Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải nhập oan khiên

15/05/201319:30(Xem: 8284)
Giải nhập oan khiên

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Giải Nhập Oan Khiên 

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ



Vong nhập người con gái
Thuốc khó chữa trị lành
Quán Âm thường lễ niệm
Giải oan khiên khó trừ.

Ở Ninh Hòa, cách tỉnh Nha Trang một giờ lái xe, có người con gái con một gia đình người tàu giàu có tên là A Thố. A Thố người to, tướng mạo đẹp, mạnh khỏe, phương phi như một nữ võ tướng. Tuy vậy tâm tánh của A Thố rất hiền lành, thích đến chùa làm công quả, tụng kinh, niệm Phật và may y phục cho quý thầy. Những mùa an cư, A Thố thường đến Phật học viện Hải Ðức ở Nha Trang phụ các dì nấu cơm, gánh nước cúng quý Thầy trong dịp lễ tự tứ, mãn ba tháng an cư kiết hạ. Nhờ biết tu tập, kính trọng chư Tăng, siêng năng làm việc, nói năng chất phác, vui vẽ nên từ trên Hòa Thượng Giám viện đến dưới đại chúng và các dì đều thương mến A Thố. Vì tìm được không khí an tịnh và niềm vui trong thời gian ở chùa làm công quả, nên A Thố có ý xin xuất gia làm đệ tử Ni sư Chánh Lượng ở chùa Hang, sau này gọi là chùa Hải Ấn, gần xóm Bóng, Nha Trang.

Khi biết con gái có ý định xuất gia, cha mẹ A Thố rất mừng, vì hai ông bà và cả nhà rất trọng đạo, tổ tiên nhiều đời tin Phật, quy y Tam Bảo. Nhưng ý định đi tu của A Thố không được suông sẻ, vì cha mẹ có hứa gả A Thố co một cậu con trai con một của ông bà Phú Hưng, một gia đình người Việt gốc tàu, làm tiệm thuốc bắc ở Ninh Hòa rất khá giả. Nữa lòng thì muốn xuất gia làm ni cô, nữa lòng thì muốn lấy chồng, giữ chữ tín cho cha mẹ đối với ông bà sui, cha mẹ chồng tương lai. Vì sự việc này, nguyện xuất gia của A Thố kéo dài ba năm mà chưa thành. Trong cái rủi lại gặp cái may, cậu con trai của ông bà Phú Hưng, người chồng tương lai của A Thố bị tai nạn qua đời nên việc chọn đường đi tu của A Thố trở nên dễ dàng. Chừ trong cái may lại phải gặp cái rủi. A Thố đến lúc sữa soạn vào chùa để thế phát xuất gia thì bỗng nhiên nàng bị lên cơn điên.

Bệnh điên của A Thố rất dễ sợ và khác thường. Mỗi khi A Thố lên cơn, nàng có đủ sức mạnh để lật ngược hay kéo lôi nổi một chiếc xe hơi đang chạy trên đường. A Thố rất thích và khoái chí làm việc này, nên cả nhà và ai biết tới, thấy đều kinh hoàng khiếp sợ. Vì vậy mà tay chân A Thố luôn luôn được trói bằng những sợi dây xích sắt to tướng. Thế nhưng mỗi khi A Thố lên cơn, nàng thét lên từng hồi, hai mắt đỏ ngầu như lửa, rồi nàng vùng vẫy một lúc. Cuối cùng các dây xích đều bị đứt từng khúc, tiếng kêu loảng xoảng hòa với tiếng cười vang như thách đố, ngạo nghễ vằ trêu chọc rồi nàng ném các đoạn dây xích bị đứt vào tận xa tít lên không. Cái sở thích khi A Thố lên cơn là nàng luôn giựt lấy các bóng đèn điện để ăn ngấu nghiến như nhai những ổ bánh mì nướng dòn. Những lúc đó, A Thố thường nổi cơn giận dữ, nghiến răng, dậm chân và thoát ra giọng the thé nơi cái miệng đầy máu me với âm thanh của một gã đàn ông: "Trời là kẻ đại gian ác, bất công. Trần gian là ngục tù là dày đặc bóng tối." Câu nói này thường bị đứt quãng, vì uất nghẹn và bực tức.

Có điều lạ là A Thố đã lên cơn suốt gần ba tháng, không hề chịu ăn uống gì cả mà thân thể không hề bị sút giảm, sức mạnh của A Thố còn tăng gấp mấy chục lần đối với lúc bình thường. Các bác sĩ giỏi trong các bệnh viện đều bó tay vì họ khám nghiệm đủ cách mà không tìm ra bệnh lý của A Thố. Cùng đường, gia đình được người mách bảo, họ đã xiềng A Thố vào trong một chiếc xe bọc lưới sắt và đưa A Thố đến chùa Giác Hải ở làng Xuân Tự nhờ đại sư Viên Giác chữa trị bệnh vong nhập.

Ðại sư Viên Giác là thầy của chúng tôi, người chữa bệnh điên do tà nhập, quỷ ám rất thần diệu. Thấy A Thố bị trói xích sắt, tỏ vẻ hung hăng và giận dữ, thầy chúng tôi chỉ nhìn thẳng vào mặt A Thố rồi niệm chú lâm râm một hồi. AThố quy phục và cúi đầu xuống đất. Thầy chúng tôi bảo người nhà mở trói cho bệnh nhân. A Thố ngồi yên, không la hét, không chạy nhảy và không bạo động. Thầy chúng bèn nhẩm niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát và trì ba biến chú Ðại bi vào trong chén nước trong đem cho A Thố uống. Vừa uống xong chén nước, tóc A Thố dựng ngược lên và xoay tròn như gió thổi mạnh vào một đám lau sậy. A Thố gục đầu xuống khóc rồi mở lời the thé của một vong thức đàn ông bằng tiếng Việt lơ lớ: "ta là một Anh linh ngoài vòng cương tỏa. Ai dám dùng danh nghĩa Quán Âm Bồ tát để hù ta, làm chướng ngại ước muốn của ta."

Ðại sư Viên Giác lên tiếng:

"Ta là tỳ kheo, tự Chiếu Nhiên, trú trì chùa Giác Hải. Ta nương vào thần lực của đức Hóa thân Quán Thế Âm Bồ tát để khai tâm, độ thoát cho nhà ngươi. Nhà ngươi mau mau nói rõ tên tuổi ra để ta điểm hóa cho, chớ si mê cố chấp theo ái kiến mà phải đọa lạc luân hồi, ác thú trong kiếp này và vô lượng kiếp về sau, khổ cực vô tận, khó nguôi."

Vẫn một âm thanh the thé của đàn ông như khó thở vì bị thương tích từ cuống họng và bị dập tim gan:

"Thưa sư phụ, con đây tên là T.M.H là vị hôn phu hụt của A Thố. Con chết vì tai nạn xe hơi khi đi chở hàng từ Sài Gòn ra Nha Trang, xe lật xuống chân núi vì mìn của lính Việt Cộng. Con chết quá đột ngột, không thể đi đầu thai được. Lại vì thương A Thố nên con đi theo A Thố để được sống bên nhau, đâu có ý làm hại A Thố."

Ðại sư Viên Giác hạ giọng thương xót và giải khuyên: "Ta đây thật thông cảm nổi khổ đau của nhà ngươi. Thôi hãy chí thành quy y theo Phật và chí tâm sám hối, niệm Phật theo lời ta dạy để được sớm giải thoát, đi đầu thai làm người, xả sạch oán thù. Nhà ngươi hãy đọc theo lời ta: "lời hướng dẫn hằn chấn của đại sư Viên Giác:

"Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài giúp con chuyển thế làm người.

Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài lấy nước cam lồ rữa sạch cho con mọi oan khiên.

"Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài độ cho A Thố chóng khôi phục sức khoẻ và chí tu học vững bền."

Ðại sư tiếp tục dìu dắt vong linh:

"Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Phật.
Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Pháp.
Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Tăng.
Con đã quy y Phật rồi, không đọa vào địa ngục.
Con đã quy y Pháp rổi, không đọa vào ngạ quỷ.
Con đã quy y Tăng rồi, không đọa vào súc sanh."

Khi đại sư Viên Giác, thầy của chúng tôi dẫn dắt vong linh kia lặp lại ba lần quy y Tam Bảo vừa xong, bỗng nhiên A Thố ngã lăn trên mặt đất chừng năm phút rồi tỉnh dậy như một giấc ngủ dài mê man. A Thố ngơ ngác không biết chuyện gì đã xảy ra cho mình. A Thố lành bệnh, sức khoẻ bình phục ngay lúc đó khiến cha mẹ và mọi người trong thân quyến A Thố hết sức vui mừng. Chùa Giác Hải nhiều người biết tới nhờ thầy chúng tôi niệm đức Quán Thế Âm chữa lành bệnh vong nhập cho A Thố. Gạo cơm chùa dư nuôi điệu chúng, vải vóc có đủ may mặc, vài căn nhà sinh hoạt được xây dựng khang trang, chính là nhờ sự phát tâm cúng dường tích cực của gia đình A Thố và bà con dòng họ của A Thố. Thầy chúng tôi có bài thơ tặng gia đình A Thố mà tôi đã nằm lòng sau đây:

Lễ Niệm Ðức Quán Thế Âm.
Hằng ngày lễ kính mẹ hiền
Quán Âm thường niệm vô biên linh mầu.
Gặp cơn rối rắm khổ đau
Quán Âm lễ niệm lệ sầu nhẹ vơi.
Sóng lòng dẫu có trùng khơi
Quán Âm lễ niệm đất trời chuyển rung
Muộn phiền oan nghiệp tương phùng
Quán Âm lễ niệm tâm không thoát nàn.
Mạng vong hồn phách cơ hàn
Quán Âm lễ niệm lạc bang hướng về.
Nguyện mau chứng quả bồ đề
Ta bà hóa hiện độ đời trầm luân.

(19) ÁN A BÀ LÔ HÊ – (Om I Avaloka) –

Quán Âm hiện thân tướng
Ngôi tòa sen trang nghiêm
Lòng từ bi vô lượng
Hằng cứu khổ ban vui.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2010(Xem: 5035)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
20/11/2010(Xem: 3606)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3546)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 18470)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2889)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 7117)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4585)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
03/10/2010(Xem: 3096)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3485)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
26/09/2010(Xem: 9617)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]