Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

50 ngôi vị của Bồ tát

17/09/201016:12(Xem: 5660)
50 ngôi vị của Bồ tát


Bo_Tat_Quan_The_Am_1

QUÁ TRÌNHTU TẬP CỦA BỒ TÁT

Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trảiqua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa làngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tutập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi HướngVị và Thập Địa Vị.

I.-THẬP TÍN VỊ:

THẬP TÍN VỊ cũng gọi là Thập Tín Tâm,nghĩa là mười đức tin để tu tập của một vị Bồ Tát mà trong đó Tín Tâm đứng đầu.Đây là mười ngôi vị ban đầu vào cửa của bậc Tam Hiền. Theo Kinh Bồ Tát Anh LạcBổn Nghiệp quyển thượng, Thập Tín Vị gồm có:

1.- TÍN TÂM: nghĩa là nhất tâm quyếtđịnh và an vui trong sự tu tập để mong đạt được thành công mà mình đã đặt hếtniềm tin vào đó. Đây là đức tin vững chắc của người tu tập. Một vị Bồ Tát đốivới Phật Pháp trước hết phải xây dựng đức tin vững chắc, không bao giớ thối tâmlùi bước trước bất cứ một trở lực khó khăn nào lay chuyển và vẫn an vui tự tạitrong sự tu tập một khi gặp phải những trở ngại đưa đến. Muốn được thành công ởngôi vị này. Bồ Tát trong khi tu tập phải diệt cho hết các vọng tưởng của thếgian.

2.- NIỆM TÂM: nghĩa là Bồ Tát phảithường tu tập về sáu niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm BốThí và niệm các cõi Trời, tức là thường niệm Lục Độ Vạn Hạnh của chư Phật khôngcho xao lãng.

3.- TỊNH TẤN TÂM: nghĩa là Bồ Tátkhi nghe Bồ Tát Tạng phải luôn luôn chuyên cần tinh tấn tu tập các Thiện nghiệpkhông cho gián đoạn. Bồ Tát Tạng (Bodistsattva-Pitaka) là chỉ cho những KinhĐiển Đại Thừa đề giải thích công hạnh tu nhân và chứng quả của các vị Bồ Tát.Bồ Tát Tạng gồm có các Kinh Điển như là: Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm v.v...đều là những pháp môn tu học của Bồ Tát Tạng.

4.- ĐỊNH TÂM: nghĩa là Bồ Tát phảithường buộc Tâm của mình an trụ nơi sự tướng và nghĩa lý của Phật Pháp một cáchtự tại. Trong lúc tu tập Định Tâm, Bồ Tát phải xa lìa hẳn ý tưởng phân biệt vềtất cả pháp giả dối và thô tục của thế gian.

5.- HUỆ TÂM: nghĩa là Bồ Tát khi ngheBồ Tát Tạng phải nên quán sát, xét đoán và cân nhắc một cách kỹ lưỡng về nghĩalý của vạn pháp để nhận được tự tánh của muôn pháp đều là thật không và tĩnhlặng. Tự Tánh của vạn pháp thì không có vấn đề Ngã và Nhân, nên gọi là Vô Ngãvà Vô Nhân.

6.- GIỚI TÂM: nghĩa là một vị Bồ Tátkhi thọ giới luật thanh tịnh của Bồ Tát thì phải giữ gìn Thân Miệng, và Ý chođược thanh tịnh, giữ gìn không cho vi phạm bất cứ những lỗi lầm nào. Bồ Tát nếunhư có phạm lỗi thì phải sám hối để cho tội lỗi sớm được tiêu trừ.

7.- HỒI HƯỚNG TÂM: là phương pháptu tập các thiện căn. Hồi Hướng Tâm nghĩa là Bồ Tát chỉ đem tậm nguyện hướng vềnơi quả Bồ Đề làm cứu cánh mà không nguyện hướng về nơi các cõi trong Tam Giớivà chỉ đem tâm nguyện hướng về sự bố thí để cứu khổ cho tất cả chúng sanh làmhạnh vị tha mà không mong cầu lợi ích cho mình. Hơn nữa Bồ Tát còn quyết chíđem tâm nguyện hướng về nơi cõi chân thật làm mục đích mà không đắm trước nơidanh tướng giả tạo trong thế gian.

8.- HỘ PHÁP TÂM: nghĩa là đề phòngvà bảo hộ bản tâm của mình mà không cho nó phát khởi phiền não. Bồ Tát muốn bảohộ bản Tâm của mình thì phải tu tập Mặc Hộ (giữ gìn sự tĩnh lặng), phải tu tậpNiệm Hộ (giữ gìn chánh niệm), phải tu tập Trí Hộ, (bảo hộ Trí Tuệ), phải tu tậpTức Tâm Hộ (giữ gìn tâm niệm đã dứt các phiền não) và cũng phải giữ gìn nămpháp Hộ Hành khác. Năm pháp Hộ Hành khác cũng gọi là năm Chủng Hạnh. Năm ChủngHạnh là: Thọ Trì, Đọc, Tụng, Giải Thuyết (Giải thích và thuyết pháp Kinh Luận)và Thơ Tả (Viết sách). Năm thứ này cũng phải giữ gìn thường xuyên.

9.- XẢ TÂM: nghĩa là Bồ Tát phải xảbỏ tâm niệm yêu tiếc sanh mạng và tài sản của mình. Bồ Tát nếu như đã được tàisản và thân mạng thì có thể xả bỏ một khi cần đến mà không có khởi tâm luyếntiếc hoặc hối tiếc.

10.- NGUYỆN TÂM: nghĩa là Bồ Tát phải đem tâmphát nguyện luôn luôn tu tập các pháp môn thanh tịnh của chư Phật đã dạy sớm đượcchứng đắc. Đồng thời Bồ Tát phải có bổn phận khiến cho các pháp môn của chưPhật càng thêm được sáng tỏ và càng thêm được phổ biến khắp mọi từng lớp chúngsanh.

II.- THẬP TRỤ VỊ:

THẬP TRỤ VỊ cũng gọi là Thập Địa Trụhay Thập Pháp Trụ hoặc gọi là Thập Giải. Xuyên qua quá trình tu tập của Bồ Tát,Thập Trụ Vị đây là một trong 50 ngôi vị hành trì. Thập Trụ Vị là chỉ từ ngôi vịthứ 11 cho đến ngôi vị thứ 20. Sau khi trang bị xong chất liệu Thập Tín Vị đểtu tập. Hành Giả bắt đầu khởi điểm Thập Trụ Vị để tiến hành. Thập Trụ Vị gồmcó:

1.- SƠ PHÁT TÂM: cũng gọi là Phát ÝTrụ. Sơ Phát Tâm Trụ nghĩa là an trụ vào nơi Sơ Phát Tâm làm căn bản tu tập,tức là y cứ vào khởi điểm của sự Phát Tâm để tu tập. Phát Ý Trụ nghĩa là an trụvào chỗ phát khởi Tâm Ý làm mục đích. Để an trụ căn bản vào nơi Sơ Phát Tâm, BồTát trước hết phải tiến tu các phần Thiện căn và đồng thời sử dụng các phươngtiện chân thật để phát khởi Tâm niệm của Thập Trụ. Kế đến, Bồ Tát đem Tín Tâmđó phụng sự Tam Bảo, thường căn cứ vào 84,000 Bát Nhã Ba La Mật Đa để tu tậptất cả hạnh lành của tất cả Pháp Môn. Ngoài ra, Bồ Tát còn phải thường xuyênphát khởi Tín Tâm để không tạo nên những Tà Kiến, không phạm bởi những ThậpÁc (1), Ngũ Nghịch (2), Bát Đảo (3)và không cho sanh vào nơi tai nạn. Hơnnữa Bồ Tát thường nên nghiên cứu Phật Pháp để được học rộng biết nhiều và cũngthường nên cần cầu nhiều phương tiện hành trang để sớm được vào cõi Không, đểđược an trụ vào nơi tánh Không. Đồng thời Bồ Tát còn sử dụng Tâm Trí của lýKhông đã đạt được đó ra công tu tập Pháp Môn của Cổ Phật và khiến cho tất cảcông đức đều được phát sanh từ nơi Tâm Trí nói trên. Đây là công hạnh của SơPhát Tâm Trụ.

2.- TRÌ ĐỊA TRỤ: cũng gọi là Trị ĐịaTrụ. Trị Địa Trụ nghĩa là an trụ vào nơi sự sửa trị, còn Trì Địa Trụ nghĩa làan trụ vào nơi sự hành trì. Để an trụ vào nơi Trì Địa, Bồ Tát nương theo cáiTâm Không đã đạt được để thanh tịnh 84,000 Pháp Môn. Tâm Thanh Tịnh sáng suốtđó cũng giống như Ngọc lưu ly hiện ra vàng rồng. Do bởi Diệu Tâm phát khởi, BồTát mới tiêu trừ được những tội lỗi nghiệp chướng nên gọi là Trì Địa Trụ.

3.- TU HÀNH TRỤ: cũng gọi là Ứng HànhTrụ. Tu Hành Trụ nghĩa là an trụ vào nơi sự hành trì tu tập. Ứng Hành Trụ nghĩalà an trụ vào nơi sự du hành để khất thực (Ứng cúng). Bồ Tát đã đầy đủ Trí Tuệthông minh sáng suốt của Sơ Pháp Tâm Trụ và Trì Địa Trụ thì có thể du hành khắpmười phương không bị chướng ngại. Đây là chỉ cho sự thành quả tu tập của TuHành Trụ.

4.- SANH QUÍ TRỤ: Sanh Quí Trụ nghĩalà Bồ Tát nhờ Diệu hạnh của Tu Hành Trụ ở trước nên kết hợp được Diệu Lý nơichốn U Minh (Thế Giới Nội Tâm), tức là Bồ Tát sẽ thực thụ sanh vào nơi Diệu Lýđó và sẽ được làm Pháp Vương Tử con của nhà Phật. Diệu Hạnh đối với tánh Phậtthì không khác nhau và sẽ thọ nhận một phần khí chất của tánh Phật để làm trợduyên cho sự sanh khởi. Trường hợp này cũng giống như Thân Trung Ấm của mộtchúng sanh tự cầu nơi cha mẹ và sẽ nhập vào hạt giống của đức Như Lai để làmnhân duyên cho sự chuyển sang kiếp sau được sanh trong nhà Như Lai. Nguyên donơi cõi U Minh (Thế Giới Nội Tâm), Diệu hạnh của Bồ Tát đã có đức tin vững chắcthì nhất định sẽ được dung thông và cũng sẽ được hội nhập để kết thành nhânduyên cho kiếp sau. Đây là ý nghĩa của Sanh Quí Trụ.

5.- PHƯƠNG TIỆN CỤ TÚC TRỤ: cũng gọilà Trụ Thành Trụ. Phương Tiện Cụ Túc Trụ nghĩa là an trụ vào các phương tiệnđầy đủ, tức là Bồ Tát đã trang bị đầy đủ các phương tiện. Tu Thành Trụ nghĩa làan trụ vào sự kết quả của hạnh tu tập. Bồ Tát đã trang bị đầy đủ các phươngtiện tu tập, nghĩa là Bồ Tát đã tu tập đầy đủ vô lượng thiện căn và sử dụng cácThiện Căn đó để làm lợi ích cho mình cũng như lợi ích cho mọi người. Nhờ tu tậpvô lượng Thiện Căn, Bồ Tát đạt đến kết quả là thành tựu được Thân Tướng củamình trở nên tròn đầy tốt đẹp và dung mạo của mình lộ nét đoan trang thanhthoát. Đây là chỉ sự thành quả của Phương Tiện Cụ Túc Trụ.

6.- CHÁNH TÂM TRỤ: cũng gọi là HànhĐăng Trụ. Chánh Tâm Trụ nghĩa là an trụ vào Tâm Chân Chánh. Hằng Đăng Trụ nghĩalà an trụ vào sự đi lên. Bồ Tát an trụ vào Chánh Tâm tức là đã thành tựu đượcBát Nhã thứ sáu. Bát Nhã thứ sáu là chỉ cho Trí Tuệ Diệu Quan Sát. Sau khithành tựu được Bát Nhã thứ sáu, Bồ Tát không những chỉ được kết quả là tướngmạo của mình trở nên tốt đẹp tròn đầy trong sáng và còn kết quả hơn nữa là BảnTâm của Bồ Tát cùng với Phật Tâm đều giống nhau như một. Đây là chỉ cho sựthành quả của Chánh Tâm Trụ.

7.- BẤT THỐI TRỤ: cũng gọi là BấtThối Chuyển Trụ. Bất Thối Trụ hay Bất Thối Chuyển Trụ đều nghĩa là an trụ vàongôi vị này thì tâm không còn bị thối chuyển nữa. Bồ Tát an trụ vào ngôi vị BấtThối tức là đã thể nhập được nơi cứu cánh của Không Giới Vô Sanh. Cứu Cánh củaKhông Giới Vô Sanh nghĩa là thế giới Không Tướng của Chân Như và thế giới đórốt ráo không còn dấu vết của sinh tử lưu chuyển nữa. Ở đây Tâm của Bồ Tát thìluôn luôn thực hiện Hạnh nguyện Vô Tướng của Tánh Không Chân Như. Lúc đó Thânvà Tâm của Bồ Tát liền hòa hợp lại nhau làm thành một thể. Thân Tâm hòa hợp nàymỗi ngày mỗi tăng trưởng thêm lớn. Đây là chỉ cho sự thành quả của Bất ThốiTrụ.

8.- ĐỒNG CHƠN TRỤ: nghĩa là non trẻvà trong sạch. Đồng Chơn Trụ nghĩa là an trụ vào thời kỳ thanh tịnh trongtrắng. Bồ Tát khi an trụ vào Đồng Chơn tức là lúc đó Thân Tâm hòa hợp của BồTát tự nhiên phát khởi một cách tinh tiến và thuần chánh. Thân Tâm hòa hợp củaBồ Tát phát khởi trước sau đều chuyên nhất và phát khởi không có chút điên đảomê tưởng. Cho đến Bồ Tát cũng không có dấy niệm tà ma ngoại đạo để phá hoại hạtgiống Bồ Đề. Nhờ đấy, cùng một lúc, mười Thân Tướng linh ứng của Phật (5)liền hiện bày đầy đủ trọn vẹn. Đây là chỉ cho sự thành quả của Đồng Chơn Trụ.

9.- PHÁP VƯƠNG TỬ TRỤ: cũng gọi làLiễu Sanh Trụ. Pháp Vương Tử nghĩa là con của Phật. Liễu Sanh Trụ nghĩa là antrụ vào sự chấm dứt lẽ sống chết. Kể từ Sơ Phát Tâm Trụ cho đến Sanh Quí Trụthứ tư, bốn Trụ nói trên đều được gọi là Bồ Tát mới vào Bào Thai của bậc Thánh,còn từ Phương Tiện Cụ Túc Trụ thứ năm cho đến Đồng Chơn Trụ thứ tám, bốn Trụ kếtiếp đều được gọi là giai đoạn nuôi dưỡng Thánh Thai để sớm được mau lớn. RiêngPháp Vương Tử Trụ thứ chín là mới chỉ cho Thánh Thai đó đã đầy đủ hình tướng vàcó thể sanh ra để thành con của Phật, nên gọi là Pháp Vương Tử. Thí dụ nàykhông ngoài mục đích là trình bày Trí Tuệ của Bồ Tát đã được phát sanh từ nơigiáo pháp cao quí của Phật. Nhờ Trí Tuệ đó, Bồ Tát mới đủ khả năng kế thừa PhápBảo và đồng thời phát huy ngôi vị của Phật càng thêm rộng lớn. Đây là ý nghĩacủa Pháp Vương Tử Trụ.

10.- QUÁN ĐẢNH TRỤ: cũng gọi là BổXứ Trụ. Quán Đảnh Trụ nghĩa là Bồ Tát đã là con của Phật thì nhất định phải cótrách nhiệm thi hành các Phật sự. Do đó đức Phật mới dùng nước Trí Tuệ rưới lênđỉnh đầu của Bồ Tát để thọ ký, nên gọi là Quán Đảnh. Thí dụ như, con của vuaSát Đế Lợi thọ nhận quyền uy nơi vua cha bằng cách chịu sự rưới nước phép lênđỉnh đầu của vua cha ban cho. Một vị Bồ Tát khi đạt đến Quán Đảnh Trụ thì đầyđủ ba Biệt Tướng:

a/- ĐỘ CHÚNG SANH: nghĩa là Bồ Tátđó đã đủ khả năng thi hành và có thể thành tựu được mười Chủng Trí (4)đểhóa độ chúng sanh.

b/- ĐẠT ĐƯỢC CẢNH GIỚI MẦU NHIỆM:nghĩa là Bồ Tát đó đối với tất cả chúng sanh cũng như đối với Pháp Vương Tử Trụthứ chín đều có thể trắc nghiệm đo lường được những cảnh giới của họ.

c/- HỌC RỘNG MƯỜI CHỦNG TRÍ: nghĩalà Bồ Tát đó nhất định phải thấu hiểu tường tận và rành mạch tất cả pháp.

Một vị Bồ Tát hoàn thành được ba Biệt Tướng nóitrên tức là đã an trụ vào Quán Đảnh của Thập Trụ Bồ Tát.

III.- THẬP HẠNH VỊ:

THẬP HẠNH nghĩa là mười phương pháptu hành về công hạnh lợi tha của Bồ Tát. Thập Hạnh Vị trên cũng gọi là Thập TâmHạnh. Thập Hạnh Vị đây là một trong 50 ngôi vị tu tập của Bồ Tát. Thập Hạnh Vịlà chỉ từ ngôi vị thứ 21 cho đến ngôi vị thứ 30. Thập hạnh Vị gồm có:

1.- HOAN HỶ HẠNH: nghĩa là Bồ Tátvới hạnh nguyện hoan hỷ dùng vô lượng diệu đức của Như Lai (của Phật) để tùythuận hóa độ cho chúng sanh trong mười phương cõi.

2.- NHIÊU ÍCH HẠNH: nghĩa là Bồ Tátdùng mọi phương tiện khéo léo để làm lợi ích cho chúng sanh và khiến cho chúngsanh không bị mặc cảm trong sự thọ nhận lợi ích.

3.- VÔ SÂN HẬN HẠNH: nghĩa là mộtvị Bồ Tát luôn luôn phải thể hiện hạnh nhẫn nhục với mọi cộng việc, tức là BồTát không bao giờ có thái độ giận tức trước bất cứ việc trái nghịch nào, chođến cũng không bao giờ có ý hại mình và hại người. Một vị Bồ Tát thật hành hạnhkhông sân hận là phải nhún nhường cung kính mọi người và phải nhẫn nại mỗi khiđối diện trước oán cừu thù nghịch.

4.- VÔ TẬN HẠNH: cũng gọi là Vô KhuấtNạo Hạnh (Công hạnh không hèn yếu chùn bước). Vô Tận Hạnh nghĩa là Bồ Tát pháttâm đại tinh tấn, nguyện độ tất cả chúng sanh không cùng tận. Trên con đường độsanh, Bồ Tát tỏ ra siêng năng không chút giãi đãi, không chút yếu hèn và chùnbước trước mọi sự khó khăn đưa đến. Bồ Tát thật hành hạnh độ tha cho đến khinào chúng sanh đều chứng quả Niết Bàn mới mãn nguyện.

5.- LY SI LOẠN HẠNH (Lìa mê loạn tâm):nghĩa là Bồ Tát thường an trụ nơi chánh niệm để cho Tâm không bị tán loạn. BồTát đối với tất cả pháp môn đều thông minh sáng suốt.

6.- THIỆN HIỆN HẠNH (Khéo thật hànhcông hạnh hiện tại): nghĩa là Bồ Tát đã thanh tịnh được ba nghiệp cho nên biếtrõ tận gốc rễ của các pháp hữu vi cùng các pháp vô vi, vì thế Bồ Tát không bịràng buộc cũng như không chấp trước một pháp nào cả. Mặc dù tự tại đối với mọipháp, Bồ Tát vẫn không bỏ công hạnh giáo hóa chúng sanh của mình.

7.- VÔ TRƯỚC HẠNH: nghĩa là hạnh khôngnhiễm trước. Bồ Tát thật hành hạnh không nhiễm trước là thường trải qua các cõiPhật (Trần Sát Phật) để cúng dường và cầu pháp. Tâm thành cúng dường và cầupháp của Bồ Tát không có chút nhàm chán. Mặc dù bận Tâm trong công việc cúngdường và cầu pháp nơi các cõi Phật, Bồ Tát vẫn thường dùng trí tuệ tịch diệt đểquán chiếu và nhận chân các pháp. Nhờ đó đối với các pháp môn, Bồ Tát vẫn khôngbao giờ khởi tâm nhiễm trước.

8.- TÔN TRỌNG HẠNH: nghĩa là Bồ Tátđều tôn trọng các pháp thuộc thiện căn phước đức cũng như các pháp thuộc trítuệ giác ngộ. Theo như Bồ Tát, cả hai loại pháp môn nói trên đều có thể thànhtựu được vô lượng công đức an lạc và giải thoát. Cho nên, Bồ Tát cần phải tiếntu gồm cả hai lợi hạnh là: hạnh tư lợi và hạnh lợi tha.

9.- THIỆN PHÁP HẠNH: nghĩa là Bồ Tátcần phải thành tựu cho được tất cả Thiện Pháp độ tha của bốn Pháp Môn Vô NgạiĐà La Ni để bảo hộ Chánh Pháp và khiến cho giống Phật không bị diệt mầm.

10.- CHÂN THẬT HẠNH: là một danh từdùng để chỉ cho sự thành tựu Đệ Nhất Nghĩa Đế. Đệ Nhất Nghĩa Đế nghĩa là phápmôn có danh nghĩa chân thật thứ nhất. Đệ Nhất Nghĩa Đế như là lời nói có thểthật hành và điều thật hành có thể diễn đạt, cũng như lời nói và hành động đềudung hợp với nhau, cho đến Sắc và Tâm đều hòa thuận tương đắc lẫn nhau. Đó là ýnghĩa của Đệ Nhất Nghĩa Đế.

Bồ Tát tu Thập Hạnh có bốn mụcđích:

a/- Nhàm chán các pháp hữu vi. b/-Mong viên thành quả Bồ Đề và hy vọng tròn đầy công đức Phật hạnh. c/- Ước mơcứu độ chúng sanh trong đời hiện tại và đời vị lại. d/- Nguyện cầu thật tế làchứng ngộ được pháp Nhứt Như Chân Thật của Phật.

Vì bốn lý do nêu trên, Bồ Tát mớiphát tâm tu tập các Hạnh. Sự quan hệ như thế nào giữa Bồ Tát và thứ bậc củaThập Hạnh?

Theo Kinh Luận, Thập Hạnh là một trong TamHiền, là Tánh Chủng Tánh trong sáu Chủng Tánh (6)cũng gọi là Tư LươngVị trong năm Ngôi Vị của Bồ Tát.

IV.- THẬP HỒI HƯỚNG VỊ:

Thập Hồi Hướng Vị là một trong 50ngôi vị tu tập của Bồ Tát. Thập Hồi Hướng Vị là chỉ từ ngôi vị thứ 31 đến ngôivị thứ 40. Bồ Tát phát khởi tâm Thập Hồi Hướng với chủ ý là dùng tâm đại bi đểcứu hộ tất cả chúng sanh. Thập Hồi Hướng Vị gồm có:

1.- CỨU HỘ NHỨT THIẾT CHÚNG SANH LYCHÚNG SANH TƯỚNG HỒI HƯỚNG: nghĩa là hướng về sự xa lìa danh tướng chúng sanhđể cứu hộ tất cả chúng sanh. Ý câu này nói Bồ Tát cứu hộ chúng sanh trong hànhđộng vô tướng (trong hành động không phân biệt chấp trước). Bồ Tát ở ngôi vịnày là áp dụng phương châm Lục Độ Ba La Mật (7)Tứ Nhiếp Pháp (8)để cứu hộ tất cả chúng sanh. Bồ Tát thật hành hạnh nguyện cứu hộ chúng sanhtrong tinh thần bình đẳng đối với những kẻ thù oán cũng như đối với những ngườithân thương.

2.- BẤT HOẠI HỒI HƯỚNG: nghĩa là hướngvề sự không hư hoại. Bồ Tát ở ngôi vị này là không làm mất tín tâm đối với TamBảo. Bồ Tát hướng về thiện căn nơi đức tin Tam Bảo để giáo hóa và khiến chochúng sanh được nhiều thiện lợi.

3.- ĐẲNG NHỨT THIẾT PHẬT HỒI HƯỚNG:nghĩa là hướng về những công tác mà chư Phật trong ba đời đã làm. Bồ Tát ở ngôivị này là theo gương hành động của chư Phật trong ba đời bằng cách không nhiễmtrước sinh tử và không rời Bồ Đề một bước để tu tập.

4.- CHÍ NHỨT THIẾT XỨ HỒI HƯỚNG: nghĩalà hướng về khắp tất cả chỗ. Bồ Tát ở ngôi vị này là đem bao nhiêu thiện căn đãtu tập được hướng về khắp tất cả Tam Bảo và đến tất cả chúng sanh để cúng dườngnhững lợi ích.

5.- VÔ TẬN CÔNG ĐỨC TẠNG HỒI HƯỚNG:nghĩa là hướng về kho tàng công đức không cùng tận. Bồ Tát ở ngôi vị này làhướng về tất cả thiện căn không cùng tận đã tu tập được tùy hỷ đem ra phụng sựPhật Pháp.

6.- TÙY THUẬN BÌNH ĐẲNG THIỆN CĂNHỒI HƯỚNG: nghĩa là hướng về thiện căn để tùy thuận một cách bình đẳng. Bồ Tátở ngôi vị này là vì chư Phật trong mười phương nên hướng về những thiện căn đãtu tập được để bảo vệ chúng sanh một cách bình đẳng và khiến cho tất cả chúngsanh thành tựu kiên cố những thiện căn nói trên.

7.- TUỲ THUẬN ĐẲNG QUÁN NHỨT THIẾTCHÚNG SANH HỒI HƯỚNG: nghĩa là tuỳ thuận hết thảy thiện căn đã tu tập được đểhướng về quán chiếu tất cả chúng sanh. Bồ Tát ở ngôi vị này là làm tăng trưởnghết thảy thiện căn để hướng về làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

8.- NHƯ TƯỚNG HỒI HƯỚNG: nghĩa làhướng về nơi tướng Chân Như. Bồ Tát ở ngôi vị này là đem những thiện căn đã tutập được hướng về hòa hợp với tướng Chân Như Phật tánh.

9.- VÔ PHƯỢC VÔ TRƯỚC GIẢI THOÁT HỒIHƯỚNG: nghĩa là hướng về sự giải thoát không bị trói buộc và không chấp trước.Bồ Tát ở ngôi vị này là không còn bị trói buộc cũng như không còn chấp trướctất cả pháp. Do đó Tâm của các vị đều được giải thoát hoàn toàn. Các vị Bồ Tátnói trên sở dĩ thành tựu những công hạnh vừa kể là nhờ hướng về các thiện phápđể thật hành hạnh nguyện Phổ Hiền, cho nên họ được đầy đủ tất cả hạt giống côngđức.

10.- PHÁP GIỚI VÔ LƯỢNG HỒI HƯỚNG:nghĩa là hướng về vô lượng pháp giới. Bồ Tát ở ngôi vị này là đem tất cả thiệncăn không cùng tận đã tu tập được hướng về nguyện cầu cho vô lượng thế giới saibiệt đều được hết thảy công đức.

Thập Hồi Hướng trên đây thuộc về Giải Hạnh Trụ,một trong 13 Trụ. Thập Hồi Hướng này chính là Tư Lương Vị, một trong 5 ngôi vị,(Tư Lương Vị, Gia Hạnh Vị, Thông Đạt Vị, Tu Tập Vị và Cứu Cánh Vị). Thập HồiHướng này còn là thuộc về Đạo Chủng Tánh, một trong 6 Chủng Tánh và cũng là mộtngôi vị Hiền thứ ba trong Tam Hiền ở trước.

V.- THẬP ĐỊA VỊ:

THẬP ĐỊA VỊ nghĩa là mười địa vị tutập của Bồ Tát với mục đích giữ gìn Pháp Bảo, nuôi dưỡng Pháp Bảo và khiến choPháp Bảo sớm được sanh trưởng để kết thành quả giác ngộ. Thập Địa Vị là kể từngôi vị thứ 41 cho đến ngôi vị thứ 50 trong quá trình tu tập hạnh Bồ Tát. BồTát tu tập Thập Địa Vị là bắt đầu bước lên bờ mé Chứng Ngộ, nghĩa là Bồ Tát đãphát sanh được Trí Tuệ Vô Lậu và nhận thấy được Phật Tánh chân thật của mình,còn Bồ Tát đả trải qua xong Thập Địa Vị là đã thành tựu được bậc Thánh, tức làtăng trường được Phật Trí để bảo hộ cũng như để giáo dưỡng cho tất cả chúngsanh trong vô lượng thế giới. Thập Địa Vị gồm có:

1.- HOAN HỶ ĐỊA: (Pramudità-Bhùmi)cũng gọi là Cực Hỷ Địa hay là Duyệt Dự Địa. Hoan Hỷ Địa nghĩa là địa vị rất vuimừng (Cực Hỷ), rất an vui (Duyệt dự). Bồ Tát ở ngôi vị này rất vui mừng là đãchứng được Phật Tánh cũng như đã giác ngộ được hai nguyên lý Nhân Không và PhápKhông để làm lợi ích cho chúng sanh, nên gọi là Hoan Hỷ Địa.

2.- LY CẤU ĐỊA: (Vimalà-Bhùmi), cũnggọi là Vô Cấu Địa hay là Tịnh Địa. Ly Cấu Địa là địa vị đã thoát ly hẳn bụi nhơPhiền Não ô nhiễm (Vô Cấu) Tâm Bồ Đề và được hoàn toàn thanh tịnh (Tịnh Địa).Bồ Tát ở ngôi vị này là đã tẩy sạch hết tất cả trần cấu Phiền Não ô nhiễm vàgiữ Tâm Bồ Đề được hoàn toàn thanh tịnh, nên gọi là Ly Cấu Địa.

3.- PHÁT QUANG ĐỊA: (Prabhàkarì-Bhùi),cũng gọi là Minh Địa, Hữu Quang Địa hay Hưng Quang Địa. Phát Quang Địa nghĩa làđịa vị phát sanh Trí Tuệ sáng suốt (Hữu Quang hay Hưng Quang Địa). Bồ Tát ởngôi vị này là nhờ Đại Thiền Định nên phát sanh được Trí Tuệ sáng suốt mầunhiệm vô biên, nên gọi là Phát Quang Địa.

4.- DIỄM HUỆ ĐỊA: (Arcismatì-Bhùmi),cũng gọi là Diễm Địa, Tăng Diệu Địa hay Huy Diệu Địa. Diễm Huệ Địa nghĩa là địavị phát sanh lửa Trí Tuệ (Huy Diệu) tăng thêm sáng suốt (Tăng Diệu). Bồ Tát ởngôi vị này là phát huy Trí Tuệ tăng thêm sáng suốt lên mãi và phát huy cho đếnkhi nào lửa Trí Tuệ đó đã đốt sạch hết tất cả phiền não của vô lượng kiếp ởtrong tâm Bồ Đề, nên gọi là Diễm Huệ Địa.

5.- NANTHẮNGĐỊA: (Sudurjayà-Bhùmi), cũng gọi là Cực Nan Thắng Địa. Nan Thắng Địa nghĩa làđịa vị này rất khó vượt qua (Cực Nan Thắng). Bồ Tát ở ngôi vị này là đã thànhcông được những điều khó vượt qua. Hai Trí Tuệ thuộc Chân Đế và Tục Đế thì hoàntoàn trái ngược nhau. Thế mà Bồ Tát đã thắng được một việc rất khó khăn làkhiến cho chúng nó hòa hợp với nhau thành một thể, nên gọi là Nan Thắng Địa.

6.- HIỆN TIỀN ĐỊA: (Abhimukhì-Bhùmi),cũng gọi là Hiện Tại Địa, Mục Kiến Địa hay Mục Tiền Địa. Hiện Tiền Địa nghĩa làđịa vị hiện ra trước mặt có thể nhìn thấy được (Mục Kiến hay Mục Tiền Địa). BồTát ở ngôi vị này là phải giữ vững Trí Tuệ Hữu Phân Biệt (Trí Tuệ thuộc loại cóphân biệt) để soi sáng và phát khởi Trí Tuệ Vô Phân Biệt của Phật (Trí Tuệthuộc loại không có phân biệt) luôn luôn hiện ra trước mặt một cách rõ ràng,nên gọi là Hiện Tiền Địa.

7.- VIỄN HÀNH ĐỊA: (Dùramgamà-Bhùmi),cũng gọi là Thâm Hành Địa, Thâm Nhập Địa, Thâm Viễn Địa hay Huyền Diệu Địa.Viễn Hành Địa nghĩa là địa vị này đi rất xa, đi một cách sâu xa (Thâm Viễn),thâm nhập vào một nơi rất huyền diệu. Bồ Tát ở ngôi vị này là đã vượt qua khỏimột cách xa thẳm của hai đạo Thế Gian và Xuất Thế Gian và đã đến một nơi VôTướng, nghĩa là Bồ Tát không còn bị ràng buộc bởi những hình thức công dụngcũng như tự tại trước những hình tướng tu hành khuôn mẫu nào cả, nên gọi làViễn Hành Địa.

8.- BẤT ĐỘNG ĐỊA: (Acalà-Bhùmi) nghĩalà địa vị không còn bị chuyển động. Bồ Tát ở ngôi vị này là nhờ vận dụng đượcTrí Tuệ Vô Phân Biệt một cách liên tục cho nên không bao giờ bị lay chuyển bởinhững phiền não cuốn trôi cũng như không bị biến động theo bởi những hìnhtướng, bởi những công dụng hấp dẫn của thế gian, nên gọi là Bất Động Địa.

9.- THIỆN HUỆ ĐỊA: (Sàdhumatì-Bhùmi),cũng gọi là Thiện Tại Ý Địa hay Thiện Căn Địa. Thiện Huệ Địa nghĩa là địa vịphát khởi Trí Tuệ một cách linh hoạt khéo léo (Thiện Tại Ý). Bồ Tát ở ngôi vịnày là nhờ phát chiếu Trí Tuệ một cách vi diệu và tự tại, cho nên đã thành tựuđược bốn biện tài vô ngại để độ chúng sanh. Cũng nhờ thành tựu được bốn BiệnTài vô ngại, Bồ Tát thuyết pháp rất lưu loát, nói năng rất khéo léo và linhhoạt. Trong bất cứ trường hợp nào, Bồ Tát thuyết pháp không bao giờ bị vấp ngã,nên gọi là Thiện Huệ Địa.

Bốn biện tài vô ngại nghĩa là bốntài năng biện thuyết pháp rất lưu loát và thông suốt mà không bị chướng ngại.Bốn Biện Tài vô ngại gồm có:

a/- PHÁP VÔ NGẠI: nghĩa là tất cảpháp đều thông suốt. b/- NGHĨA VÔ NGẠI: nghĩa là tất cả nghĩa lý đều sáng tỏ.c/- TỪ VÔ NGẠI: nghĩa là trình bày rất mạch lạc và văn pháp rất rõ ràng dễhiểu. d/- NHẠO THUYẾT VÔ NGẠI: nghĩa là thuyết pháp mãi không bao giờ hết ý vàhết lời.

10.- PHÁP VÂN ĐỊA:(Dharmameghà-Bhùmi), cũng gọi là Pháp Vũ Địa. Pháp Vân Địa nghĩa là mây phápche khắp cả muôn loài chúng sanh cũng như mưa Pháp tưới mát cả hằng sa quốc độ(Pháp Vũ). Bồ Tát ở ngôi vị này là đã chứng được Pháp Thân thanh tịnh và dùngĐại Trí kết hợp vô lượng nước công đức tạo thành đám mây Đại Pháp trong sạch chekhắp cả vô lượng quốc độ và tươi mát cả muôn loài chúng sanh, nên gọi là PhápVân Địa.

Tóm lại, 50 ngôi vị tu tập đã đượctrình bày ở trên chính là những thứ bậc để định mức giá trị chứng đạo và tráchnhiệm độ tha của một vị Bồ Tát. Một hành giả muốn thành một vị Bồ Tát thiệt thụthì phải trải qua 50 ngôi vị công phu tu tập nói trên để hoàn thành nhiệm vụ làtự độ và độ tha, tự giác và giác tha. Trên con đường tu tập, một vị Bồ Tát phảihoàn thành cho xong từ thứ bậc một, phải bắt đầu từ thấp đến cao. nghĩa là BồTát phải khởi hành từ Nhập Môn của Thập Tín cho đến hoàn thành Thánh Quả củaThập Địa. 50 ngôi vị tu tập của Bồ Tát được chia làm năm thứ bậc:

1/- THẬP TÍN: là thuộc về thứ bậccủa Bồ Tát Nhập Môn. 2/- THẬP TRỤ, THẬP HẠNH, THẬP HỒI HƯỚNG: 30 ngôi vị này làthuộc về thứ bậc của Bồ Tát Tam Hiền. 3/- THẬP ĐỊA: là thuộc về thứ bậccủa Bồ Tát Thánh Nhân.

Đây là thứ bậc thấp cao qua quátrình tu chứng của 50 ngôi vị Bồ Tát.

HT Thích Thắng Hoan dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2019(Xem: 6556)
Lễ Vía Quan Âm Bồ Tát tại Thiền Viện Minh Quang, Sydney, Úc Châu (Chủ Nhật 19-6-Kỷ Hợi, 21-7-2019)
25/05/2019(Xem: 6857)
TINH THẦN BẤT HỦ CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI Tác giả : Đức Đa Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Thích Minh Chánh Mục Lục Tinh Thần Bất Hủ Của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Chương 1: Mười Hai Nhân Duyên Và Buông Xã……….1 Chương 2: Tâm Bồ Đề……………………………………14 Chương 3: Tánh Không…………………………………...33 Chương 4: Văn Thù Sư Lợi Chúc Phúc Và Hội Thoại Với Hòa Thượng Thánh Nghiêm……………51
02/05/2019(Xem: 10335)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
29/04/2019(Xem: 5906)
Không hiểu từ lúc nào tôi đã có thói quen không bỏ được cho đến nay, thường sau buổi công phu tôi lập lại nhiều lần theo như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma " NAM MÔ NGŨ TRÍ NGHIÊM THÂN ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT (3) kính mong cầu đến sự hộ trì giúp đỡ của Ngài để trí tuệ con ngày thêm được sáng suốt như Ngài " và tiếp theo là câu thần chú để khai mở trí tuệ OM A RA PA TSA NA DHI và tự tin rằng mình đã được chúc phúc .
30/03/2019(Xem: 6809)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
23/03/2019(Xem: 3616)
Núi ngũ hành là năm ngọn núi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, nằm trên vùng cát trắng; xuất hiện cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.(wikipedia).
19/03/2019(Xem: 5025)
Từ nhiều năm nay, tôi có một thói quen đã trở thành tập khí là miệng thì đọc mà tâm chẳng bao giờ tập trung vào một chỗ cho nên nhiều năm qua tuy mỗi lần công phu và sau đó đều tự thệ Bồ Đề Tâm Giới theo Mật Tông... thế nhưng rồi đâu cũng vào đó.
16/03/2019(Xem: 4722)
Những ngày cuối năm (2012), có dịp đi một vòng từ An Giang đến Bà Rịa – Vũng Tàu, ghé qua Long Thành (Đồng Nai) rồi dừng chân tại Saigon, quận 4 để đón giao thừa tại đạo tràng Tịnh Xá Từ Quang. Nơi đây, vào những ngày tháng bình thường rất ồn náo về việc mua bán, người xe ầm ỉ, nhưng đến những ngày áp Tết, nhất là từ ngày 27 đến 30 Tết thì khu vực nầy bỗng dưng thay đổi lạ, êm lặng nhẹ nhàng như một khu phố mà người ta cho rằng: đạt chuẩn văn hóa nào đó...
13/09/2018(Xem: 4215)
Tuy hai chữ nầy khác âm nhưng đồng nghĩa, tùy theo âm điệu bằng trắc mà đọc. Theo nghĩa kinh điển Phật Giáo là xem xét điều lầm lỗi trái quấy đặng trừ bỏ đi. Lại còn có nghĩa là quán tưởng đi đến đạt chân lý, đạt đến Trí Tuệ viên mãn. Tiếng Phạn là Ayana. Như: Quán Chiếu, tức là dùng trí tuệ chiếu kiến sự lý. Quán Đạo: quán xét pháp lý của đạo. Quán Đạt: dùng trí tuệ quán xét thông đạt đến chỗ cùng tột. Quán Không: quán tưởng thấy các Pháp đều không có tướng. Quán Phật, Quán Phật Tam Muội: quán tưởng hình Phật có đầy đủ các tướng tốt đó là phép tam muội quán tưởng Phật.
12/09/2018(Xem: 4683)
Trong hai ngày 29,30/07/ Mậu Tuất (08,09/9/2018) nhân ngày Vía đức Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ tát, tại chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, , tỉnh Khánh Hòa), ĐĐ. Thích Nhật Nghiêm, trú trì thành kính trang nghiêm tổ chức Đại lễ Trai đàn Chẩn tế, Pháp hội Địa Tạng, bạt độ tiên linh, cúng dường Trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567