Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: Ba mươi hai điều thành tựu danh hiệu Bồ Tát

15/05/201318:54(Xem: 8730)
Chương 11: Ba mươi hai điều thành tựu danh hiệu Bồ Tát

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Chương 11: Ba Mươi Hai Điều Thành Tựu Danh Hiệu Bồ Tát

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện

Đoạn quan trọng nhất trong Kinh là đoạn này:

"Hỡi này, Ca Diếp, một bậc Bồ Tát (đúng nghĩa) không phải chỉ là một bậc Bồ Tát trên danh hiệu thôi. Đó là kẻ thực hành được những thiện pháp, thực hành lòng bình đẳng, như thế mới gọi là một bậc Bồ Tát. Nói lược cho gọn lại, kẻ nào thành tựu được ba mươi hai điều này thì mới được gọi là một bậc Bồ Tát. Ba mươi hai điều ấy là những điều nào?

Tâm bình đẳng là gì? Đây là thuật ngữ đặc biệt của Phật Giáo, không có nghĩa thông thường giống như ý nghĩa bình đẳng quen dùng trong đời sống hằng ngày. Bình đẳng trong dụng ngữ Phật Pháp có nghĩa là Bất Nhị không phân ra hai phần tách biệt đối nghịch lẫn nhau, không có hai tướng, hai thể, hai tánh. Bình Đẳng đồng nghĩa rằng không có sự phân biệt, không giống, không khác, không một, không hai, không sinh, không diệt, không đến, không đi, không thường, không đoạn.

Tại sao nói đến 32 pháp thành tựu danh hiệu Bồ Tát? Tại sao lại là pháp số ba mươi hai? Tám điều tiêu cực ở phần đầu và 24 điều tiêu cực được khai triển sau đó, cộng lại nhau thành 32 điều tiêu cực. Phải chăng 32 điều thành tựu tích cực của Bồ Tát ở đây là để đối trị 32 điều tiêu cực kể trên về việc đánh mất Bồ Đề Tâm? Có chăng sự liên hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa 32 tướng đại nhân, 32 tướng của chư Phật, 32 thân ứng hiện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và 32 pháp thành tựu của Bồ Tát? Đi sâu vào những sự liên hệ bất ngờ này có thể khai mở ra những cõi bất tư nghị khác của Phật Pháp, nhưng đối với chúng ta hiện nay, những điều khó hiểu này chưa cần phải được liễu nghĩa ngay bây giờ; chúng ta chỉ cần trì tụng giữ nhớ 32 pháp thành tựu sau đây để thực hành tu học, mong được trở thành bậc Bồ Tát đúng chân thực nghĩa, đúng như danh hiệu Bồ Tát thực thụ:

Tóm lại, người thành đạt được 32 điều mới được gọi là một bậc Bồ Tát. Ba mươi hai điều ấy là những điều nào vậy?

1. Thiết tha mong mỏi đem đến thanh bình và hạnh phúc cho chúng sinh, đem an lạc cho chúng sinh;

2. Khiến giúp cho tất cả chúng sinh được an trú trong Trí Huệ Hiểu Biết Tất Cả (an trụ trong Nhất Thiết Trí);

3. Không thù ghét, ganh ghét trí huệ của người khác;

4. Phá vỡ tính kiêu ngạo ngã mạn của mình;

5. Vui sống khoan khoái hoan lạc trên con đường của chư Phật (Phật Đạo);

6. Thương yêu và tôn kính tất cả chúng sinh một cách chân thành tha thiết;

7. Vẫn giữ lòng tốt trọn vẹn, đồng đều đối với bạn thân và với kẻ thù cho mãi đến khi đạt tới Niết Bàn;

8. Luôn luôn nói chuyện với miệng mỉm cười và là kẻ đầu tiên chào hỏi trước tiên;

9. Không bao giờ ngừng lại giữa chừng lúc đang thực hiện công việc, không bỏ dở dang việc làm đã bắt đầu rồi;

10. Trải ra Lòng Đại Bi một cách bình đẳng cho tất cả chúng sinh;

11. Tìm tòi tu học, học tập sâu rộng (đa văn) không mỏi mệt, không hề chán;

12. Tự tìm ra những lỗi lầm của chính mình, chớ không nói đến những khuyết điểm hay lỗi lầm của người khác;

13. Nhất cử, nhất động, trong mỗi oai nghi, đều được hứng khởi từ Bồ Đề Tâm;

14. Thực hành việc ban ơn, bố thí, giúp đỡ người khác mà chẳng cần đáp trả, chẳng cần người ta tri ơn báo đáp cho mình;

15. Giữ gìn giới luật mà chẳng vì mục đích đầu thai lên cõi cao đẹp hơn;

16. Tu hành thực hiện đức Nhẫn Nhục với lòng vô ngại khi sống giữa chúng sinh;

17. Cố gắng thực hành sự Siêng Năng Tinh Tấn để vun trồng tất cả thiện căn;

18. Tu hành thiền định mà không cần mong muốn tái sinh ở cõi vô sắc;

19. Thực hành thích ứng trí huệ cùng với phương tiện thiện xảo;

20. Ứng dụng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự);

21. Có lòng tốt, lòng từ đối với cả chúng sinh thiện và ác, đồng đều, không phân biệt kẻ ác hay kẻ hiền;

22. Lắng nghe Luật Pháp với sự tập trung tư tưởng, một cách nhất tâm;

23. Lòng an trụ viễn ly, tách biệt xa lìa, không trước nhiễm thế tục;

24. Lòng chẳng ưa thích những sự việc thế tục;

25. Không vui thích Tiểu Thừa, mà vẫn luôn luôn tìm thấy lợi ích lớn lao (về mặt tâm linh đạo lý) trong Đại Thừa;

26. Tránh xa những bạn xấu (ác tri thức) và gần gũi thân cận với bạn tốt;

27. Thành tựu bốn Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) và đạt được việc chủ trị ngũ thông (thần túc thông, thiên nhỉ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thiên nhãn thông);

28. Luôn luôn nương cậy vào trí huệ chân chính (Chân Trí);

29. Chẳng bỏ bất cứ chúng sinh nào, dù hành động của họ có đúng hay sai;

30. Luôn luôn nói năng đầy lòng quyết định, nhất quyết dứt khoát;

31. Quí trọng Chân Thực Pháp, tức là Phật Pháp;

32. Tâm Bồ Đề dẫn đầu mọi việc, hồi hướng tất cả hành vi, hành động của mình cho Bồ Đề, cho Giác Ngộ.

Hỡi này, Ca Diếp, nếu một người nào thành tựu được ba mươi hai pháp kể trên thì người ấy mới được gọi là một bậc Bồ Tát."

Chúng ta thấy 32 điều trên lại trở lại điều thứ nhất ở phần mở đầu Kinh: quí trọng Chân Thực Pháp, quí trọng tôn kính Phật Pháp là điều thứ nhất ở đầu Kinh và cũng là điều sau ở cuối 32 pháp thành tựu Bồ Tát.

Từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, từ vô lượng kiếp quá khứ đến vô lượng kiếp vị lai, bất cứ ai muốn đi trên con đường Bồ Tát dẫn đến Bồ Đề vô thượng đều phải tôn kính quí trọng Phật Pháp với bao nhiêu ý nghĩa phong phú đã được khai triển sâu rộng ở trên.

Tất cả Phật Pháp đều bắt đầu và chấm dứt oanh liệt với Lòng Bồ Đề (Bồ Đề Tâm). Tôn kính Phật Pháp cũng đồng nghĩa với tôn kính Bồ Đề Tâm. Tôn trọng Bồ Đề Tâm có nghĩa là tôn trọng chúng sinh, đem lợi ích an vui, đem lại thanh bình và hạnh phúc cho chúng sinh như điều thứ nhất trong 32 điều trên.

Trong Nhiếp Đại Thừa Luận, Tổ sư Vô Trước cũng đề cập đến 32 pháp mà Bồ Tát phải thành tựu mới được gọi là Bồ Tát, ngài Vô Trước đã trình bày 32 pháp thành tựu được trích dẫn từ kinh Phổ Minh Bồ Tát Hội tức là bản kinh xưa nhất làm căn nguyên, nguyên bản cho bộ Kinh Đại Bảo Tích (Maharatnakuta sutra) mà chúng ta đang đề cập tại đây. Theo Bồ Tát Vô Trước, 32 điều thành tựu Bồ Tát đều là những chi tiết được khai triển từ điều đầu: đem thanh bình và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, làm lợi ích an lạc, yên vui cho tất cả chúng sinh.

Điều sau cùng cần thiết nhất là hồi hướng. Hồi hướng là gì? Những bậc Đạo sư thuộc tông phái Kadampa (mà Tổ sư là Thánh Tăng Atisa) trong truyền thống Phật giáo Mật Tông Tây Tạng đều giảng dạy rằng có hai điều trọng yếu cần phải nên ghi tạc tận đáy lòng của người tu hành Phật Pháp: phải bắt đầu mọi việc với một nguyên động lực thiện lành trong sáng và phải chấm dứt kết thúc mọi việc với sự hồi hướng đúng nghĩa.

Hồi hướng đúng nghĩa là gì? Là hồi hướng tất cả hành vi thiện lành trong sạch của thân, khẩu, ý với mục đích Giác Ngộ viên mãn cho sự an lạc lợi ích của tất cả chúng sinh. Lòng hồi hướng sâu thẳm nhất là hiệp nhất Phương Tiện Thiện Xảo với Trí Huệ Bát Nhã. Hồi hướng tất cả công đức cho tất cả chúng sinh mà đồng thời không quên Không Tánh: vô nhân, vô ngã, vô chúng sinh, vô thọ giả; tục đế và chân đế dung nhập, phước và trí dung hòa, sắc và không giao chuyển nhịp nhàng trong tinh thần Bình Đẳng Bất Nhị siêu việt của Diệu Pháp hoạt hiện giữa lòng đời.

Xin tha thiết hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh và cầu mong tất cả chúng sinh đều tôn trọng Phật Pháp và tôn kính Pháp sư, đều thành tựu 32 điều thành đạt Bồ Tát, được chứng nhập Bồ Đề Tâm liên tục từ kiếp này đến kiếp khác và được đắc Bồ Đề Vô Thượng như tất cả chư Phật ở khắp mười phương...

Sarva Mangalam.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2020(Xem: 4448)
Hiệu Viên Thông, danh Quán Tự Tại Bồ Tát Chánh Pháp Minh Như Lai, Cổ Phật Ngài là Trụ Tây Phương Cực Lạc Phật A Di Đà Quảng phát hoằng thệ nguyện, Ta Bà thị hiện
11/03/2020(Xem: 6518)
Thơ viết giữa mùa dịch Covid-19 đang lây nhiễm hơn 100 quốc gia trên thế giới tính từ thời điểm tháng 3-2020… Đứng trước tai ương dịch bệnh đang hoành hành dữ dội này…Chúng ta, những người con Phật đồng nhất tâm tịnh niệm Bồ Tát Quán Thế Âm hướng về ngày 19 tháng 2 năm Canh Tý - 2020 với tất cả lời nguyện cầu thiết tha: NIỆM BỈ QUAN ÂM LỰC. Để chúng ta niệm danh hiệu: NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Với giọt nước cam lồ trong bình tịnh thủy sẽ rưới lên khắp cõi UẾ TRƯỢT TA BÀ dập tắt tai ương dịch bệnh của muôn loài chúng sanh không còn lo âu sợ sệt nữa…
29/11/2019(Xem: 6357)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
24/10/2019(Xem: 8761)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
29/09/2019(Xem: 27816)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
31/08/2019(Xem: 4855)
Những bài giảng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát thì rất nhiều trong các trang mạng, nhưng khi thấy ghi: “Kinh Địa Tạng Vương là một loại kinh mê tín của Đại thừa giáo ...” thì con cũng mở xem trang
13/08/2019(Xem: 3882)
Sáng nay nhìn lên lịch bổng nhiên tôi mới thấy có sự trùng hợp giữa ngày vía của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát 13/7 âm lịch và Lễ Vu Lan( rằm tháng 7 ) tại sao chỉ cách nhau hai ngày và đều nằm trong tháng bảy , lễ báo hiếu cha mẹ ? rồi lại tự cười thầm cho sự ví von ngớ ngẩn của mình sau đó tôi đã tự chữa thẹn bằng cách biện hộ với những điều mình học....
22/07/2019(Xem: 8005)
Lễ Vía Quan Âm Bồ Tát tại Thiền Viện Minh Quang, Sydney, Úc Châu (Chủ Nhật 19-6-Kỷ Hợi, 21-7-2019)
25/05/2019(Xem: 8135)
TINH THẦN BẤT HỦ CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI Tác giả : Đức Đa Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Thích Minh Chánh Mục Lục Tinh Thần Bất Hủ Của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Chương 1: Mười Hai Nhân Duyên Và Buông Xã……….1 Chương 2: Tâm Bồ Đề……………………………………14 Chương 3: Tánh Không…………………………………...33 Chương 4: Văn Thù Sư Lợi Chúc Phúc Và Hội Thoại Với Hòa Thượng Thánh Nghiêm……………51
02/05/2019(Xem: 12134)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]