Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những ngày bên Mẹ

21/02/202414:19(Xem: 1242)
Những ngày bên Mẹ



me tam thai (3)


NHỮNG NGÀY BÊN MẸ


Bài viết của NS Tâm Vân
Do PT Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên diễn đọc




Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .

“Quê hương là gì hỡi Mẹ?”

Ai đi xa cũng nhớ nhiều, ai đã từng xa quê hương, đã từng bôn ba nơi xứ người, mới thắm thía nỗi nhớ quê hương, nó đã tồn đọng nhiều trong ký ức,mỗi khi nhắc đến thì trong trí lại hiện ra những con đường phủ đầy những màu sắc hương thơm của hoa sứ, hoa sữa, ngôi làng Vĩnh Thái ẩn mình sau những tàn cây, êm đềm yên bình.

“Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi” rất đỗi bình thường, khi nghĩ đến quê hương là nhớ ngay đến sông thu êm đềm, biển trời mênh mông, mỗi khi chiều về mình thích ngồi trên bãi biển, ngồi ở đấy được tận hưởng những cơn gió lồng lộng mang hơi thở của quê hương và người ta có thể nằm nghe sóng vỗ, say sưa ngủ một giấc trên những chiếc ghế bố; hàng dừa trên đường Trần Phú đã trải qua hàng trăm năm rồi, nhưng vẫn sừng sững đứng ở đấy, đã ngang qua bao cơn giông tố nhưng những cây dừa ở đây chưa từng ngã xuống.

Ở nơi đó có nhiều con người rất đáng yêu, hiền lành chân chất thật thà. Mỗi buổi sáng mọi người ra biển rất là sớm, người thì tập thể dục, người thì bơi lội, và có người thì chạy bộ. Nước biển màu xanh ngắt, những cơn sóng nhấp nhô theo từng làn gió, rồi cũng có lúc sóng vỗ ầm ầm kéo ta về với thực tại làm tan đi những suy nghĩ mông lung.

Con người chúng ta có thể đi bất kỳ nơi đâu để trải nghiệm nhiều điều mới lạ ở những phương trời xa xôi …, nhưng chỉ có một góc quê hương để thương nhớ, để trở về. Nơi quê nhà xa lắc đó chúng ta sẽ được hòa mình vào khung cảnh xanh mát cùng nhịp sống bình yên, gần gũi với thiên nhiên ở quanh mình.

Mình còn nhớ hôm ấy, đưa Mẹ Tâm Thái dạo quanh một vòng biển trên đường Trần Phú, con đường trung tâm của thành phố Nha Trang, dòng người đông kín cả Quảng Trường, hôm đó không biết có lễ hội gì, mà có cả một đội múa Lân, mình đưa Mẹ đến gần chú Lân trao tặng bao lì xì và sờ vào bụng ông Địa thật đáng yêu …

Rồi chiều hôm ấy, Mẹ mình được biết là con trai út của Mẹ sẽ về Nha Trang thăm Bà, Mẹ mình năm nay đã 92 tuổi rồi, nhưng bà loay hoay đi ra đi vào, mặc dù đã có chị dâu nhỏ của mình lo liệu mọi chuyện tiếp đón, nhưng Mẹ cứ bảo rằng làm món này để đãi Thầy Nguyên Tạng. Bà mở tủ lạnh lấy đòn bánh tét, vài trái dừa mà sáng nay Dì út Sáu Nhu mới biếu, Mẹ nói lấy bánh tét này chiên để đãi cho Thầy.

Tháng rồi Sư huynh Tâm Phương của mình về thăm Mẹ Tâm Thái, mới vừa đặt chân vào phòng khách, chưa kịp đặt cái tay nải xuống, thì Mẹ mời một ly nước dừa thật là lớn, mát lạnh và ngọt lịm.

Chiều hôm ấy Mẹ tự tay nấu một tô canh khoai mỡ màu tím với nấm rơm tươi, rồi bỏ thêm chút rau ngò om thật là ngon để đãi Sư Huynh Tâm Phương, Mẹ vẫn còn nhớ rất rõ là Sư Huynh mình thích món canh này, canh khoai tím chính là một trong những mùi vị nhớ thương như vậy đó, giữa sự đầy đủ nhưng người ta cứ thèm và muốn tìm về những hương vị của ngày xưa. Mẹ mình đã có tuồi rồi mà luôn nhớ sở thích của từng đứa con, nhớ cả giờ và ngày sanh tháng đẻ của những đứa con, đúng là ... “Tình Mẹ bao la như biển thái bình…”

Những khi chúng mình về thăm Mẹ thì Mẹ cứ loay hoay muốn tự tay nấu món này món kia cho chúng mình, nhưng bây giờ Mẹ đâu còn đủ sức để thực hiện, vì tay của Mẹ hơi run, không còn nhanh nhẹn như ngày xưa.

Mình còn nhớ cái bếp ngày xưa với mùi khói cay cay ở một góc nhà phía sau, luôn chứa đựng tình yêu ngọt ngào của Mẹ dành cho anh em chúng mình. Hình ảnh ấy luôn ở trong ký ức, đó là bóng dáng của Mẹ đang nấu cơm bên bếp lửa bằng củi của ngày xưa đó. Để rồi sau những ngày anh em chúng mình không còn bên cạnh Mẹ nữa. Khi chúng mình trở về quê thăm Mẹ thì ký ức của ngày xưa ấy lại ùa về.

Mặc dầu tuổi Mẹ đã lớn nhưng Mẹ cứ muốn tự tay mình làm một cái gì đó để chăm sóc anh em chúng mình, đó là niềm vui lớn nhất của Mẹ. Những mệt mỏi của Mẹ đều tan biến khi thấy Sư Huynh Tâm Phương, dùng hết mâm cơm là Mẹ chúm chím cười vui.

Nhớ năm rồi khi mình về Nha Trang thăm Mẹ sau 7 năm xa cách. Mình còn nhớ mỗi khi chiều về, thì Mẹ đã để sẵn trong phòng cho Tâm Hương và mình một ly nước, trong đó có yến với hạt sen và nước dừa, Mẹ bảo phải uống đúng mười ngày.

Mẹ nói, tuần sau uống thêm mười ngày nữa, Mẹ mình tự tay làm thức uống đó cho mình và Tâm Hương, tuy đơn giản chỉ là một ly nước, nhưng đã chứa đựng cả tình yêu của Mẹ trong đó, niềm vui của Mẹ là muốn làm và quan tâm cho những người con ở xa về.

Bà muốn làm nhiều thứ lắm, nhưng đâu có được. Còn nữa nhen, bà có một cái chuông gắn ở trên tường, cứ tới giờ ăn là Mẹ mình bấm cái chuông kêu “tin tin tin” là biết Mẹ mời đi ăn cơm đó.

Chúng mình cùng với Mẹ dùng bữa cơm ấm áp ngon lành mùi vị của tình thân gia đình, nó luôn gói trọn trong ký ức của mình, khi ở xứ người luôn mang theo hình dáng của Mẹ.






Khi có dịp về thăm Mẹ, ở nhà rộn ràng lắm, mọi người quây quần trong cái góc bếp của chị dâu nhỏ, các chị các em xúm lại nấu vài món chay, người lặt rau, rửa rau làm món gỏi bắp chuối ngon ơi là ngon.

Mình nhớ hôm đó, chị dâu nhỏ mình nấu món phở chay quá tuyệt vời, chị đã chế biến món chả chay bắp chuối khá ngon. Những người cháu gái của Mẹ có mặt và trổ tài làm bánh xèo chay, quây quần những món ăn quen thuộc của quê hương, về Nha Trang thì không thể bỏ qua món nem nướng, nhỏ Mận biến tấu món nem chay khá là đặc biệt, món cary chay thì có mùi vị của nước dừa béo béo, mùi thơm phức với món hủ tiếu xào, đây là những hương vị chay đặc trưng của quê hương mình không thể thiếu trong những dịp họp mặt.

Ở dưới bếp rộn ràng lắm tiếng cười tiếng nói lào xào của các chị các em, tất cả những hình ảnh ấy, những âm thanh đó, sao mà nó có một sức mạnh mãnh liệt đến nỗi khiến cho lòng những người con xa nhà khi trở về đã ấm lại. Vượt cả nửa vòng trái đất về quê hương, được hòa mình vào trong không khí gần gũi và đầy thương nhớ này, thời điểm ấy mình luôn tìm thấy đầy cả một thời tuổi thơ ở trong đó.

“Nơi xa xăm kia tôi say nhìn quê cũ dấu yêu, ôi tình quê hương, nơi chốn xưa có người Mẹ hiền, tóc màu hoa bạc, chiều chiều mắt ngấn lệ vì con…”
Luôn là những hình ảnh xưa cũ , bình dị và thân quen như thế đó là hành trang để khi xa nhà, xa Mẹ chúng mình đã mang theo cả ký ức ngọt ngào ấy trong suốt cả một hành trình bôn ba nơi xứ người.

Cũng là một cái gì đó rất ngọt ngào, để cho những người con xa xứ ấm lòng vững chân, cất bước vào đời, quê hương cũng là nơi luôn âm thầm chờ đợi những người con xa trở về.

Có những người con biết bao nhọc nhằn, những ngày tháng rong ruổi của cuộc sống đầy giá rét với những lo toan, cũng xếp gọn hành trang để trở lại quê hương. Gần với những người thân thương bên bữa ăn bình dị mà chứa đựng bao nghĩa tình và bao tình thân ngọt ngào.

Khi về lại miền Thùy Dương cát trắng người ta thường thu lại trong tầm mắt một bãi biển thênh thang một đại dương mênh mông, trải một màu xanh biếc, rồi có những lúc buổi chiều mặt biển êm đềm, ánh hoàng hôn chầm chậm chiếu xuống mặt biển phẳng lặng như tờ, không có một chút gợn sóng lăn tăn, cơn gió thoảng nhẹ mát rượi, sức khỏe được hồi phục chỉ sau vài hơi thở thôi, đó là những gì quê hương mình có được.

Mình còn nhớ vào chiều năm ấy, nơi bãi biển, ngồi yên nhắm mắt lặng nghe tiếng gió, tiếng sóng của biển, bỗng nghe tiếng khóc nức nở của một cô gái trẻ cách chỗ ngồi của mình hai bước chân. Mình mở mắt nhìn về phía phát ra tiếng khóc, nhẹ bước đến đưa cho cô gái chiếc khăn giấy và vỗ nhẹ lên đôi vai yếu ớt, mình nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh, ánh hoàng hôn cũng vừa lịm tắt, một màn đêm phủ đầy bãi cát trắng mịn, rồi đèn đường được bật sáng cả lối đi bộ.

Một cuộc đời buộc ta phải đối diện với sự vô thường trong đời sống này, sự đấu tranh giữa con người với số phận, đều mang một ý nghĩa khá quan trọng. Khiến cho người ta không thể không suy gẫm.

Chúng ta trải qua muôn ngàn lần đi vào con đường sinh tử luân hồi:
Sanh -lão- Bệnh - Tử.

Sự mất mát và đau khổ của con người, luôn phản ảnh sự sâu kín của kiếp người Trong thực tế, số phận của cô gái trẻ này, cho mình thấy đầy sự thương cảm….

Cũng vậy số phận của bạn và trong tôi đầy sự vô thường và bất định, đối mặt với sự mất mát, nhưng chúng ta vẫn luôn đi tìm kiếm cho mình một cuộc sống.


me tam thai (1)me tam thai (3)me tam thai (4)me tam thai (5)me tam thai (6)me tam thai (10)me tam thai (15)me tam thai (17)me tam thai (57)me tam thai (58)me tam thai (59)me tam thai (60)me tam thai (61)me tam thai (62)me tam thai (63)me tam thai (64)me tam thai (65)me tam thai (66)me tam thai (67)me tam thai (68)me tam thai (69)me tam thai (70)me tam thai (71)me tam thai (72)me tam thai (73)me tam thai (74)me tam thai (75)me tam thai (77)me tam thai (78)me tam thai (79)me tam thai (80)me tam thai (81)me tam thai (82)me tam thai (83)me tam thai (84)me tam thai (85)me tam thai (86)me tam thai (87)me tam thai (88)me tam thai (90)me tam thai (91)me tam thai (92)me tam thai (93)me tam thai (94)me tam thai (95)me tam thai (96)me tam thai (97)me tam thai (98)me tam thai (99)me tam thai (100)me tam thai (101)me tam thai (102)me tam thai (103)

Sự vô thường sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn, nó luôn công bằng dù bạn là ai, có địa vị, có danh lợi hay không có gì cả.

Nhưng trước tiên chúng ta phải có khả năng để đối mặt với sự mất mát, với sự vô thường, để mà có thể cho phép mình tự bước chân vào biển Phật pháp, thưởng thức sự cô đơn bằng một nội tâm mạnh mẽ. Hiểu được sức mạnh của bản thân mình, phải đi và sống như thế nào đến hết cuộc đời.

Cuộc sống không bao giờ tồn tại, nếu ta không có sự trợ giúp.

Bây giờ hãy nói xuyên suốt cuộc đời của bạn.
Khi bạn sinh ra còn là một đứa trẻ, bạn được người thân xung quanh bao bọc, rồi một ngày phát hiện ra bản thân đã bắt đầu độc lập, trong nhiều việc và thấy mình có rất nhiều sự khác biệt với bạn bè xung quanh, cảm giác so bì bắt đầu nảy sinh trong lúc này.

Đầu tiên đã đi vào đời, nhưng vì còn trẻ, thế giới đâu đâu cũng sinh động, tạm thời lãng quên đi nỗi cô đơn, thế rồi khi trưởng thành bắt đầu xây dựng nhiều mối quan hệ cá nhân và phát hiện ra thứ bạn thực sự cần là gì?


Ta khao khát được yêu nhưng càng muốn yêu lại càng dễ rơi vào vòng xoáy của sự trống rỗng và sẽ bị tổn thương, đương nhiên thế giới vật chất vẫn luôn cố gắng phơi bày trước mắt ta một cách đầy rực rỡ.

lấp đầy những khoảng trống kia, say mê chạy đuổi theo những dục vọng, đầu tư hết toàn bộ thời gian vào những thứ như địa vị danh tiếng, nhưng khi đạt được rồi ta lại cảm thấy vẫn cô đơn, thậm chí ngay cả khi bạn đứng trên tượng đài thành công cao nhất.

Bỗng chốc lại thấy cô đơn, có lẽ một ngày gần cuối đời bạn mới nhận ra rằng những mối quan hệ không phải để ta phó thác tâm hồn của mình với bất kỳ ai. Cô đơn luôn ở đó giống như là cái chết nó đến với tất cả mọi người.

Người có nội tâm tỉnh thức và tự khắc sẽ không tìm kiếm những thứ bên ngoài. Tất cả chúng ta ai cũng có tâm Phật. Trong cuộc sống cũng vậy, mọi thời kỳ chúng ta đều có những sứ mệnh riêng. Thuận theo dòng chảy của vận bệnh.

Bằng cách thực hành và cùng đi trên con đường giác ngộ. Nếu bạn còn đang bận rộn trong cuộc sống, bạn không tập trung để nhận ra mình cần những điều gì trong cuộc sống này.

Nếu trong bạn còn có nhiều lo âu buồn khổ và sợ hãi, bạn cần phải cho mình một không gian để lắng đọng. Thực tập và ứng dụng có cái nhìn sâu sắc cho cuộc sống này.

Rồi chúng ta sẽ thoát khỏi những bất an, những phiền muộn, chúng ta cần định hình lại nội tâm của mình, thức tỉnh trên từng bước đi.

Khi Đức Phật giác ngộ Ngài dạy điều gì đầu tiên? Ngài chỉ cho chúng ta nhận biết và thấy được cái khổ là sự thật. Và hướng dẫn chúng ta đi vào con đường tìm cách để diệt khổ. Khổ đau là một sự thật, chúng ta không thể tránh khỏi.


Chúng ta ai cũng biết cuộc đời này là một bể khổ. Nhưng chúng ta không nhận chúng một cách toàn diện. Bản chất của đau khổ là một sự thật.

Khi mà có những nỗi đau hiện thị rõ ràng, nhất là tổn thương về thể chất và tinh thần. Như sợ hãi về bệnh tật, mất mát chia ly cái chết đến, việc làm ăn thất bại, con cái không nghe lời v.v...

Đây là những cái gọi là khổ. Thường khi cái khổ đến chúng ta nói tại sao mà tôi khổ thế này, tại sao mà nghiệp của tôi nặng thế này, tại sao tôi phải gặp người không tốt làm tôi khổ như thế này. Tại sao tôi không may mắn, tại sao tôi đen đủi, tại sao tôi gặp những ngang trái trong khi đó tôi sống rất tốt mà, đó là những điều mà người ta thường thốt lên khi đang khổ.

Có khi cái khổ nó đến nhưng bạn không nhận diện được nó, chẳng hạn như hai người bên nhau đang yêu, thì ở phía sau đấy luôn ẩn chứa những nỗi khổ niềm đau.

Từ niềm vui thì chúng lại chuyển sang đau khổ. Cứ nghĩ rằng chắc chắn là hai người mãi bên nhau, sẽ tận hưởng hạnh phúc, nhưng nó lại chuyển sang sự đau khổ và mất mát. Khi chia tay hay mất mát và chết đi, là sự đau khổ có mặt….

Một cặp yêu nhau thì chắc hẵn một ngày nào đó, một trong hai người sẽ từ giã cõi đời này, đó chính là nỗi khổ chia ly….Sinh tử cách biệt mà ai cũng phải nếm trải và đối mặt.

Vạn vật trên cõi đời này luôn luôn thay đổi, nhưng tâm trí con người không chịu chấp nhận quy luật này.

Thói quen, con người luôn theo đuổi những điều vĩnh hằng. Hạnh phúc tiền tài danh lợi địa vị tuy nhiên mọi chuyện trên đời đều không như mong đợi.
Cho nên những nỗi khổ niềm đau nó được phát sinh từ đây. Nếu đứng về một góc nhìn khách quan. Cuộc đời của một người bình thường chắc chắn sẽ bước đi cùng với đau khổ và kết thúc bằng sự khổ đau.

Những điều này không do nơi ta quyết định. Dù bạn giàu hay là nghèo chúng ta đều phải trải qua những đau khổ đó và đối diện với Sanh -Lão -Bệnh- Tử.

Bốn nỗi đau này tất cả chúng ta đều biết, nhưng mà ta không để ý đến chúng.

Một là nỗi khổ của sự oán giận, mọi thứ đi ngược lại với ý muốn của ta.

Hai thương mà phải vĩnh viễn chia ly, một ngày nào đó ta mãi mãi không nhìn thấy những người ta yêu thương. Đó cũng là một loại khổ đau.
Ba mong muốn mà không được, không đạt được những điều mà ta mong đợi.

Bốn hết lòng với công việc, hết lòng với mọi người, cuối cùng vẫn nhận về phần thất bại cũng là một loại khổ.

Cuối cùng khi ta nhận ra những nỗi khổ niềm đau đó, quyết tâm sẽ không để cho mình rơi vào đấy, nhưng nỗi khổ niềm đau vẫn sẽ đến một cách tự nhiên.

Đây là tất cả những nỗi đau khổ mà người bình thường sống ở trên đời đều gặp phải. Khi nào sự sống còn tồn tại thì đau khổ luôn có mặt, nhất định chúng sẽ xảy ra. Do vậy tại sao chúng ta phải học cách nhận biết sự đau khổ, và chấp nhận vì dù như thế nào, sự đau khổ luôn tồn tại ở quanh ta.

Nếu sự đau khổ đến với ta, nghĩ rằng chạy trốn, rồi mọi thứ sẽ trở lại bình thường, làm như vậy chúng ta chỉ giảm bớt sự lo lắng mà thôi, nhưng thực tế nó không giải quyết được cốt lõi của vấn đề. Thất bại sẽ tiếp tục xảy ra, rồi chúng ta oán trách số phận, cứ như vậy lẩn quẩn đi qua đi lại trong dòng đời, rồi kết thúc cuộc đời.

Thực chất thì đối diện với bề mặt bên ngoài của sự đau khổ, chúng ta sẽ không thoát khỏi được sự khổ đau. Đức Phật dạy làm sao để chúng ta thoát khỏi được sự đau khổ, ta phải hiểu biết sâu sắc toàn diện sự đau khổ ấy. Để khi nỗi khổ niềm đau chưa đến thì chúng ta không cần phải lo lắng sợ hãi.
Khi nỗi đau xảy ra chúng ta không dễ dàng sụp đổ, khi nỗi đau đã qua đi, cũng không sống trong ám ảnh. Khi nào chúng ta còn tham đắm tấm thân vô thường này, chúng ta phải biết chắc chắn là sẽ già, sẽ bệnh, sẽ chết.

Khi nào còn nhiều tham sân si, chắc chắn là chúng ta vẫn còn sự đau đớn và phiền muộn. Vì vậy để giải quyết được sự đau khổ, đầu tiên nhìn sự đau khổ một cách khách quan, thì chúng ta sẽ tránh khỏi sự đau khổ. Không phải ta thông minh tài giỏi thì ta sẽ không đau khổ. Muốn hết sự đau khổ thì phải trải nghiệm qua sự tu luyện và thực hành mỗi ngày.

Cũng như một ai đó làm hết mọi thứ cho bạn, nhưng không thể đau khổ thay cho bạn. Người khác có thể uống thuốc cho bạn, nhưng không thể giúp bạn hết bệnh. Vì thế đừng chỉ nghe mà phải thực hành ngay từ bây giờ…

Bởi mong muốn quá nhiều và bất an, nên chúng ta dùng cả cuộc đời xây dựng một vị thế danh lợi cho bản thân, và những tiện nghi bên ngoài, nghĩ rằng sẽ giúp ta hạnh phúc và an lòng. Nghĩ rằng ngôi vị đó là sự an toàn, trên thực tế thì những khát vọng này có thể làm cho chúng ta thất vọng từ lần này đến lần khác. Nếu hạnh phúc đến từ bên ngoài thì vô thường sẽ không cướp đoạt những thứ bạn đang có.

Trước mọi sự thay đổi của vô thường, những thứ mà bạn theo đuổi từ bên ngoài cũng là đầy sự bất an, đầy sự sợ hãi.

Hạnh phúc đích thực và sự đủ đầy không thể chạy theo những thứ bên ngoài. Nếu hạnh phúc tìm từ bên ngoài, thì Đức Phật của chúng ta đâu có từ bỏ tất cả ngôi vị để đi tìm con đường giác ngộ và giải thoát.

Hy vọng sự chia sẻ này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn cuộc sống vô thường, để ta nhận ra rằng, nhìn rõ được bản chất của hạnh phúc và sự vô thường. Có như vậy bạn mới thật sự tìm thấy hạnh phúc đích thực cho riêng mình.

Cuộc đời của Đức Phật, ý nghĩa và giá trị đời sống của Ngài. Ngài như ngọn đèn trong đêm tối luôn soi sáng con đường giác ngộ và giải thoát cho nhân sinh.

Trong vô số lữ khách trong đó có tôi và bạn. Sự kiêu ngạo, sự đau khổ, sự sợ hãi và lo lắng khiến ta đã bỏ lỡ rất nhiều thứ. Mặc dù ta chưa biết trân trọng những gì ta đang có, nhưng trong cuộc đời này có những vị Giác Ngộ sẽ cầm ngọn đèn trí tuệ Của Đức Phật soi đường cho chúng ta bước tiếp khi cần.

Cách đây 2.500 năm trước, Đức Phật đã giác ngộ điều gì? Rồi có những con người bình thường trong cuộc đời này đã giác ngộ điều gì? Và hàng thiện nam tín nữ giác ngộ điều gì?

Trong đời sống của vật chất người ta luôn chìm vào trong sự lo âu và sợ hãi. Về mặt tinh thần chúng ta thiếu sự tư duy thông suốt. Nếu ta có một cái nhìn sâu sắc, đủ để lựa chọn một niềm tin tín ngưỡng phù hợp để làm nền tảng cho bản thân.
Trong đời sống hiện tại, chúng ta khó mà phân biệt được đâu là chánh đạo, đâu là tà đạo, là mê tín….Rất nhiều người luôn nâng cao đời sống tâm linh, thế nhưng chúng ta luôn bị kẹt trong sự rắc rối của cuộc sống. Trái tim đau đớn của chúng ta vẫn chưa thực sự được hồi phục, bình yên an nhiên và tự tại.
Nếu bạn còn hoang mang thì ngay bây giờ chúng ta cùng nhau bước vào khu vườn hoa tâm linh, giúp bạn làm thế nào, để là một người con Phật thật sự.
Nếu bạn có thật sự muốn giải thoát, muốn người người được hạnh phúc hay không? Chỉ cần bạn muốn, thì bạn cũng có thể dựa vào một phương pháp nào đó, mà bạn lựa chọn đúng đắn. Sự tu luyện và thực hành mỗi ngày giúp bạn tìm thấy sự bình yên của nội tâm.

Thay đổi cuộc sống, thay đổi tư duy, thay đổi hành động. Tạo cho mình một cơ hội một cánh cửa mới, để vực dậy bản thân mình, sẽ chuyển được số phận nghiệt ngã của chính mình.

Quan điểm và cách sống của Đức Phật được thể hiện qua nhân cách của Ngài... Đủ phẩm chất để thừa kế ngôi vị lãnh đạo một quốc gia, nhưng tại sao Ngài từ bỏ tất cả. Bởi Ngài nhận biết, vật chất đều là vô thường, mọi cảm xúc đều là sự khổ.

Khi chúng ta có một cái nhìn chánh kiến, một cái nhìn sâu sắc như thế, sẽ khai mở sự hiểu biết vốn có trong ta, chúng ta nhìn thế giới này một cách chính xác. Chắc chắn là số phận dẫn ta đến chuyển đổi một cách tốt đẹp.

Chúng ta cứ luôn cho rằng mình là người học giỏi thông minh, sẽ không đau khổ, nhưng nếu bạn thiếu sự tỉnh thức…..thì đau khổ sẽ có mặt.
Một người luôn luôn tỉnh giác trong sự nhận thức, thì sẽ không có tâm ích kỷ tham lam, so đo tính toán những lợi ích. Thay vì mỗi ngày chúng ta lún sâu vào những điều xấu này làm cho bản thân sống trong vô minh, dẫn đến sự phiền muộn...tham sân si, để rồi đau khổ, chúng ta cần sống trong hiểu biết chân lý của Phật đà nhiều hơn. Phải áp dụng nó vào cuộc sống thường nhật của bạn.

Một ngày nào đó chúng ta tự nhận ra và giác ngộ về nó, trong lời dạy của Đức Phật. Từ đó lòng từ bi và trí tuệ của bạn sẽ tự nhiên tỏa sáng…
Chân lý của Phật luôn là cánh cửa mở ra, để đón chào bạn bất cứ lúc nào. Bạn bước vào đó, trầm mình trong biển Phật pháp, được tắm mát gội rửa những vết bẩn từ thân và tâm của bạn.

Nếu ta là những người tu Phật học Phật thì hãy suy gẫm và nhìn lại mình. Mỗi ngày kiểm tra sự tu tập sự thực hành của chính bản thân mình. Có như vậy mỗi ngày, bạn được nhiều sự hiểu biết để chấp nhận tin tưởng và trải nghiệm…và thực hành để bước chân vào con đường tỉnh thức, tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của mọi người.

Vui buồn khổ đau, đều phụ thuộc vào sự chọn lựa này, trong cuộc đời chúng ta phải đối mặt với chính mình. Ngay cả khi trốn chạy và lún sâu, thân thể bị tiêu hủy, nhưng rồi cuối cùng, chúng ta cũng không thể tránh khỏi sự đối mặt với chính mình.

Ngay cả khi chúng ta đã dành cả cuộc đời để trở thành ai đó, suốt đời chúng ta đã học cách để làm người khác vui lòng, mà chẳng thể học cách giao tiếp với chính mình. Chỉ có những người thật sự sẵn sàng đối mặt với chính mình một cách thành thật nhất, dùng sức mạnh của sự tỉnh thức có thể tìm thấy con đường nâng cao tâm hồn thánh thiện.

Nếu là một Phật tử, đừng cố gắng với hình thức nào che lấp những kỳ vọng, nếu có nỗi sợ hay lo lắng nào đó trong đầu, hãy tỉnh thức bên trong, mở ra con đường chánh kiến từ bên trong tiềm thức của chúng ta, bởi vì vốn dĩ chúng ta có tâm Phật ngay từ ban đầu…..

Khi mà người ta nhớ đến Quê Hương, thì ra nhớ hết mọi ký ức của ngày xưa, nhớ những dòng sông lơ lững, nhớ những hàng cây rợp bóng mùi hương của hoa sữa, nhớ những mùi hương lúa non, nhớ những hàng dừa, những hàng tre, những hàng cau; và đi về hướng Đức Lộc, ở đó có những cánh đồng lúa bát ngát yên bình của một góc quê, dù bây giờ thời gian đã đi rất xa đã làm đổi thay nhiều thứ.

Những con đường quê hương đã mọc lên những tòa nhà thật khang trang, những con đường được mở ra rộng lớn hơn, những con đường lồi lõm của ngày trước được làm sạch sẽ. Tất cả đã làm thay đổi diện mạo nơi quê nhà mới mẻ hiện đại hơn rất nhiều.

Ngày sum họp không lâu thì chúng mình cũng phải rời khỏi Mẹ, hành trang mang theo lúc nào cũng là hình bóng của Mẹ. Chia tay với Mẹ, xe đã lăn bánh nhưng bóng dáng Mẹ vẫn còn đứng ở đó dõi theo, mái tóc của Mẹ, đôi mắt xa săm đầy thương nhớ.

Nếu có một điều ước mình chỉ mong sao thời gian quay ngược lại lúc Mẹ vẫn còn trẻ và khỏe, hơn bao giờ hết mong thời gian đừng trôi nữa, sợ thời gian vô tình, sợ mái tóc bạc của Mẹ hóa thành mây trời trôi đi mãi về nơi xa xôi nào đó.

Viết tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne 3-2-2024

Thích Nữ Tâm Vân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8370)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7459)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8438)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4418)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14159)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4812)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3970)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5046)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3648)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3812)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]