Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải trừ vong nghiệp

15/05/201319:09(Xem: 9029)
Giải trừ vong nghiệp

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Giải Trừ Vong Nghiệp 

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ


Bà Trần Thị Tuyết Hạnh, năm mươi bảy tuổi, bị lâm bệnh ngay khi vừa nhập trại tỵ nạn ở đảo Phi Luật Tân. Bác sĩ chiếu khám cho bà nhiều lần và đưa bà ra khỏi trại để chụp hình nữa mà vẫn không tìm ra căn nguyên bịnh lý. Bà Hạnh đau rất kỳ cục, bà không chịu ăn uống và không ngủ trên cả tháng mà sức vóc không hề hấn gì. Mặt bà đỏ gay, con mắt láo liên và về chiều thì mí mắt sụp xuống, buồn rầu khóc thảm, làm nhảm kể lể những chuyện đau buồn. Vì lý do mắc bệnh kỳ dị nên ban điều hành trại thương lượng co quan lo hồ sơ định cư cấp tốc cho gia đình bà Hạnh nhập cảnh Hoa Kỳ sớm để có thể đủ điều kiện thuốc thang trị liệu bệnh tình cho bà.

Khi đến vùng San Francisco, người nhà cấp đưa bà Hạnh đến nhà thương trị liệu, song các bác sĩ giỏi đều bó tay chứng bệnh "không chịu ăn, không chịu uống", mà vẫn sống như thường của bà Hạnh. Hai tháng trôi qua, bệnh tình không thuyên giảm, người nhà vẫn tiếp tục đưa bà Hạnh đi khám bác sỉ cho có lệ và để ai nấy yên lòng.

Một hôm có cụ Lành đưa đường, chồng bà Hạnh đem vợ đến chùa Từ Quang gặp tôi để nhờ giúp đỡ. Mới nhìn qua nét mặt, khí sắc của bà Hạnh là tôi biết ngay bà bị âm khí ám nhập. Tôi đưa ngay bà lên chánh điện để "tra vấn" cái vong linh đang nhập trong người bà. Bà Hạnh nhìn tôi với vẻ sợ hãi và run cầm cập như đang ở giữa băng tuyết. Bà cúi đầu khóc thút thít, nghẹn ngào và biểu lộ sự tức tối, uất ức. Tôi gạn hỏi hoài mà vong nhập kia không chịu "khai báo" một chút tung tích gì. Tôi bèn gọi các chú trong chùa trợ niệm và lấy chiếc mõ nhỏ đặt ngay trên đầu bà Hạnh tụng chú Ðại Bi thì bà Hạnh nhắm nghiền hai mắt, tóc trên đầu bà bay ngược như một cơn bão thổi mạnh, hai tay bà chấp lại như một búp sen và miệng the thé nói một giọng con gái độ mười chin, hai mươi tuổi.

Tiếng người con gái này nói mình đã chết trên biển cùng mẹ ruột và nhiều người vì gặp bão, nên tàu chìm. Tôi hỏi các chi tiết khác thì vong linh nói mà phát âm không rõ, chỉ thốt lên the thé kêu đói, than lạnh rồi vật lăn giữa điện Phật bất tỉnh. Tôi và những người có mặt thấy thế xúc động quá, liền khai kinh Phổ Môn tụng cầu an cho bà Hạnh và liên tục niệm danh hiệu Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát; đồng lúc tụng niệm tôi lấy nước thờ trên bàn Phật và đọc thần chú Quán Âm, Tâm Kinh Bát Nhã rồi đem cho bà Hạnh uống. Khi bà Hạnh vừa uống xong ly nước thì liền tỉnh dậy và bà vội vàng nhảy tới bàn thờ vong, đưa tay bốc thức ăn bỏ vào miệng ngồm ngoàm như kẻ bị đói lâu ngày. Ăn đã đời, bà quơ tất cả đồ cúng nào là chuối, bánh, trái cây, khoai, bắp… trên bàn thờ cô hồn bỏ vào trong túi áo, lận trong lưng quần và trải tà áo tràng mà bà đang mặc gói tất cả thức ăn, chui vào trong góc bàn thờ linh và tiếp tục ăn như ma quỷ. Bà còn khóc và la lên là có nhiều người đang dành ăn và đánh tháo bà.

Thấy hình ảnh kỳ quái của bà Hạnh, ai cũng sợ và nhiều người bỏ chạy xuống lầu. Tôi bình tĩnh niệm chú Chuẩn Ðề và dùng lời nhỏ nhẹ, ngọt ngào kêu bà Hạnh ra ngoài và quỳ giữa chánh điện. Tôi lại tiếp tục "vấn cung" vong linh đang nhập vào trong bà Hạnh một lần nữa. Lúc này, vong linh mới nói rõ tên tuổi, ngày chết là nhu cầu muốn được nghe kinh siêu độ. Tôi liền viết bài vị thờ ngay lúc ấy, kêu các vị dưới bếp nấu cơm chay cúng vong và tôi khai kinh Di Ðà cầu siêu hôm đó, có gần một trăm Tăng Ni và Phật tử, vì hôm đó là nhằm lễ sám hối Bố tát gần đến mùa Vu Ln Rằm tháng bảy.

Sau khi tụng kinh Di Ðà, niệm danh hiệu Phật, đến chổ quy y linh ký tự, thì bà Hạnh ngã xuống đất bất tỉnh. Ðộ chừng mười phút sau, bà Hạnh tỉnh dậy và trở lại người bình thường như mình đã ngủ một giấc thật dài. Gia đình bà Hạnh và mọi người hôm đó đều cảm kích và vô cùng mừng rỡ khi thấy bà Hạnh bình phục. Tôi bảo cụ Ðức Hạnh, cô Thanh Tịnh nấu cháo trắng để bà Hạnh ăn kẻo nhịn đói lâu ngày ăn cơm vào nặng bao tử, và đưa bà vào phòng nghỉ. Ngay tối hôm đó, bà Hạnh đòi về nhà vì thấy đã khỏe hoàn toàn. Sáng hôm sau, tự bà Hạnh và cả nhà đến chùa lễ tạ và xin quy y.

Hôm chứng kiến lễ đưa vong linh cô gái Việt Nam chết trên biển ra khỏi người bà Hạnh và ký tự vong linh bất hạnh ấy tại chùa Từ Quang, cụ Tâm Huy chép miệng thành thơ rằng:

Pháp Phật nhiệm mầu
Cứu người khổ đau
Quan Âm linh hiển
Hạnh nguyện thâm sâu.

(8) TÁT BÀN RA PHẠT DUỆ - (savalavati) –

Quán Âm thị hiện thân tướng
Uy Tứ Ðại Thiên Vương
Hùng phục như oán tặc
Cùng các loài thiên ma.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 14199)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
21/09/2010(Xem: 3726)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5856)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 6219)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 4077)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7800)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 10008)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 8356)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
07/07/2010(Xem: 8631)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4296)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]