Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bình yên đến từ tình thương và điều đơn giản.

04/10/202417:38(Xem: 1125)
Bình yên đến từ tình thương và điều đơn giản.


ngoi thien 2

Bình yên đến từ tình thương và điều đơn giản.

***

“Đơn giản” để có bình yên!

Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?

Một ngày ngổn ngang công việc với hằng trăm thứ lo âu, bắt đầu những giờ phút chạy đua trong cuộc sống vốn dĩ gắn liền với cơm áo, gạo tiền, xa hơn một chút là đời sống trưởng giả, danh vọng và quyền lực.

Một bữa ăn sáng vội vã, một ai đó tranh thủ vượt đèn vàng để kịp giờ vào công sở cũng bởi nhịp sống hối hả khiến chúng ta trôi theo không lúc nào ngơi nghỉ, thế nhưng với nhiều người, sự tất bật trong công việc không phải là điều làm người ta mệt mỏi mà điều làm người ta mệt mỏi lại đến từ những điều khác, nó không phải là mớ công việc lao động tay chân, lao động trí óc, không phải là xấp văn bản dày cộm trên bàn làm việc, không phải là lời hối thúc của cấp trên mà nó đến từ lòng người.

Sự tranh giành, đấu đá hơn thua, sự đố kỵ, những mưu toan đến từ hàng trăm nghìn nhân dạng khác nhau, được che giấu dưới hàng lớp mặt nạ ngụy trang đầy tinh xảo mà con người khoác lên chính là điều làm cho người ta cảm thấy mỏi mệt, hoài nghi và đôi khi mất dần đi niềm tin vào những người bên cạnh, bởi ai cũng đã ít nhiều trải qua những lần “ngơ ngác”, “hụt hẫng”, “thất vọng” từ chính sự thay đổi của con người, của những người vốn dĩ chúng ta từng tin tưởng, hoặc ít nhất là không nghi ngờ dè dặt, nhưng cũng đôi lần phải thốt lên “lòng người khó đoán”, hay như câu ca dao người xưa để lại mà ai cũng đã nằm lòng “dò sông dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người”.

Những đa đoan, phức tạp từ lòng người luôn tồn tại không bao giờ dứt bởi vốn dĩ loài người là một thực thể được cấu tạo từ hàng nghìn tỷ tế bào, mỗi tế bào có cấu trúc và chức năng riêng, chính vì thế mà sự vận hành từ ý thức đến hành động của mỗi người là điều vô cùng đa dạng.

Về khoa học, để tạo thành một con người là nhờ vào cấu trúc tế bào, cùng với nhiều nguyên tố hóa học với tỷ lệ khác nhau; Về mặt Phật giáo, con người được hợp thành từ 12 nhân duyên (thập nhị nhân duyên), là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi gồm những: Vô minh; Hành; Thức; Danh sắc; Lục nhập; Xúc; Thụ;  Ái; Thủ; Hữu; Sinh; Lão tử. Vì con người được kết hợp giữa yếu tố khoa học lẫn tâm linh nên mỗi người tồn tại trong cuộc đời này luôn là một bí ẩn mà không ai có thể đo lường, đoán biết.

Sự đa đoan, phức tạp từ lòng người là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô vàn những cảm xúc: Buồn, vui, thương, ghét, đố kỵ, giành giật, hơn thua,…và cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng trăm nghìn nỗi thống khổ lớn hơn như chiến tranh, thù hận. Dường như ít ai vận dụng toàn bộ những xúc cảm, lý trí của mình cho duy nhất tình thương và lòng trắc ẩn.

Chúng ta vẫn thường nói rằng “Nên sống đơn giản, nên nghĩ đơn giản” nhưng lại rất ít khi chúng ta sống được một cách đơn giản như ta mong muốn, nó xuất phát từ nhiều sự tác động xung quanh buộc mỗi người chúng ta phải xây dựng cho mình một bức tường thành, một lớp áo giáp để chống chọi với muôn vàn sự phức tạp, sự nguy hiểm từ con người mang lại, giữa biển người với hàng tỷ tâm tính, xúc cảm khác nhau thì sự đơn thuần từ một tình cảm, từ cách đối xử dung dị miên diễn đôi khi trở thành điều gì đó thật khó khăn, bởi hôm nay chúng ta phải đối diện với sự thay đổi cảm xúc từ người này, sự đòi hỏi từ người nọ hoặc chính chúng ta cũng đặt ra những tiêu chuẩn ứng xử từ người khác đối với mình.

Lòng người không khác nào hai bờ đại dương, không ai có thể đứng ở bờ này mà nhìn thấy phía bờ còn lại bằng cặp mắt giới hạn thông thường, chỉ khi chúng ta dong thuyền đi, chỉ khi chúng ta đã trôi trên dòng nước lúc yên, lúc dữ của đại dương, chúng ta mới có thể thấy được một phần sự thật.

Thế nên, để sống một cách đơn giản là điều ai cũng mong muốn, và để người khác đối xử với ta cũng trong một tâm thái đơn giản càng là điều ta mong muốn nhiều hơn nhưng rồi khái niệm “đơn giản” ấy dường như vẫn là điều gì đó thật mông lung trong tâm thức và đời sống con người. Chúng ta cứ phải sống trong những ngày tháng đối kháng lẫn nhau, vì sự phức tạp, vì sự đổi thay và mong cầu quá nhiều thứ từ chính mình và người khác.

Không ít lần, chúng ta phải thốt lên rằng “Muốn làm người tốt cũng không đơn giản” khi cảm thấy lòng tốt bị ai đó lạm dụng, bị ai đó bỉ bôi, bị ai đó xem thường, dần dần khiến chúng ta cũng trở thành người toan tính để không rơi vào bức màn thất vọng, từ đó sự đơn giản vốn thuần khiết trước kia của chúng ta cũng mai một dần, chúng ta cũng trở thành một người cẩn trọng và dè dặt, nhìn đâu cũng thấy hoài nghi, về lâu dài, chúng ta không còn lòng tin vào người khác. Sự đơn giản vốn tồn tại trong lòng ta bao lâu nay mang ra đối đãi với người, phút chốc cũng trở nên xa xỉ. Từ đó, chúng ta cũng trở thành người phức tạp, đa đoan.

Con người vốn không phải cái máy làm theo mệnh lệnh của ai nên mọi sự thay đổi đều là tất yếu. Vợ chồng cưới nhau hôm trước, hôm sau thất vọng, cho rằng người này, người kia thay đổi; Người sếp hôm mới vào làm, ta còn khen lấy khen để, sau vài lần va chạm đã chê trách lẫn nhau; Người bạn hôm nào mới tâm sự hết cả ruột gan, một ngày bỗng lôi nhau ra đấu tố và rồi chúng ta luôn phải xoay vòng với những sự đổi thay, được mất, vui buồn, thất vọng bởi sự không đơn giản của người và sự không buông xả của mình.

Đó cũng là lý do vì sao mà khi lớn tuổi, chúng ta nhìn một đứa trẻ và mơ ước được như những ngày còn bé, vui thì cười, buồn thì khóc và trong lòng không gợn chút lo toan, không có những hiềm khích hơn thua, không phải đối diện với quá nhiều thứ bề bộn từ trong tâm trí.

Sống đơn giản là một cụm từ nghe thì dễ nhưng để thực hành lại không hề như người ta nghĩ, bởi để có thể sống đơn giản là khi người ta có thể buông bỏ được những vướng mắc, nhỏ nhặt ra khỏi đời mình, khỏi lòng mình, nhưng buông bỏ ở mức độ nào, buông bỏ điều gì, buông bỏ ra sao lại là điều làm chúng ta phân vân, tiếc nuối hoặc hôm nay buông bỏ rồi, ngày mai chúng ta lại cúi xuống và nhặt nó lên, một tấm áo chúng ta mặc cũng phải cầu kỳ, kiểu cọ, hàng nghìn thứ mong cầu về vật chất đến tinh thần, từ lớn đến nhỏ, hàng trăm thứ so sánh hơn thua luôn tràn ngập trong lòng, thế nên một đời người, đôi khi đến lúc về già, chúng ta vẫn chưa thể sống một cuộc sống bình yên bằng hai từ “đơn giản”.

Giữ một tình thương thuần khiết!

Tình thương thuần khiết của con người đôi khi cũng xuất phát từ sự đơn giản mà ra, nhìn một đóa hoa đẹp, uống một ngụm trà thơm, bắt gặp ánh mắt trong veo của đứa trẻ hay như một cử chỉ ấm áp, thiện lành từ ai đó cũng có thể giúp ta yêu mến, nhưng vì không đơn giản được như vậy, vì con người luôn mong muốn có nhiều, nhiều hơn thế nữa nên đôi khi những điều đẹp đẽ vốn đơn giản cũng bị xóa nhòa bởi những tham đắm cao hơn, có một thì muốn có hai, lòng tham muốn dường như chưa bao giờ lấp đầy được chiếc túi rỗng vô tận của mình, hoặc như sự bố thí cho một người hành khất, đôi khi chúng ta cũng bị dao động, nghi ngờ “người đó có gạt lòng trắc ẩn?”. Đằng sau mỗi cuộc thi, hiếm khi là sự hài lòng mà đa số đều là thất vọng và trách móc, bởi ai cũng muốn dành cái hay, cái đẹp cho mình, bằng một cuộc chạy đua cách này hay cách nọ, dần dần những điều đơn giản đành phải nhường chỗ cho những mong muốn vô hạn về nhu cầu, những đòi hỏi cao xa, phù phiếm, tham vọng hư danh hay vật chất dư thừa; Ai cũng muốn được sự sủng ái, đồng thuận của mọi người, muốn lòng tốt của mình phải được đáp trả để rồi trôi theo những đong đếm nhỏ nhặt cho nhau chỉ để đổi lấy một thứ tình thương có mục đích, có yêu cầu chứ không còn là một tình thương thuần khiết nữa.

Giữa bộn bề đầy ấp toan tính và lợi ích bản thân, khi con người cứ trôi lăn và không thể dứt ra khỏi những thứ phù hoa, tham đắm, để rồi nhìn đâu cũng thấy sự hơn thua, đố kỵ hẹp hòi, nhìn đâu cũng muốn chiếm hữu và phô trương. Chúng ta ngụp lặn trong sự đấu tranh, dằn vặt, tổn thương, mệt mỏi, bất an, nuông chiều cảm xúc dẫn đến không thỏa mãn với mình, không đồng thuận với người. Khi đó, chúng ta lại tìm về tình thương của Phật.

Tình thương trong đạo Phật xuất phát từ tâm từ bi và lòng trắc ẩn, là một tình thương dành cho tất cả chúng sinh mà không phân biệt cao thấp, sang hèn, không miệt thị cười chê, cũng không phân biệt tội đồ hay bậc thánh. Tình thương trong đạo Phật giúp hóa giải mọi nỗi khổ niềm đau, có thể giúp chúng sinh chữa lành được vết thương và an trú trong sự bình yên thực tại. Bất kỳ ai đến với Phật, chạm bước chân vào sân Bụt, bước qua cánh cửa chốn thiền môn đều là những người mong muốn được nương náu trong ánh đạo mầu và mong một đời sống bình an, tĩnh lặng, dù nhiều dù ít, họ cũng đã gieo được mầm thiện trong lòng. Chúng ta không phán xét những lỗi lầm của tha nhân bởi vốn dĩ khi sinh ra, con người đã bật lên tiếng khóc chào đời bởi đó là chuỗi ngày bắt đầu trong bể khổ, vì có khổ nên đạo Phật mới xem Tứ diệu đế là bốn sự thật của một kiếp người. Tình thương trong đạo Phật là một tình thương vô lượng để hóa giải những trầm lao mà con người đang mắc phải.

Tình thương trong đạo Phật không giới hạn và mang tính trói buộc, phụ thuộc như tình yêu nam nữ, không chứa đựng hận thù khi chia lìa, không đau đớn khổ sở khi rời xa. Tình thương trong đạo Phật giúp con người biết chia sẻ và nuôi dưỡng lòng từ bi, giúp con người biết đồng cảm, đồng hành, san sẻ những đau khổ, những khó khăn trong kiếp sống nhân sinh, biết nâng đỡ nhau cùng gieo gặt duyên lành. Tình thương trong đạo Phật có thể lan tỏa trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thiên tai, dịch bệnh, làm dịu nhẹ đi những vết thương từ trong biến cố, xóa đi những khoảng cách tốt – xấu, không điều kiện cũng chẳng cơ hiềm. Nếu đôi khi tình yêu nam nữ là một chốn lao tù khi con người trỗi dậy bản năng chiếm hữu và đầy thù hận thì tình thương trong đạo Phật với Tứ vô lượng tâm “Từ - Bi – Hỷ - Xả” luôn ước muốn mang lại cho con người hạnh phúc, an vui.

 Sống an vui!

Ai cũng mong mình sống một cuộc đời đơn giản và nhận được cách đối xử đơn giản từ người khác. Ai cũng mong mình được yêu thương và mang tình thương đến cho mọi người, dù là một người tàn ác nhất nhưng tận cùng trong tâm họ, đâu đó vẫn có một tình thương cho một người huyết thống, không ai sống một cuộc đời hoàn toàn vô cảm, vô tri, cũng không ai toàn xấu hay toàn tốt. Sự xấu – tốt vốn là bản năng, là tư duy, là suy nghĩ, vốn đồng hành trong bản ngã một con người, bởi còn phàm phu nên còn trôi lăn trong luân hồi sinh tử. Đã là con người, không ai tránh khỏi những oán giận, hơn thua, chúng ta hôm nay chỉ trích người này, chê bai người nọ, ngày mai đến lượt chúng ta đón nhận những điều như vậy, bởi con người vốn là một vòng tròn nối tiếp nhau, từ nhiều nhân duyên hội tụ, chúng ta luôn phải gặp điều tốt, điều xấu trộn lẫn trong một hình hài thì không thể nào thoát khỏi những câu chuyện “nhân-quả” tương duyên, ngay chính chúng ta cũng là một “nhân-quả tốt xấu” của chính mình, thế nên việc đau buồn, oán giận hay chỉ trích, rốt cuộc cũng chỉ là một vòng lặp đi lặp lại, làm khổ chính ta, làm khổ cho người.

Ngày nay, khi cuộc sống vốn nhanh và hối hả, con người giao tiếp với nhau ngày càng nhiều hơn, nhu cầu sống cao hơn, buộc chúng ta luôn phải chạy đua với hằng trăm, hàng nghìn công việc, phải biết cách đối nhân xử thế cho thuận lòng người. Để “sống đơn giản” đôi khi trở thành điều gì đó thật khó với chúng ta, thế nhưng nếu có một lúc nào đó dừng lại và nghỉ ngơi, chúng ta hãy bỏ bớt những điều vụn vặt ra khỏi lòng mình, giải thoát mớ ngổn ngang trên cánh đồng tâm thức. Vun bồi lại những mạch nguồn an lạc, bởi có gieo mầm an lạc, chúng ta mới gặt được quả nhẹ nhàng.

Sống đơn giản để tháo bỏ những áp lực từ cuộc đời mang lại, tháo bỏ bớt những phiền lụy từ người khác mang đến, thật ra không khó mà cũng không dễ, chỉ là chúng ta có mong muốn và tập luyện được hay không. Sống đơn giản không phụ thuộc vào việc người khác phải đơn giản với mình mà là tự mình thấu hiểu và buông xả, để mỗi ngày trôi qua, chúng ta giải tỏa bớt đi những áp lực cho bản thân mình. Khi suy nghĩ và hành động đơn giản sẽ giúp chúng ta không bị căng đầy, quá tải bởi những điều mệt nhọc, từ đó chúng ta có thể cảm nhận được niềm vui mộc mạc xung quanh, là khi ta có thể gieo trồng những nhành hoa và tự mình cảm nhận những điều đẹp đẽ. Là biết trân trọng những phút giây còn được sống, biết thương người mà không đòi hỏi, hoài nghi. Là một buổi sớm mai, ngồi bên một tách trà và nhìn cuộc đời điềm nhiên rỗng lặng.

Sống đơn giản cũng là để sống bình yên!

                                                                        Tác giả Võ Đào Phương Trâm

PD: An Tường Anh

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8587)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7540)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8554)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4448)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14287)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4839)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3991)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5083)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3671)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3842)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com