Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nuôi Dưỡng Để Tồn Tại

03/08/202306:35(Xem: 1571)
Nuôi Dưỡng Để Tồn Tại

 

NS Tam Van-3

Nuôi Dưỡng Để Tồn Tại




 

Sống ở trên đời con người ai cũng muốn tìm kiếm hạnh phúc và chờ đợi sự bình yên. Nhưng giữa thế giới đầy biến động khiến chúng ta trở nên yếu đuối bất lực, hụt hẫng và rơi vào trạng thái trầm cảm tuyệt vọng, những lúc như thế không có gì bằng là được một ai đó nâng đỡ cho bạn nương tựa, truyền cho bạn sức mạnh để xoa dịu vết thương, để vượt qua những chặng đường nghiệt ngã đó, sự yểm trợ mà ai cũng cần ở trong đời.

Cuộc sống này thì nó quá rộng lớn,
còn chúng ta thì quá nhỏ bé; khi mà chúng ta bước vào đời sống này, thì chưa có chuẩn bị kịp những hành trang như là nội lực hay là sự hiểu biết trong đời sống, cho nên có những sự việc xảy ra, những biến động, những biến cố đã dễ dàng làm cho chúng ta gục ngã. Nên xét cho cùng thì trong đời sống này, có bao nhiêu người được hạnh phúc và mỉm cười một cách thanh thản trước những đổi thay bất chợt đó.

 

Tuy nhiên là chúng ta cũng đã nhiều lần cố gắng nhưng không thể vượt qua được. Chẳng hạn như khi chúng ta rơi vào một trạng thái bất an không còn một chút năng lượng nào hết, chúng ta buồn chán mà không có lý do, thấy mình dễ dàng tức giận khó chịu, thấy cuộc sống không có niềm vui v.v... Rồi đến một lúc nào đó, vào một buổi sáng khi thức dậy, cảm thấy buồn chán mệt mỏi và năng lượng bị tụt xuống, nhận  thấy có nhiều sự lo âu và sợ hãi.

 

Cõi người như một giấc mộng hãy quay trở về. Nếu lúc này tâm hồn quá yếu đuối, thì bạn cần trở về với gia đình, có một bữa ăn cùng với người thân, bạn bè, ngồi lại uống trà với họ để bạn được nuôi dưỡng và tiếp nhận những năng lượng yêu thương từ họ, bạn cần có một đoàn thể huynh đệ, cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc là bạn có những buổi trò chuyện với nhóm bạn có năng lượng bình an, bạn cần có một đoàn thể có năng lượng  tích cực tươi mát để họ tiếp sức giúp đỡ cho bạn.

 

NS Tam Van-01


Có những lúc bị ngã xuống nhưng không đủ sức đứng lên, thì rất cần bàn tay ai đó nâng đỡ với sự yêu thương và thấu hiểu,

Cần nương tựa vào nhau thì bạn mới đi qua được những trận cuồng phong, chúng ta không phải là những cá thể có thể tồn tại biệt lập được, muốn tồn tại trong cuộc đời này, bạn phải nương tựa qua lại lẫn nhau, gọi là tương tác cần sự yểm trợ và cần sự sẻ chia trong mọi hình thức của những người xung quanh.

 

Trong những cuộc trò chuyện ngồi lại với nhau như vậy, lòng của bạn sẽ được cởi mở ra, tim bạn không còn hẹp hòi nữa, không còn những khó khăn bên trong, trong đời sống bạn cũng cần có một điểm tựa, cần sự tin tưởng, cần những năng lượng an lành của những người xung quanh giúp bạn yêu cuộc sống này hơn, chúng ta vẫn luôn cần có sự nương tựa để mình tồn tại, dù cho rằng bạn có mạnh mẽ đến đâu thì bạn cũng không thể tách rời quần thể.

 

Cũng có thể trồng một cây hoa để ngắm nhìn nó lớn lên có sự thay đổi, ngắm nhìn ánh bình minh hay mặt trời lặn có thể sưởi ấm cho tâm hồn, bạn chỉ cần làm những việc nhỏ nhặt hằng ngày trở nên có ý nghĩa hơn, không nhất thiết phải rời cuộc sống đời thường tìm kiếm những điều phi thường, bạn chỉ cần tiếp nhận thói quen đơn giản thực tập thì bạn sẽ trở nên an yên.

 

Lúc này bạn phải cần có một không gian tĩnh lặng, để bạn nghỉ ngơi và quay về bên trong, cũng giống như một ngôi nhà mình cần phải dọn dẹp bớt những thứ không cần thiết, để cho bên trong ngôi nhà của bạn được trống trải mát mẻ, rồi bạn ngồi xuống thưởng thức một tách trà, lắng nghe một khúc nhạc êm dịu thì sự thảnh thơi sẽ có mặt ở trong bạn.

 

Lúc bấy giờ bạn đã sẵn sàng chuẩn bị bước ra bên ngoài thì bạn phải có sự tươi mát và một nội lực với một trái tim đầy năng lượng tích cực vô tư cho những bước tiếp theo.

 

Với đôi mắt đầy thiện cảm bao dung và người vô tư hồn nhiên, có phải chăng để làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn không?

 

 Cảm ơn tất cả những năm tháng vui vẻ bình yên và cả những tháng ngày khó khăn trắc trở, nhưng bạn có thể mỉm cười và đối diện với những tháng ngày vui buồn ấy và không bao giờ từ bỏ chính mình. Bởi vì bạn đã và đang tình nguyện dấn thân vào con đường tự do.

 

Mỗi một cuộc đời trải qua ít nhất là có sự lựa chọn trên đường đời, giúp chúng ta có sự can đảm mạnh mẽ nhưng cũng có những sự hy sinh không nhỏ. Sự trưởng thành giúp cho ta nhận ra mọi thứ xung quanh mình, có những con người chúng ta gặp gỡ trong kiếp sống này cho ta  đầy sự lương thiện.

 

Nếu bạn có một trái tim đơn giản, sẽ không có quá nhiều phiền muộn hay lo lắng và chúng ta sẽ không cần phải tranh đấu, mà ngược lại sẽ luôn cảm thấy nhẹ nhàng với tất cả mọi thứ.

 

 Thời gian trôi qua những lo lắng hay vận mệnh của một kiếp người, rồi mọi người sẽ theo nghiệp riêng đi về hướng của riêng mình, tùy sự lựa chọn của bạn cho nơi ấy hạnh phúc u sầu phiền muộn hay khổ đau.

 

Đời người như một giấc mộng hãy quay về. Mục đích cõi sinh mệnh của con người trong thời gian này không phải là đến tận hưởng, mà là để tu dưỡng tâm tánh, cõi trần chỉ là một quán trọ là cõi tạm là một nơi ta lưu lại một khoảnh khắc thời gian nào đó.

 

Nhưng không biết còn cách nào khác là mỗi người phải giã biệt nhau, chúng ta đã sẵn sàng từ biệt những người chúng ta yêu thương chưa? Chúng ta có mặt trên cõi đời này đã để lại những gì và gởi gắm điều gì cho cuộc đời này, rất nhiều điều gì đó mà chúng ta muốn làm và muốn thực hiện nó ngay trong kiếp sống này, nhưng thời gian của chúng ta có hạn.

 

Đôi khi buộc chúng ta phải chấp nhận và giã từ mọi thứ, có thể nhiều kiếp kế tới chúng ta sẽ có mặt ở đâu đó ngay trong kiếp sống này, chúng ta nhớ lại những gì của quá khứ, một chút gì đó của tiền kiếp, hay là của nhiều kiếp đi qua, nhưng đối với ước nguyện của chúng ta luôn luôn được ở một cảnh giới an lành và làm một điều gì đó để đóng góp vào cuộc đời, dù chúng ta có dùng cả cuộc đời để làm một điều gì tốt đẹp lợi ích cho bản thân mình và cho nhân thế, cũng chỉ còn một số ít được lưu lại trong ký ức .

 

 Mỗi một ý niệm, mỗi hành động, mỗi suy nghĩ thiện lành đều cô đọng lại trong tâm thức của chúng ta, rồi sẽ mang theo và mỗi linh hồn của một con người sẽ tự đi vào cảnh giới mà ta đã chọn. Một phần trong đời sống hiện hữu của chúng ta thiện lành hay bất thiện, để cho một số phẩm chất trong con người của chúng ta được bước ra phát huy một cách rõ nét.

 

 

Như một hồi ức tốt đẹp, nó để lại những âm thanh kỳ diệu trong lòng của bạn, đâu biết được những kiếp kế tới bạn sẽ có mặt  trong một hình hài khác, trong một hoàn cảnh khác, nhưng ý niệm thiện lành mà bạn đã gieo, nó sẽ không bao giờ mất đi, nó sẽ giúp bạn hồi sinh và được phát huy một nhân cách hoàn thiện ở kiếp sống này.

 

Có thể chúng ta sẽ mơ hồ về một sức mạnh tiềm ẩn bên trong, thay đổi được vận mệnh của một kiếp sống hiện tại, nhưng những ý niệm tốt đẹp này nó đều lưu lại một sức mạnh hồi sinh diệu kỳ.

 

Sức khỏe tạo nên một cuộc sống an lạc, nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn và một cơ thể thanh tịnh có thể mang lại một trái tim ấm áp, năng lượng tích cực kết nối với trái tim thuần khiết giúp bạn luôn tỉnh thức.

 

Thời gian trôi qua tất cả mọi người sẽ già đi, mọi sự vật sẽ thay đổi và chỉ còn lưu lại những ý niệm, không biết là lúc nào nó kết thúc và tương lai đang có điều gì chờ đợi, nhưng mỗi bước chân trên hành trình này, tin rằng chúng ta sẽ tìm thấy bình yên hạnh phúc, trong tâm thức thiện lành mà chúng ta đã gieo hạt giống tốt, chúng ta giữ lại nó trong những ký ức tốt đẹp nhất, đồng nghĩa là giữ lại một đời người có giá trị.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Tu Viện Như Ý, Kentucky, Mùa hè 2023

Thích Nữ Tâm Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 18521)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
03/09/2018(Xem: 12403)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
28/08/2018(Xem: 6509)
Trong bài Đôi dòng cảm nghĩ về cuốn Võ Nhân Bình Định của Quách Tấn và Quách Giao do nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2001, Giáo sư Mạc Đường, nguyên viện trưởng viện Khoa Học xã hội TP.HCM có cho biết rằng, họ Quách, mặc dù ông tổ vốn dòng Mân Việt nhưng không chịu sống dưới chế độ Mãn Thanh nên đã rời bỏ Trung Quốc di dân sang Việt Nam. Đến thế hệ Quách Tấn và con là Quách Giao đã trên 300 năm. Vì sống tại Tây Sơn đã nhiều thế hệ “ nên họ Quách có biết dược nhiều sự kiện lịch sử ở địa phương. Nhất là thời đại Tây Sơn và phong trào Cần Vương. Gia phả của họ Quách đều có ghi lại các sự kiện lịch sử quan trọng này.
26/08/2018(Xem: 3777)
Những ngày cuối hạ oi bức, không làn gió thoảng. Cây cối trơ ra như những tượng đá trong vườn thần chết. Mọi thứ như dừng đứng để chờ đợi một phép lạ. Tuần trước, rừng ở quận hạt lân cận bị cháy suốt mấy ngày khiến bầu trời mù mịt khói đen, nắng không xuyên qua được, chỉ ửng lên cả một vùng trời màu vàng nghệ lạ thường. Nay thì trời trong không một gợn mây. Bầy quạ đen lại tranh nhau miếng mồi nào đó, kêu quang quác đầu hè. Rồi im. Bầy chim sẻ đi đâu mất dạng gần một tháng hè gay gắt nắng. Bất chợt, có con bướm cánh nâu lạc vào khu vườn nhỏ. Và gió từ đâu rung nhẹ những nhánh ngọc lan đang lác đác khai hoa, thoảng đưa hương ngát hiên nhà. Phép lạ đã đến. Gió đầu thu.
20/08/2018(Xem: 4753)
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ), Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.
15/08/2018(Xem: 8073)
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
13/08/2018(Xem: 4424)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
11/08/2018(Xem: 12284)
Bà hiện còn khỏe, minh mẫn, sống ở Nha Trang. Bà thành hôn với nhà văn B.Đ. Ái Mỹ 1940, cuộc tình sau 47 năm (tức năm phu quân mất 1987), bà sinh hạ 14 người con: 7 trai, 7 gái. Tất cả 14 người con của bà đều say mê âm nhạc, thích hát và hát hay, nhất là người con thứ ba - Qui Hồng. Hơn ½ trong số này cầm bút, làm thơ, viết văn, vẽ, điêu khắc và dịch thuật. Người có trang viết nhiều nhất là người con thứ 10: Nhà văn Vĩnh Hảo, với 13 đầu sách đã phổ biến… Bà là nữ sĩ nổi tiếng không những về thơ ca mà còn cả thanh sắc, thêm vào tính tình hiền diu, đằm thắm nên được văn thi hữu thời bấy giờ quí trọng. Bà là nữ sĩ nổi danh từ thập niên 30 vế cả ba mặt Tài, Sắc và Đức.
09/08/2018(Xem: 8251)
Nghĩ Về Mẹ - Nhà Văn Võ Hồng, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
09/08/2018(Xem: 6472)
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại. Tôi thì thầm hỏi Nhung: --Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại? Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ: --Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan. Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]