Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hầu Bồ Tát Quán Thế Âm

15/05/201319:12(Xem: 8555)
Hầu Bồ Tát Quán Thế Âm

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Hầu Bồ Tát Quán Thế Âm 

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ



Sống một đời lương thiện
Thác theo hầu Quán Âm
Mẹ hiền thương con trẻ
Thường đêm ngày chở che.

Mẹ tôi đã qua đời cách đây gần năm mươi năm về trước, vì một cơn bệnh ngặt nghèo. Năm qua đời, mẹ tôi mới ba mươi hai tuổi, tôi mới lên sáu bảy tuổi đầu. Chúng tôi có bốn anh em. Anh cả và hai em gái. Sau khi mẹ qua đời, chúng tôi được Dì Út săn sóc. Dì Út bây giờ còn sống và rất khoẻ, dù tuổi Dì đã hơn tám mươi. Chúng tôi xem Dì Út như mẹ yêu, nên mỗi mùa Vu Lan đến, tôi và mấy anh em tôi đều cài bông hồng màu đỏ lên áo.

Ðêm qua, chủ nhật ngày 27 tháng 7 năm 1997 tôi mơ thấy mẹ đến thăm tôi. Gặp lại mẹ, tôi mừng lắm. Mẹ tôi cũng mừng và cả hai đều xúc động đến chảy cả nước mắt. Mẹ tôi còn trẻ và đẹp lắm. Vóc dáng trông rất mảnh mai, dung nghi đỉnh đạc. Mẹ tôi khoẻ, nhan sắc hồng hào, tướng mạo đoan trang, thanh nhã như một bà tiên.

Ðêm qua nằm mơ thấy mẹ về
Mẹ về như cánh hạc sơn khê
Thiên y lộng ngọc bay trong gió
Mỉm cười nụ hoa tiên mẹ vỗ về.
Tôi hỏi lâu nay mẹ ở đâu?
Quán Âm Bồ Tát mẹ theo hầu
Cõi phàm qua lại quê Cực Lạc
Ði đứng tùy duyên với phép mầu.

Từ ngày mẹ tôi qua đời cho đến nay, lần đầu tiên tôi nằm mơ thấy người. Ðúng là giấc mơ, nhưng giấc mơ thật kỳ lạ. Ðêm ấy ba lần thức giấc, ba lần tôi thấy mẹ tôi khi vừa nhắm mắt trở lại. Hình ảnh mẹ tôi hiện ra như ban ngày và vẫn tiếp dẫn cùng câu chuyện. Tôi nhớ rất rõ từng lời nói, từng cử chỉ, từng câu nhắc nhở, khuyến khích, hỏi han của mẹ.

- mẹ từ đâu tới?

- Ðủ duyên thì tới, chẳng chổ tới, chổ về.

- Mẹ lâu nay làm gì?

- Mẹ theo hầu Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Thấy tôi phân vân, và có vẻ nghi ngờ, mẹ tôi nhìn tôi mỉm cười chậm rãi nói:

Thật ra các cõi giới khác nhau đều do tâm sở duyên và sở hiện, chứ chẳng phải đâu xa. Tâm vui thì cảnh giới vui, tâm buồn thì cảnh giới buồn. Tâm tương hợp và tạo nên mọi cảnh giới, mọi hiện tượng trong trời đất.

" từ khi mẹ tắt hơi thở, ai cũng nghĩ là mẹ đã mất. Kỳ thực, mẹ vẫn sống và còn có duyên lành theo hầu Ðức Quán Thế Âm đi lại khắp nơi để độ người, giúp kẻ lầm than, lâm hoạn nạn. Con là người có nhiều tai kiếp, nhưng lúc nào Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát và mẹ cũng luôn luôn có mặt bên cạnh con để hộ trì cho con, giúp sức cho con lập nên chí nguyện lớn, làm lợi ích cho nhiều người."

"Thưa mẹ, mẹ nói là Bồ Tát Quán Thế Âm và mẹ luôn luôn có mặt bên cạnh để hộ trì cho con lập nên chí nguyện."

"Quả như vậy, vì con là hài nhi của Ðức Quan Thế Âm gởi cho mẹ săn sóc; do đó, Ðức Quan Thế Âm và mẹ vẫn có liên hệ với con trên suốt hành trình tu tập, phụng sự của con."

"Thưa mẹ, mẹ có thể chứng minh và nói rõ hơn điều này cho con nghe được không? Con xin thất lễ với mẹ là nếu con có Ðức Quán Âm, có mẹ nâng đỡ, thì con không bao giờ gặp đủ mọi gian nguy, bệnh tật, tai ách, chướng nạn trong cuộc đời đi tu, hành đạo của con?

"Con nên trầm tư, hồi tưởng lại vài sự việc nguy biến xẩy ra trong đời con, mà con vẫn được bình yên vô sự. Hơn nữa, tu tập mà không gặp khó khăn, chướng nạn thì do đâu mà lập chí? Mẹ muốn thuật lại một vài việc cho con nhớ:

1- Năm con trốn nhà đi tu, nửa đêm hôm ấy trời mưa to và bão lụt, nước ngập lối đi. Khi con vừa leo lên chiếc cầu nhỏ để qua sông thì chiếc cầu tre ấy bị nước cuốn trôi, con chìm trong biển nước mênh mông với thân hình chú bé mười bốn tuổi. Ai đã đưa con lên cồn cát, dẫn tới đường cái quan và cho xe đón vào chùa Báo Quốc, Huế mà không tốn tiền lệ phí?

2- Con vừa đến chùa Báo Quốc là có sư tổ khai sơn chùa Giác Hải, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên đứng đợi con tại cửa Tam Quan chùa. Tối đó, người làm lễ xuống tóc cho con và khuya hôm ấy, hai thầy trò đón tàu lửa về Nha Trang. Ai đã xếp đặt việc ấy cho con?

3- Chiều ngày 18 tháng 8 năm 1959, con bị té từ trên cây dừa lửa cao vút phía bên trái cổng chùa Giác Hải, thôn Xuân Tự, Nha Trang, Khánh Hòa. Dưới gốc dừa chất từng đống đá tổ ong để xây trường học, thế mà khi con té xuống đầu, mình và toàn thân của con không bị một chút thương tích nào, con tưởng con là hình đồng da sắt hay sao?

4- Thời gian con học nội trú bốn năm tại chùa Linh Quang, Huế. Ðó là ngày 20 tháng 05 năm 1968, con bị đau thương hàn nhập lý đưa vào bệnh viện, các bác sĩ đều bó tay và đã đưa con qua nhà xác. Sau đó vài phút, hóa thân thứ bốn mươi sáu của Ðức Quan Thế Âm và mẹ đã đến mang con trở lại phòng điều dưỡng, khiến cho quý thầy, chư vị Tăng Ni và các bác sĩ, y tá tại bệnh viện Huế đều hết sức kinh ngạc. Con còn nhớ chuyện ấy không?"

Nghe đến đây, tôi không còn ngạc nhiên và nghi ngờ gì về lời nói và việc làm của mẹ tôi nữa. Vì những điều mẹ tôi nhắc lại cho tôi nghe, đều hoàn toàn đúng như sự thật. không phải khi đang đối diện với mẹ tôi trong mộng, mà ngay trong khi thức giấc, tôi kiểm chứng lại những lời mẹ tôi kể không sai điểm nào, dù các việc xảy ra trong quá khứ tôi hầu như quên hết từ lâu.

Nằm mơ thấy mẹ về thăm
Tỉnh rồi như huyễn tháng năm miệt mài
Ngủ thức quả giấc mộng dài
Ðâu là chân cảnh là đài gương trong?
Bâng khuâng ấp ủ trong lòng
Trình ra thay giọt lệ lòng trầm tư
Nhân duyên có tự bao chừ.
Chân thân như thể thái hư sạch làu
Bây giờ cho đến ngàn sau
Tình thương của mẹ nhiệm mầu vô song
Năm mươi cách bóng mẹ hiền
Ðược duyên gặp mẹ thỏa lòng con thơ.

(10) NAM MÔ TẤT CÁT LẬT ÐỎA Y MÔNG A RỊ DA – (Namaskrittva naman arya) -

Tướng Long Thọ Bồ Tát
Quán Âm thị hiện thân
Hàng phục như tà phái
Hiển lý tánh chơn không.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 14199)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
21/09/2010(Xem: 3726)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5856)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 6219)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 4077)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7800)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 10008)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 8356)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
07/07/2010(Xem: 8631)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4296)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]