Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta - Hòa Thượng Tuyên Hóa

16/05/201313:06(Xem: 9072)
Quán Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta - Hòa Thượng Tuyên Hóa

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Quán Âm Bồ Tát Là Huynh Đệ Của Chúng Ta 

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa


Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Nhân dịp vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Đề Hải xin đăng một bài giảng của Hòa Thượng vào ngày 16 tháng 3 năm 1976 trong dịp Quán Âm Thất.

Quán Thế Âm Bồ Tát Là Huynh Đệ Của Chúng Ta

Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Chúng ta ngày ngày niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, song "Quán Thế Âm" nghĩa là gì? "Quán" là quán xét âm thanh ở thế gian. "Quán" cũng là nhìn, nhưng không phải nhìn bên ngoài, mà là nhìn tâm của chúng sanh, xem chúng sanh nào tâm không còn vọng tưởng lăng xăng. Không còn vọng tưởng, tâm rỗng không, tức là khai ngộ. Do đó câu kệ nói rằng: "Thập phương cùng tụ hội, Đồng học Pháp Vô-vi." Niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng là một pháp vô vi. "Vô vi" là không làm nhưng chẳng gì là không làm -- tức là dạy chúng ta chớ khởi vọng tưởng vậy. Khi bạn niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát" thì Quán Thế Âm Bồ-tát cũng niệm bạn -- hai bên cùng niệm nhau giống như bạn nhớ tưởng người thân, thì người thân của bạn cũng nhớ tới bạn vậy. Chúng ta và Quán Thế Âm Bồ-tát, từ vô lượng kiếp đến nay, chính là bà con trong Đạo-pháp, thân thích trong Phật-pháp. Bà con kể từ lúc nào? Tính từ thời Đức Phật A Di Đà đấy! Đức Phật A Di Đà là Giáo-chủ cõi Cực Lạc ở Tây Phương và cũng là sư-phụ của Quán Thế Âm Bồ-tát. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát giúp Đức Di Đà hoằng dương pháp môn Tịnh-Độ. Chúng ta chính là bạn đồng môn với Đức Quán Thế Âm Bồ-tát. Đức Quán Âm Bồ-tát là vị anh cả đối với tất cả chúng sanh nào chưa vãng sinh cõi Cực Lạc, và do đó, chúng sanh là em của Ngài. Nói như vậy thì rõ ràng Ngài và chúng ta là bà con rất gần. Do đó, hễ mình nhớ tới anh mình, thì anh mình cũng nhớ tới mình. Mình là em của Đức Quán Âm, và Đức Quán Âm là anh của mình. Có người nói: "Tại sao Đức Quán Âm có thể là anh của mình đặng? Nói như vậy chẳng phải là quá đáng chăng?" Chẳng những Đức Quán Âm xem chúng ta như em, Ngài còn xem tất cả chúng sanh là em út cả. Nếu không thế, thì sao Ngài lại tầm thanh cứu khổ? Vì sao hễ chúng sanh gặp khó khăn, Ngài liền cứu giúp? Đó là vì Ngài xem chúng sanh như tay chân ruột thịt của Ngài vậy, cho nên Ngài mới không sợ gian khổ, đi cứu độ tất cả chúng sanh đang đau khổ ở cõi Ta Bà này. Vì thế các bạn chớ quên người anh trong Đạo-pháp của mình -- hễ chúng ta niệm một tiếng Quán Thế Âm Bồ-tát, Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng liền nhớ niệm tới chúng ta. Khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, chính là chúng ta kêu gọi người anh của mình. Khi Đức Quán Thế Âm Bồ-tát gọi tên chúng ta, chính là Ngài gọi các đứa em, tức là các Bồ-tát tương lai, các vị Phật tương lai vậy. Nếu xem Quán Thế Âm Bồ-tát như vậy, chúng ta càng phải thành tâm, càng phải khẩn thiết niệm tên người anh ruột trong Đạo-pháp này, chớ để lỡ cơ hội. Khi niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ cúi đầu xuống mà phải ngước đầu lên, biểu thị một tinh thần dũng mãnh, tinh tấn. Chớ làm ra vẻ rũ rượi, lờ đờ. Khi Đức Quán Thế Âm Bồ-tát thấy bạn có tinh thần tinh tấn, Ngài sẽ nói với bạn rằng: "Hãy mau nắm lấy tay ta!" Thế rồi, Ngài sẽ đưa bạn tới thế giới Cực Lạc. Có người nghĩ vẩn vơ rằng: "Tại sao Đức Quán Thế Âm Bồ-tát từ sáng đến tối cứ quan sát, quan sát, quan sát hoài, còn tôi thì chẳng được phép nhìn gì cả?" Bạn "nhìn" và Quán Thế Âm Bồ-tát "nhìn," hai cách nhìn khác nhau lắm. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát nhìn bên trong, còn bạn thì nhìn ra ngoài. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát nhìn tự tánh. Tâm tánh của Ngài giống như màn ra-đa, hiện ra tất cả mọi chúng sanh. Chúng sanh nào có vọng tưởng gì, Ngài đều biết hết. Ngài nhìn vào màn ra-đa bên trong, khác với cái nhìn của các bạn. Bởi vì chúng sanh ở cách xa Ngài quá, tuy rằng Ngài có ngàn tay ngàn mắt, song nếu dùng để nhìn vô lượng chúng sanh thì cũng không đủ dùng, không đủ nhìn. Do đó Ngài mới hồi quang phản chiếu (xoay ngược ánh sáng, chiếu rọi tự tâm), phản văn văn tự tánh (xoay ngược cái nghe, lắng nghe tự tánh). Ngài quan sát tự tánh của chúng sanh xem ai là kẻ đang chịu khổ; rồi Ngài đi cứu độ chúng sanh ấy. Nhưng bạn thì lại nhìn ra ngoài, quên bẵng trí huệ căn bản của mình. Do đó, cái nhìn của bạn với cái nhìn của Ngài hoàn toàn khác nhau. Có người lại nghĩ rằng: "Thầy ơi! Tôi không tin điều Thầy khai thị đâu! Vì sao tôi không tin? Vì Thầy nói chúng tôi là anh em với Quán Thế Âm Bồ-tát, song Ngài là bậc thánh còn chúng tôi là phàm phu; phàm phu làm sao có thể là anh em với bậc thánh đặng? Điều này không hợp lý nên tôi không tin." Tốt lắm! Bạn không tin cũng được, điều bạn nói cũng có lý. Song, lý lẽ này thuộc tri kiến của kẻ phàm; bởi vì bạn chưa thâm nhập Kinh Tạng, nên chưa có trí huệ rộng sâu như biển. Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Bồ-tát suy nghĩ như vầy: 'Ta với chúng sanh, từ vô thủy kiếp tới nay đã từng là anh em, cha mẹ, chị em, vợ chồng với nhau.' " Bạn nói bạn không tin, chẳng qua là vì bạn không hiểu rõ đạo lý Kinh Hoa Nghiêm đó thôi. Hơn nữa, chẳng những Bồ-tát nhìn chúng sanh như vậy mà ngay cả Phật, Ngài cũng xem chúng sanh "tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta." Nếu Phật xem chúng sanh như cha mẹ thì tôi nói Quán Thế Âm Bồ-tát xem chúng sanh như anh em, có gì là không hợp lý? Bạn nói bạn không tin, đó là do bạn không đủ trí huệ, thiếu kiến thức hoặc giả cái nhìn của bạn quá hạn hẹp đó thôi. Vì sao Phật muốn độ chúng sanh? Vì Ngài quan niệm "tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta." Vì cha mẹ của Ngài đang thọ khổ trong lục đạo luân hồi nên bất luận thế nào, Ngài cũng phải cứu họ, khiến họ được ly khổ đắc lạc. Mỗi ngày chúng ta đều niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, đều lạy Quán Thế Âm Bồ-tát; song khi Ngài hiện thân trước mặt chúng ta thì chúng ta lại chẳng hay biết. Do đó chúng sanh chúng ta thật rất đáng thương! Vì sao Quán Thế Âm Bồ-tát hiện ra trước mặt mà chúng ta không hay biết? Đây là thử thách cho ta (it is our big test). Khi bạn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn phải học làm sao để được như Ngài vậy. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát thì có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực; do đó, khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, chúng ta phải học làm sao cho có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực -- ai đối xử xấu với mình, mình chớ động tâm; ai mắng chửi mình, mình phải nhẫn lặng; ai đánh đập mình, mình hãy nhẫn chịu; thậm chí có ai giết hại mình, mình cũng phải chịu, coi như là trả nợ vậy! Thế nào là "trả nợ"? Ví như xưa kia mình không chửi rủa ai, thì sẽ không ai tới chửi rủa mình; xưa mình không đánh đập ai, thì cũng chẳng ai lại đánh đập mình. Vì sao có kẻ tới chửi rủa, đánh đập hay giết hại mình? Bởi vì xưa kia, khi mình còn si mê, mình đã từng chửi rủa, đánh đập, giết hại người khác; do đó, kiếp này mình gặp phải những hoàn cảnh như vậy, và mình nên cần phải thanh toán cho sạch nợ nần xưa kia. Khi xưa, vì si mê nên mình có nợ mà không trả. Ngày nay hiểu Đạo, mình phải chân thành trả sạch nợ kia. Hễ mình trả hết nợ thì sẽ thấy đặng Quán Thế Âm Bồ-tát và làm bà con trong Đạo Pháp với Ngài. Thế nên, đã niệm Quán Thế Âm Bồ-tát thì khi gặp ai chúng ta cũng chớ tìm lỗi lầm của họ. Hễ cứ xoi mói lỗi lầm của người thì mình chưa hết khổ, chưa chặt đứt gốc rễ đau khổ. Do đó các bạn hãy nhận định rõ ràng mọi cảnh giới, thấu suốt căn nguyên mọi sự. Học Phật-pháp, bạn phải biết vận dụng Phật-pháp. Nếu không biết vận dụng Phật-pháp, thì bất luận bạn tu bao lâu, Phật-pháp vẫn là Phật-pháp, mà bạn vẫn là bạn. Khi biết vận dụng thì bạn nhập làm một với Phật-pháp, không còn ngăn cách gì nữa. Nhẫn nại là pháp tối trọng yếu. Bạn phải nhẫn được những việc khó nhẫn. Ví dụ, bạn không thích bị chửi rủa, song hễ có ai mắng bạn, bạn hãy vui vẻ nhẫn nhịn. Tuy bạn không thích bị đánh đập, song hễ ai đánh bạn, bạn hãy vui vẻ chịu đựng. Bạn không muốn chết, vì mạng người quý báu lắm; song hễ có ai muốn giết bạn, bạn hãy xem như họ giải thoát một đời nghiệp chướng cho bạn -- họ chính thật là Thiện-tri-thức đấy. Các bạn ơi! Khi học Phật-pháp, chúng ta phải đổi ngược thái độ lại mà học, tu Đạo cũng phải đổi ngược thái độ lại mà tu! Thế nào là đổi ngược thái độ? Tức là hãy thích làm những việc mà xưa kia mình không ưa thích; việc mình chẳng ưa thì chớ bao giờ bắt kẻ khác làm. Nếu bạn cũng hệt như những kẻ tầm thường khác: chẳng thể nhìn suốt, chẳng thể buông bỏ, chẳng thể dứt trừ sự chấp trước vào cái "tôi" và vào cái "pháp," cứ giữ chặt bốn quan điểm phân biệt mình, người, chúng sinh và thọ-giả thì bạn sẽ có rất nhiều rắc rối phiền hà. Nếu bạn biết lùi một bước thì chuyện gì cũng tự nhiên yên bình như biển lặng trời trong. Khi học Phật-pháp, chớ học đòi thứ cao thâm diệu vợi, vì rằng: "Bình thường tâm thị Đạo, Trực tâm thị đạo tràng." (Tâm bình thường -- tâm không dục vọng -- là Đạo, Lòng thẳng thắn là đạo tràng, nơi tu hành.) Bởi thế chúng ta cần phải có tấm lòng chính trực, thẳng thắn khi tu hành. Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ có lòng tham lam. Đừng nghĩ: "Tôi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, tôi sẽ phát tài!" Đó là việc không thể có! Khi bạn không tham, giàu sang có thể tới; một khi nảy lòng tham, bạn sẽ chẳng được gì đâu. Khi niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn đừng khoe khoang: "Tôi tới chỗ nọ chỗ kia tham gia Thất Quán Âm. Bạn chưa hề tham gia thì đâu có bằng tôi!" Các bạn chớ khởi vọng tưởng như thế, cũng đừng ham danh, tham lợi hay thích hưởng thụ sung sướng. Lúc niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, hãy niệm một cách bình thường, chớ cầu cạnh bất kỳ việc gì. Đừng nên bắt chước những kẻ vừa niệm Quán Thế Âm Bồ-tát vừa nghĩ: "Tôi hiếm muộn không con, cầu xin Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cho tôi đứa con trai." Có người thì xin con gái; cũng có nhiều cậu niệm Quán Thế Âm Bồ-tát để cầu xin có đặng cô bồ xinh đẹp, và nhiều cô niệm Quán Thế Âm Bồ-tát để cầu gặp bạn trai -- những việc như thế đều chẳng thể được! Khi niệm danh hiệu Đức Quán Âm, hãy quét sạch những ý tưởng dơ bẩn ấy đi. Đừng nên có lòng tham lam, giận dữ hay si mê. Ví như ngày ngày mặc áo, chớ để ý áo đẹp hay không, chỉ cần ấm thân là tốt. Ngày ngày ăn cơm, chớ nảy lòng tham thức ngon vật lạ. Nếu có những ý tưởng ấy, bạn chẳng còn dùng chân tâm để niệm Quán Thế Âm Bồ-tát nữa. Nếu bạn quả thật thành tâm niệm đức Quán Thế Âm Bồ-tát, thì sao lại còn nghĩ tới chuyện ăn ngon, mặc đẹp? Các bạn đã quên những thứ ấy đi từ lâu rồi mới phải chứ! Chỉ có một cách là quên đi mọi chuyện thì chúng ta mới hợp nhất với Quán Thế Âm Bồ-tát đặng. Trong lòng chúng sanh, ai ai cũng sẵn có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Bây giờ chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ-tát chính là niệm Đức Quán Âm ở lòng mình. Có người nói: "Tôi tìm trong tâm, sao chẳng thấy tâm tôi đâu hết?" Nếu bạn không có tâm, bạn chẳng cần niệm Quán Thế Âm Bồ-tát làm gì. Bởi vì chính đó (tức là bạn không có tâm) là Quán Thế Âm Bồ-tát. Quán Thế Âm Bồ-tát chính là sự không có tâm, bởi vì Ngài hoàn toàn không khởi vọng tưởng, cũng chẳng có tham, sân, si. Ngài không bao giờ tính toán hôm nay mặc áo gì cho đẹp, ăn món gì cho thật ngon, hoặc muốn hưởng thụ đồ cúng dường gì. Ngài không chấp trước gì cả, không mong cầu gì hết. Việc Ngài làm là cứu độ chúng sanh, nguyện cho tất cả chúng sanh ly khổ đắc lạc, liễu sanh thoát tử, thành tựu Phật Đạo. Ngài không mong cầu gì ở chúng sanh cả. Ngài mong cho chúng sanh có thể chân chánh hiểu rõ Phật-pháp, hết sạch tham, sân, si. Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, chớ nghĩ lăng xăng suốt ngày: "Sáng ra chẳng ăn gì cả, tối lại cũng chẳng có trà uống, thật khổ quá mức! Chịu không nổi nữa rồi, mau mau cuốn gói chạy thôi!" Tu hành như vậy thật chẳng có giá trị gì cả!

Trích Đặc san Bồ Đề Hải,

số 31, 1997, California, USA,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2022(Xem: 3900)
Phật Mẫu Chuẩn Đề ngự trên đài sen Vầng hào quang ánh tỏa ra rực rỡ Phật, Pháp,Tuệ nhãn chiếu soi cứu độ Chúng sanh khỏi kiếp khổ nạn đau thương
23/03/2022(Xem: 3456)
Kính lạy Đức Bồ Tát biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn Hình thành nội hàm tín ngưỡng tinh thần BI, TRÍ, NGUYỆN, HẠNH của Phật giáo Bắc Tông (1) Điểm đặc sắc ...Đại thừa tâm lượng rộng lớn !
20/03/2022(Xem: 3172)
Tâm Đại từ bi. Từ là năng lực đem lại an vui cho chúng sanh; Bi là năng lực dứt trừ khổ đau cho mọi loài. Từ bi có sức mạnh thể chất và tâm linh để dõng mãnh làm lợi lạc cho đời, như vậy trong từ bi đã bao hàm Trí tuệ và Hùng lực mới đủ uy đức nhiếp chúng độ sanh. Tâm Đại từ bi là tâm của bậc đã thành tựu đạo nghiệp. Nay phàm phu chúng con nghiệp dày phước mỏng nhưng cũng nguyện thực tập theo hạnh Từ bi của Bồ Tát. Nguyện cho tâm chúng con mỗi ngày một bớt giận ghét người, không sân si với hoàn cảnh mình đang sống và biết ơn với những gì mình đang có. Nguyện đem tất cả khả năng của mình để cống hiến niềm vui cho đời, giúp người bớt khổ. Nhờ vậy mà tâm chúng con ngày càng tỏa sáng tình thương yêu, hiểu biết để thể nhập vào nguồn sống dạt dào Từ Bi Hỷ Xả của chư Phật, chư Bồ Tát.
19/03/2022(Xem: 2931)
Bồ Tát có gốc là Bodhisattva. Từ Bodhi có nghĩa là " giác ngộ.", sattva có nghĩa là "chúng sanh". Bodhisattva được dịch là chúng sanh giác ngộ hoặc người giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, bằng từ bi và trí tuệ, vị Bồ Tát giúp mình và người khác vượt qua biển khổ đến bờ an lạc. An lạc chính là Niết Bàn. Trong cuộc sống hàng ngày, các vị Bồ Tát luôn có mặt quanh ta, gồm Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia. Đó là những người bằng trí tuệ, công sức giúp mọi người bớt khổ đau trong thân và tâm. Bồ Tát làm được điều đó bởi trong tâm của Bồ Tát tồn tại một năng lượng gọi là Tâm Bồ Đề. Khi quy y Tam Bảo, ai cũng muốn có Tâm Bồ Đề. Để đạt được Tâm Bồ Đề của một vị Bồ Tát, người tu phải tự hỏi: Mình an lạc không? Mình sống chan hòa với những người xung quanh không? Người tu phải hiểu rõ cái tính Không trong cuộc sống. Hoa cũng là đất và đất cũng là hoa. Bởi khi ngộ được “Ngũ uẩn giai không” thì mới “ độ nhất thiết khổ ách” tức là vượt qua mọi khổ đau đến được bờ Niết Bàn.
01/11/2021(Xem: 6797)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
22/10/2021(Xem: 3201)
Kính mừng Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 Kính dâng Thầy bài thơ nhân ngày Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 âm lịch ( 24/10/2021) .Kính chúc sức khỏe Thầy Kính ngưỡng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ... Một lần nữa, sự nhiệm mầu đã đến ! Melbourne vừa gỡ bỏ lockdown hai ngày Lễ vía Bồ Tát 19/9 sẽ cử hành ... hoan hỷ thay ! Mừng Ngài đã lắng nghe, giải cứu giúp thoát Khổ ! Sự là lòng từ bi nhân ái vị tha ...Bồ Tát Độ Lý thì chúng con tự cứu độ bản thân Bao dung, không tham đắm ái nhiễm bụi trần Bố thí, yêu thương người .. luôn giữ tâm ý sạch ! Kính nguyện : ... học ý nghĩa tên Ngài để làm tròn trọng trách, Người Phật Tử phải thể hiện được Từ Bi Nhẫn nhịn trước mọi nghịch duyên chớ khóc than chi Hiểu rõ hơn, lắng nghe hơn ... giải tỏa uẩn khúc ! Ngày Lễ Vía Quan Âm Xuất Gia 19/9 .. nguyện hứa biết tri túc ! Huệ Hương Melbourne 24/10/2021
06/09/2021(Xem: 4251)
Địa ngục là một khái niệm thuộc thế giới quan, nhằm mục đích trừng ác, răn dè hành vi của con người trong thế giới thực tại. Quan niệm về địa ngục được hình thành trên cơ sở thuyết luân hồi, luật nhân quả, thuyết báo ứng. Từ tư tưởng triết học, địa ngục được chuyển hóa thành nhiều loại hình nghệ thuật tôn giáo khác nhau, từ các dịch phẩm, khoa nghi, thơ phú, cho đến nghệ thuật tôn giáo, hội họa, bích họa, điêu khắc, phù điêu, đồ họa. Sự ảnh hưởng của kinh tạng Bắc truyền và nền nghệ thuật Phật giáo Đông Á là điều ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Từ triều đại Lê Thánh Tông (1442-1496) có bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”, trong có đề cập đến thiên đường, địa ngục, Phong Đô, cảnh đói khát dưới chốn âm ty. Bài này dùng để răn dè 10 loại người gồm: thiền tăng, đạo sĩ, quan lại, Nho sĩ, thầy địa lý, thầy thuốc, tướng quân, hoa nương, thương nhân, đãng tử. Như vậy có thể hiểu được rằng dẫn có những tham khảo nhất định về địa ngục của Phật giáo. Bài này là để cúng xá tội vong li
24/07/2021(Xem: 3370)
Kính lạy Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát ( Avalokitesvara) Ngài là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Hôm nay là ngày vía Đức Ngài đã thành Đạo 19/6 âm lịch rơi vào 28/7/2021. Kính bạch Ngài .... Từ nhiều năm về trước các chùa Tự viện tại VN và Hải ngoại đều cử hành 3 ngày vía (19/2-19/6-19/9) rất trọng thể để quy ngưỡng và dâng trọn niềm tin đến Đức Ngài. Vị Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài.( theo kinh Pháp Hoa ). Và con đã từng khấn nguyện sẽ cúng dường đến Ngài bằng những vần Thơ , bài viết hầu tán dương Ngài với hạnh nguyện Nhĩ căn Viên Thông như Đức Cổ Phật hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai đã thành tựu và trong dân gian Ngài (Bồ-tát Quán Thế Âm ) được tha thiết thầm kính tôn xưng Mẹ Quan Âm .
26/06/2021(Xem: 11795)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
26/04/2021(Xem: 13520)
Đức Chuẩn Đề (1) vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Mười sáu tháng ba âm lịch, vía lễ thực thi (2) Ngài thường thuyết giảng Kinh Đà La Ni, Nguyện cầu tất cả trong Thế gian, Xuất thế gian đều thành tựu ... Khi nhìn biểu tượng Ngài ...khiến tâm tự nhủ (3) Uy lực từ bi vô biên với quần sanh Trí tuệ vĩ đại ...tay thứ chín ..Bát Nhã kinh Nguyện noi gương Bồ tát Long Thọ đọc 7 lần thần chú (4) Nam Mô Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Bồ Tát
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]