Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cùng nhau tìm hiểu 2 câu ẩn dụ về tuổi già: “Gừng càng già càng cay” & “Càng về già càng sinh tật”

27/08/202406:56(Xem: 1204)
Cùng nhau tìm hiểu 2 câu ẩn dụ về tuổi già: “Gừng càng già càng cay” & “Càng về già càng sinh tật”
Me_Tam_Thai_2014 (2)Me_Tam_Thai_2014 (3)Me_Tam_Thai_2014 (11)4. Me Tam Thai (3)me tam thai-2
Cu Ba Tam Thai_Singapore_2006 (149)
Cùng nhau tìm hiểu  2 câu ẩn dụ về tuổi già: 
“Gừng càng già càng cay” & “Càng về già càng sinh tật”
Kính bạch Thầy con muốn tặng bài viết này đến Cụ Bà Tâm Thái , và những bác đã trên 80 tuổi.


Hẳn ai trong chúng ta đều biết rằng con người sinh ra, sống và phải già đi, đó là lẽ thường trong cuộc sống con người, nhưng tuổi già phải có một cái gì để lại, Vì thế George Granville nói: “Tuổi trẻ là mùa của yêu thương, Tuổi già là mùa của ĐẠO ĐỨC. Tuổi già có thể trở thành một giai đoạn qúi nhất của cuộc đời, “ 

Như vậy nếu được sống đến 70 đã là quý rồi, còn nói chi đến 80 rồi 90 mà vẫn còn minh mẫn, các bạn nhỉ !

Do đó các bạn cao niên ơi hãy hoan hỷ lên “ Được sống đến tuổi già là một ân huệ.” Vì Không phải tất cả mọi người ai cũng có thể sống đến tuổi này, nhưng lợi ích trước hết, là tuổi già mang lại cho chúng ta khả năng đánh giá quá khứ, được hiểu và sống một cách sâu xa hơn, và được trở nên kho tàng kinh nghiệm quý báu cho đàn trẻ ngày sau. 

Nhưng tại sao trong dân gian lại có 2 câu xuất hiện nửa khen, nửa chê trách.? 

Đó là “Gừng càng già càng cay “ và “Càng già càng sinh tật” 

Đây là một sự thật nhưng lại thể hiện hai khía cạnh khác nhau của tuổi già: một mặt là sự trưởng thành, khôn ngoan; còn mặt khác là những vấn đề sức khỏe và thói quen xấu phát sinh theo tuổi tác.

Vậy cùng nhau chúng ta tìm hiểu sâu vào chi tiết nhé !

  • Nào bắt đầu với câu “GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY” 

Như chúng ta biết, gừng có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, nơi mà người ta dùng gừng làm thực phẩm và dược liệu khoảng từ năm 300 - 500 trước Công nguyên.


Theo nghĩa đen lấy từ Trung Quốc “
Khương hoàn thị lão đích lạt” có nghĩa là khi đi chọn gừng hãy chọn loại già vì gừng già thì cay hơn gừng non, 

Người Trung Quốc chia gừng thành 3 loại chính: 

a. nộn khương -cay ít, thường dùng làm nước chấm hoặc nước xốt; 

b. phấn khương cay vừa phải, 

Và chính độ cay nằm giữa nộn khương và sinh khương( gừng tươi, gừng sống); mới là dược liệu  trị bịnh hiệu quả hơn 

c. lão khương là gừng già, thịt gừng bắt đầu trở nên xơ và có vị cay nhiều hơn.

Nhưng câu “Gừng càng già càng cay “thường được sử dụng bằng ẩn dụ, nói về người có trình độ và kinh nghiệm sẽ xử lý công việc tốt hơn người mới tập sự..

Để đi sâu vào chi tiết ta có thể hiểu rằng : 

—Về Ý nghĩa: Câu này ám chỉ rằng người lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm, trí tuệ, và khả năng ứng phó với cuộc sống tốt hơn. Giống như củ gừng già có vị cay đậm hơn, người già thường thông thái và sắc bén hơn nhờ những trải nghiệm đã qua.  Do đó ta thường nghe “Mái đầu bạc là triều thiên vinh hiển”, 

thật ra : “Tuổi già đáng kính trọng, không phải vì trường thọ, cũng không phải vì cao niên, nhưng vì người đầu bạc thì khôn ngoan” 

Hơn thế nữa ở vào độ tuổi hưu thường có nhiều thời giờ và hoàn cảnh thuận tiện để suy nghĩ sâu xa hơn và hành động với cái nhìn có nhiều tính cách luân lý, đạo đức hơn.

 ——-Về “Sắc thái”: Câu này mang tính tích cực, ca ngợi sự trưởng thành, chín chắn và khả năng của người già trong việc đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Vì  người già thường biết lo liệu, phán đoán và giàu kinh nghiệm. 

Cũng vậy  người già được kính trọng bởi “người đầu bạc thì khôn ngoan”

Lẽ dĩ nhiên trong cuộc đời có biết bao thăng trầm , có lúc được lúc thua  “ BẤT THẤT BẤT ĐẮC “, do đó người già càng hiểu một cách sâu xa rằng Hạnh phúc là do chính mình tạo ra 



* Trong khi “CÀNG VỀ GIÀ CÀNG SINH TẬT “

   Về  Ý nghĩa: Câu này nhấn mạnh rằng khi con người lớn tuổi, cơ thể suy yếu, dễ mắc nhiều bệnh tật và trở nên khó tính hơn. Những "tật" ở đây có thể là những thói quen xấu, tính cách khó chịu hoặc các vấn đề sức khỏe xuất hiện khi về già. Cũng cần biết những thói quen xấu bị dè nén dồn ép khi thời trẻ luôn nằm đâu đấy trong tiềm thức và sẵn sàng chờ cơ hội nổi lên nhất là khi cơ thể cảm thấy bất lực hơn vì sức khỏe

Còn nữa, vì  tuổi già được biểu  rõ rệt nhất  là sắc diện làm cho  “tóc bạc da mồi”,và tính tình bắt đầu thay đổi rất nhanh, thường thì biểu hiện lẩm ca lẩm cẩm. Nhất là những chuyện ngày xưa, người già thì hay sống với quá khứ. 

Vì vậy , “già sinh tật, đất sinh cỏ.” Ở tuổi già, những điều đáng nhớ thì lại quên, mà những điều đáng quên thì lại nhớ.

   Về **Sắc thái**: 

Câu này mang tính tiêu cực, chỉ ra những mặt hạn chế của tuổi già, như sự suy giảm sức khỏe và tính tình. Khi già đi, cơ thể bắt đầu lão hoá, trở nên kém hiệu quả hơn trong việc điều chỉnh nhiệt độ, chống lại nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Lúc này, người cao tuổi dễ bị chấn thương, tai nạn, mắc bệnh hơn so với những người trẻ tuổi . 

Hơn thế nữa khi độ  tuổi tăng dần có thể khiến tính cách con người thay đổi do nhiều nguyên nhân tác động như: Cơ thể suy yếu, trí nhớ suy giảm, hay quên, thiếu sự chú ý, ăn ít, dễ mắc hội chứng Alzaheimer. Cùng với những biểu hiện thể chất, người cao tuổi thường có tâm lý cô đơn, hoài cổ, hay lo lắng bi quan.



Thay lời  kết:

Đừng bao giờ nhìn lại quá khứ 

để thương tiếc trong sự sầu muộn! 

Đừng xem giai đoạn sống hiện nay như buổi xế chiều. 

Phúc lành cho ai thấy được tuổi già rất đáng yêu 

Thật trân quý những trải nghiệm phong phú 

qua thăng trầm từng chịu đựng ! 



Này bạn có gặp những cụ già …

gương mặt luôn rạng rỡ  nụ cười vui sướng 

Đó vì họ thấy ra hồng  ân được sống lâu, 

Như trở lại tuổi thơ, không biết giận lâu 

Mà khả năng tâm linh 

dường như thông thái hơn trước ! 

Nhủ thầm “ Gừng càng già càng cay “

giúp con, cháu lo liệu ứng phó từng bước ! 

Nói được làm được, trong sự tin tưởng và kiên trì

Nguồn lực quí giá hiện tại có, đó là 

“không tự mãn nhưng cũng không tự ti.”

Không lẩm ca  lẩm cẩm để bị gọi “GIÀ SINH TẬT” 

Điều thiết yếu có thể là niệm đến vô niệm chữ Phật ! 

Huệ Hương 







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2021(Xem: 2913)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:
29/12/2021(Xem: 2950)
Bóc vài tờ lịch cuối ... lòng dâng trào cảm xúc ! Phước duyên gì được an lạc phút này đây Khi bao người vì đại dịch …sầu não bao vây Chắp tay sen…rưng rưng kính tri ân Phật Pháp !
27/12/2021(Xem: 2949)
Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt (1) — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.
25/12/2021(Xem: 10422)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
22/12/2021(Xem: 10112)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7539)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
27/11/2021(Xem: 2643)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].
25/11/2021(Xem: 8913)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
15/11/2021(Xem: 3894)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 10790)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]