Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử nhìn lại “Người tu học chân chính cần gì?”.

29/06/202306:51(Xem: 3112)
Thử nhìn lại “Người tu học chân chính cần gì?”.


ht vien minh

Thử nhìn lại “Người tu học chân chính cần gì?”.

Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’mà cũng không ai ‘ban’cho cả. Cũng như trong tu tập không có xua đuổi, cũng không có trông đợi.

Kinh Phật không phải để khẩu tụng mà kinh Phật là lời, là tiếng nói của người thực chứng cho nên tối thiểu nó phải được nhận thức, được hiểu biết thông qua sự thực nghiệm. Học kỹ đi rồi quên lý thuyết nhưng vẫn sống đúng với điều mình đã học đó gọi là đắc cái học. những gì mình đã học, nó trở thành cái con người* của mình rồi. Tu tập làm sao mà sẽ có một ngày nó trở thành cái vốn riêng của mình mà mình cũng không còn nhớ là mình đã học ở đâu, với ai. mà chỉ biết nó đã hoà quyện trong máu huyết mình rồi …

Cho nên trong đạo Phật đừng có nói linh nghiệm mà nói phải nói đến thể nghiệm, chứng nghiệm, thực nghiệm và hiệu nghiệm. Vì lời Phật là lời của người thực chứng nên phải được thực nghiệm.

.Nếu có cái gì đó mà mình thấy làm như hơi linh nghiệm thì phải hiểu đó là tính hiệu nghiệm của người hành trì, chứ không phải là sự linh nghiệm của người tụng đọc.

Chân lý rốt ráo của Phật giáo là sao? Theo HT. Thích Thánh Nghiêm “Tức là chân lý ngã không, và pháp không - Không phải là pháp thế gian, nên không thể mô tả bằng lời nói, chân lý đó “xa lìa tướng danh ngôn, tâm tư cũng không nghĩ bàn được”. Đó là chân lý rốt ráo, mà tính Phật miễn cưỡng gọi là “chân pháp giới” là “lý chân như”.
Lại phải cần rõ biết vô minh trong 4 đế, tức là không biết được 4 cái sự thật.
  1. mọi hiện hữu là khổ.
  2. thích cái gì cũng là thích trong khổ.
  3. muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa.
  4. sống bằng 3 nhận thức trên chính là hành trình thoát khổ.
Khi không biết mới Vô minh nên mới có chuyện là chúng ta làm các nghiệp thiện ác nhưng có biết đâu khi mà chúng ta tạo nghiệp thiện ác có nghĩa là chúng ta đang kín đáo, âm thầm, lặng lẽ tạo ra các tâm đầu thai mà ta luôn nghĩ rằng là không thấy nên nói rằng nó không có chứ đó là khi duyên chưa hội đủ điều kiện đó mà thôi.

Thế nhưng, chân lý rốt ráo đó của Phật giáo, tuy là không đặt tên được, không nghĩ bàn được, nhưng nó vẫn không tách rời muôn vàn hiện tượng thế gian, và mỗi hiện tượng thế gian là một bộ phận của chân lý rốt ráo đó”.
Vì vậy, Tổ Huệ Năng của Thiền tông nói rằng: “Phật pháp là ở thế gian, không tách rời thế gian mà giác ngộ được; nếu tách khỏi thế gian đi tìm đạo Bồ đề, cũng không khác gì đi tìm sừng thỏ vậy”.

Và Phẩm “Du già chân thực nghĩa” gọi Chân lý là chân thực tức “như thị” .

Trộm nghĩ : “Mục đích tu hành không phải để được cái gì mà phải coi mình buông được cái gì.“ Đó là tinh thần cao đẹp nhất của đạo Phật.

Giáo Sư Lakshmi Nasaru, trong “Tinh Hoa của Phật giáo" đã phát biểu :
“Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Không nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo mà Đức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này.
Với Tam pháp ấn hay còn gọi là Tam Tướng của vạn vật mà người học Phật cần ghi nhớ là Khổ- Vô thường - Vô Ngã.
——Về KHỔ Trong kinh nói thế giới này có ba cái khổ.
Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét. đó là KHÔR KHỔ
Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích.gọi là HOẠI KHỔ
Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi.được định nghĩa cho HÀNH KHỔ
Và trong kinh ghi rất rõ…
Người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất. Tức là họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích
Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, thì cái đó đối với họ là đủ để họ sợ rồi.
Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa, vì đối với họ chỉ cần một dấu hỏi thôi. "Cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu? Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?". Đó là một con số không to tướng.
——Về Vô Thường, tất cả đều phải theo tiến trình Thành, Trụ, Hoại, Diệt , hay Sinh Lão , Bịnh, Tử…. Giáo lý vô thường ấy là chân lý của cuộc sống, cho nên đứng về phương diện ý niệm mà xét ta thấy vô thường là tính thay đổi (về phương diện thời gian).
Tuy nhiên thực ra vô thường không hẳn như thế, cho dù vô thường là tiến trình của cái chết, nhưng đồng thời cũng là chìa khóa của sự tái sinh (pháp Duyên sinh) và nguyên lý pháp này, rất cần thiết cho sự hành đạo.

Nhờ quán vô thường mà Thái tử Sĩ Đạt Đa khai mở được trí tuệ Vô thượng, trở thành bậc toàn giác, và là đạo sư của hàng Trời - Người.
Tổ Đạt Ma khai thị lý vô thường bằng câu: “Phiền não là hạt giống của Bồ-đề”. Bồ-tát Long Thọ từng nói lời sấm sét: “Nhờ vô thường, vô ngã…nên tất cả có thể thành tựu”. Lịch sử tiến hóa của nhân loại qua các nền văn minh đều trải qua chân lý vô thường.

Một giáo lý “không thời gian” đã từng hiện hữu trong nhiều thế kỷ mà vẫn còn nguyên giá trị tươi mới “như nó đang có”, bởi nó luôn phù hợp và có thể áp dụng một cách hữu ích với mọi thời đại, cùng các nền văn minh khác nhau.

——-Và về tính không đồng nhất, gọi là vô ngã (không có cái ta tồn tại); về phương diện không gian và khoảng thời gian (cực ngắn) đạo Phật gọi là sát na. Sự biến đổi không ngừng ấy không chỉ diễn ra ở thế giới này mà cả tại các thế giới khác. Từ hạt vật chất cực nhỏ như nguyên tử cho đến thế giới tâm thức là con người, hết thảy là các tập hợp duyên sinh nên nhất thiết phải chịu sự tác động của vô thường.

Người tu học chân chính cần thấy rằng giáo lý Vô thường là một “chân lý hiển nhiên” đó là Thành-Trụ-Hoại-Không, là sự vận hành của biến dịch âm dương trong hiện tượng giới, tức tam giới.
Chỉ do giác ngộ thấy lẽ thực, sống bằng lẽ thực; không sống dựa “cầu xin” hay ỷ lại vào một ai cả, tự nhiên hết khổ. Hết khổ, ắt là vui. Đạo Phật nói rõ lẽ thực rằng: có giác ngộ mới giải thoát được.
Tiến Sĩ Oldenburg, học giả người Đức cho rằng: “Đức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình.
Và phải chăng nguyên tắc của trí tuệ là gì? Là cái gì cũng phải suy lý.
Có nghĩa là muốn phủ nhận cái gì thì ta cũng phải tìm lý do, mà ta muốn tin cái gì ta cũng phải tìm lý do., đó gọi là có Chánh kiến
Chánh Kiến được định nghĩa rất đơn giản:
-Một là cái thấy về lý Nhân Quả.
-Hai là cái thấy về lý Tam Tướng
.—-Chánh kiến cũng có thể thấy với hai. điều Đó là: Một là thấy rằng mọi sự ở đời do duyên là có. Hai là có rồi phải mất.
Và con đường giải thoát phải qua 37 pháp bồ đề (Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, Ngũ quyền, Ngũ lực, Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Tứ Niệm Xứ) vaf cách nói phổ biến nhất là Bát Chánh Đạo.
Vì sao? Là vì thông quá Bát Chánh Đạo mình thấy rõ cái Tam Học trong đó. Chánh kiến, chánh tư duy là Tuệ học. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới học. Và còn lại là Định học.
Hai nữa, nhìn vô con số tám của Bát chánh đạo thì mình thấy được trong đó gồm có thân, khẩu, ý. Chánh ngữ là về khẩu, chánh nghiệp là về thân và phần còn lại là về ý. Đó là một cách phân tích rất là nổi tiếng.
Nói rốt ráo lại người học Phật chân chính cần phải thấy được “Hạnh phúc không đáng để mình ước mơ và đau khổ không đáng để mình sợ hãi” vì cái khổ nó không có lâu, cho nên nó không có gì để mình sợ. Mà hạnh phúc nó không có đáng để mình phải đam mê vì nó rất là ngắn. Đó là nói về mặt khía cạnh thời gian.
Còn về khía cạnh bản thể, bản chất, thì vì đâu mà có cái thích đó do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống trong cái tập đế ( nguyên nhân chính là tham ái từ đó mới có cái thích, cái ghét. Vì có cái thích và cái ghét cho nên mới có đau khổ và hạnh phúc .
Người Phật tử chân chính là người họ phải thấy rằng bản thân cái sự có mặt trên đời này là một cái gánh nặng .Vì trong Đạo và đời họ đều phải cư xử sao cho mối quan hệ giữa người và người thật tốt đẹp.
Có phải biết nói năng là nghệ thuật sống .?
Trải kinh nghiệm cuộc đời….Chánh ngữ rất cần
Trọn kiếp người, chỉ đổi nhiệm sở hai lần thôi
Một tại quê hương và một nơi hải ngoại
Đừng tưởng không chút cầu tiến… biết tiến thoái !
Suy cho cùng chính là thái độ muốn an yên
Nơi nào được người dưới hỗ trợ, vừa lòng cấp trên
Là thể hiện được mối quan hệ đúng cách !
Từ đó dành
thời gian học hỏi để hoàn thành trọng trách
Tất nhiên lúc nào cũng lấy thành tín làm đầu
Không quá khách sáo, trái tim cảm thông nhau
Biết thể hiện công nhận giá trị nào sâu sắc !
Xử lý thật khéo léo mỗi khi có khúc mắc
Rằng nghiệp duyên mới có họa tại này
Một lần lỡ lời, khó thay đổi cuộc diện ngay
Chấp nhận lỗi mình cách tích cực, chuyên nghiệp
Đừng quá nhạy cảm bất mãn …
tỏ ra mình thông minh, mẫn tiệp !,
Dần dần thay đổi nhận thức thái độ, hành vi
Không quá mềm lòng, để giữ mãi duy trì
Nghệ thuật sống trong đạo, đời … thu nhiếp !!
(Thơ Huệ Hương )
Trở lại cái nhìn “như thị” của đạo Phật.
Muốn có cái nhìn như thực ấy thật không dễ, bởi thấy được lẽ thật đồng thời cũng biết được những cái không thật, cho nên phải có trí tuệ.
Muốn có trí tuệ thì phải “lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập để phát triển trí tuệ” (kinh Di giáo). Và đó là tự thân của mỗi người nên chỉ có tự mình nỗ lực học và tu, không ai có thể làm thay mình được.

Vì vậy Quá trình “ngộ” trong Phật giáo là quá trình bài trừ những quấy nhiễu không cần thiết gọi là bài trừ mọi phiền não. Do đó “ngộ” là tự ngộ, không ai thay cho ai được cả.
Trí tuệ để diệt trừ phiền não của nhà Phật được gọi là trí tuệ Vô lậu.
Nó là một trong ba môn học rất căn bản trong hệ thống giáo dục Phật giáo được gọi là: “Tam vô lậu học”- ba môn học để diệt trừ phiền não. Tam vô lậu học ấy là “Giới-Định-Tuệ”.

Và hầu hết các kinh điển Phật giáo, trí tuệ luôn được đề cao và được xem là “tối thắng nhất trên đời”. Còn nhớ giây phút cuối cùng trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã nói lời khẩn thiết với các đệ tử là phải luôn luôn trau dồi trí tuệ và coi “Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở qua khỏi biển già, bệnh, chết; là ngọn đèn lớn chiếu phá vô minh hắc ám, là liều thuốc hay cho hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gẫy cây phiền não…” (kinh Di giáo).
Kính thưa quý đạo hữu, đây là những gì được học hỏi nhiều năm kính xin trình bày qua lời dạy Thầy, Tổ và kính mạn phép được chia sẻ một pháp thoại mà mình thấy hữu ích nhất cho sự tu tập qua lời giảng của HT Viên Minh sau đây:
TÁNH BIẾT LÀ PHÁP MÔN NỔI TRỘI NHẤT
Lời kết:
Mời các bạn chiêm nghiệm lời nhận xét thật chính xác về Đạo Phật để học được những gì tinh hoa nhất đã được thể hiện nơi Đức Đạo Sư siêu việt của chúng ta đoán là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm để từ đó đi theo con đường chân chính.
Và kính xin mượn lời của nhà bác học Albert Einstein “"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"…. "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".

Và Đạo đức Kinh của Lão Tử có câu: “Theo học (tức học thế gian) ngày càng thêm, theo đạo ngày càng bớt” (vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn) là dụng ý nói về sự đối lập giữa nghiên cứu, suy luận, tưởng tượng của thế gian trí và thiền Thanh tịnh (tức Như Lai thanh tịnh thiền) với Chân nghĩa bản thể của Tuệ vô lậu

Kính trân trọng chia sẻ
Huệ Hương
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2023(Xem: 4129)
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông
17/02/2023(Xem: 1988)
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:
15/02/2023(Xem: 2996)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.
15/02/2023(Xem: 13066)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
11/02/2023(Xem: 3087)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 2967)
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường bắt gặp và nghe đâu đó những câu nói như: “mấy người đến Chùa thường làm ác mới hay đi Chùa cho hết tội” hoặc như “ mấy người hay nói đạo lý, nói lời từ bi thường sống giả tạo”, “Mình tu tâm là được, cần gì phải tới Chùa Chiền”.
09/02/2023(Xem: 6072)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 4813)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
31/01/2023(Xem: 9398)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
30/01/2023(Xem: 3882)
Như ngay lúc này đang nằm bệnh viện lọc máu thì đánh máy bằng 1 ngón tay (vì 1 tay bị châm 2 kim lọc máu thì hầu như không nhúc nhích được), khi về nhà thì dùng 2 ngón! Một tuần cứ 3 lần đi lọc máu 4 tiếng rưỡi, coi như quãng thời gian không làm việc gì thì bắt buộc làm việc thông thường là vẫn đọc, nghe tin, textchat và biên soạn được, nhưng không nói được vì làm ồn chung quanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]