Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Thế Âm Hiện Thân của Lòng Từ

03/10/201008:00(Xem: 2807)
Quán Thế Âm Hiện Thân của Lòng Từ
quanambotat



QUÁN THẾ ÂM HIỆN THÂN CỦA LÒNG TỪ

Thích Thông Chơn


Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biểu trưng cho niềm khác vọng hướng tới nguồn tâm linh muốn " lìa khổđược vui". Chính ý thức tự nhiên của con người nói chung và Phật tử nói riêng về kiếp sống có khuynh hướng về người nữ,cho nên việc thờ Đức Quán Thế Âm là muốn thể hiện ý chí đó trong tâm thức của con người Việt Nam.

Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) làm sôi động dư luận, chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên bố. Năm 1975 được gọi là Năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền taị Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995,Liên hiệp quốc tổ chức Đại hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung Hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4.000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người phụ nữ…" (trích Địa vị người phụ nữ).

Đối với Phật giáo là một tôn giáo tuy chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Châu Á, tinh thần Phật giáo có thể nói là phóng khoáng hơn so với các tôn giáo khác. Người nữ trong Phật giáo (Bắc tông) có một tổ chức Ni giới tuy ngày nay Ni Bộ Phật giáo Bắc tông, không còn sinh hoạt như trước năm 1975, nhưng Ni giới Phật giáo cũng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp truyền bá Chánh pháp của Như lai, nhất là trong các mặt hoạt động từ thiện xã hội, giáo dục…. Tuy nhiên phải nhìn nhận do chịu ảnh hưởng tinh thần Đông Phương ăn sâu trong tiềm thức cách nghĩ cách làm cho nên vai trò của Ni giới cũng như nữ Phật tử thực sự chưa phát huy hết chức năng mà người nữ vốn có. Điều này lại càng không phải Phật giáo trọng Tăng khinh Ni hoặc trọng nam khinh nữ mà do truyền thống văn hóa giáo dục của nhiều thế hệ còn lại. Việc giáo lý Đức Phật luôn luôn khẳng định giáo lý của Ngài không có phân biệt nam, nữ, đối với người nữ trong Phật giáo tuy không giữ vai trò quan trọng nhưng luôn luôn được xem bình đẳng dù bên cạnh đó là sự ràng buộc của Bát kỉnh pháp mà thời kỳ Đức Phật quy định trong đời sống Tăng đoàn. Có lần Ngài Ananda hỏi Đức Phật : "Bạch Thế Tôn, nếu có người nữ tu tập, dày công theo đúng phương pháp hành trì của Như Lai, người đó có đạt được chánh quả chăng ?". Đức Phật trả lời : "Mọi chúng sanh đều có khả năng thành đạt thánh quả" (Encyclopedia of Buddhism, QIII, trang 43).

Ngày vía Đức Quán Thế Âm là người mà Phật tử Việt Nam thường dùng danh từ "MẸ HIỀN QUÁN ÂM"tuy không đúng với tinh thần nguyên gốc của vị Bồ tát có nghìn mắt nghìn tay này. Tuy nhiên điều đó cũng chứng tỏ tinh thần Quan Thế Âm đã không còn trong phạm vi Phật giáo mà nó biến thành tín ngưỡng của quần chúng nhân dân. Mặt tích cực là Đức Quán Thế Âm đãvượt ra ngoài vi của dân gian làm cho mọi người biết đến tên vị Bồ Tát của Phật giáo Bắc truyền nhưng bên cạnh đó nó cũng có khuynh hướng lệch lạc qua việc thờ Ngài, hướng bên ngoài cốt tượng còn phủ cho Ngài một mảnh vải như là một vị Chúa Xứ hoặc 5 Bà Ngũ Hành của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Kỷ niệm ngày vía Đức Quán Thế Âm, nhất là một con người hiện thân nữ, vì thế cho nên người con Phật nữ giới phải thể hiện tích cực hơn nữa trong việc đem bàn tay của người Mẹ hiền xoa dịu những khổ đau của con người. Có làm được như vậy, Phật giáo nói chung và tinh thần TỪ BI của đạo Phật nói riêng mới thực sự đi vào cuộc đời. Vì chính bàn tay đó Đức Quán Thế Âm đã dùng nó để cứu khổ cứu nạn bằng hiện thân một người nữ. Chỉ có người Mẹ mới đem lại niềm an ủi ấm áp tình thương, khơi nguồn cho tâm thức con người hướng đến lý tưởng từ bi bình đẳng vô ngã vị tha. Tinh thần của Quán Thế Âm không phải chỉ có khổ mới kêu cứu mà mọi thời điểm từng giai đoạn người con Phật xuất gia hay tại gia đang thực hiện hạnh nguyện lợi tha của một Quán Thế Âm, bằng những việc làm có ích thiết thực cho cuộc đời và chính đó mới là Quán Thế Âm ở mọi lúc mọi nơi trên thế gian này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2010(Xem: 3993)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2621)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 12151)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
23/11/2010(Xem: 4370)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
20/11/2010(Xem: 3135)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3166)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 17055)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2554)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 6775)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4162)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567