoặc thi hành hoặc lãng quên, mặc dầu đã phát nguyện.

3) Nhưng làm sao có thể từ bỏ được những gì đã được suy nghĩ, quán chiếu bởi chư Phật, chư hiền giả Bồ Tát và ngay cả ta nữa?

4) Khi đã nguyện, đã hứa mà không làm thì hóa ra ta lừa tất cả chúng sinh! Như vậy số phận ta sẽ ra sao?

5) Đức Phật dạy rằng: "Ai có ý định cho người một vật gì, dù thật nhỏ không đáng giá, mà cuối cùng không cho thì sẽ đầu thai thành ngạ quỷ".

6) Vậy thì ta đây, sau khi thành tâm phát nguyện sẽ đem lại cho chúng sinh hạnh phúc tối thượng mà nay lại từ bỏ. Không biết đời sau ta sẽ tái sinh làm gì đây?

7) Tuy vậy, cũng có những người từ bỏ Bồ Đề Tâm mà vẫn được giải thoát [1]. Song le việc đó chỉ có bậc Nhất Thiết Trí (Phật) mới thấu rõ hoàn toàn nguyên nhân bất khả tư nghì của luật nhân quả mà thôi.

8) Tất cả sự yếu đuối, vi ước của Bồ Tát rất là tai hại. Vì khi phạm lỗi, Bồ Tát sẽ bị quả báo ác không thể tính đếm, vì y đã vô tình làm hại đến tất cả chúng sinh.

9) Và kẻ nào làm chướng ngại, dù chỉ một tích tắc, hạnh lành của Bồ Tát, sẽ bị quả báo ác không thể tính đếm , vì y đã vô tình làm hại đến tất cả chúng sinh.

10) Khi phá hại sự an vui của một chúng sinh, chắc chắn ta sẽ bị quả báo hại lại. Thử hỏi, nếu ta phá hại sự an vui của vô lượng chúng sinh trong hư không vô biên thì hậu quả sẽ ra sao?

11) Kẻ nào có sức mạnh dám phát Bồ Đề Nguyện, nhưng lại từ bỏ hoặc làm ngược lại Bồ Đề Hạnh thì kẻ ấy sẽ tiếp tục trôi lăn trong biển sinh tử, không biết bao giờ mới đến được Bồ Tát địa (Bodhisattvabhumi).

12) Như vậy, ta phải thi hành những gì đã hứa, nếu không ta sẽ bị đọa, càng ngày càng sâu.

13) Vô lượng chư Phật đã qua lại làm lợi ích, cứu độ chúng sinh. Nhưng lỗi tại ta đã tạo nghiệp chướng quá sâu dày nên không cảm nhận được sự cứu độ của các ngài.

14) Nếu ngày hôm nay, ta cũng lại tiếp tục làm những việc (xấu) như trước, chắc chắn sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt, bịnh tật, đánh đập, chém giết.

15) Biết đến bao giờ ta mới có lại được những duyên lành hy hữu như: mang thân người, gặp được Phật, có lòng tin, đầy đủ các căn để tu hành?

16) Hiện thời, ta khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, không bị khổ nạn. Nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh phù du: chính cái thân này cũng chỉ là vật vay mượn.

17) Hành động như ta hôm nay, chắc chắn không thể nào tái sinh làm người được. Mà nếu không được thân người thì làm sao có thể tạo hạnh lành được?

18) Ngày hôm nay đầy đủ duyên lành mà không biết tạo công đức thì hỏi làm sao ta có thể tạo công đức khi bị đau khổ hành hạ trong ba đường ác?

19) Nếu không làm lành mà chỉ tạo ác thì trong trăm triệu kiếp ta sẽ không bao giờ nghe được một danh từ tốt như "thân người" khó được.

20) Đó là lý do vì sao đấng Thiện Thệ đã tuyên bố: "Được thân người khó hơn việc con rùa mù gặp được bọng cây trôi giạt trên biển cả".

21) Phạm tội dù chỉ trong chốc lát cũng đủ đọa địa ngục A Tỳ (Avici) một tiểu kiếp. Thử hỏi khi tội lỗi đã được tạo từ vô thỉ thì làm sao có thể nói đến chuyện tái sinh trong đường lành?

22) Nếu sau khi trả hết tội ở địa ngục mà được giải thoát thì cũng còn may! Nhưng trong lúc đền tội, con người lại tạo thêm nghiệp ác.

23) Không có gì điên cuồng ngu xuẩn bằng, sau khi được thân người, ta lại không biết thừa cơ tạo công đức lành.

24) Hiểu được vậy mà vẫn để cho lười biếng ngự trị thì ta sẽ không kịp ăn năn khi tử thần đến gõ cửa.

25) Và lúc đó thân ta sẽ bị thiêu đốt nhiều kiếp bởi ngọn lửa ác độc của địa ngục, tâm ta sẽ bị ngọn lửa ân hận dày vò.

26) Không biết nhờ phép lạ nào đã khiến ta may mắn được thân người khó được này. Thế mà vừa ý thức được điều đó, ta lại phải trở xuống địa ngục!

27) Ta chẳng khác gì kẻ mất hồn, bị thôi miên bởi tà thuật! Không biết cái gì đã ngự trị trong ta, đã làm ta mất trí?

28) Trời ơi! Những kẻ thù của ta: tham dục, sân hận và phiền não, chúng không có tay, không có chân, không can đảm cũng không có trí huệ. Thế sao ta lại có thể trở thành nô lệ cho chúng?

29) Ngự trị trong tâm ta, chúng tự do hoành hành, phá phách mà ta chẳng hề tức giận. Ôi! Quả là một sự chịu đựng, nhẫn nhục vô lý!

30) Tất cả Trời, Người, A tu La hợp lại cũng không thể lôi kéo ta vào địa ngục được.

31) Nhưng phiền não, ái dục là những kẻ thù không tưởng, lại có thể vứt ta vào địa ngục A Tỳ trong nháy mắt. Trong đó, to lớn như núi Tu Di cũng bị cháy tiêu không còn một hạt tro.

32) Trong số các kẻ thù, không có ai sống dai hơn kẻ thù vô minh, ái dục, vô thỉ vô chung.

33) Một người chủ khi được phục vụ trung thành thường biết bảo vệ tôi tớ của mình. Nhưng ái dục thì ngược lại, luôn luôn đem lại đau khổ cho những ai đã phục vụ nó.

34) Sự ác độc của nó trường kỳ dai dẳng. Nó chính là nguồn gốc của biển khổ và oái ăm thay, nó lại ở ngay trong tâm ta. Như thế làm sao ta có thể an nhiên vui chơi theo lạc thú của đời?

35) Nó là kẻ cai tù, là kẻ hành quyết tội nhân trong địa ngục. Làm sao mơ ước được hạnh phúc khi nó còn ngự trị trong tâm ta?

36-37) Chỉ khi nào nó bị tiêu diệt hoàn toàn dưới mắt ta thì lúc đó ta mới cởi bỏ chiến bào. Những kẻ kiêu ngạo, khi bị mắng chửi, họ liền nổi giận tìm cách trả thù cho đến khi hạ nhục được đối thủ thì họ mới yên tâm đi ngủ. Trên bãi chiến trường, họ có thể đánh đập tàn nhẫn kẻ thù dù kẻ đó đã bị thương gần chết. Họ thản nhiên bắn tên, liệng dao, xem thường sự đau đớn của kẻ thù và họ chỉ quay lưng đi khi kẻ thù đã chết.

38) Như thế thì ta đây, người đã đứng lên quyết thắng kẻ thù ái dục, nguyên nhân của khổ đau, tại sao lại có thể thất vọng, thối lui được?

39) Đối với những vết thương vô ích gây ra bởi kẻ thù mà người chiến sĩ lại xem đó như một vinh quang thì chẳng lẽ ta đây, quyết làm đại sự, lại lẩn tránh khổ cực sao?

40) Chỉ vì sinh nhai thôi mà những kẻ chài lưới những nông phu, những thợ săn còn chịu đựng được nóng lạnh, đói khát. Chẳng lẽ ta, vì muốn giải thoát chúng sinh, lại không làm được hơn thế sao?

41) Ta đã phát nguyện cứu độ chúng sinh trong mười phương ra khỏi ái dục, phiền não trong khi chính ta chưa tự độ giải thoát!

42) Không biết tự lượng khả năng của mình, ta đã ngạo nghễ phát nguyện một cách vô ý thức. Vậy từ nay ta phải không ngừng chiến đãu, tiêu diệt phiền não của chính mình trước.

43) Sự chiến đãu này sẽ là mục đích duy nhất của đời ta. Như một chiến sĩ căm thù, chỉ còn một say mê, đó là: say mê tiêu diệt tất cả những say mê khác (tức ái dục).

44) Dù có bị chặt đầu, moi ruột, móc gan! Ta cũng không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù muôn đời của ta.

45) Bình thường khi một kẻ địch thua trận, y có thể rút lui ẩn trú một nơi để phục hồi sức lực và sau đó sẽ trở lại. Nhung kẻ thù ái dục thì không thể ẩn náu một nơi nào khác cả!

46) Một khi bị tống khứ ra khỏi tâm ta, thử hỏi nó sẽ ẩn trú nơi đâu để có thể phục thù ta được? Sức lực duy nhất của nó, không gì khác hơn, chính là sự yếu hèn và ngu si của ta. Ái dục chính là một bọn tiểu nhân hèn hạ, chạy trốn khi gặp trí huệ.

47) Ái dục không nằm ngoài cảnh vật, không nằm trong các căn, không nằm ở giữa (cảnh và căn), cũng không nơi nào khác. Vậy nó nằm ở đâu để có thể làm điên đảo tất cả thế gian? Nó chỉ là một ảo ảnh mà thôi. Hỡi tâm ơi! Hãy trở về với Trí Huệ, xa lìa mọi sợ hãi. Tại sao ngươi lại muốn bị đau khổ nơi địa ngục một cách vô lý?

48) Nhất quyết! Từ nay ta sẽ tinh tấn thực hành giới hạnh của Bồ Tát. Vẫn biết thuốc hay có thể chữa lành bịnh, nhưng làm sao hồi phục được sức khỏe nếu không làm đúng theo lời bác sĩ?

Chú thích:

[1] Ý nói các bậc A La Hán ban đầu phát tâm Đại Thừa nhưng nửa đường thối chí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2011(Xem: 7036)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 12589)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 6381)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 4256)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3516)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 3201)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5882)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
19/12/2010(Xem: 4344)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2874)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 13545)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]