Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”

17/05/202407:47(Xem: 1616)
“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”


chu viet
“Tiếng Việt từ TK 17:
một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes” (phần 37)


Nguyễn Cung Thông 



“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”

    

Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f= false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Sấm Truyền Ca (STC), Lập Quốc Kinh (LQK), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/Hội Khai Trí Tiến Đức), TNNL (Thiên Nam Ngữ Lục) …v.v… Kí, kì còn có thể viết là ký/kì (Kí  ~ tên người, tên sách) và trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm.

1. Giới thiệu tổng quát

Qua sự giới thiệu của PGS TS Đoàn Lê Giang và LM Võ Tá Khánh (4/2024), người viết (NCT) nhận được quyển sách đối chiếu Sấm Truyền Ca bằng chữ quốc ngữ (pdf) - xem chi tiết ở Tài liệu tham khảo/mục 14. Theo tác giả Phan Văn Cận thì nguyên bản STC bằng chữ Nôm do thầy cả Lữ Y Đoan soạn năm 1670, ông đã phiên ra chữ quốc ngữ từ năm 1816 đến năm 1820. Tác giả Paulus Tạo còn ghi nhận ảnh hưởng của các LM Pháp khi ông chép lại STC (khoảng 1885). Chính các năm trên (1670, 1816-1820, 1885) đã gợi ý cho người viết dựng một khung thời gian quy chiếu để khảo sát các tài liệu chép tay này thuận lợi hơn. Phần này ghi lại bốn mốc thời gian quan trọng để có thể xác định STC liên hệ đến giai đoạn nào, dựa vào các cách dùng trong STC. Ảnh hưởng của Kinh Dịch khá rõ nét trong các tác phẩm Hán Nôm thời trước, và cũng trong tinh thần của nội dung STC, người viết (NCT) sẽ chú trọng đến cách dùng thì HV và thời để thử xem STC được soạn và cập nhật qua các thời kì nào. Chữ thì và các biến âm chừ, giờ, giây, thời có phạm trù nghĩa rộng và sâu: Kinh Dịch từng viết là "Chu Dịch nhật bộ thư, khả nhất ngôn nhi tế chi, viết: thì (thời)" - tạm dịch/NCT cả bộ Kinh Dịch có thể nói gom lại thành một lời/chữ là thời. Bài này chú trọng vào chữ thì và thời (kỵ huý vua Tự Đức - xem mục 1.3 bên dưới). Đây chỉ là một trong các tiêu chí cho ta khả năng xác định phần nào ngôn ngữ và thời đại của người soạn/cập nhật STC/LQK hay người chép lại ...

1.1 Từ điển Việt Bồ La, Phép Giảng Tám Ngày (1651)

Các cách dùng xuất hiện trong STC và cũng có mặt trong VBL và PGTN:

a) Sấm truyền (lời tiên tri, sấm truyền/sách thánh là cách dùng cũ so với kinh Thánh bây giờ). Sấm truyền xuất hiện 1 lần trong VBL và 16 lần trong PGTN. Sấm Truyền từng là một quyển kinh dịch ra tiếng Việt (có thể là chữ Nôm?) lưu truyền ở Đàng Trong, theo nội dung lá thư ngày 22/8/1731 của LM Alexandre de Alexandris: để ý tựa đề là Sấm Truyền chứ không phải là Sấm Truyền Ca, và có thể đặt nghi vấn về tác giả của STC có phải là LM Lữ Y Đoan hay không - trích từ bài viết "Linh mục Louis Đoan và Sấm Truyền Ca" của LM Đào Quang Toản (24/11/2023).

b) Sinh thì (~ qua đời, chết)

c) Hằng ngày dùng đủ (ghi lại hai lần: mục dùng và mục đủ – VBL, Kinh Lạy Cha)

d) Thậm (~ rất)

e) Cả và (~ tất cả, cả)

f) Của ăn (~ đồ ăn)

g) nhắc (VBL ghi đi nhắc, Béhaine/Taberd/Theurel/ĐNQATV ghi nhúc nhắc, STC ghi cà nhắc so với tiếng Việt hiện đại). Các cách dùng tương tự có thể là một tiêu chí thú vị để xác định thời kỳ soạn/chép lại STC - tiêu chí này không nằm trong phạm vi bài viết này.

h) Vô thường

i) Đang thì[2] (thời xuân xanh, thời trẻ)



[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email [email protected]  

[2] Đang/đương thì 當時 cũng xuất hiện trong các tài liệu của LM Maiorica, như trong ĐCGS quyển chi cửu trang 23 khi viết về cuộc đời Đức Chúa Giê Su: "chẳng để sống cho đến già, chết khi đang thì mà chữa kẻ liệt đã" hay trong Các Thánh Truyện Tháng Hai trang 116 (Maiorica) "Người chịu đòn cùng sự thương khó nhiều ngày hơn kẻ đang thì, mà chịu bằng lòng mạnh sức" ...v.v... Cụ Huỳnh Tịnh Của ghi đang thì là thì xuân xanh (ĐNQATV) cũng như Taberd/Béhaine (định nghĩa juventus/L là tuổi xanh) nhưng thêm một nét nghĩa nữa là hiện thời (~ đương thời - trong tiếng Việt hiện đại). Đang thì nghĩa là ngay bây giờ hay ngay lúc đó trong tiếng Trung Hoa (dum/L), tương đương với cách dùng đang khi của tiếng Việt vào thời VBL cho đến ngày nay.




pdf icon-2


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2024(Xem: 1680)
Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.
28/02/2024(Xem: 1253)
Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm. Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.
24/02/2024(Xem: 2738)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 1411)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 1279)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 1498)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 4564)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 1468)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 1456)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 1861)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]