Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuỳ bút : Đến chùa với Chánh niệm

24/06/202407:16(Xem: 1057)
Tuỳ bút : Đến chùa với Chánh niệm

Tuỳ bút

                              Đến chùa với Chánh niệm

 

         Đến, vào rồi ra khỏi trên 100 ngôi già lam thánh chúng trong tỉnh, tôi đều gặp thuận duyên.

        Thuận, có nhiều kiểu thuận khác nhau. Nếu đến các ngôi chùa mình đã từng thường lui tới, xem là "chùa nhà" (như Hải Ấn Ni Tự, Kỳ Viên Trung Nghĩa, Sắc Tứ Kim Sơn...) thì đương nhiên là quá thuận rồi. Đến các ngôi chùa với tờ giấy giới thiệu của Ban Trị Sự Tỉnh Giáo Hội, tờ giấy có con dấu đỏ như giấy thông hành, như "bùa hộ mệnh", khi trình ra là được đón tiếp cho dù là niềm nở và cởi mở hay thận trọng và nghi ngại, thì rốt cuộc cũng là được thuận lợi, nhiệm vụ hoàn thành. Đến những ngôi chùa được các vị trụ trì có nhã ý mời tham dự lễ lạt thì dĩ nhiên không có gì là chướng ngại, là rào cản. Có nhiều chùa tôi thuận duyên đến mà không được gặp vị trụ trì, phải lần thứ hai, thứ ba mới được yết kiến, nhưng đó cũng là thuận, là chưa đúng thời điểm, chưa hội đủ duyên lành chứ không phải nghịch duyên, chướng duyên.

       Đến chùa với từng bước chân Chánh niệm. Chà, nghe nói đến Chánh niệm nhiều lắm rồi, nghe thì hiểu đó, biết đó, thuộc làu đó, mở miệng nói ra thì dễ lắm đó, nhưng thực hành Chánh niệm mới là... quá khó. Học được rồi thì phải tu, tu được rồi phải tập. Tu học và tu tập bất cứ lúc nào và trong suốt thời gian dài, huân tập, chứ không phải học rồi nói như con vẹt thú cưng, lý thuyết suông.

       Khi đến trước cổng tam quan của bất cứ ngôi chùa nào, dừng xe, xuống xe, đứng yên lặng ngắm cảnh trước mắt, tôi mới bắt đầu Niệm. Tâm Niệm chứ không phải Khẩu Niệm.

        Niệm phải được hiểu là Chánh niệm, nghĩa là duy trì ý niệm một cách đúng đắn, chân chính. Nếu cũng là “duy trì, nắm giữ” mà ý niệm lại xấu ác, bất thiện, mưu cầu lợi lạc... thì đó là Tà niệm.

       Niệm chính là nắm giữ, duy trì được Tâm niệm ở ngay trong thời điểm hiện tại, ngay vào lúc này, không phải là quá khứ-hôm qua-hồi nãy, cũng không phải là tương lai-ngày mai-lát nữa.

        Tôi đi qua cổng tam quan, vào đến sân chùa, bắt đầu "đi êm, bước khẽ, im lặng" và Chánh niệm theo từng hơi thở. Trước khi đưa máy lên chụp tôn tượng gì, cảnh sắc gì, hay hiện vật gì tôi đều chiêm bái, chiêm ngưỡng, ngắm nghía đo đong ánh sáng trong lúc niệm đức hiệu Phật rồi mới bấm máy.

        Thực hành Chánh niệm tỉnh giác thấy vậy mà khó lắm. Sẽ dễ dàng hơn khi mình tu tập trong một đạo tràng, một khoá lễ, một tập thể đang thực hành Chánh niệm ở khoá tu.




vieng chua-vinh huu (4)vieng chua-vinh huu (3)vieng chua-vinh huu (2)vieng chua-vinh huu (1)


        Còn khi chỉ có mỗi một mình, cô thân độc mã đường xa đường dài, chỉ có mình biết mình và hiểu mình có Chánh niệm hay Tà niệm, tưởng là dễ ợt dễ òm, dễ "nắm giữ và duy trì ý tâm chân chính đúng đắn", nhưng lỡ mà bất thình lình đụng chuyện, bất ngờ va chạm, đột ngột đương đầu, đột xuất tiếp chiêu... liệu mình có giữ gìn và duy trì được của báu nhiệm mầu trong Tâm mình hay không?

 

       Tôi vào đến ngôi chùa đó, cổng ngõ mở toang, nhưng trong ngoài trước sau im ắng không thấy bóng dáng một ai. Cứ từng bước khẽ, từng hơi thở nhẹ nhàng, mật niệm, tôi cứ vậy mà vãng cảnh, một máy đeo cổ thòng trước ngực và một máy cầm trên tay phải để ghi hình lưu ảnh, nắng quá thì tìm bóng mát tàn cây mà bước vào nương nấp vài mươi giây rồi khẽ bước tiếp qua trái, qua phải, vào giữa sân, vào sâu thêm trong vòng tay dang đón của chốn già lam lan nhã thanh tịnh hiền hoà...

       Tôi nghe thấy tiếng "lọc cọc lạch cạch" ở phía Tổ đường, nhìn sang thì thấy một đạo hữu đang loay hoay với cái thùng nhựa xả nước và cây lau nhà. Đạo hữu đã lớn tuổi, mặc bộ đồ màu lam, vóc dáng nhỏ thó và gầy guộc, đang tập trung với công việc lau chùi chốn thiêng liêng. Tôi đứng yên, cách chỗ đạo hữu khoảng mười bước chân, cất tiếng:

        "Nam mô Phật!"

        Đạo hữu đó chỉ ngước nhìn tôi với một tích tắc, ném ánh mắt bay nhanh như điện xẹt, rồi cúi mặt tiếp tục xả cây lau nhà.

        "Cô ơi... quý Thầy đi vắng hết rồi hở Cô?"

        "Hỏi cái gì?"

        "Dạ, hỏi quý Thầy đó Cô!"

        "Thầy, thầy, thầy cái gì?! Hỏi làm gì? Phiền phức quá!"

       Tôi ngẩn ngơ chút xíu, mỉm cười, khẽ bước lại phía Tổ đường. Tôi chỉ suy nghĩ đơn giản lúc đó: "Chắc cô ta đang gặp chuyện phiền não, bực bội chưa giải toả được cho nhẹ lòng, và chắc mình đang gây phiền não cho cô ta rồi!"

        Tôi đứng trước sân dưới thềm Tổ đường đang mở toang cả 3 cánh cửa. Nam mô Phật, con đã đi và đã đến rồi đây ạ!

        "Nè nè nè, nhà Tổ tui mới lau chùi sạch sẽ rồi đó nghen, đừng có bước lên thềm đó!"

        Giọng cô ta thật gắt gỏng, nghiêm nghị.

       "Nam mô Phật! Dạ, cho em vào lạy chư Tổ..."

        "Không! Tổ gì mà Tổ. Tui mới vừa lau chùi sạch bong mà đòi bước vô hả?

        Tôi chưa kịp nói gì thì cô ta tiếp với giọng gay gắt chói tai:

        "Bước vô mang bụi vô theo hả? Tui nói rồi đó nghen, đừng có bước vô đó đó!"

        Tôi lặng im, vẫn đứng nơi sân nắng chói chan trước thềm Tổ đường. Tâm như mặt hồ nước phẳng lặng. Một cơn gió chướng vừa thổi qua lay động mặt hồ, rồi gió đã đi qua, mặt nước trở về yên tĩnh dưới nắng. Đứng nơi đó, tôi dùng máy gắn ống kính tele để chụp 3 bàn thờ chư Tổ, vẫn thấy rõ được các linh ảnh và bài vị trên ban thờ. Chụp xong, tôi xá ba xá rồi tiến ra sân nắng chói chan để đến điện Quán Thế Âm, vì nghĩ rất nhanh rằng "Tổ đường mà mình còn chưa được mang bụi vô thì đừng có mơ nghĩ đến chuyện lên Chánh điện lạy Phật!". Các cánh cửa gỗ dầy và đen bóng của ngôi bửu điện đều đã đóng kín mít lặng im như vách tường thành kiên cố.

        Bụi ư? Ừ thì đúng rồi. Thân minh là cát bụi hoá kiếp mà. Mình đã luôn nhớ mình không là gì trên cuộc trần huyễn mộng này, mình mong manh và bé xíu lắm. Đã là thân hạt bụi mà còn mang bụi bẩn ô nhiễm từ ngoài đường theo nữa, hỏi sao không bị can ngăn, cấm cản?

        Trước khi bước qua cổng tam quan của bất ứ ngôi già lam nào để vào bên trong khuôn viên, mình đã trút bỏ học vị, danh xưng, kiến thức và tài năng xuống hết dưới đất sau lưng rồi, chỉ còn là một hạt bụi vô danh, không còn là gì hết ngoài tín tâm phụng sự của một người con Phật thuần thành.

       Mình phải tỉnh giác, quay về tự xét lấy mình, xem mình có mang tâm ô uể, ý ô trược nào theo khi vào đến chốn tôn nghiêm hay không, mà như bị "đuổi" đi nơi khác vậy?

       Vừa đến trước Điện Quán Thế Âm, chợt nghe giọng gắt gỏng của cô đạo hữu vọng đến tai:

       "Chỗ thềm điện đó tui cũng mới lau chùi xong đó nghen. Đừng có bước lên!"

       "Nam mô Phật! Em chỉ đứng ở chỗ này thôi..."

        "Chỗ đó cũng mới lau, chỗ nào tui cũng mới lau chùi sạch sẽ hết rồi!"

       Tôi cúi nhìn dưới chân mình. Mình đang đứng trên thềm gạch bông thấp nhất trước điện Bồ tát. Thôi thì bước lui lại, xuống dưới sân, niệm danh hiệu Quán Thế Âm, rồi ghi hình.

        Sau đó, tôi khẽ bước qua vườn phía bên kia để lạy Tháp Tổ khai sơn, ghi hình cây hương cổ thụ và bụi tre mạnh tông già. Tôi ngồi xuống ghế đá, hút thuốc, quán xét thân tâm dưới bóng mát cây hương, nghĩ về cuộc gặp gỡ chớp nhoáng vừa rồi mà mỉm cười một mình.

        Mình là Phật-tử phát tâm "phụng đạo", giốc lòng vì Phật pháp. Còn cô ấy là "hộ pháp hộ tự", giốc lòng giốc sức vì Tam Bảo. Nhiệm vụ có khác nhau chi lắm đâu?

        Trường hợp cô ta chỉ là một Phật tử bình thường như mình, do đã lớn tuổi rồi, chắc là trạc bằng tuổi mình hoặc lớn hơn chút ít, vốn là người dân quê ngoại ô chân chất cục mịch, lại gầy gò ốm yếu có thể thân đang mang bệnh tật cũng như mình, mà cứ ráng sức làm lụng, cố gắng vận động nên dễ sinh cau có bực dọc, vậy thì mình càng phải yêu thương và sẵn sàng bao dung tha thứ, không nên bắt bẻ lỗi phải đúng sai, ghim gút để bụng, chấp nhặt làm gì. Đó là chánh niệm về Từ Bi.

        Bất chợt, tôi nhớ đến bài Thiền kệ "Quét dọn sân chùa":

        Cần tảo già lam địa

        Thời thời phước huệ sanh

        Tuy vô tân khách chí

        Diệc hữu thánh nhân hành.

        (Siêng năng quét dọn chùa

        Phước huệ sẽ sinh ra

        Tuy khách không thấy đến

        Thánh nhân vẫn lại qua)

 

        Ừ nhỉ, biết đâu Cô ta, đạo hữu lau chùi bảo điện, là một ngài Hộ pháp, A-la-hán, Thánh nhân... đang thử Tâm mình, muốn thấy biết cái ông khách lạ từ phố thị vào chùa chụp hình là tà hay chánh?! Dám lắm đó, chứ không thì sao mình lại "bị đuổi như đuổi tà"?

        Nam mô Phật! Con xin xá ba xá cảm niệm ân đức nhắc nhở chỉ giáo, con xin quay trở về và xin hẹn vào một ngày thuận duyên khác, ngày đó phải là ngày được Phước duyên ạ!

       Trên đường về nhà tôi cứ tủm tỉm cười, cười vì mừng và vui cho mình đã giữ gìn và duy trì được Tâm niệm!

 

                                               Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2022(Xem: 11924)
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC THE STORY OF PHILOSOPHY – WILL DURANT Cau Truyen Triet Hoc-1971 Nguyễn Hiền-Đức thực hiện theo bản của Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương ngày 25/07/2012 Santa Ana, CA tháng 12 năm 2021
29/12/2021(Xem: 2947)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:
29/12/2021(Xem: 2999)
Bóc vài tờ lịch cuối ... lòng dâng trào cảm xúc ! Phước duyên gì được an lạc phút này đây Khi bao người vì đại dịch …sầu não bao vây Chắp tay sen…rưng rưng kính tri ân Phật Pháp !
27/12/2021(Xem: 2993)
Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt (1) — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.
25/12/2021(Xem: 10590)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
22/12/2021(Xem: 10309)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7677)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
27/11/2021(Xem: 2669)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].
25/11/2021(Xem: 9043)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
15/11/2021(Xem: 3962)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]