Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1 Xưng Tán Bồ đề Tâm

06/11/201015:36(Xem: 9703)
Chương 1 Xưng Tán Bồ đề Tâm

 

BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Tịch Thiên)
Thích Trí Siêu dịch

Chương 1
Xưng Tán Bồ đề Tâm

1) Sau khi thành tâm đảnh lễ tất cả chư Phật, chư Bồ Tát cùng tất cả thầy tổ đáng kính, tôi xin trình bày sơ lược con đường tu tập mà tất cả hàng con Phật (Bồ Tát) đều đã đi qua.

2) Về giáo pháp, tôi không có gì đáng nói thêm và tôi cũng không phải là một văn sĩ trước tác. Tôi viết tập sách này với mục đích chính là để nhắc nhở và điều phục tâm mình chứ không phải cho ai khác.

3) Nhờ sự nhắc nhở hướng thiện này mà căn lành nơi tôi được tăng trưởng. Bởi thế, rất mong những ai đồng hoàn cảnh cũng có thể rút tỉa được sự lợi ích nơi đây.

4) May mắn thay! Hy hữu thay cho chúng ta đã gặp đủ thiện duyên để tu hành giải thoát. Nhưng nếu không biết suy nghĩ thừa cơ hội trau giồi phước huệ thì không biết đến bao giờ (kiếp nào) mới có lại được như ngày hôm nay.

5) Chúng sinh tuy trôi lăn trong sinh tử luân hồi, nhưng nhờ thần lực của chư Phật, lâu lâu cũng khởi được một niệm nghĩ đến điều lành. Giống như trong đêm tối, bao phủ bởi mây đen, ánh sáng của sấm chớp lóe lên rồi liền tắt.

6) Làm sao chống chọi được với nghiệp chướng sâu dày, khi căn lành tích tụ lại quá mỏng manh, nếu ta không biết nương theo Bồ Đề Tâm?

7) Quán chiếu trong vô lượng kiếp, chư Phật đã tìm ra được bảo vật này (Bồ Đề Tâm) có thể đưa vô lượng chúng sinh đến bờ an vui giải thoát.

8) Những ai muốn thoát khỏi đau khổ của luân hồi, cứu độ chúng sinh, an hưởng chân hạnh phúc, phải luôn luôn nhớ không được rời bỏ Bồ Đề Tâm.

9) Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng kẻ nào vừa phát Bồ Đề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.

10) Nước phép Bồ Đề Tâm sẽ biến thân thể bất tịnh này thành một hòn ngọc vô giá vì nó chứa đựng một đức Phật (tương lai). Do đó hãy gìn giữ cẩn thận Bồ Đề Tâm.

11) Là người trôi lăn trong ba cõi, muốn cầu giải thoát, bạn phải nắm giữ cẩn thận Bồ Đề Tâm. Nó là hòn ngọc vô giá đã được kiểm chứng và công nhận bởi các bậc Đạo Sư giải thoát duy nhất.

12) Tương tự như cây chuối, tất cả công đức khác đều tan biến sau khi đã cho ra quả. Nhưng Bồ Đề Tâm là một loại cây công đức luôn luôn tăng trưởng, tiếp tục sinh hoa kết trái không bao giờ tàn lụi.

13) Một người, dù cho có phạm nhiều tội nặng đi nữa, chỉ trong một chốc lát cũng có thể giải trừ được nếu biết trở về với Bồ Đề Tâm. Giống như thoát khỏi cơn hoạn nạn vì biết tìm sự bảo vệ nơi kẻ có thế lực mạnh. Chỉ có những kẻ vô ý mới không nương tựa Bồ Đề Tâm.

14) Cũng như hỏa tai của kiếp hoại, Bồ Đề Tâm có thể đốt cháy tất cả tội lỗi, nghiệp chướng trong chốc lát. Công đức vô lượng không thể nghĩ bàn của nó đã được Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) giảng nói cho Thiện Tài (Sudhana) [1].

15) Tóm lại có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.

16) Sự khác biệt có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi.

17) Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức.

18-19) Người nào mà trong tâm biết khởi một ý niệm nguyện cứu tất cả chúng sinh ra khỏi cảnh khổ thì dù ngay trong giấc ngủ hay những lúc lơ đễnh, công đức của người nay vẫn tiếp tục tăng trưởng, phủ khắp hư không.

20) Công đức của Bồ Đề Tâm đã được chính đức Như Lai tuyên thuyết trong kinh Subahupriccha để sách tấn những người chùn chân, muốn dừng bước nơi Nhị Thừa.

21-22) Nhất tâm chữa trị bịnh nhức đầu cho vài người thôi cũng đã đem lại vô số công đức, nói chi đến muốn cứu độ tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ phiền não, đưa họ đến chỗ an vui hạnh phúc.

23) Từ xưa đến nay, đã có người cha nào, mẹ nào dám phát một lời nguyện rộng lớn như thế? Có vị Trời nào, Đạo sĩ nào, Bà la môn nào?

24) Chưa từng có một ai dám phát nguyện như thế, dù cho chính mình, ngay trong giấc mơ, nói chi đến chuyện cứu độ kẻ khác!

25) Ôi làm sao tìm ra được một vị Bồ Tát (hòn ngọc vô giá) trong khi tất cả chúng sinh quá ích kỷ, không bao giờ biết làm điều lành cho kẻ khác?

26) Nó là nguồn cội của hạnh phúc thế gian, là liều thuốc trị đau khổ cho nhân loại, là ngọc kim cương của tâm... Làm sao kể cho hết giá trị của nó (Bồ Đề Tâm).

27) Khởi một niệm lành đến một người thôi, công đức cũng đã hơn sự lễ Phật. Thử hỏi công đức sẽ bao nhiêu nếu biết thực hiện an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sanh?

28) Con người muốn chạy trốn đau khổ nhưng lại trầm mình trong đau khổ; mong cầu hạnh phúc nhưng lại (vô tình) tàn hoại nguyên nhân của hạnh phúc, xem nó như kẻ thù.

29-30) Ai sẽ cắt đứt sự hành hạ khổ đau cho chúng sinh, thỏa mãn sự thèm khát hạnh phúc, cũng như sự điên cuồng của họ? Tìm đâu ra được một hiền giả, một thiện tri thức như thế?

31) Người ta luôn luôn khen ngợi kẻ mang ơn mà biết đền ơn. Vậy sẽ nói sao đây đối với một vị Bồ Tát luôn luôn ban ơn mà không cần ai hỏi?

32) Kẻ biết bố thí một bữa ăn cho vài người ăn xin cũng đã được xem như một hiền giả đạo đức. Dù sự bố thí đó chỉ kéo dài một giờ đồng hồ, với những món ăn tầm thường vừa đủ để lót dạ nửa ngày cho những kẻ ăn xin khổ cực kia.

33) Chúng ta phải nói sao đây đối với vị Bồ Tát đã bố thí trong vô lượng kiếp, cung cấp thỏa mãn tất cả mong muốn hạnh phúc của vô số chúng sinh số lượng như hư không?

34) Người nào khởi một niệm xấu ác trong bao nhiêu giây đối với bậc hiền giả Bồ Tát trên thì sẽ phải đọa địa ngục bấy nhiêu kiếp. Đức Như Lai đã tuyên bố như thế.

35) Những kẻ nào, tâm biết trở về nương tựa nơi vị Bồ Tát trên thì kẻ đó sẽ gặt hái rất nhiều công đức, dư đủ để tiêu trừ tội chướng quá khứ.

36) Tôi xin đảnh lễ và xưng tán tất cả chư Bồ Tát, những người mà trong tâm đã làm phát sinh ra hòn ngọc vô giá (Bồ Đề Tâm). Các ngài luôn luôn đem lại hạnh phúc cho mọi người, ngay cả đối với những ai hủy báng, não hại các ngài. Tôi xin trở về nương tựa nơi chư Bồ Tát, nguồn cội của chân hạnh phúc.

Chú thích:

[1] Trong kinh Hoa Nghiêm (Gandavyuhasutra)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2024(Xem: 679)
Xuất xứ. Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm là tuyển tập 500 Danh Hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Mỗi danh hiệu tán dương một bản nguyện, hạnh tu, công đức, pháp môn, ứng thân, phương tiện, lời dạy, cảm ứng, xưng tán, hoặc oai lực của Bồ Tát, viết thành một câu khá dài. Hơn một nửa danh hiệu trích dẫn từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, còn lại dẫn từ nhiều Kinh khác. Do dẫn nhiều bản Kinh theo thứ tự trước sau nên có những câu tương tự, trong đó 2 câu “Thiên nhãn Chiếu kiến” và “Thiên thủ Hộ trì” lập lại 2 lần (câu 76-77).
20/10/2024(Xem: 913)
Phải chăng trong thời đại công nghệ và tri thức phát triển? Niềm tin mạnh mẽ vào Bồ tát Quán Thế Âm Vẫn đặc biệt giữ được một giá trị tinh thần Nhưng đòi hỏi thêm hơn một cái nhìn thực tế và sâu sắc! Hãy luôn kiên nhẫn và lòng từ bi, dù cuộc sống có phức tạp hay thách thức !
02/09/2024(Xem: 2542)
Mời người về đây tu viện Quảng Đức Xứ Úc hiền hòa Thầy đã dựng xây Mái ấm tâm linh, chở che người con xa xứ Bao bàn tay Phật tử cùng chung xây dựng Quảng Đức, trái tim người bất diệt!
02/09/2024(Xem: 1245)
Có một câu danh ngôn nổi tiếng của John Milton trong tác phẩm *Paradise Lost* (Thiên Đường Đã Mất) nói về khái niệm thiên đường và địa ngục trong tâm trí con người: “The mind is its own place, and in itself can make a heaven of hell, a hell of heaven."* Tạm dịch:”Tâm trí là nơi của chính nó, và tự nó có thể biến thiên đường thành địa ngục, địa ngục thành thiên đường."* Câu này nhấn mạnh rằng chính tâm trí con người quyết định việc chúng ta sống trong hạnh phúc hay khổ đau, thiên đường hay địa ngục.
31/07/2024(Xem: 2290)
Quán Âm Bồ Tát Nhĩ căn viên thông Đại từ đại bi Diệu âm tự tánh
24/07/2024(Xem: 851)
Nam Mô Bồ Tát Quan Âm Chứng tri tứ chúng đồng tâm kính thành An vị Bồ Tát duyên lành Hương hoa bánh trái tịnh thanh cúng dường Kính mong Bồ tát tưởng thương Độ cho nhân loại bớt vương khổ nàn Lời kinh khấn nguyện vang vang Mười hai đại nguyện Quan Âm độ đời
24/07/2024(Xem: 1472)
Cách đây hơn 2 tuần vào đầu tháng 6 âm lịch, dù chỉ được chứng kiến lễ an vị tôn tượng đài Bồ Tát Quan Âm Lộ Thiên (cao 5 mét, chất liệu đá hoa cương nguyên khối)trong khuôn viên của Tu Viện Quảng Đức qua livestream và sau đó là hình ảnh được post lên và trong dịp này con được nghe TT Hoá Chủ Thích Nguyên Tạng giới thiệu 2 vị Phật Tử thuần thành cư trú tại Mỹ, cũng đang hiện diện trong buổi lễ trang trọng này và được biết quý Phật tử Huệ Đức và Thiện Trí đã phát tâm cúng dường tôn tượng Quan thế Âm Lộ ThIên đến TV Quảng Đức qua sự giới thiệu và khuyến khích của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân bào muội của HT Viện chủ .
20/04/2024(Xem: 3972)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
29/03/2024(Xem: 2102)
Cung kính dâng lời Khải bạch đến Bồ Tát Đẳng Giác (1) Khắp mười phương pháp giới có năng lực hiện thân Hàng phục tất cả ác thế gian bằng các việc khó làm Tuy mênh mông bát ngát, quy tụ vào thập quảng đại nguyện! (2)
14/03/2024(Xem: 9243)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]