Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhiệm mầu thay đức tin

15/05/201319:03(Xem: 9285)
Nhiệm mầu thay đức tin

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Nhiệm Mầu Thay Đức Tin

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ



Tôi hồi còn nhỏ học trường tư thục Thiên Chúa Giáo, trốn nhà vào chùa ở lúc mười bốn tuổi. Bổn sư tôi là Ðại sư Viên Giác, sáng lập tu viện Giác Hải ở làng Viên Tự, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa, Nha Trang, thầy tôi rất thương tôi, nhưng người cho tôi là loại trẻ "cứng đầu". Thầy tôi tin tưởng vào"mê" Ðức Quán Thế Âm một cách lạ lùng, còn tôi thì hời hợt với chuyện này. Không phải chỉ lúc mới đi tu trí óc còn non dại, mà ngay đến khi thọ giới người tu trưởng thành, tôi vẫn quan niệm Ðức Quán Thế Âm như một hình ảnh biểu tượng về tình thương. Thờ Bồ Tát Quán Thế Âm chẳng qua là hiếu kính người hiền và nặng lòng tín ngưỡng. Thầy tôi đã huy động dân làng và Phật tử khắp nơi dựng Quán Âm Ðiện Các ở trên đỉnh núi Ông Sư tại làng Xuân Tự để phụng thờ, tôi là người hưởng ứng và săn sóc hương khói một cách bất đắc dĩ.

Năm 1958, tôi không may bị chứng đau đầu thống trầm trọng. Lý do là tôi ham học và thiếu ngủ. Tôi mê say học kinh điển như một bộ môn triết lý đầy thú vị. Mặt khác tôi lo học chương văn hóa ở cấp trung học. Một đêm tôi không ngủ quá ba tiếng đồng hồ. Sau kỳ thi cử không bao lâu, tôi buông bỏ bút nghiên, sự nghiệp học vấn. Ðầu tôi đau như muốn vỡ tung từng mảnh và mắt xốn như bị bão cát lùa vào từng cơn. Mũi chảy ra nước xanh, nước vàng. Tôi bỏ ăn, bỏ ngủ. Bao nhiêu nhà thương, bác sỉ tây y có tiếng, tôi đều tìm đến. Bao nhiêu thầy giỏi thuốc bắc, thuốc nam gia truyền tôi đều khẩn cầu, nhưng tất cả đều vô hiệu. Tôi vào Sài Gòn chữa bệnh, tinh thẩn tôi càng thêm sa sút. Nhiều lần tôi muốn vào trong lòng đại dương tươi mát để tìm giấc ngủ an lành. Thầy tôi biết rõ tình trạng đau khổ, bi quan của tôi nên thường ở bên cạnh để săn sóc an ủi. Dồn hết để lo chữa bệnh cho tôi. Thầy tôi đã nhiều tháng thức trắng đêm với tôi và hai thầy trò cùng thường di bộ trên bờ biển hóng mát để tôi bớt dau nhức vì bệnh hành hạ về đêm.

Có một đêm ngồi trên vịnh eo biển Phan Rang, thầy tôi có vẻ buồn bã lắm, ngưởi bảo tôi rằng: "thầy thương quý con hơn cả vàng ngọc, nhưng nhiều lúc thầy rất giận con, vì con ngang ngược, cứng đầu, không chịu nghe lời thầy trì tụng kinh Phổ Môn, xưng danh hiệu đức Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu ngài chữa bệnh cho con". Ðó là đêm hai thầy trò chúng tôi ôm nhau mà khóc. Tôi nghe lời thầy tôi như con trẻ tin lời mẹ dạy. Tôi không còn đi cầu thầy chữa bệnh nữa, trở lại chùa ở Xuân Tự, nhập thất ba tháng, chuyên trì tụng chú Ðại Bi, kinh Phổ Môn và niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Sau ra thất bệnh chẳng thuyên giảm, tôi vào chùa Ông ở Nha Trang xin tịnh dưỡng tiếp tục nhập thất, lễ sám hối, chuyên cần trì niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát liên tục không ngớt. Kỳ diệu thay, sau hai tháng sám hối, nhất tâm xưng niệm danh hiệu NAM MÔ ÐẠI TỪ ÐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, tôi cảm ứng Mẹ Hiền Quán Âm cứu khổ và dứt trừ cơn bạo bệnh. Thân tâm tôi nhẹ nhõm như một cuộc tái sanh mới.

Tối đó là ngày rằm, khoảng đầu mùa hè năm 1960, tôi ngồi thiền và niệm chú Ðại Bi nơi gác chuông Chùa Ông mà có người còn gọi là Chùa Núi. Lúc đó khoảng hai giờ sáng, tôi thấy một luồng ánh sáng trên trời cao lùa vào gác chuông, rồi hiện ra một thiên nữ mặc áo trắng trao cho tôi mười hai viên thuốc tể nhỏ xíu và một bình nước trắng đựng trong lọ thủy tinh có buộc giải lụa màu xanh. Thiên nữ xoa đầu tôi và nói: "Ðây là thần dược, ngươi uống xong sẽ hết bệnh, hết khổ. Nhưng nên nhớ khi khỏe mạnh rồi, lo chăm chỉ hành đạo để cứu người, chớ có để vọng tâm buông lung, tình đời chi phối." Lời thiên nữ hiền dịu như lời mẹ hiền, tôi cúi đầu đãnh lễ tạ ơn và phục mệnh.

Lúc ấy, tôi có cảm giác an lạc lạ lung. Tôi chấp tay cung kính cầm thuốc bỏ vào miệng uống mà không nói một lời nào. Vị thiên nữ bảo tôi nằm ngủ để lấy lại sự bình an trước khi người biến vào hư không. Sau một giấc ngủ dài, tôi thức dậy không cảm thấy đau đầu nữa. Bệnh tôi chấm dứt hẳn. Hình ảnh người thiên nữ mặc áo trắng kia là ai, tùy mỗi người đặt tên gọi. Sự "cứng đầu" cùa tôi đã bắt đầu "mềm" từ đó. Tôi tin tưởng và tích cực tìm hiểu về hạnh nguyện cứu khổ của đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khởi đi từ sự cảm ứng này. Hôm tôi lành bệnh trở lại chùa, trong bữa cơm liên hoan của đại chúng chào đón và mừng tôi, thầy tôi có tặng cho tôi bài thơ mà tôi đã nằm lòng:

Thương con như trái tim mình
Thương con vượt thoát ngục hình đớn đau
Quán Âm Bồ Tát nhiệm mầu
Trí bi song vận duyên lành ứng cơ
Tín tâm dứt mối nghi ngờ
Thuyền từ đưa đén bến bờ an vui
Ðường tu mãi tiến chớ lùi
Giới răng gìn giữ ngọt bùi chớ mê
Tịnh thiền định huệ đường về
Ngộ tâm đạt tánh nguyện thề độ sanh
Bồ đề quả kết chóng thành
Nối dòng Phật tổ cứu người trầm luân.

(3) BÀ LÔ YẾT ÐẾ THƯỚC BÁT RA DA


(Avalokiteshavaraya)
Quán Âm ngời tự tại
Hiện thân tướng trì bình
Cứu người lâm bệnh khổ
Tăng phước thọ diên trường.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13616)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14495)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18419)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11844)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13070)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3614)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5118)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4486)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3891)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3900)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]