Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh Niệm Trong Động

12/06/202409:12(Xem: 749)
Chánh Niệm Trong Động


ngoi_thien_6
CHÁNH NIỆM TRONG ĐỘNG

 

Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng  - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chánh niệm vào trong sự sinh hoạt vận động hàng ngày.

 

**

 

Khi chúng ta nói về thiền định và chánh niệm, thông thường chúng ta thảo luận về việc ngồi và tìm kiếm sự tĩnh lặng, tuy nhiên không nhất thiết phải tĩnh lặng mới có được chánh niệm. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hành chánh niệm ngay trong sự chuyển dịch vận động của mình bằng phương pháp này; thân thể chúng ta sẽ là một phương tiện để đưa chúng ta vào (sống) với phút giây hiện tại.

Trong mọi hành động sinh hoạt thường ngày, những suy nghĩ của chúng ta luôn xuyên suốt không gián đoạn. Trong lời giải thích cho câu hỏi: “Làm thế nào để thực hành chánh niệm” Cindy Lee đã nói: Thân và tâm của chúng ta thật sự không tách rời nhau cho dù chúng ta đang nói chuyện, viết lách, lập kế hoạch hoặc là đang lo lắng. Bạn vẫn đang ở trong cơ thể của mình và ngay cả khi bạn đang đạp xe đạp, đang ngủ, đang đi bộ, đang dắt chó đi dạo suy nghĩ của bạn vẫn đến đi không ngớt”. Khi chúng ta nhận ra sức mạnh của việc đưa chánh niệm vào mọi hành động sinh hoạt của mình, chúng ta sẽ gặp những cơ hội tuyệt vời tận dụng những phút giây để thực hành chánh niệm

Trong thể thao và điền kinh, chánh niệm tác động rất lớn đến thành tích (hiệu quả) và thái độ của chúng ta. Trong cuộc nói chuyện trao đổi giữa tôi (Martine Panzica) và nhà leo núi Francis Sanzaro chúng tôi thảo luận về phương cách mà việc leo núi đưa chúng ta thâm nhập vào nhận thức sâu sắc, điều đó có thể đưa chúng ta vượt xa những kinh nghiệm của chúng ta trên vách (bức tường) đá. Francis Sanzaro nói: “Leo núi thật sự là một nghệ thuật lắng nghe! Bản thân tôi là một nhà leo núi, tôi biết điều này thật sự đúng. Tôi học cách lắng nghe tâm trí, thân thể mình và môi trường xung quanh để leo núi thành công”

Ba phần dưới đây sẽ kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với sự chuyển động. Tôi hy vọng chúng sẽ đem lại chánh niệm cho dù bạn chọn di chuyển cuối tuần.

 

1. Sức mạnh của nhận thức, cuộc phỏng vấn nhà leo núi Franis Sanzaro

Martine Panzica trò chuyện với tác giả và cũng là nhà leo núi Francis Sanzaro về cuốn sách của anh ấy: “Thiền leo núi và sức mạnh của chánh niệm trong thể thao cũng như trong cuộc sống chúng ta”

Tôi bắt đầu leo núi một cách nghiêm túc từ khi 13 tuổi và hai năm sau đó mới khám phá ra Phật giáo, từ đó cả hai có mặt một cách nghiêm túc trong cuộc đời tôi suốt 30 năm nay, tuy  nhiên không phải lúc nào cũng nhận ra mối liên hệ của cả hai. Phải mất một thời gian dài (mới nhận ra), trong khi leo núi tôi chú ý đến cơ thể của mình và những cái gì tôi đang làm khi leo, nhận thức thật sự rất quan trọng.
Bài học sớm nhất và quan trọng nhất từ Phật giáo là điều tốt nhất bạn có thể làm đó là nghiên cứu tâm ý bạn. Thật sự chỉ cần đặt ống kính lên chính bản thân mình và tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra, cái mong muốn của bạn đang tác động thế nào đến bạn? Tốt hơn hay tệ hơn? Những chu kỳ không hạnh phúc của bạn là cái gì? Đấy là những lần sớm nhất của tôi, tôi chỉ lấy (chấp nhận) nó một cách tử tế và bỏ chạy

2. làm thế nào để thực hành chánh niệm (thể hiện)

Cindy Lee, một giáo viên Yoga và cũng là một Phật tử đã dạy chúng tôi: Bạn không chỉ thực hành chánh niệm với tâm trí của mình mà còn thực hành chánh niệm với cơ thể của bạn.

Theo phương cách truyền thống ngồi thiền chánh niệm là khi tâm ý bị lạc (nghĩ ngợi linh tinh) thì đưa nó trở lại với hơi thở. Trong chuyển động của chánh niệm, bạn cần nhận biết khi mình mãi nghĩ ngợi mông lung bạn có thể quay trở lại chú ý vào cảm giác bàn chân bạn chạm mặt đất, mồ hôi đang trên da, âm thanh của hơi thở hoặc cố gắng sử dụng cơ bắp để thực hiện tư thế yoga lâu hơn, hoặc là bất cứ cảm giác sống động nào ngay lúc ấy.

Làm sạch tâm ý của mình thông qua các cảm giác của cơ thể, chuyển động một cách có hiệu quả với phút giây hiện tại thay vì nhìn đồng hồ hay các app ứng dụng đi bộ, điều này sẽ đem lại cho bạn cảm giác hòa nhập và hiện thân. Đây là cách để qua một ngày gần như là bạn đang đi tu.

3.Chạy vào niềm vui

Đôi khi Vanessa Zuisei Goddard ngồi với nỗi buồn đầy khó khăn nhưng rồi cô học cách chạy với nó và vượt qua nó.

Trong thời gian dài trước đây tôi biết đến endorphins và cảm thụ thuốc phiện, nhiều năm trước tôi cũng đã nghe về “the Zone” Tôi cảm nhận được một cách để chống lại nỗi buồn của mình là chạy xuyên qua nó. Theo thời gian tôi nhận ra có hai nỗi đau: Nỗi đau chúng ta cần phải hiểu và nỗi đau chỉ có thể chịu đựng, bởi vậy khi tôi ngồi với những cảm xúc thật là khó khăn, cho nên khi chạy cùng với chúng thì có thể giúp tôi cảm nhận mà không cần sửa chữa, cứ để những gì có ở đó mà không cần phán xét hay kìm nén.

Cho đến hôm nay, chạy bộ là niềm vui đơn giản và  đáng tin cậy đối với tôi. Niềm vui được sống và được sử dụng cơ thể này. Niềm vui vì sự kỳ diệu của hơi thở và cũng như bí ẩn của cuộc sống này.

 

Martine Panzica, trợ lý biên tập kỹ thuật số, Lion Roars
Chuyển ngữ: Tiểu Lục Thần Phong



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2020(Xem: 19211)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8585)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 12131)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2552)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5479)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5437)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10797)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11916)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]