Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Hải Ngoại Với Thế Hệ Trẻ

06/05/202416:30(Xem: 2345)
Phật Giáo Hải Ngoại Với Thế Hệ Trẻ

Gia Dinh Phat Tu Quang Duc (89)gia-dinh-phat-tu-1

PHẬT GIÁO HẢI NGOẠI VỚI THẾ HỆ TRẺ


 

Đạo Phật có mặt ở thế gian này cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu chỉ trong vùng bắc Ấn, rồi dần dần phát triển khắp lục địa Ấn và các nước đông nam Á. Ngày nay thì có mặt khắp năm châu, mỗi chủng tộc có cách tiếp cận và nhìn nhận đạo Phật qua lăng kính văn hóa của mình, bởi vậy nên có nhiều pha trộn và thay đổi để phù hợp với truyền thống, tập quán và căn cơ con người của địa phương, tuy nhiên cái căn bản và cốt lõi thì không hề sai biệt. Hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều công nhận đạo Phật là một tôn giáo từ bi, hòa bình.

Ở Việt Nam, có không ít người cả bình dân lẫn trí thức vì thiếu hiểu biết hay hiểu biết lệch lạc mà cho rằng, Phật giáo lạc hậu, cổ hũ và mê tín… Có lẽ họ nhìn vào những điểm bị gán ghép, thêm bớt, pha tạp trong đạo Phật như: Xin xăm, bói toán, coi ngày giờ, trục vong, cúng sao, giải hạn, phong thủy.… Ngoài ra cũng có một bộ phận người vì quan điểm chính trị mà cho Phật giáo là tôn giáo có tính chất mê hoặc. Ở phương tây hiện nay có một hiện tượng ngược lại, Phật giáo đang được xem như một làn gió mới, một hơi thở trong lành đang làm nhiều người tìm đến vì cảm nhận được sự hòa bình và an lạc. Mấy mươi năm nay đang thu hút một số khá đông người Âu - Mỹ tìm hiểu, tu học và thực hành. Có thể lấy ví dụ tiêu biểu như những người thực hành pháp môn “hiện pháp lạc trú” ở Làng Mai, những người tu theo Mật tông Tây Tạng và một số theo trường phái Nam tông. Làng Mai đã và đang là một hiện tượng mới mẻ trong vòng mấy mươi năm nay, rất nhiều người Âu- Mỹ - Phi theo tu học, họ tìm được hạnh phúc trong phút giây hiện tại, họ xả bỏ những căng thẳng của đời sống vật chất, họ tìm được niềm vui và ý nghĩa sống.

Đạo Phật hay như vậy, tuyệt vời như vậy nhưng với những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì lại có vấn đề ngăn cách đặt ra. Các em không đọc và hiểu được tiếng Việt và với cách thức hành lễ cổ truyền thì hòan toàn không thích hợp với các em. Các em có đến chùa thì cũng là đi cùng ông bà cha mẹ và đó là sự thúc ép chứ chẳng phải thật tâm các em muốn đi. Có lẽ đạo Phật Việt Nam ở hải ngoại cần có một sự thay đổi để phù hợp với tình hình và hoàn cảnh mới. Phật giáo từ xưa đến giờ luôn luôn có sự thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới, đó là tính khế cơ khế lý , tính bổn thổ hóa, địa phương hóa của Phật giáo.

Phật giáo Việt Nam hải ngoại cần có những vị thầy, những vị huynh trưởng, những bậc đạo sư biết tiếng Anh, vì thế hệ trẻ chỉ biết tiếng Anh, còn tiếng Việt chỉ biết nói chứ không đủ để đọc và hiểu. Phật giáo Việt Nam hải ngoại cần có những thiện nguyện viên giỏi tiếng Anh và hiểu biết căn bản giáo lý, vì thực tế cũng có nhiều người rành tiếng Anh nhưng thiếu kiến thức Phật pháp và ngược lại có khá nhiều người đủ kiến thức Phật pháp nhưng không rành tiếng Anh. Mô hình Làng Mai và cách hành hoạt của Làng Mai là một thành công tốt đẹp, đã đem Phật giáo đến với người bản địa, độ được rất nhiều người, kể cả trẻ em, thiếu niên… Làng Mai đã tạo ra một môi trường sống, hành đạo rất tuyệt vời và có ảnh hưởng lớn đến người Âu-Mỹ, gây nên một sức đồng cảm rộng lớn và đã thu hút nhiều người tìm về ngôi nhà Phật giáo.

Với lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì những nghi lễ bó buộc cứng nhắc, những hình thức sinh hoạt truyền thống không thể độ được các em, những buổi tụng kinh bằng tiếng Việt chỉ làm cho các em thêm chán vì chẳng hiểu gì. Chúng ta có thể tổ chức những buổi dã ngoại, cắm trại, sinh hoạt cuối tuần… thông qua đó truyền cảm hứng về Phật pháp cho các em, dạy giáo lý thông qua những câu chuyện đời thường, lồng giáo lý vào những tình huống tự nhiên của cuộc sống mà không nhất thiết phải là ở chánh điện trong chùa. Có lẽ nên dùng cả hai ngôn ngữ để bổ sung cho nhau, dạy tiếng Anh để các em hiểu và nắm được giáo lý căn bản, nói tiếng Việt để tập cho các em giữ gìn cái truyền thống. Những khóa lễ ở chùa nên có khóa lễ tiếng Anh cho các em, vì nếu xếp chung với lớp lớn tuổi nói tiếng Việt thì các em không thể tiếp nhận được gì. Chúng ta có thể linh hoạt việc dạy giáo lý cho từng lứa tuổi, ví dụ như khi dạy về ngũ giới của Phật tử, với những em còn quá nhỏ thì không thể nói về giới tà dâm, chỉ cần dạy các em bốn giới : không sát sanh, không nói dối, không ăn cắp, không xài chất gậy nghiện là đủ…

Những buổi thuyết pháp hay tụng kinh theo lối cũ thì không thể độ được lớp trẻ, các em nhìn vào chỉ thấy chán chứ không thấy thích. Không thể nói tánh không, bát nhã hay những vấn đề thâm sâu, mà hãy áp dụng Phật pháp vào những vấn đề của thời đại, chẳng hạn như: Phật giáo với môi trường, Phật giáo với những vấn đề căng thẳng của xã hội, Phật giáo với tính bình đẳng, Phật giáo sống hòa bình, yêu thương, tôn trọng sự sống muôn loài. Bảo vệ môi trường chính là từ bi là yêu thương vì cứu lấy môi trường sống của muôn loài. Phật giáo với những vấn đề chất gây nghiện, giúp các em nhận thức được sự nguy hại của nó, những thứ ấy sẽ tàn phá huỷ hoại cả thể chất lẫn tinh thần. Phật giáo với những vấn đề công bằng xã hội, chống kỳ thị màu da, giới tính, giàu nghèo… Vận dụng kiến thức Phật giáo để truyền bá và hướng dẫn các em thay vì bắt các em đọc tụng theo người lớn trong khi các em không hiểu gì. Nói với các em những câu nói hay những trích dẫn hay ví như: ”không có giai cấp trong khi nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ”, “sự giàu nghèo hay cao thấp, đẹp hay xấu, thông minh hay chậm lụt đều là kết quả của những gì mình đã làm, đã nói và đã nghĩ trong quá khứ...”

Tự do - dân chủ là mục tiêu đấu tranh của nhân lọai, hiện tại cũng là một  vấn đề nóng bỏng. Phật giáo rất tự do và dân chủ. Đức phật dạy: ”ai cũng có phật tánh và đức tướng của Như Lai, ai cũng có khả năng thành Phật”. Nội câu này thôi cũng đủ thể hiện tinh thần tự do, bình đẳng và dân chủ tuyệt vời trong Phật giáo. Địa vị Phật quả là tối thượng, tối tôn mà còn đạt được thì huống gì những vấn đề nhỏ nhặt khác, chỉ cần ta cố gắng phấn đấu, học hành và thực hành những gì Phật dạy. Đạo Phật tự do và dân chủ tuyệt đối, không bắt buộc ai phải theo và mọi người có thể rời bỏ nếu không thích. Đạo Phật không bắt mình phải tin một cách mù quáng mà khuyến khích tìm hiểu, kiểm nghiệm trước khi tin.

Những thế hệ trẻ sinh ra ở hải ngoại, đời sống vật chất đầy đủ, học hành thoải mái, được gia đình, nhà trường và xã hội bảo vệ… nên các em chưa thể cảm nhận hay hiểu được chữ khổ, thay vì đạy khổ đế thì ta dạy các em sống chánh niệm và tỉnh thức. Khi mình lái xe thì chỉ tập trung lái xe, không thể xài phone, nhắn tin hay xem MV… Đi chơi với bạn bè thì nhớ giữ chánh niệm để nói không với những lời rủ rê thử xài chất gây nghiện, chánh niệm giúp các em xả những căng thẳng nếu có. Những buổi dã ngoại, cắm trại hay những buổi sinh hoạt cuối tuần ở chùa có thể dạy các em ngồi đếm hơi thở trong vòng mươi phút. Thông qua những buổi sinh hoạt, giải thích sơ để các em hiểu về ý nghĩa của lá cờ Phật giáo, ý nghĩa của việc dâng cúng hương, hoa, đèn, nước… Hãy biến bài kệ: ”chư ác mạc tác/chúng thiện phụng hành/ tự tịnh kỳ ý/ thị chư Phật giáo” thành những bài học đơn giản, cụ thể và thực tế để hướng dẫn các em. Có lẽ các bậc thiện tri thức, các huynh trưởng, quý thầy… nên hợp sức biên soạn một tài liệu căn bản về đạo Phật bằng tiếng Anh để làm kinh hay cẩm nang cho Phật tử trẻ ở hải ngoại. Có một vấn đề cũng cần nói đến, trong lúc Phật giáo khá cứng nhắc và nặng hình thức trong việc truyền bá thì các tôn giáo khác lại tích cực và hết sức linh hoạt trong việc chiêu dụ và truyền bá giới trẻ. Họ xông xáo đến từng nhà, gặp từng người để chiêu dụ, họ đem theo tài liệu biên soạn bằng cả hai thứ tiếng, tiếng Anh và ngôn ngữ gốc của di dân; thậm chí họ còn đem cả phương tiện vật chất và những hình thức sinh hoạt khác để lôi kéo người trẻ. Thiết nghĩ chúng ta cần phải linh hoạt hơn, thực tế hơn để phù hợp với lớp trẻ.

Phật giáo Việt nam hải ngoại cần quan tâm đến giới trẻ, bồi dưỡng giới trẻ, truyền bá đến giới trẻ thay vì chỉ lo xây dựng cơ sở vật chất như bấy lâu nay. Những người thuộc lớp lớn tuổi dần dần mai một mà giới trẻ không được bồi dưỡng để tiếp nối thì e rằng Phật giáo hải ngoại sẽ dần dần xa lạ với những thế hệ sinh sau.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 10/22





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2014(Xem: 7647)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp. Phân tích chi ly thì cũng khó mà nói được vẻ đẹp của mùa thu nằm ở đâu. Không lẽ chỉ vì lá vàng, lá cam, lá đỏ? Thế thì ở đô thị nhà cửa san sát, xe cộ nườm nượp, lề đường thiếu bóng cây, thì có lá vàng đâu mà mơ mộng, hân thưởng?
24/09/2014(Xem: 30715)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
23/09/2014(Xem: 15861)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
12/09/2014(Xem: 9577)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
09/09/2014(Xem: 12877)
Lung linh giọt sáng ngàn phương Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta
30/08/2014(Xem: 3306)
Bãi biển vào cuối hạ, đông nghịt những người là người. Ánh nắng chói chang, trải những vệt dài lấp lánh trên mặt nước rộng. Những dấu chân người in trên mặt cát ướt. Những lâu đài được xây vội vã. Những dòng chữ và hình tượng được vẽ thật nhanh trước khi sóng phả vào bờ. Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi.
27/08/2014(Xem: 4335)
Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc, phải tính bằng số triệu. Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ. Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu. Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.
23/08/2014(Xem: 6273)
Đến Louisiana, thành phố Gretna đã hơn 2 tuần, nay được huynh đệ mời đến Tiểu bang Oregon, thành phố Portland để trình bày giáo lý Đạo Hiếu đến với cộng đồng người Việt nhân mùa Vu Lan (tháng 7 al) theo truyền thống của Đạo Phật nói chung và có liên quan đến Đạo Nho cũng như qua tinh thần uống nước nhớ nguồn của nền văn hóa Việt đã được khởi động và hình thành một bản sắc đặc thù đã có tự ngàn xưa từ kho tàng ca dao của các bậc tiền hiền đã trải qua nhiều thời đại sáng tạo, chắt lọc, khơi nguồn đạo lý của dân tộc cho đến ngày hôm nay, và miên viễn cho cả những thế hệ mai sau.
17/08/2014(Xem: 25030)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
16/08/2014(Xem: 3045)
Bổn phận Thầy tu cứu độ đời Tự Tha cùng độ Sư Phụ ơi ! Nương Phật tìm con đường giải thoát Cùng LY phiền não lạc an đời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]