Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có phải : Điều quý giá nhất của đời người đến từ “Hiểu biết chân chánh, thực tế, lương thiện”?

30/07/202318:22(Xem: 2179)
Có phải : Điều quý giá nhất của đời người đến từ “Hiểu biết chân chánh, thực tế, lương thiện”?

hoa_sen (9)

Có phải : Điều quý giá nhất của đời người đến từ “Hiểu biết chân chánh, thực tế, lương thiện”?

Đến một tuổi nào đó trong đời ta mới nhận ra được rằng “ Cuộc đời này có muôn nghìn kiểu người, cũng có muôn nghìn kiểu mặt khác nhau. Mỗi người còn tự trang bị cho mình nhiều mặt nạ khác nhau nữa.
Do đó, nhìn rõ lòng người đã trở thành một thách thức khó khăn với tất cả chúng ta nhưng, hãy nhớ rằng ….chỉ có người chân thật mới đổi được lòng tin và tín nhiệm chân thành nhất. ( Thật ra chính chân thành lại có nghĩa là thực tế, lương thiện và thành thật. Những người chân thành luôn có sự nhất quán giữa những gì họ suy nghĩ và thể hiện ra bên ngoài. Tiếc là phẩm chất này rất khó để nhận ra vì chúng ta thường đánh giá người khác thông qua lăng kính chủ quan của bản thân). Do đó  sự giả tạo chỉ có thể đem tới những mối quan hệ xã giao nhạt nhẽo, không có chút giá trị nào. Do đó để sống một cuộc đời thanh tịnh trong sạch chúng ta cứ tự tin thể hiện chính mình và đối diện với mọi người xung quanh.

Nhân đọc tác phẩm The Philosophy of life ( Triết  học cho cuộc sống ) - Jules Evans đã được xuất bản tại 19 quốc gia và được chọn là cuốn sách Thời đại của năm 2013, người viết đã học được từ những triết gia cổ đại vĩ đại nhất,với trí tuệ cổ xưa nhưng mang đầy liệu pháp để truyền cảm hứng đến cho khoa học hiện đại về hạnh phúc.và giúp đỡ chúng ta trên con đường tiến tới một cuộc sống tốt đẹp.

Ngạc nhiên thay, tác giả Jules Evans đã từng mắc bệnh trầm cảm và không hiểu có phải nhờ những sưu tập về danh ngôn của quý triết học gia mà Ông đã trở thành là một nhà văn, nhà báo và blogger, người cũng điều hành Trung tâm Lịch sử Cảm xúc tại Đại học London. Ông cũng là người đứng đầu Câu lạc bộ Triết học Luân Đôn, câu lạc bộ triết học lớn nhất trên thế giới.

Vậy thì những gì trong tác phẩm này đã mang lại lợi ích thế?
Có phải “Bạn chỉ học được khi bạn cống hiến toàn bộ con người mình cho một thứ gì đó.” – J. Krishnamurti và “ Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi bằng cả trái tim của bạn.” – Khổng Tử
Có phải “ chúng ta nên biết rằng cuộc sống tốt đẹp nằm trong sự vun đắp xuất sắc của cộng đồng.” Aristotle và “ chúng ta cần có nghệ thuật kiểm soát bản thân, sự rèn luyện tâm trí hàng ngày và chấp nhận thực tế như nó vốn có.”theo sự chỉ đạo của những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ.
Kính tặng bạn thân mến, vài vần thơ khi đọc tác phẩm này: 

Niềm vui tích cực !
Hãy tận hưởng:
niềm vui hiện diện trong khoảnh khắc !
Chấp nhận nghệ thuật kiểm soát bản thân
Rèn luyện tâm trí hoàn thiện phát triển dần
Cống hiến toàn bộ con người mình vào mục đích!

 
Tự nhủ giáo dục trí óc mà
quên giáo dục trái tim ….chẳng mang lợi ích!
Nên lập kế hoạch:
Lìa bỏ dần phiền não trên nhịp bước hành trình
Phát huy năng lực, cảnh giác mọi ý muốn mình
Chớ thỏa mãn, dừng lại với những gì đang có !

 
Từ thô đến vi tế rất dễ bị sa ngã và cám dỗ
Bản chất nội tâm luôn hướng vọng tìm cầu
Thế giới hiện đại này…bao thảm họa đằng sau
Thường cảm nhận suy diễn theo mức độ ganh tỵ

 
Phước duyên lắm mới tìm được người hiền trí !
Tri kỷ vượt qua giới hạn tình bạn thông thường
Chỉ cần nhìn ánh mắt, lời nói đối phương
Hoàn toàn thấu cảm mọi vấn đề, quan điểm!

 
Hãy trân trọng:
Niềm vui tích cực khi sống trong Chánh niệm!
Là chìa khoá tự bảo vệ được bản thân
Thấy rõ lòng mình qua từng trạng thái tâm
Giữ nhịp độ sinh hoạt bình thản thư thái !
 

(Thơ Huệ Hương)

 
Trộm nghĩ Cuộc đời là một chuyến lữ hành mà trên mỗi bước đi, chúng ta vẫn đang tìm kiếm con đường chân chính tốt. Mà con  người cần tinh thần, cần tâm linh, cần hỗ trợ cho nhau về mọi mặt, cần biết cách nương vào nhau để cùng phát triển , thay đổi tốt đẹp lâu dài.
Thật ra có đầy đủ vật chất để đảm bảo an sinh đời sống cho con người trong phạm vi nhất định nào đó còn phải theo phước nghiệp do mọi người đã gieo tạo.

Con người cần có tình cảm để biết kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống mà làm tròn bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình người thân, dấn thân đóng góp phục vụ tốt cho xã hội. Và điều vui sướng hạnh phúc êm ả chỉ đến với chúng ta khi  ta sống mà thường biết rõ mình có hòn ngọc vô giá nơi sắc thân này thì rác rến phiền não không còn đáng làm cho ta lo ngại vì RÁC chính là HOA., rác làm đẹp thêm cho hoa nếu ta biết gieo trồng, tưới tẩm đúng mức .

Chính vì vậy phiền não tức Bồ đề, ta cứ một bề chăm sóc, vun bồi đóa hoa lòng rộng mở để làm hương thơm cho đời thì rác rưởi tham ái, ghét bỏ, giận hờn, bực tức , né tránh, hay hủy diệt đều được sáng trong theo thời gian.

Trong suốt chuyến lữ hành đó, chúng ta luôn cần tới ba nguồn đạo lực hổ trợ là sự tinh tấn, chánh niệm và trí tuệ để thấy rõ bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại theo một cách nhìn thật đơn giản để thấu hiểu những vấn đề sâu sắc của cuộc sống qua cách suy nghĩ thật linh hoạt vì thế giới này đang tồn tại trong từng giây phút hiện tại.

Lời kết:


Người viết đã cảm nhận những gì đáng cần học và kính chia sẻ đến những ai có cùng một môi trường hoàn cảnh giống mình có thể tìm xem tác phẩm này đâu đó dưới dạng PDF bạn nhé !
Đây là những liệu pháp mà người viết thấy ra sự công hiệu của nó đến với những ai :
-quan tâm đến việc phát triển bản thân và sống một cuộc sống tốt đẹp
- muốn học hỏi từ những nhà tư tưởng vĩ đại như Aristotle và Plutarch
- quan tâm đến việc làm mới kiến thức của họ về triết học
- quan tâm đến liệu pháp hành vi nhận thức
Và xin kính tặng vài danh ngôn đã sưu tầm về lòng chân thành và sự hiểu biết chân chánh bạn nhé ! 
Trước hết Chân thành được hiểu đơn giản là bạn sống bằng cả trái tim mình, không vụ lợi, cho đi mà không tính toán. Người chân thành sẽ không nói lời ba hoa, nịnh bợ để làm hài lòng người khác mà họ luôn muốn dành cho mọi người những gì tốt đẹp nhất.


Người sống chân thành thường:
  • Không khoe khoang, tránh xa sự xa hoa, không cần người khác chú ý.
  • Luôn giúp đỡ người khác nhiệt tình, tận tình mà không mong cầu sự đền đáp.
  • Không tự mãn nhưng cũng không tự ti.
  • Luôn tỏa ra những năng lượng tích cực.
  • Làm việc tốt một cách thầm lặng
—Lòng nhiệt tình là thiên tài của sự chân thành, và sự thật không dành được chiến thắng nào nếu thiếu nó.
—. Khi sự chân thành thuần khiết hình thành bên trong, nó sẽ được nhận ra từ bên ngoài trong trái tim người khác.


Riêng sự hiểu biết chân chánh đòi hỏi: 
– Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc
—-Con người sống không thể không có niềm tin, nhưng niềm tin đó phải là chánh tín nhân quả, được xây dựng trên cơ sở có chánh kiến, chánh tư duy bằng sự thấy biết chân chính nhờ biết từ bi hỷ xả.
—Người Phật tử chân chính hãy cho qua hết mọi đam mê có hại đến người và vật, biết phát huy tinh thần giúp đỡ sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống.
—Mọi người không nên tiếc nuối về quá khứ tốt xấu, đúng sai mà đánh mất chính mình trong hiện tại, vì ta đang sống hạnh phúc trong từng phút giây của thương yêu và hiểu biết.
Và cuối cùng xin trân trọng tặng bạn “ Muốn cho cuộc sống lúc nào cũng bình yên hạnh phúc trong từng phút giây.Chúng ta phải biết buông bỏ những kiến chấp sai lầm và các tạp niệm xấu ác.”
Kính chia sẻ vài điều học được, hy vọng được sự tham khảo và góp ý của những bạn hữu thân thương. 
Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 14068)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8538)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4917)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4454)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 11259)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 7576)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2999)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7395)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 9332)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 13464)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]