Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn món quà tuyệt vời dâng tặng Mẹ mỗi ngày không chỉ trong Ngày Hiền Mẫu 12/5/2024.

09/05/202406:39(Xem: 3761)
Tản mạn món quà tuyệt vời dâng tặng Mẹ mỗi ngày không chỉ trong Ngày Hiền Mẫu 12/5/2024.
me tam thai-2 (15)

Tản mạn món quà tuyệt vời dâng tặng Mẹ
mỗi ngày không chỉ trong  Ngày Hiền Mẫu 12/5/2024.
(Kính dâng tặng Cụ Bà Tâm Thái,  hiền mẫu của Hoà Thượng Thích Thông Mẫn, Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân và Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng ) 

Bài viết của Phật tử Huệ Hương
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc


 


Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch)  là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới  trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để  biểu dương sự tri ân về triết  lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời.

Quả thật vậy, hình bóng  người mẹ cao  quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời. 

Con dù lớn vẫn là con của Mẹ 

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con 

( thơ Chế Lan Viên ) 

Cuộc đời của người Mẹ đã thực sự gắn liền với đời của con qua chín tháng cưu mang, ba năm nâng niu bú mớm, những năm thao thức quạt nồng ấp lạnh, chăm sóc cho con khi trái gió trở trời, rồi suốt đời an ủi, vỗ về, nâng đỡ chở che.

Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, khôn ngoan Mẹ đã dạy dỗ con cái Mẹ nên người chân thật, biết sống theo đạo lý với bản chất lương thiện. 

Niềm hạnh phúc của Mẹ là mong muốn thấy con mình trở nên người hữu ích cho gia đình, xã hội và quê hương. Niềm vui của Mẹ là ước mơ thấy các con được trưởng thành trong tinh thần yêu thương và phục vụ.

Mặc dù Đạo Phật đã có lễ Vu Lan từ ngàn năm về trước nhưng trên thế giới ngày  Hiền Mẫu đã được đặt ra để nhắc nhở mọi người ghi nhận những công ơn đó.mới bắt đầu từ năm 1908 .

Kính trích đoạn trong Wikipedia như sau 

( Ngày lễ hiện đại của Ngày của Mẹ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1908, khi Anna Jarvis tổ chức lễ tưởng niệm mẹ tại Nhà thờ Giám lý St Andrew ở Grafton, Tây Virginia.- Nhà thờ Giám lý St Andrew hiện đang nắm giữ Đền thờ Ngày quốc tế của Mẹ.

Chiến dịch của cô để biến Ngày của Mẹ trở thành một ngày lễ được công nhận tại Hoa Kỳ bắt đầu vào năm 1905, năm mà mẹ cô,( Ann Reeves Jarvis) qua đời. Ann Jarvis là một nhà hoạt động vì hòa bình chăm sóc những người lính bị thương ở cả hai phía của nội  chiến Hoa Kỳ,  và thành lập Câu lạc bộ “Công việc Ngày của Mẹ “ để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Cô và một nhà hoạt động vì hòa bình và hoạt động biểu tình cho nữ quyền  Julia Ward Hawe đã thúc đẩy việc tạo ra một Ngày của Mẹ vì hòa bình. 40 năm trước khi nó trở thành một ngày lễ chính thức, Ward Howe đã đưa ra Tuyên ngôn Ngày của Mẹ vào năm 1870, trong đó kêu gọi các bà mẹ thuộc mọi quốc tịch cùng nhau thúc đẩy "giải quyết các câu hỏi quốc tế, tuyệt vời và lợi ích chung của hòa bình.") 

Trộm nghĩ với  nền văn minh công nghệ hiện đại dù vai  trò của người phụ nữ ít nhiều bị thay đổi  nên đôi khi  cũng làm mất đi chút ít  ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. 

Lẽ dĩ nhiên  vì tình hình kinh tế người phụ nữ vẫn phải chen chân, làm được nhiều việc như nam giới, người phụ nữ vẫn có chỗ đứng tốt đẹp trên mọi lãnh vực giống như nam giới nhưng nếu nói hãnh  diện  thì phải kể trước nhất là vai trò của người vợ hiền, của người mẹ thương con, nuôi dưỡng con nên người hữu dụng. 

Phải nói từ đó hình bóng người mẹ và tình mẫu tử là nguồn cảm hứng bất tận trong kho tàng văn học nghệ thuật được thể hiện qua thơ, văn, nhạc  thư pháp và trong nhiều lãnh vực khác… không thể nào liệt kê hết trong bao nhiêu tác phẩm của nhân loại.

Nếu chữ “Hy Sinh “ có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi
(Hồ Dzếnh)

Tất cả những công lao và hy sinh của những người Mẹ đều có giá trị, đều biểu hiệu một tình thương, đều mang ý nghĩa của một sự cho đi phần nào của chính mình. 

Thật vậy có một thực tế không thể phủ nhận là: “Cái đẹp của mỗi con người không chỉ đến từ nhan sắc mỹ miều mà còn xuất phát từ nội tâm”. Chỉ cần trong tâm luôn chứa đựng những suy nghĩ lương thiện, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên đẹp đẽ và cao quý. Điều  này ta khó tìm thấy phụ nữ của một dân tộc nào trên thế giới có sức chịu đựng và nhẫn nhục như phụ nữ Việt Nam.

Sự chân thành, nhân hậu đến từ tâm hồn thuần khiết của những bà mẹ Việt Nam thuộc thế hệ 3X, 4X , của những miền quê hẻo lánh tại Bắc , Trung, Nam.

Quanh năm có nghỉ ngày nào!
Sớm khuya làm lụng người hao mặt gầy
Rét đông đi cấy đi cày
Nóng hè bãi cát, đường lầy đội khoai
Bấu chân khỏi ngã dốc nhoài
Những chiều gánh nước gặp trời đổ mưa… 
(Huy Cận)



Chắt chiu cùng năm tháng

Mẹ tần tảo ngược xuôi

Nuôi con ngày khôn lớn

Mỗi đứa một phương trời

Nay tuổi già vóc hạc

Thui thủi bóng vào ra

Muộn phiền vai mẹ gánh

Liêu  xiêu buổi chiều tà

(Vương Đức Lệ)


me tam thai-thay nguyen tang


Còn nhớ trong những bài pháp thoại nhân dịp lễ Vu Lan , ngoài những gương báo hiếu đáng để chúng ta học hoài học mãi  như gương Ngài Xá Lợi Phất, Đức Mục Kiền Liên, thì câu chuyện của Hòa Thượng Cua và tình mẫu tử là một câu chuyện cảm động trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. 

Nó chứng tỏ sự tôn trọng và yêu thương mẹ của Hoà Thượng vô cùng sâu sắc  Câu chuyện đã lan rộng và gây ngưỡng mộ đối với người dân Việt Nam, tạo ra sự cảm nhận tích cực về tình mẫu tử và nhân đạo, thì thời hiện đại này đâu đó chúng ta vẫn gặp những bậc cao tăng có lòng hiếu thảo đối với mẹ từng ngày dù xa cách muôn phương. 

Được biết Hoà Thượng Cua - Ngài là Thiền sư Tông Diễn, hiệu Chơn Dung (1640-1711), đời vua Lê Hy Tông, thuộc tông Tào Động, quê ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Chính Ngài, bằng phương tiện thiện xảo, đã cứu Phật pháp thoát khỏi ách nạn vào đời Hậu Lê, mà suýt chút nữa vua Lê Hy Tông đã làm cho mai một, sau đó nhà vua đã cải ác tùng thiện, quay về với Phật pháp. 

Đối với triều đình và môn đồ, Ngài là Thiền sư Tông Diễn; nhưng đối với dân chúng, Ngài là Hòa Thượng Cua - cái tên dân dã mộc mạc nhưng thật gần gũi thân thương. 

Và phải chăng thời hiện đại này vẫn có những người con ngoài thế tục hoặc hình ảnh của bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ bằng cách nhắc nhở niệm Phật? 

Ngày lễ nào cũng vậy, đến rồi sẽ đi, nhưng tình thương và sức mạnh của tình thương không bao giờ phai tàn, do đó món quà dâng tặng hiền mẫu mỗi ngày chính là làm sao truyền lại cho con cháu, những con trẻ ngày sau những bài học từ mẹ. Đó là một tấm gương mẫu mực về cách đối nhân xử thế, về nụ cười, về phong thái hòa nhã và đoan chánh, có  ý thức về việc đối đãi tử tế với người khác , luôn nhân hậu và chưa khi nào nói lớn tiếng, có đời sống từ hoà và chân thực. Ngoài ra biết dành thời gian cho việc niệm Phật, tụng kinh đúng thời khoá.

Me Tam Thai-1


Me Tam Thai (11)Me Tam Thai (10)Me Tam Thai (7)
Me Tam Thai-2





Lời kết :

Qua bao thời đại, tình mẫu tử vẫn là một tình cảm thâm sâu nhất của nhân loại.

Và có lẽ mỗi người con cần phải thật sự trân trọng “ Mẹ là danh xưng ngọt ngào nhất trên môi và trong tim của chúng ta “.

Tất cả chúng ta ai cũng đều cần có Mẹ. 

Qua bao biến đổi của cuộc đời, tình mẫu tử vẫn là một hằng số cố định. Niềm vui của Mẹ vẫn là muốn được nhìn thấy con cái thành đạt trong cuộc sống.

Trong Ngày Hiền Mẫu, chúng ta chúc cho những người vợ, những người mẹ những lời chúc tốt đẹp để làm trọn thiên chức. Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn trong một thái độ chân thành và những việc làm thiết thực. 

Thực ra một  bó hoa, một hộp kẹo, một món nữ trang, một món đồ dùng, một bữa ăn tất cả đều tốt, nhưng trên tất cả những điều đó phải là tình thương chân thành và cách cư xử yêu thương, nâng đỡ liên tục qua lời nói và hành động.

Kính xin được tôn vinh những tấm lòng quá nhân ái, cao đẹp của những người Mẹ Việt Nam, của những người phụ nữ đã phải trầm luân cùng thân phận của đất nước.

Kính chúc mừng những ai mang thiên chức làm Mẹ! 

Nhân ngày Hiền mẫu, 

cảm ơn Mẹ đã mang con đến thế giới này, 

Đã nuôi dưỡng, dìu dắt con vững bước từng ngày 

Đã chắp cánh 

cho những ước mơ của con được  thành đạt! 

Mẹ là mắt xích nối liền, 

các thế hệ tuôn chảy từ nguồn sống khác 

Kiên cường vượt qua tất cả thăng trầm 

 Chấp nhận  hy sinh bằng mọi giá con phải trưởng thành




Kính tri ân Mẹ, không thể dùng diễn văn hùng hồn 

để thay  thế lời dạy và gương sáng của Mẹ 

Dù muôn vạn bài ca để tán dương tình Mẹ 

Vẫn không thể ngọt ngào như trái tim, hơi ấm Mẹ 

Trên khắp nẻo đường đời, 

Mẹ là người thầy đầu tiên của bài học làm người, 

Dạy con bao dung tha thứ, luôn nở nụ cười 

Kính tôn vinh người mẹ hiền của mỗi chúng ta 

luôn tiếp bước trong niềm an lạc 

Bằng mỗi ngày vui trong câu niệm Phật !!!




Happy Mothers Day 

Úc Châu 9/5/2024 
Phật tử Huệ Hương 




Me Tam Thai (25)


Thần dược chữa lành tâm hồn.



Kính dâng Thầy những bài thơ khi nhớ đến những nụ cười của Cụ Bà Tâm Thái và Thầy . Kính chúc sức khỏe và kính tri ân Thầy , HH




Trong vòng quay thời gian, nhịp sống càng hối hả !

Phải chăng cần ..

âm nhạc, thơ ca là thần dược tâm hồn?

Còn nữa, danh ngôn hiền nhân …

sẽ tiếp lửa truyền cảm hứng sinh tồn.

Đừng ôm vào mình

hành trang khổ đau can đảm đối mặt !




Đến một lúc sẽ tự hỏi

làm sao nuôi dưỡng trái tim yêu thương người, vật ?

Thế gian này mọi chuyện giải quyết với tâm an

Nếu cuộc sống quá khô khan…

bạn ơi tự sáng tạo lấy sự lạc quan

Đừng để những vấn đề tâm lý,

khiến dao động, trầm cảm !




Tuỳ sở thích nghe nhạc có thể giúp thư giản!

Đi giữa thiên nhiên vào mỗi sáng nắng hồng

Bên tách trà nóng, đọc thơ, sáng tác vài dòng

Bảo dưỡng cổ máy xe cũ

tiếp tục đón nhận thử thách trong cuộc sống !




Cản trở sự chữa lành là giữ chặt sự oán giận

Cùng nhau thực hành cách yêu thương bản thân

Niềm vui nhỏ bé bắt đầu từ sở thích cá nhân

Tưới tẩm tâm hồn cho thư thái thanh thản !



Sống chân thật, chớ giả vờ tạo hình ảnh!

Hạnh phúc thực sự đến từ trong tâm ta

Cái tôi quá lớn nếu đã buông ra

Thì thần dược chữa lành sẽ không cần nữa!




Huệ Hương



***

Nụ cười hiền , sống an nhiên !



Nụ cười hiền quý lắm, trong quan hệ giao tiếp !

Sẽ đảo lộn mọi tình huống không thể tự lường

Biểu lộ thái độ, sức sống, tình cảm, sự kiên cường

Là sứ giả giúp truyền đi thông điệp gắn kết

Giúp xoa dịu căng thẳng, một trong những bí quyết!



Hãy hào phóng lan tỏa nụ cười hiền

Sẽ diệu dụng kích hoạt cách tự nhiên

Từ đó tìm được nơi người điểm yếu, mạnh!

Lạ thành quen phát sinh sự thấu cảm !

Lắng nghe ý kiến, chia sẻ nỗi sầu đau !



Mỉm cười hiền, liều thuốc bổ dâng trào

Giúp duy trì bảo vệ nhân cách tốt nhất

Phật dạy giới đức luôn nặng hơn đất (1)

Đừng chứng minh tài giỏi , khi bị xem thường

Người phạm hạnh sẽ cân bằng vui vẻ, bi thương

Ích lợi của nụ cười tác động thực tiễn

Sống an nhiên,

mối quan hệ xã giao ngày càng phát triển!



Huệ Hương


***

(1) kinh Pháp Cú có dạy

“Giới đức nặng hơn đất

Mạn cao hơn hư không

Hồi tưởng nhanh hơn gió

Tư tưởng nhiều hơn cỏ.”







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3739)
Cách đây hơn một tuần, trong lúc chuẩn bị nấu nước pha trà buổi sáng, tự dưng lòng tôi nhớ quay quắt những chén trà năm xưa tôi đã từng chia sẻ với Thầy Tâm Phương trong những buổi sáng tĩnh lặng tại ngôi chùa nghèo Quảng Đức ở Broadmeadows. Tôi đã vội gọi Thầy Tâm Phương và hết sức may mắn Thầy vẫn còn nhớ tên tôi..dù rằng Thầy đã quên mất giọng nói quen thuộc của tôi rồi! Thầy rất mừng vì nghe được qua một số Phật tử biết cuộc sống của tôi lúc nầy an nhàn lắm. Tôi thưa với Thầy về cuộc đời hưu của tôi mấy năm gần đây cũng như nói với Thầy là tôi thèm vô cùng được cùng Thầy nhâm nhi lại những chén trà xưa!
14/01/2011(Xem: 3296)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Ba mươi năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của ngày mới lớn. Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm dù đã trải qua bao tháng năm cũng chẳng rộng lớn gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên quang cảnh càng hiu hắt thê lương.
07/01/2011(Xem: 3498)
Chuyện Tiền thân Bahiya (Jàtaka 420) kể lại rằng : “Thuở xưa, khi vua Bramadatta trị vì ở Ba-la-nai, Bồ-tát là một vị đại thần của triều đình. Có một nữ nhân thôn quê thân thể béo mập, ăn mặc lôi thôi, làm công ăn lương, đang đi ngang qua gần sân của nhà vua, cảm thấy thân bị bức bách ngồi xuống lấy áo đắp che thân, giải toả sự bức bách của thân và nhanh nhẹn đứng dậy”.
06/01/2011(Xem: 6341)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
05/01/2011(Xem: 3195)
Tôi sinh ra và trải qua những ngày tuổi thơ ở Huế. Như vậy cũng đủ để tôi tự hào đã chia sẻ cùng Huế với tất cả những thủy chung của lòng mình. Thế rồi, tôi cũng phải xa Huế đã 30 năm, quê hương đó vẫn rạng ngời trong tâm tưởng. Huế dấu yêu ơi! có bao nhiêu điều phải nhớ: thời thơ ấu ấm áp trôi đi, tuổi học trò thần tiên trong ngôi trường màu hồng ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm cùng với dấu chân của những chàng trai thích đón đưa mỗi khi tan trường. Tôi với Huế biết bao tình thương mến, mỗi con đường, mỗi dòng sông, núi đồi, lăng tẩm, thành quách, chùa chiền là của Huế, là của tôi... Mặc dầu phải tất tả trong dòng đời xuôi ngược và biết rằng Huế là xứ sở thật kỳ, ở thì có điều không ưa nhưng đi xa thì lại nhớ, trong tôi vẫn chan chứa nỗi niềm với Huế. Nói như ai đó: "nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ Huế", nỗi nhớ thấm vào máu thịt, sâu lắng vào tâm hồn của những kẻ tha hương lòng vẫn bùi ngùi mỗi khi nhớ đến và chỉ muốn quay về!
04/01/2011(Xem: 3954)
Bạt: Bài viết “Phật giáo, một sự thực tập” dưới đây là bài đầu tiên trong tập hợp năm bài viết đã được phổ biến trên nguyệt san Triết học (Filosofie), 2004-2005. Đây là những tiểu luận về Phật giáo nhìn từ phương Tây, được viết từ bối cảnh của một truyền thống Phật giáo rất mới, được gọi là Phật giáo Tây phương. Tác giả, tiến sĩ Edel Maex là một nhà tâm lý trị liệu làm việc ở bệnh viện Middelheim tại Antwerpen, Bỉ. Ông là một trong những người sáng lập và ở trong ban điều hành của Trường Triết học Tỉ giảo (School voor comparatieve filosofie) ở Antwerpen. Ông là một người thực tập Thiền.
20/12/2010(Xem: 9626)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
14/12/2010(Xem: 2637)
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu...
13/12/2010(Xem: 24276)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]