Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụng Đạo Độ Đời

12/06/202409:09(Xem: 742)
Phụng Đạo Độ Đời


hoa sen dep (3)

 PHỤNG ĐẠO ĐỘ ĐỜI

 

Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy.

Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.

Thế giới này vô cùng mong manh, thay đổi và biến dịch trong từng phút giây. Thế giới nà là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, là sự hình thành bởi những điều kiện cần và đủ. Nhà Phật gọi là duyên hợp, hễ cái gì có hình tướng từ duyên hợp thì cũng sẽ vì duyên mà tan. Thế giới này vô thường, chẳng có chi tồn tại vĩnh viễn, chẳng có gì mà không có biến đổi. Khổ nỗi con người lại muốn nó không biến đổi, muốn nó trường tồn. Điều này có thể dễ dàng thấy  ở mấy ông vua, mấy tay độc tài toàn trị, mấy ông trùm hắc ám… lúc nào cũng buộc người ta phải: “vạn tuế”, “vạn niên”, “muôn năm”, “sự nghiệp sống mãi”...Tham và ngu muội đến thế là cùng! Cứ kêu gào cho cố, cố duy trì quyền lực bằng mọi giá nhưng tiếc thay vô thường chẳng nể nang gì, khẩu hiệu gào chưa dứt thì đã đi rồi. Nhưng khổ thay những kẻ kế tục lại tiếp tục gào như thế, gào một cách khổ sở, cả kẻ gào lẫn người bị nghe đều khổ làm sao.

Thế gian này, cuộc đời này nó kỳ cục lắm! Cái mình muốn thì không được, cái mình không muốn lại được. Hầu hết mọi người ở đời từ kiếp nào đến giờ, từ đông sang tây ai ai cũng muốn tiền bạc, của cải, giàu sang, sức khỏe, sắc đẹp, dục lạc… nhưng mấy ai có được! Một số ít có nhưng vẫn khổ, thậm chí còn khổ hơn vì phải cố giữ nó, ngày đêm thân tâm lo lắng, tìm mưu kế để tranh đoạt và phòng thủ vì sợ mất. Người không có khổ đã đành, người có cũng khổ nhưng đôi khi không thấy đó là khổ, đây cũng chính là nỗi khổ vậy!

Thực tế chứng minh cho thấy trường hợp này. Một ông tỷ phú giàu có vừa là tổng thống đầy quyền lực, sống trong nhung lụa, vàng son, vợ đẹp con xinh… nhưng cuộc đời ông ấy như đang cháy trong hỏa ngục. Cuộc đời ông ấy từng giây phút toan tính mưu ma chước quỷ để tranh đoạt, mua gian bán lận, gạt thân lừa sơ. Suốt quãng đời dài ngày nào cũng hùng hổ, giận dữ, thù hận chửi rủa người này, miệt thị người kia. Ông ấy không chừa một thủ đoạn đê tiện và bẩn thiểu nào. Ông ấy không từ một sự gian trá, tàn bạo nào. Miệng ông ấy chưa từng nói được một lời êm dịu, tử tế, ngay thật;  toàn phun ra những lời độc địa, thô bỉ, xấu xa… điều ấy nó phản ánh cái tâm của ông ta như thế! Ngay cả với những người đàn bà mà ông ta ăn nằm, ông ấy cũng dùng mọi thủ đoạn tay trên để gạt gẫm, ngăn chặn, phòng thủ bằng những hợp đồng tiền hôn nhân, bằng cam kết ràng buộc, bằng hợp đồng bịt miệng… Ông ấy sống trong những căn biệt thự sang trọng vào hàng nhất nhì thế gian nhưng thật sự thì chẳng khác gì hỏa ngục vì tâm ông ấy tràn đầy lửa sân hận, đố kỵ, thù ghét, ích kỷ… Ông ấy muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá, gây ra những đổ vỡ, chia rẽ trầm trọng trong các thành phần xã hội. Ông ấy kích động bạo loạn, phá hoại hiến pháp và pháp luật… Ông ấy là tỷ phú nhưng đời ông ấy, tâm hồn ông ấy chưa từng có một phút giây bìn an. Bởi vậy giàu có, quyền lực, sắc dục, có tất cả những thứ mà người đời ao ước… nhưng vẫn cứ khổ như thường.

Cuộc đời này nó kỳ khôi lắm, nó như một vở bi hài kịch. Cái mình muốn thì không có, cái mình không muốn thì lại có quá nhiều. Mình muốn khỏe mạnh ấy vậy mà bao nhiêu thứ bệnh rập rình chờ bộc phát, nhẹ thì đau bụng nhức đầu, nặng thì tim gan nhiễm mỡ, suy thận,cao máu, độc quỵ, ung thư… Mình muốn có tiền nhưng trần thân lao nhọc mà chẳng có được bao nhiêu, trong khi ấy thì lại có bao nhiêu thứ bệnh tật cần chữa trị, nhà cửa cần trả nợ, con cái cần ăn học… Có vô vàn những cái muốn có mà không có và có vô số những cái muốn có thì không có. Những cái không muốn, những cái không thích thì cứ hiện hữu bên mình trong từng phút giây. Cũng vì quá nhiều thứ khổ nên kinh sách nhà Phật gọi thế giới này là thế giới Sa Bà nghĩa là kham nhẫn, chịu đựng. Chữ Sa Bà còn nhiều nghĩa khác nữa nhưng đây là nghĩa thông dụng nhất.

Con người khổ vì mội trường bên ngoài: quá nóng, quá lạnh, quá khô, quá ngập... Khổ vì chế độ độc tài tàn bạo, độc ác, phi nhân tính. Khổ vì những mối ân oán đáo đầu, nhân duyên ràng buộc tự mình làm khổ mình và làm khổ lẫn nhau. Khổ vì chính nội tâm của mình.

Con người khổ vì cái thân vật chất này, ngày ngày từng phút giây bao nhiêu tế bào sanh – diệt liên lỉ, tụ tán vô kỳ nên sanh – già – bệnh  - chết. Khổ vì tâm có bao nhiêu mong muốn thèm khát nung nấu. Khổ vì bao nhiêu ý niệm sanh – diệt liên miên trong tâm tưởng. Cũng vì cái khổ thân và tâm như vậy nên đức Phật mới nói đây là cái khổ ngũ ấm xí thạnh, nghĩa là cả thân và tâm đầy những phiền não như lửa cháy. Cũng vì cái khổ của thân và tâm như lửa cháy nên chứng đắc niết bàn mới có nghĩa là lửa đã tắt, củi đã hết, tất cả tham, sân, si vắng bặt, tịch diệt.

Phật và kinh sách nói đời khổ như thế là nói thật, trình bày sự thật, vì sự thật thường khó nghe và khó chấp nhận nên con người cho là đạo Phật bi quan, yếm thế. Cho dù chúng ta phủ nhận, không chấp nhận nhưng khổ nó vẫn là khổ, khổ như thế nào thì vẫn phải khổ như thế ấy, không thể nào khác được. Cho dù có dùng ngoa ngôn ngụy ngữ để tô lục chuốc hồng vẫn không sao làm cho cái khổ hết được. Phật và pháp Phật chỉ dạy nhiều phương cách giảm khổ, thoát khổ nhưng chung quy vẫn không ngoài con đường trung đạo, cứ thực hành trung đạo thì ắt hết khổ, không phải tương lai mà ngay bây giờ và ở đây! Trung đạo chính là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Không cứ là xuất gia hay tại gia, ai y giáo phụng hành, thực hành đúng trung đạo thì đi đến hết khổ, giải thoát. Dĩ nhiên là người xuất gia dễ thực hiện hơn, tinh tấn hơn, tâm nguyện khẳng quyết hơn, điều kiện và môi trường thuận lợi hơn. Chữ xuất gia tưởng đơn giản vậy nhưng thật ra nghĩa cũng sâu và rộng lắm. Gia ở đây có ba nghĩa: gia là nhà cửa, điền trang, gia thất ngoài ra còn có nghĩa khác nữa là phiền não gia và tam giới gia. Nếu xuất gia mà chỉ mới ra khỏi gia trạch thì khổ vẫn còn đó, tuy nhiên tùy mức độ công phu mà khổ có nặng nhẹ khác nhau. Xuất gia mà ra khỏi phiền não gia thì kể như đã thoát khổ dù thân vẫn còn trong đời khổ trược. Xuất gia mà ra khỏi tam giới gia thì đã đắc vô sanh -diệt, đã chứng đắc niết bàn thì củi lửa đều tắt,

Xuất cũng có bốn mức độ khác nhau: 

Thân xuất tâm không xuất, hạng này thì khổ chẳng thể dứt được

Tâm xuất thân không xuất, hạng này thì đã buông bớt, đã giảm thiểu khổ

Thân và tâm đều không xuất, hạng này khổ triền miên, khổ chồng khổ, không biết bao giờ mới có thể giảm bớt khổ hay thoát khổ

Thân và tâm đều xuất, hạng này dù sống ở giữa đời khổ trược ác thế nhưng coi cái khổ như mộng huyễn bào ảnh

Sống ở đời thì phải chịu khổ, vì khổ mới là đời. Đời khổ nên mới có đạo, đạo từ đời mà ra, đời nhờ đạo thăng hoa. Không đời thì cũng không có đạo, không đạo thì đời khổ biết dường nào.

Đời khổ vậy nhưng cũng đầy đam mê, vì đam mê mà đời khổ

Đạo đầy vi diệu giải thoát, giải thoát vi diệu chính là con đường trung đạo

Đời khổ vậy nhưng không phải không có những phút giây an lạc hiện tiền, ấy chính là hiện pháp lạc trú mà đạo dạy cho đời. Đạo dạy “buông”, “tri túc” nhờ vậy mà đời bớt khổ. Đạo và đời không thể tách rời nhau. Đạo và đời đã song hành, đang song hành và sẽ còn mãi song hành khi mà duyên hợp hãy còn, duyên tan chưa đủ.

Khổ vẫn hiện hữu thường trực ở đời, khổ vẫn vây quanh ngoài thân quấn quýt trong tâm nhưng nhờ đạo mà phút giây lạc trú hiện tiền khởi dụng. Nhờ cái phút giây an lạc hiện tiền, bây giờ và ở đây mà đời phụng đạo, đạo độ đời.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0624

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 13814)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
01/10/2010(Xem: 14487)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
01/10/2010(Xem: 5112)
Là con người, ai cũng có đủ tính tốt và xấu, nên thực tế rất khó nhận định về tính cách của chính mình, của một người khác, huống chi là nói về tính cách của cả một dân tộc. Tuy vấn đề phức tạp và đôi khi mâu thuẫn, nhưng tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số nét tiêu biểu của người Nhật.
28/09/2010(Xem: 7323)
Bao gồm nhiều ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân TQ trong xã hội xưa, “ Tăng quảng hiền văn” là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao. 1 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. 2 Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. 3 Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. 4 Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. 5 Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. 6 Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già.
27/09/2010(Xem: 4231)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
06/09/2010(Xem: 11556)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 3327)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2967)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 3360)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 13849)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]