Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những dấu ấn Pali trong tiếng Việt

07/01/202405:42(Xem: 1727)
Những dấu ấn Pali trong tiếng Việt


pali

NHỮNG DẤU ẤN PÀLI TRONG TIẾNG VIỆT

 

Nưóc Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong  nhưng rồi laị phục hồi  và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:

                          Sống nghề làm ruộng đi săn

                      Xăm mình thờ cúng nhuộm răng ăn trầu

 Hai câu ca dao vô danh đã khắc họa rõ cái bản sắc riêng của mình. Khi nhà Hán xâm lăng và đô hộ thì họ áp đặt cái văn hoá, ngôn ngữ của họ lên người Việt cổ. Những thái thú và các nhà cai trị người Hán tiêu biểu như: Nhâm Diêm, Tích Quang, Sĩ Nhiếp(*)…Chữ Hán bắt đầu được dùng và dần dần trở thành ngôn ngữ chính thức của người Việt. Mở đầu cho chữ Hán và nền Hán học thống trị hàng ngàn năm. Các triều đaị phong kiến Việt Nam cho dù có đánh thắng được giặc Tàu về mặt quân sự nhưng vẫn cúc cung quy thuận về mặt tư tưởng, văn hoá, ngôn ngữ… Coi chữ Hán là mẫu mực, thánh hiền…Đến thể kỷ mười ba thì Hàn Thuyên đã mạnh dạn dùng chữ Nôm để sáng tác. Chữ Nôm là biến thể vay mượn từ chữ hán. Người Việt bình dân sử dụng hàng ngày nhưng triều đình và nho sĩ thì chê: ”Nôm na mách qué” nên không sử dụng. Đến thời Quang Trung thì chữ Nôm được trọng dụng. Quang Trung và triều đình kích thích tinh thần yêu nước, lòng tự tôn của dân tộc. Chữ Nôm dùng như ngôn ngữ chính thức song song với chữ Hán. Thế kỷ mười sáu, khi các giáo sĩ phương Tây đến nước ta truyền giáo. Họ nhận thấy chữ Nôm hay chữ Hán đều khá rắc rối nên mới dùng ký tự Latinh chế ra một loaị chữ mới. Công đầu phải kể đến Alexandre  de Rhodes ( phiên âm: Đắc Lộ). Trước ông cũng có nhiều vị thừa sai đã dùng mẫu tự Latinh để phiên âm chữ Hán ra một loại ngôn ngữ mới mà ngày nay ta gọi là chữ quốc ngữ, đó là những vị thừa sai: Francois Pina  (giảng đạo bằng tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt rành rẽ), Fraces Buzomi (người Ý), Diogo Carvalho, Antonio Diaz (người Bồ Đào Nha)... Giáo sĩ Đắc Lộ là người đã có công hệ thống hoá và hoàn chỉnh một loại chữ mới cho ngườiViệt. Ông đã viết cuốn: ”Tự điển Việt- Bồ – La”. Có một điều khiến nhiều người thắc mắc là ai đã dạy tiếng Việt cho các vị giáo sĩ phương tây? Thật sự có nhiều người Việt rất giỏi đã cộng tác với các giáo sĩ, học học ngôn ngữ của các giáo sĩ, dạy lại tiếng Việt cho các giáo sĩ, giúp các giáo sĩ truyền giáo, ta có thể kể hai trường hợp tiêu biểu nhất được ghi nhận đó là: linh mục Hồ Văn Nghị và Phan Văn Minh. Việc hình thành chữ quốc ngữ là công đầu của các giáo sĩ phương tây nhưng chưa đủ, trong đó không ít công lao của nhiều người Việt khác, đáng tiếc là sử gia và sử sách phương tây không chịu ghi nhận tên người Việt, (điều này y hệt những sử gia và sử sách Trung Hoa không bao giờ ghi nhận tên người Việt cho những đóng góp hay thành tựu của họ).

Tiếng Việt dần dần hình thành và phát triển. Huỳnh Tịnh Của cũng là người có công lớn trong việc hoàn chỉnh tiếng Việt. Ông đã biên soạn pho: ”Đaị Nam Quấc Âm Tự Vị”, sau ông có Trương Vĩnh Ký người đầu tiên phát hành báo tiếng Việt: “Gia Định Báo”. Tờ báo này ra đời năm 1867, đây là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của người Việt và cũng là mốc khởi thủy của báo chí Việt ( hiện nay chính quyền Việt Nam họ chỉ lấy cái mốc báo chí 1945, nghĩa là cắt bỏ cả trăm năm lịch sử)... Đều là những nhà ngôn ngữ tài ba đã làm cho tiếng Việt phát triển và hoàn thiện. Tính đến nay thì tiếng Vịêt cũng gần bốn trăm năm (Kể từ khi các vị thừa sai dùng mẫu tự Latin để phiên âm). Tuy nhiên trong tiếng Việt ta, từ Hán Việt vẫn chiếm một lượng lớn, phải nói là đa số, đó là hệ lụy của việc lệ thuộc quá lâu vào chữ Hán và văn hoá Hán. Có một điều hầu như không mấy người biết là trong tiếng Việt còn có một số lớn từ ngữ vốn thoát thai từ tiếng Pàli. Trong quá trình truyền bá Phật Giáo: Giáo lý, kinh điển, luật, luận từ dòng Nam truyền vào nước ta đã vô tình mang laị nhiều sắc thái mới cho văn hoá và ngôn ngữ. Nhiều tữ ngữ từ tiếng Pàli laị trở thành tiếng Việt như một từ thuần Việt. Nếu không có sự đối chiếu, so sánh của các tăng sĩ và các học giả dịch kinh Nam truyền thì chúng ta không thể nào biết được. Ông Jean-neau – G (người Pháp) đã dịch tác phẩm “Lục Vân Tiên” từ chữ Nôm sang chữ Việt đã viết khảo luận chứng minh tiếng Việt có nguồn gốc từ Aryen mà ngôn ngữ Aryen laị có nguồn gốc từ tiếng Pàli.

 

 Ngôn ngữ Pàli dùng ghi chép kinh Phật, nhất là ba tạng kinh, luật, luận Nikàya. Ấy vậy tiếng Việt đã vay mượn, sử dụng từ ngữ pàli một cách tài tình. Nhờ nghiên cứu của thầy Chúc Phú công bố đã mang lại kết quả thật bất ngờ! Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng khá lớn của Phật Giáo Nam truyền cũng như văn minh, văn hoá của Ấn Độ và các nước thuộc dòng Nam truyền (Champa, Khme, Thailand, Sri lanca, Burma…) đối với ngôn ngữ Việt. Việc sử dụng (tụng, đọc, nghiên cứu...) kinh điển bằng ngôn ngữ Pàli đã để lại nhiều dấu ấn trong tiếng Việt. Sau này Phật giáo Bắc truyền lấn lướt và chiếm thế thượng phong đẩy lùi những ảnh hưởng của Phật giáo Nam truyền. Ấy cũng là lý do mà đaị đa số người Việt chúng ta chỉ thấy sự ảnh hưởng của chữ Hán lên chữ Việt ( từ Hán Việt) mà không biết đến sự ảnh hưởng của tiếng Pàli lên chữ Việt, tiếng Việt!

  Thực sự Phật giáo được truyền đến Việt Nam trước khi truyền sang Tàu. Chính sử  Trung Hoa chính thức ghi nhận Phật giáo được truyền đến Trung Hoa vào năm Vĩnh Bình (Nhà  Hán, niên hiệu Vĩnh Bình từ năm 58 -75 AD). Trong khi đó phật giáo đã đến nước Việt trước đó từ lâu, ít nhất là cả trăm năm trước. Vương Diễm nhà Nam Tề (497) đến Giao Chỉ thọ pháp với pháp sư Hiền. Ngài Phật Đà Bạt Đà La đến Giao Chỉ truyền đạo sau đó mới sang Tàu. Thiền sư Khương Tăng Hội người Giao Châu sang Tàu truyền đạo. Thiền sư Khương Tăng Hội có thể được coi như sơ tổ sư thiền tông của người Việt, chính ngài đã diện kiến Tôn Quyền của nước Ngô tại kinh đô Kiến Nghiệp (giai đọan tam quốc phân tranh bên Tàu: Ngụy - Thục – Ngô), điều đáng tiếc là cơ duyên chưa chín mùi nên Tôn Quyền bỏ lơ không chú ý đến Phật giáo, một tôn giáo mới manh nha ở Tàu. Sự kiện thiền sư Khương Tăng Hội hội kiến Tôn Quyền xảy ra trong khoảng thời gian (222 – 229), Phật giáo sử có ghi nhận nhưng chính sử Tàu và Tam Quốc Chí của Trần Thọ lẫn Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung đều không ghi chép chi tiết này. Việc không ghi chép sự kiện này cũng dễ hiểu, điều đầu tiên là vì đây không phải là sự kiện lớn, thứ hai là thời đại bấy giờ và các sử gia đều sùng đạo Nho, thứ ba là thiền sư Khương Tăng Hội là người Giao châu (mẹ người giao châu cha người Khương) chứ không phải người Hán …Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (nay là Thuận Thành - Bắc Ninh) của Giao châu rất danh tiếng trước khi Phật Giáo Bắc truyền chiếm thế thượng phong. Từ khi nhà Hán xâm lược và đô hộ thì văn hoá Hán, chữ Hán và phật giáo Bắc truyền trở thành chủ yếu! Ngàn năm đô hộ và đồng hoá, nhiều lần huỷ diệt văn hoá Việt ( thời nhà Minh) nhưng người Việt vẫn bền bỉ sống còn, văn hoá Việt, tiếng Việt vẫn tồn tại. Chính nhờ nền văn hoá với một bản sắc riêng mà dân tộc còn đến hôm nay!

Sau đây là bảng đối chiếu một số từ ngữ Việt và Pàli tương đồng về nghĩa, giống nhau về phát âm. Những từ ngữ này tôi trích (vay mượn) từ bản nghiên cứu của thầy Thích Chúc Phú để làm dẫn chứng.

 

 

Tiếng Việt

Pàli

Nghĩa của từ

Bá láp

Palapa

chuyện tầm phào, vu vơ

Bát

Patta

vật đựng thức ăn

Bồ

Bho

bạn thân, người yêu

Bụt

Bujjhati

bậc giác ngộ, tỉnh thức

Cạp

Cappeti

dộng từ chỉ việc ăn

Chái

Chada

mái hiên

Đĩ

Dhi

việc dâm, xấu hổ

Đanh đá

Danddha

tánh gây gỗ, khó khăn

Đù

Du

tiếng lóng, chửi thề

Ma

Ma

nguoi chết, phi nhân

Nạt

Nadati

to tiếng, la, quát tháo

Nỏ

No

không (phương ngữ)

Phèn

Phena

sắt lắng đọng

Rực

Ruci

tỏa, sáng...

Say

Sayana

không còn tỉnh táo

Thù lù

thula

to, thô...

Vác

Vaha

mang, vác... (động từ)

Vạc

vapati

Cắt, gọt... (động từ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Theo những nghiên cứu mới nhất của giáo sư – tiến sĩ Lê Mạnh Thát thì giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc là không thật. Giáo sư đã biên soạn bộ sách lớn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, trong đó đã đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể, nhiều lập luận logic để chứng minh nhiều nghi án trong lịch sử Viện Nam.

 

Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 1223 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13475)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8349)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4811)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4351)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10336)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 7040)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2912)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7164)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8619)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 12954)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]