Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một ngôi Chùa huyền sử

15/06/202409:00(Xem: 1381)
Một ngôi Chùa huyền sử



chua vien giac-2

Một ngôi Chùa huyền sử

 

Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên. 

 

Có người còn khấn nguyện, nếu được sống sót sẽ cạo đầu ăn chay một tháng hay sáu tháng tùy theo hạnh nguyện của từng người. Nghe đâu sau này ít ai giữ đúng được lời hứa của mình trước các đấng Chí Tôn. Nhưng các Ngài ở trên cao chỉ mỉm cười, khoan dung và chẳng bao giờ quở trách hay trừng phạt một ai. Chỉ có lương tâm của người không giữ lời hứa mới cắn rứt mà thôi! 

 

Thế rồi một phép lạ đã xảy ra tại xứ Đức, nơi vào thời điểm đó chưa có một ngôi Chùa Phật giáo nào của người Việt được xây dựng trên xứ sở của Hitler, nhân vật đã gây nhiều tai tiếng khi đã tiêu diệt 6 triệu người Do Thái dưới đủ mọi hình thức, nhiều nhất bằng hơi ngạt. Xứ Đức nổi tiếng về kỹ nghệ cơ khí và hóa chất, nên dễ có mộng bá vương gây ra thế chiến thứ hai cho nhân loại chết bớt dần. Một đất nước chịu nhiều tai tiếng như thế, dân chúng Đức lại chăm chỉ và có lòng nhân đạo nên được bổ xứ một vị Tăng trẻ đến thành phố Hannover xây dựng một ngôi Chùa Việt đầu tiên trên xứ Đức.  

 

Sơ lược qua vài dòng về quê quán và hành trình dấn thân của vị Tu sĩ Phật giáo này. Người sinh ra tại đất Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, nơi có dòng sông Thu Bồn chảy ngang và ngôi Chùa Viên Giác với rất nhiều bóng đa cổ thụ, che mát khắp sân Chùa. Xuất thân từ ngôi chùa Viên Giác xứ Quảng, Người được học bổng sang Nhật Bản du học từ những năm đầu 72. Rồi biến cố 30 tháng 4 năm 75, Người không thể và không muốn trở về quê hương sau khi lịch sử đã thay trang với nhiều điều tiêu cực. 

 

Sau khi tốt nghiệp bằng Cử nhân về Giáo dục học với điểm tối ưu, rồi Cao học Phật giáo, Người quyết định sang Đức quốc Hoằng Pháp vào năm 1977 và chọn thành phố Hannover để xây dựng một ngôi chùa mang tên Viên Giác. Người đời ra đi mang theo cả quê hương, phần người Tu ra đi mang theo cả một Tổ Đình.

Vào khoảng năm 78, với sự góp sức của một số sinh viên du học trước 75, Người thành lập một Niệm Phật Đường lấy tên Viên Giác ở Hannover, để mọi người có nơi nương tựa vào cửa Phật. Bước vào Niệm Phật Đường sẽ thấy hai câu đối treo trong Chánh điện nói lên chí nguyện của vị Sư trẻ:

 

Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. 

Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền. 

 

Chí nguyện rất lớn, muốn đem giáo Pháp truyền bá khắp Âu Châu, chẳng những cho người Việt lưu vong tại xứ người mà còn cho người bản xứ. Mong muốn cho chúng sanh ai ai cũng đều giác ngộ. 

 

Đến năm 1989, khi bức tường ô nhục chia cắt Đông-Tây Bá Linh bị sụp đổ, các "Tường nhân" trèo tường nhảy sang bên phía tự do rất đông. 

Lúc ấy cửa Chùa phải rộng mở để đón những người tỵ nạn chạy sang, nên nhu cầu cấp bách phải khởi công xây dựng ngôi Chùa Viên Giác. Mãi đến năm 1993, ngôi Tam Bảo mới hoàn thành với một Chánh điện rộng lớn và trang nghiêm. Tầng dưới là một Hội trường với sân khấu để trình diễn văn nghệ, có cùng chung một diện tích như Chánh điện bên trên. Lúc ấy ngôi Chùa Viên Giác lớn nhất Âu Châu và số lượng khách thập phương đến Chùa trong những ngày Đại lễ như Phật đản, Vu Lan hay Tết Nguyên đán đông không đếm xuể, vui như một ngày hội lớn ở quê nhà. 


chua vien giacChùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc

chua vien giac-3Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc

 

Mộng Chi đã là Phật tử của ngôi Chùa này từ những năm 82, vì là ngôi Chùa Việt Nam đầu tiên trên xứ Đức nên những ngày Đại Lễ nàng phải lái xe đến gần ba trăm cây số đến lễ Phật và nghe Pháp. Chùa nhỏ lắm, chỉ là một căn hộ với phòng khách rộng làm Chánh điện, nên chỉ dám gọi là Niệm Phật Đường. 

 

Mãi đến năm 85, vị Đại Đức trụ trì ngôi Chùa mới mượn Hội trường bên ngoài để mời các ca sĩ đến hát, giúp vui cho bà con đỡ nhớ nhà trong những ngày Tết, hay nghe hát bài "Bông hồng cài áo" trong dịp lễ Vu Lan. Người con dù mất mẹ đã lâu, tưởng đã nguôi ngoai, nhưng khi nhìn đóa hồng trắng cài trên áo, lại nghe ca sĩ nức nở hát bài "Tâm sự người cài hoa trắng" của tác giả Thích Trường Khánh, cũng nước mắt vòng quanh ướt nhèm trên má. 

 

Do đó nhân duyên "Bầu Show" của Mộng Chi với ngôi Chùa này đã bắt đầu từ năm 85, tiến triển nhanh từ năm 95 và không ngừng nghỉ cho đến hôm nay, một đứt đoạn 3 năm Covid phải trừ ra. Nghĩa là làm việc cho Chùa Viên Giác đến gần ba chục năm, qua 5 đời các vị Trụ trì. Vị Đại Đức trẻ tuổi ngày nào, nay đã trở thành một vị Hòa Thượng đạo cao đức trọng, làm bao nhiêu việc lợi ích Hoằng Pháp độ sinh cho đời.

 

Có người đặt câu hỏi ? Tại sao chốn Thiền môn thanh tịnh lại đem chuyện ca hát đến mua vui? Thoạt nghe cũng có lý, vì trong việc thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm, có giới không đàn ca múa hát và xem đàn ca múa hát. Nhưng trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện số 2, có cho phép được xử dụng một số phương tiện tiểu xảo để Hoằng Pháp độ sinh. Chẳng hạn trong thời đại này phải hằng thuận chúng sanh bằng cách bày trò giải trí ca hát để thu hút giới trẻ đến Chùa, tạo chủng tử cho họ, rồi sẽ áp dụng câu:

Trước dùng dục câu dắt. 

Sau dùng trí để nhổ.

 

Đã biết bao Phật tử thuần thành của chùa Viên Giác, lúc ban đầu đến Chùa chỉ vì ham xem văn nghệ, nghe có cô ca sĩ tài danh nào đó đến từ Trung tâm Thúy Nga bên Hoa Kỳ là quyết tâm đến Chùa để xem cho bằng được, để mua băng nhạc và được chụp hình cùng. Rồi sau đó mới lên Chánh điện lễ bái và nghe Thầy Trụ trì giảng Pháp, dần dà mưa dầm thấm lâu họ trở thành Phật tử thuần thành lúc nào không biết. 

 

Đã từ hơn ba chục năm nay, ngôi chùa Viên Giác là điểm hẹn của rất nhiều Hội đoàn từ chính trị đến tôn giáo, từ các nam phụ lão ấu tới trai thanh gái lịch, họ hẹn gặp nhau tại những ngày lễ lớn như Phật đản, Vu Lan. Trong sân Chùa, các món ăn quê hương được mời gọi một cách thiết tha, những ly chè ba màu hay chiếc bánh tiêu, dầu cháo quẩy dân dã ngày nào, lại đắt hàng đến thế! 

 

Có nhiều bạn bè lâu ngày mất dấu chân chim, tìm kiếm hoài không gặp. Thế mà lại thấy ngồi bên tô hủ tiếu chay, nói nói cười cười với bạn bè trong quầy hàng của Chùa. Họ gặp nhau tay bắt mặt mừng, thầm nghĩ nếu không lên Chùa lấy gì gặp lại bạn xưa!

 

Buổi tối thứ bảy của cuối tuần ngày Đại lễ, lúc nào cũng có văn nghệ "Kính mừng Phật đản" hay "Vu Lan báo hiếu" thật đặc sắc. Phần đầu do các em trong Gia đình Phật tử của các Chi hội toàn xứ Đức trình diễn, xen kẽ các màn đơn ca của các ca sĩ tài danh được bà Bầu Show Mộng Chi mời đến thể theo lời yêu cầu của Chùa, dựa theo thị hiếu của khán giả cho đúng với câu: "Trước dùng dục câu dắt". Sau khi giải lao vào phần hai của đêm văn nghệ cúng dường, các Chư Tôn Đức về nghỉ ngơi nhường sân khấu cho ca sĩ và khán giả "quậy" tới bến đến nửa đêm. Mọi người ra về với niềm vui phơi phới, được một buổi nghe hát đến đã tai, được lên sân khấu nhún nhảy cùng thần tượng của mình và quan trọng nữa là được xem "free" không mất tiền vào cửa, chỉ tốn ít tiền mua thức ăn để xoa dịu nỗi cào xé của dạ dày. À không, nếu ai chịu ăn cơm chùa với ba món có cả canh thì đứng xếp hàng, sẽ được phát miễn phí. Cửa Chùa rộng mở đến thế nên sau 40 năm khách thập phương vẫn đến đông nghịt như ngày nào trong những ngày Đại lễ. 

 

Về chuyện phải mời ca sĩ tài danh đến Chùa ca hát, cũng làm các Thầy suy nghĩ đến mệt cả đầu, định dùng ca sĩ cây nhà lá vườn của địa phương cho rẻ, họ hát cũng hay lắm, nhưng lần nào thư mời không nêu danh tánh ca sĩ nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ, là y như rằng số người tham dự Đại lễ giảm thấy rõ, không khí bớt đi vẻ tưng bừng náo nhiệt như mọi lần. Thôi đành tùy thuận chúng sanh! 

 

Nhưng sau 3 năm bị Covid hoành hành, thời gian ấy cửa Chùa phải khép kín, khiến mối duyên văn nghệ bị đứt đoạn. Đến hôm nay vẫn chưa được nối lại như xưa, bà Bầu Show Mộng Chi viện cớ tuổi già sức yếu, đã xin phép được rũ áo bỏ nghề. Không biết Bà đã khấn Tổ hay chưa? Chứ theo thói quen mỗi lần ra quân trước giờ trình diễn, Bà đều thắp ba nén nhang khấn Tổ.

 

Mỗi lần trình diễn thành công, họ đều cho là được Tổ đãi. Ai ở trong nghề mới biết, chứ không lại bảo mê tín dị đoan. Bà Bầu Show chắc phải bỏ nghề, từ lúc Covid xảy ra bao nhiêu chuyện đã đổi thay, từ kinh tế cho đến lòng người. Vé máy bay mua cho ca sĩ cao ngất ngưởng, số người đến Chùa xem văn nghệ chưa lường trước được vì sợ Cô Vi. Trong tình trạng này Mộng Chi phải tự rút lui về hưởng tuổi già, đi ngao du sơn thủy đó đây! Một đời rong ruổi! 

 

Còn ngôi Chùa Viên Giác vẫn sừng sững trước gió đông. Thiên hạ không còn gọi là Chùa Viên Giác nữa mà nâng cấp lên một bậc, gọi là Tổ đình Viên Giác. Vì người đầu tiên sáng lập ra một điều gì đều gọi là ông Tổ của điều đó! 

 

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

28 tháng 6 năm 2024.

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2013(Xem: 12883)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 13308)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 3104)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 10915)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
20/01/2013(Xem: 2968)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
15/01/2013(Xem: 6203)
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир) là nhan đề một tiểu thuyết của Lev Nikolayevich Tolstoy, xuất bản rải rác trong giai đoạn 1865 - 1869.
30/12/2012(Xem: 4179)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
17/12/2012(Xem: 4358)
Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng. Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.
10/12/2012(Xem: 3187)
Đúng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!
05/12/2012(Xem: 3527)
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần... Đến góc núi, bỏ đường lớn, người và ngựa thong thả nước kiệu qua ngọn đồi tràm và thông mọc lưa thưa chen lẫn đá hoa cương và đá tổ ong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]