Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

08/04/201313:18(Xem: 14488)
Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

lamthenaodetrothanhbacbotat_phamcongthien

Chương 1: Những Điều Kiện Cần Thiết Trước Khi Đọc Tụng Kinh Phật

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện



bo_tat

Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh:

"Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa."

Và cung kính xưng danh niệm Phật cúi lạy Đấng Bổn Sư ba lần. Theo truyền thống lâu đời của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Hoa, đây là những điều kiện tâm linh để mở rộng cõi lòng mình, tha thiết kính ngưỡng quì lạy chư Phật, quì lạy Tam Bảo thường trụ, tri ơn và phát nguyện lớn cứu khổ tam đồ, phát Bồ Đề Tâm và nguyện hết lòng trì tụng kiến giải chân thực nghĩa của chân ngữ Như Lai.

Nói theo ngôn ngữ bình thường, trước khi làm bất cứ việc gì tinh thần chúng ta phải cần sạch sẽ và sáng suốt, cần phải linh động, uyển chuyển nhịp nhàng, tinh thành mở rộng ra cõi bao la linh thiêng đang hiện ra ngay trước mắt. Bất cứ việc gì, dầu là việc nhỏ nhặt tầm thường nhất, đều tạo ra những hậu quả lớn lao bất ngờ, huống chi là đọc tụng kinh Phật. Phải trải qua biết bao nhiêu trăm ngàn vạn kiếp mà vẫn khó có thể gặp nghe thấy được kinh Phật trong hiện tại thoáng mất; chúng ta đã tạo ra được vô lượng phước đức trong tiền kiếp, cho nên kiếp này mới được dịp tốt để nghe kinh Phật một lần hy hữu trong đời người.

Nguyên động lực nào khiến ta tìm đọc kinh Phật? Mở rộng kiến thức? Để khoe rằng mình hiểu Phật Giáo? Để thỏa mãn tính hiếu kỳ? Để có lòng tin vững chắc vào Phật Pháp? Có rất nhiều động lực thúc đẩy mình, và ít khi mình ý thức được trọn vẹn những động lực tiềm ẩn trong lòng vào lúc mình bắt đầu đọc tụng kinh Phật. Tất cả nguyên động lực của thế gian đều sai lầm. Chỉ có một nguyên động lực duy nhất để đọc tụng kinh Phật một cách đứng đắn là phát dậy Bồ Đề Tâm, dũng mãnh quyết tâm đọc tụng kinh Phật để tu hành ngay lập tức, vì lợi ích bao la cho tất cả chúng sanh. Chỉ có sự hoài nghi chính đáng là hoài nghi về chính bản ngã và bản thân. Khi mình đã hoài nghi tất cả mọi sự mà bỏ quên sự hoài nghi về chính cái "tôi" và cái "của tôi" ở chính mình thì tất cả sự hoài nghi đã mất hết nền tảng hiện hữu.

Ngôn ngữ của chư Phật và chư Bồ Tát là ngôn ngữ tự xóa mất trong từng chữ và từng tiếng để bất ngờ khai mở một thế giới vô tận và mới lạ, và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình bị nghiền nát thành tro bụi thì may ra lúc ấy mới bừng sáng lên tất cả chân thực nghĩa vô lượng của Như Lai.

Mình phải đọc tụng kinh Phật với tất cả tinh thần khẩn trương của một kẻ bị xử tử hình đang quì cúi lạy trong xà lim tối đen, đang lắng nghe sự im lặng trườn mình qua nỗi chết sắp đến...

Mình cũng có thể đọc tụng kinh Phật như người đã bị tước đoạt mất hết tất cả trong đời sống, và bỗng nhiên bất thần lại được tìm thấy một kho tàng trân bảo vô lượng trước mắt mình; niềm vui sướng vô tận, cơn khoái lạc tràn trề tràn ngập cả thể xác lẫn tinh thần mà trọn cả đời người chưa bao giờ có được cảm thức phi thường như vậy.

Ý kiến bạn đọc
02/09/201602:16
Khách
ma da co ac nghiep
02/09/201602:15
Khách
ma da co nhieu ac nghiep
02/09/201602:13
Khách
lam the nao tro thanh bo tat ma co nhieu ac nghiep
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2010(Xem: 3549)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3511)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 18247)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2856)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 7081)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4547)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
03/10/2010(Xem: 3072)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3433)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
26/09/2010(Xem: 9568)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi...
22/09/2010(Xem: 14198)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]