Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Na Uy, xứ lạnh tình nồng Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 35 tại Oslo.

05/08/202407:44(Xem: 1689)
Na Uy, xứ lạnh tình nồng Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 35 tại Oslo.

khoa tu ky 35 (3)Na Uy, xứ lạnh tình nồng

 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 35 tại Oslo.



Hằng năm mỗi độ hè về, báo hiệu một mùa tu học của các Phật tử ở Âu Châu, cũng như toàn thế giới nếu có cơ hội và phước duyên để tham dự cũng đều quy tụ về. Năm nay điểm hội tụ cho hơn 1000 học viên được tuyển chọn là xứ Na Uy, nơi được mệnh danh là "Xứ lạnh tình nồng". Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 35 tại Liên Hoa Đạo Tràng Na Uy ở Oslo bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 và kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, với ngày cuối là đi du ngoạn thắng cảnh của thủ đô Oslo. 

 

Tôi đến phi trường Gardermoen của thành phố Oslo vào một buổi chiều mưa gió, phái đoàn chúng tôi gồm 6 người đến từ Đức quốc, được các anh trong Ban vận chuyển của Chùa đón tiếp tận tình, đưa về Liên Hoa Đạo Tràng Na Uy chỉ cách phi trường khoảng 10 phút chạy xe. Nơi khóa tu sinh hoạt nằm trên khuôn viên to rộng đến 21.000 mét vuông, đang được xây dựng rất công phu và đầy ý nghĩa với nhiều pho tượng bằng đá màu xám tro chạm trổ rất cầu kỳ và sắc sảo. Có Quán Âm Điện với cách trang trí thần kỳ cứ ngỡ như lạc vào Phổ Đà Sơn. Ngoài sân có tượng Ngài Địa Tạng cầm Tích trượng đứng trên đài Sen cưỡi con Hẩu (một sinh vật chỉ sống nơi địa ngục), như vang dội khắp chốn cửu trùng, một Tháp Đa Bảo uy nghi bên cạnh tượng hai vị Phật Thích Ca và Đa Bảo ngồi chung một Pháp tòa,  một ngôi Chùa trong tương lai sẽ tồn tại mãi cho các thế hệ trẻ về sau.

 

Trụ trì ngôi Tam Bảo này và cũng là Trưởng ban Tổ chức  khóa tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 35 là TT Thích Viên Ngộ, một vị Tỳ kheo tài đức và năng động, cứ nhìn cách Thầy điều khiển mọi khâu trong khóa tu đâu vào đấy cứ như thõng tay đi vào chợ.

Nhưng thật ra sau lưng vẫn có một cây đại cổ thụ chống lưng cho Thầy, đó là HT Phương Trượng chùa Khuông Việt, HT Thích Trí Minh, người được thiên hạ gọi bằng tiếng thân thương là "Sư Ông Na Uy, xứ lạnh tình nồng".

 

Đây là lần thứ hai tôi đến Oslo sau một phần tư thế kỷ, lần thứ nhất vào Khóa tu Âu Châu kỳ 10 năm 1999, nhân dịp Khánh thành chùa Khuông Việt của Sư Ông. Lần đi đó đối với tôi là cả một sự đổi đời trong đường tu, tôi đã được các vị Hòa Thượng thân thương làm chủ lễ A-xà-lê truyền Giới Bồ Tát tại gia cho tôi như: Sư Ông "Trồng Sen trên đất tuyết" ở Pháp , Sư Ông Khuông Việt Na Uy và Sư Ông Pháp Bảo Úc Châu. Nên khóa tu lần này với bất cứ giá nào tôi cũng phải đến !

 

Buổi Lễ Khai mạc được bắt đầu vào 10 giờ sáng ngày 16 tháng 7 năm 2024, dưới sự  tham dự của 150 Tăng Ni, 830 Phật tử, 65 Huynh trưởng và Đoàn Sinh Gia Đình Phật tử. Con số học viên ghi tên vào những ngày sau lên đến 1.050 người, một con số kỷ lục sau những năm tháng dài Covid.

 

Các học viên đến từ 15 quốc gia như: Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sỹ, Đức, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Anh, Ái Nhĩ Lan, Ba Lan, Tiệp Khắc, Mỹ và Việt Nam. Tất cả các người con Phật cho dù định cư ở bất cứ phương trời nào đến đây cũng được nghe Phật Pháp bằng tiếng Việt, bằng ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ mến yêu.

 

Các hàng giáo phẩm Hòa Thượng tham dự gồm có 7 Vị: HT T. Tánh Thiệt - Pháp quốc, HT T. Trí Minh - Na Uy, HT T. Như Điển - Đức quốc, HT T. Tâm Huệ - Thụy Điển, HT T. Minh Giác - Hòa Lan, HT T. Thông Trí - HT T. Hạnh Thông - Hoa Kỳ. Bên Ni Chúng có 2 vị Ni Trưởng đến từ Đức quốc: TN Như Viên và TN Diệu Phước.

 

Những lời khai thị của các Vị Hòa Thượng trong buổi Lễ Khai mạc:

. HT Tánh Thiệt: tuyên dương các vị trong Ban Tổ chức đã hoàn thành trọng trách cho Khóa tu kỳ 35 này. Người nói về Pháp nạn hiện nay của Phật giáo, một loại Sư tử trùng cắn phá từ bên trong. 

. HT Trí Minh: với cương vị chủ nhà, Người đã cho toàn thể các học viên ngồi chật cả hội trường dựng bằng lều thật rộng lớn, một trận cười vui vẻ với lối nói chuyện đặc trưng của Người, kể về các quá trình hoằng dương chánh pháp trên xứ "No Way" không có đường về này. 

 

. HT Như Điển: nói về tính cách quan trọng của sự giáo dục, tu là phải học với tinh thần "văn tư tu". Lịch sử Phật giáo được chia làm 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 500 năm. 

Giai đoạn thứ nhất: Giải  thoát kiên cố.

Giai đoạn thứ hai: Thiền định kiên cố. 

Giai đoạn thứ ba: Trì giới kiên cố. 

Giai đoạn thứ tư : Đa văn kiên cố. 

Giai đoạn thứ năm: Đấu tranh kiên cố. 

 

. HT Tâm Huệ: ban Giáo dục và Hoằng Pháp, đổi tất cả các thói hư tật xấu thành cái tốt đẹp, đó là nền giáo dục. Đức Thế tôn là một nhà giáo dục vĩ đại.

 

MC điều khiển chương trình buổi Lễ Khai mạc là TT T. Hạnh Bảo - Phần Lan, với lối dẫn chuyện rất lôi cuốn và nhịp nhàng. MC cho khóa tu là Thầy Tâm Nhật - Đức quốc, thông báo các lịch trình tu học các lớp và các việc từ "thượng vàng đến hạ cám" như cảnh báo các học viên phải giữ kỹ thông hành và IPhone kẻo kẻ gian trà trộn vào lấy mất. 

 

Các học viên tham dự khóa tu học kỳ thứ 35 này, nếu chưa thọ Bồ Tát giới tại gia, sẽ có cơ hội thù thắng để thọ vì đạo tràng có rất nhiều vị Đại lão Hòa Thượng sẽ làm chủ lễ. Cuối cùng cũng ghi tên được 53 vị, đa số là lớp trẻ mới vào sinh hoạt trong Chùa. Họ được Thầy Hạnh Bảo chỉ dẫn các lễ nghi và cách đắp y cùng bài Kệ đọc trong lúc đắp y:

Thiện tai giải thoát phục.

Vô thượng phước điền y.

 

Như thường lệ năm nay khóa tu được chia làm 4 cấp: Cấp mang tên "Đại học Oanh Vũ", do Sư Ông Minh Tâm, người khai sáng ra Khóa tu học Phật Pháp Âu Châu đặt tên, lần này đã được 35 kỳ tu học. Cấp 1, cho những học viên mới đi tu học, hay không tự tin vào khả năng Phật Pháp của mình, hay cảm tình với một đề tài giảng Pháp của một Giảng sư nào đó. Cấp 2 dành cho những vị đã đi tu học vài lần. Cấp 3, dành cho những học viên đã miệt mài đi dự khá nhiều các khóa tu học, đã có căn bản nhiều về Phật Pháp. Năm nay Chư Tăng Ni vào Quán Âm Điện tụng Kinh Pháp Hoa trong khi các học viên tham dự những giờ giảng của chư tôn đức Tăng Ni có trách nhiệm.

 

Lực lượng Giảng sư rất hùng hậu, các Ngài chia nhau ra 4 lớp, một ngày 3 thời, tùy theo chủ đề được cấp trên đưa xuống, cấp trên đây là Ban Giáo dục và Hoằng Pháp do Thầy Tâm Huệ và Thầy Hạnh Tấn điều hành. Chẳng hạn Lớp 3 được học về Thích Bồ Đề Tâm Luận của Ngài Long Thọ bên Ấn Độ nói về Tánh Không, sẽ được giảng đủ 30 Bài Kệ. Do 3 giảng sư:

 

. Thầy Quảng Viên - Pháp quốc, từ bài Kệ số 1 đến 10. Bồ Đề Tâm tương đối thương cảm mọi người. Bồ Đề Tâm tuyệt đối thấy được Tánh Không. Thầy lại làm hai câu thơ sặc mùi Thiền:

Sống ngày nay biết ngày nay.

Ngày mai ai biết ngày mai là gì? 

 

Ngoài ra bài giảng thứ hai về đề tài Thiền, Thầy đã đưa chúng ta từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền trong cõi Ta bà, rồi lên đến cõi Vô sắc giới với: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ và Thiền số 9 là Diệt thọ tưởng định.

 

. Thầy Hạnh Bảo - Phần Lan, bài Kệ từ số 11 đến 20. Nếu không có Tâm Bồ Đề, làm bao điều thiện cũng đều tâm ma.

 

. Thầy Như Tú - Thụy Sĩ, bài Kệ từ số 21 đến 30. Ngài Long Thọ đả phá tư tưởng đánh phá của ngoại đạo bằng tư tưởng Tánh Không. Với bài Kệ cốt lõi:

Pháp giới như mây nổi.

Chân như không tánh tướng. 

Nếu hiểu được như vậy. 

Chúng sanh với Phật đồng. 

 

. Thầy Như Điển - Đức quốc, giảng về Ưu Bà Tắc giới kinh, Bồ Tát giả danh, Bồ Tát thật tướng. Tịnh Độ Tông Nhật Bản với Ngài Thân Loan, tín nguyện thứ 18 và 10 niệm trước khi chết. 

Để trả lời câu hỏi, Kinh Đại Thừa có phải đến từ Trung Quốc? Xin thưa là không, vì tất cả đều do Phật nói ra. Đến từ Trung Quốc chỉ có 2 bộ kinh: Thủy Sám và Lương Hoàng Sám thời vua Lương Võ Đế do Chí Công Hòa Thượng biên soạn.

 

. Thầy Tâm Huệ - Thụy Điển, Kinh Thiện Sanh trong bộ Kinh A Hàm, Phật giảng cho ông Thiện Sanh về hạnh phúc trong gia đình, vợ chồng hòa thuận. Bài giảng thứ hai khó hơn, thuộc về Luận: Câu Xá Luận. 

 

. Thầy Trí Minh - Na Uy, giảng về Tứ tất đàn gồm 4 điểm. Đức Phật nói mỗi nơi một khác, tùy theo nhân duyên mỗi người, nói mỗi kiểu. Tùy theo hoàn cảnh, tùy trường hợp mà nói. Thầy hay làm thơ và chế từ ngữ mới cho học viên tỉnh ngủ như "Địa ngục là giác ngộ đến muộn".

 

. Thầy Thông Trí - Pháp quốc, giảng về Nghiệp, gồm có Định nghiệp và Bất định nghiệp. Bài số 2 giảng về Sám Hối, trên tinh thần tàm và quý, chịu trách nhiệm cho việc làm của mình, phát lồ.

 

. Thầy Viên Ngộ - Na Uy, giảng về Tịnh Độ Thập Nghi Luận của Trí Giả Đại Sư. Tổ nói, nhờ tha lực cũng được vãng sanh. Sơ phát tâm phải gần Phật để tu tập, khi giác ngộ rồi mới đi độ người. 

Thể tánh của Ta bà là Phật tánh, tục đế và chân đế. Không chấp Pháp sanh và diệt, xả vọng tâm cầu chân lý.

 

. Thầy Hạnh Thông - Phần Lan, giảng về 10 đức tin của một vị Bồ Tát. 

 

. Thầy Hạnh Hòa và Hạnh Định - Đức quốc, cũng có nhiều giờ giảng trong Cấp 2 và 3, nhưng rất tiếc Thầy Hạnh Định bị bệnh nên phải nhường giờ giảng cho các vị khác. Cũng như 2 vị Hòa Thượng Giác Thanh và Quảng Hiền vì lý do sức khỏe không đến giảng dạy được. 

 

Các Giảng sư của Cấp 1 và Cấp 2 cũng rất hùng hậu:

. Thầy Hạnh Tấn - Đức quốc, hướng dẫn Thiền và Thảo luận Phật Pháp. Nhận thức về đạo Phật. 

 

. Thầy Viên Tường và Vạn Tín hướng dẫn Thiền và Thảo luận Phật Pháp. Nếu Thầy Viên Giác Niệm Thọ, Thầy Vạn Tín sẽ Niệm Thân.

 

. Thầy Nguyên Minh - Hoa Kỳ, hướng dẫn Thái Cực cho các học viên thích vận động. 

. Thầy Chúc Hiếu và Thông Tuệ, thực tập Thiền và nghe pháp bên ngoài thiên nhiên cho lớp 1.

. Các Ni Sư Tuệ Đăng, Tuệ Viên, Tuệ Trí cùng các Sư Cô Tuệ Luật, Tuệ ÂmTịnh Liên hướng dẫn trà đạo, cắm hoa cho lớp 1.

. Ni Sư Huệ Thanh - Đức quốc, Tu tập pháp Quy Y là như thế nào? Tứ Chánh Cần.

. Ni Sư Tuệ Viên - Đức quốc, tu phước và tu huệ. 

. Sư Cô Chân Đàn - Đức quốc, thế nào là tu Phật? 4 tướng của Khổ, Tứ Nhiếp Pháp. 


khoa tu ky 35 (6)

 

khoa tu ky 35 (1)khoa tu ky 35 (2)
khoa tu ky 35 (8)

khoa tu ky 35 (4)khoa tu ky 35 (5)khoa tu ky 35 (7)khoa tu ky 35 (9)khoa tu ky 35 (10)



Sau 6 ngày tu học miệt mài từ 16 đến 21 tháng 7, qua đến ngày 22 các học viên được Niệm Phật miên mật đến 4 thời từ 9 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Ôi, các chuyên gia niệm Phật cứ tha hồ hỏi bạn Đạo câu "Hôm nay bạn niệm Phật được mấy thời?".

 

Buổi tối ngày 22 tháng 7 năm 2024 có đêm thắp nến tri ân của các học viên lớp 1&2 do Đại Đức Thích Chúc Hiếu làm MC tiếng Việt và Đại Đức Thích Trung Thành dịch ra tiếng Anh. Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn nói lời cảm niệm đêm tri ân cùng với chư tôn Đức giảng sư của lớp 1&2. Những giọt nước mắt của những bà Mẹ, các Chị, các Cô đã làm cho đêm thắp nến tri ân thêm phần ý nghĩa.

 

Ngày 23 tháng 7, buổi sáng có chương trình vấn đáp rất sôi nổi, các vị Hòa Thượng và các Chư Tăng Ni ngồi chờ đợi Thầy Như Tú đọc các câu hỏi của đại chúng bỏ vào chuông từ tối hôm qua để trả lời. Nhiều câu hỏi rất dễ thương như: "Nếu chưa Quy Y, chỉ niệm Phật thôi có được vãng sanh không?" Và HT Như Điển đã trả lời dứt khoát là không. Việc Quy y Tam Bảo cũng như đi qua biên giới của một nước. Nếu không có Passport thì ai có quyền cho nhập nội?  Vô sanh pháp nhẫn là gì? Cần biết tên các loại Ma trong nhà Phật... Cuối cùng có một câu hỏi rất thời sự và nóng bỏng: "Xin cho biết nhận định của giáo hội về trường hợp của Sư Minh Tuệ". HT Như Điển lại thay mặt giáo hội trả lời, hành giả Minh Tuệ là trường hợp cá thể độc lập, không liên quan gì đến giáo hội. 

 

Buổi chiều là Lễ Bế Mạc lúc 15 giờ, Thầy Viên Duy làm MC điều khiển chương trình. HT Tánh Thiệt và HT Như Điển tặng bảng tuyên dương cho hai Thầy Viên Tánh và Viên Ngộ, hai vị đã gánh vác cả một Khóa tu hơn một ngàn học viên, toàn vẹn đến giây phút cuối cùng thật đáng ca ngợi. Các Đại diện của  Ban Trai soạn, Ban Vệ sinh, Ban Hành đường, Ban Hương đăng, Ban Trật tự, Ban Ẩm thực, Ban Oanh vũ lên nhận quà. Ai ai cũng làm trọn vẹn vai trò của mình trong 10 ngày tu tập, đáng được khen thưởng. 

 

Kỳ thứ 36 của Khóa tu học Phật Pháp Âu Châu sẽ được tổ chức tại Berlin - Đức quốc, nhưng nếu không mướn được phòng ốc sẽ theo phương án B tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ vào tháng 10 năm 2025.

HT Trí Minh chấm dứt buổi lễ bằng một bài thơ Đường Thất ngôn bát cú với câu đầu: "Khuông Việt Liên Hoa một mái nhà".

 

Đêm văn nghệ cuối khóa được tổ chức lúc 19 giờ, kéo dài đến gần 12 giờ đêm vẫn chưa dứt, chứng tỏ các mầm non, mầm già văn nghệ nở rộ khắp mọi nơi. Các em Oanh Vũ tham gia đầy đủ trong màn ca vũ nhạc kịch "Cứu chim Thiên Nga", trích đoạn trong cuốn phim Cuộc đời Đức Phật, đoạn Thái tử Tất Đạt Đa và Đề Bà Đạt Đa tranh nhau một con chim Thiên Nga bị bắn rơi, người giết kẻ cứu, phải đem đến Vua Cha và các Bậc Đại trí tuệ trong nước phân xử. Cũng chính vở kịch này đã được HT Như Điển bình chọn là hay nhất với giải thưởng 300 Euro. 

 

Ngày 24 tháng 7, các học viên cùng các Chư Tăng Ni từ các nơi tụ họp lại trước cổng Đạo Tràng Liên Hoa để chờ 5 xe buýt lớn đến chở đi Du Ngoạn cảnh sắc của thủ đô Oslo xứ "NoWay", tận cùng của trái đất không có đường về như thiên hạ đã đặt tên.

 

. Địa điểm đầu tiên là Chùa Khuông Việt, đã trải qua một phần tư thế kỷ hoằng dương chánh pháp, Chùa xây dựng rất công phu, nhưng rất tiếc trời mưa, mưa như xối xả như thời tiết thất thường của xứ Na Uy, khiến khách vãng lai không dám đứng lâu chụp hình sợ ướt máy IPhone. 

 

. Nhà Hát Lớn Operaen Oslo, được xây trên mặt biển cao nhiều tầng, đứng bên trên có thể nhìn thấy tổng thể thành phố Oslo.

 

. Công viên Vigeland, nơi có những pho tượng bằng đá hay bằng đồng chạm trổ rất nghệ thuật nhưng khỏa thân nên có tên là "Công viên khỏa thân ". Bức tượng bằng đồng rất nổi tiếng với hình cậu bé tức giận, mặt mày cau có, đã thu hút biết bao du khách viếng thăm cầm bàn tay cậu chụp hình đến tróc cả màu bàn tay. Nghe đâu pho tượng đã bị các Diệu thủ thư sinh lấy trộm đến mấy lần.

 

                     

 

. Sàn trượt tuyết Holmenkollen ở Oslo dài 95,96 m là sàn trượt bằng thép duy nhất trên thế giới.

 

Qua 4 điểm đặc sắc được tuyển chọn cho du khách viếng thăm thành phố Oslo, đã làm vừa lòng tất cả mọi người. Thôi giã từ Oslo, phái đoàn trở về Liên Hoa Đạo Tràng ăn cơm tối và thu dọn hành lý để ngày mai trở về nơi nguyên quán. 

 

Song song với Khóa tu học Phật Pháp Âu Châu, Ban hướng dẫn Gia Đình Phật tử Việt Nam tại Âu Châu đã tổ chức một Liên trại huấn luyện Lộc Uyển 6 - A Dục 9 từ ngày 16 đến 20 tháng 7 năm 2024 tại Liên Hoa Đạo Tràng Oslo - Na Uy. Họ cắm lều đủ kiểu, đủ cỡ rất đẹp mắt và sinh hoạt ngay tại đó, đêm cuối đốt lửa trại, ca hát vang trời đến khuya.

 

Những câu chuyện bên lề của khóa tu kỳ 35 này phải kể đến các “Liên khúc mưa“ của xứ Na Uy, khiến Sư Ông Na Uy phải tức cảnh sinh tình làm hai câu thơ:

Na Uy xứ lạnh tình nồng. 

Trời mưa xối xả, bởi Rồng viếng thăm.

 

Chỉ tội cho các học viên lớn tuổi phải chịu cảnh sáng nắng, chiều mưa, tối rét lạnh đến rợn cả người, nếu phải ngủ ngoài lều. Thế nhưng tinh thần tu học của mọi người rất cao, cao đến tận trời, bằng chứng là bà cụ Nhân Phượng 97 tuổi đến từ Pháp quốc, vẫn minh mẫn cầm vở ghi chép đầy đủ các bài giảng. Cụ tham dự trên mười khóa, nên rất ngưỡng mộ HT Như Điển, chỉ muốn xin chụp chung với Người  một pô hình làm kỷ niệm. Thương Thầy Tâm Huệ vì nghe Thầy kể lúc trước phải về nuôi mẹ, săn sóc mẹ già và chuyện Thầy ăn vụng chao cũng được cụ nhớ như in trong óc. Cụ rất thích đọc sách báo không cần đeo kính, nên Hoa Lan tìm cách đem sách ra phát hành moi hầu bao của cụ, quả thật tổ đãi đã được một số tiền lớn đủ để cúng dường. 

Mối nhân duyên văn nghệ giữa cụ 97 và Hoa Lan đã bắt đầu khi cụ đề nghị hát chung bài Nha Trang của Minh Kỳ và Hồ Đình Phương trong buổi văn nghệ mãn khóa. Cảm nhận sự nhiệt tình của cụ, Hoa Lan mời thêm một giọng ca phụ nữa để "cứu bồ" nhỡ khi cụ hát không nổi nữa sẽ bể tuồng. Đó là một ông trẻ 76 tuổi chưa Quy Y nên cụ gọi là anh Nguyên Si, Hoa Lan gọi là anh Nguyên Xuân, sau khi về anh tìm Sư phụ quy y với pháp danh Nguyên Đạt.

Rất tiếc người sắp chương trình không nắm vấn đề nên đã để ban tam ca: "Áo lam chiều" chờ hơi lâu. Chờ đến lúc các Chư Tăng Ni lần lượt ra về hết mới dám phản kháng một cách tiêu cực, hai ca sĩ phụ lẳng lặng bỏ ra về, nhưng khi ra ngoài sân tình cờ gặp Thầy Viên Ngộ giữ lại hỏi han và Thầy nhất định tranh đấu cho tiết mục được trình diễn ngay kẻo cụ ca sĩ chính buồn lòng. Cuối cùng màn hát cũng được hoàn thành dưới sự đệm đàn Ghi-ta một cách điêu luyện của anh Minh Vũ đến từ xứ “NoWay“. Cụ Nhân Phượng tối hôm đó ngủ một giấc thật ngon đầy mộng đẹp, nhờ con gái út chụp hình và con trai trưởng quay video show diễn thù thắng có một không hai trong lứa tuổi 97 mà vẫn còn năng động, đáng yêu, chạm đến tận trái tim của mọi người. 

 

Một câu chuyện bên lề nữa, không biết lề phải hay trái đây? Phải nhắc đến nhân vật Minh Vũ của Na Uy, tình cờ trong chuyến xe buýt số 5, anh được cử làm hướng dẫn viên du lịch cho bà con cô bác. Không ngờ chàng “Tour guide" này lại ăn nói dí dỏm, có duyên với một bụng đầy đạo pháp nhưng cứ giả vờ như ngây thơ vô số tội, làm các bà con cô bác trên xe có những trận cười thoải mái. Xin cảm ơn anh "Tour guide thế kỷ".

 

Hình ảnh hai vị Đại Lão Hòa Thượng Tánh Thiệt và Trí Minh, hay đổi lại Trí Minh và Như Điển, đứng bên nhau trước tôn tượng của hai vị Phật Thích Ca và Đa Bảo đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Một hình ảnh mà cả một phần tư thế kỷ nay các đại chúng đã mong chờ!

 

 

       

 

 

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Hoa Lan - Thiện Giới. 

Mùa hè 2024.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2024(Xem: 1606)
Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.
28/02/2024(Xem: 1160)
Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm. Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.
24/02/2024(Xem: 2391)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 1340)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 1195)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 1314)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 4147)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 1375)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 1364)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 1768)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]