Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sông nước Tiền Giang

27/04/202307:48(Xem: 2358)
Sông nước Tiền Giang


song nuoc tien giang

Sông nước Tiền Giang

 

Mỹ Ngư và cô bạn văn Vũ Nương có một tình bạn rất ư là đặc biệt, đến độ có khi phải xem là trẻ con không chịu lớn. Tuổi đời càng ngày càng chồng chất, nhưng tính tình cả hai đều giữ mãi ở con số quay ngược lại với tuổi đời. Chẳng hạn như lúc họ sáu mươi mốt, cách cư xử của họ như mới mười sáu và mười năm sau chỉ nhích lên được con số mười bảy. Họ đồng trang lứa và viết văn cùng một chiều hướng, nghĩa là đủ mọi thể loại từ viết về Phật pháp cho đến chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện chúng mình và cả chuyện chính trị, chính em vì chồng Vũ Nương bị ngồi trong trại cải tạo suốt thời gian đẹp nhất, quý giá nhất của nàng. 

 

Tại sao Vũ Nương lại đối xử với Mỹ Ngư như trẻ con? Chẳng là thời gian gặp gỡ đầu tiên tại một bờ hồ thơ mộng của Bodensee bao bọc chung quanh ba nước Đức, Áo, Thụy Sĩ. Vũ Nương chê Mỹ Ngư lười biếng không chịu rửa bát đĩa, bắt nàng phải làm từ A đến Z nên muốn nghỉ chơi. May thay nàng đem công án này ra hỏi một ông Thẩm phán nổi tiếng quen thân với gia đình nàng, nhờ phán xét sáng suốt của ông, nàng mới chơi lại với Mỹ Ngư:

-   Cô cần một cô bạn văn, hay cần một người rửa bát! 

 

Rồi từ đấy tình bạn của họ mỗi ngày một thăng tiến, Vũ Nương chấp nhận rửa bát để Mỹ Ngư rảnh tay layout và biên tập lại tác phẩm Cô Gái Gò Công của nàng, viết vô tổ chức vì không biết đánh số trang thừa thiếu như thế nào? 

Đây là truyện dài đầu tiên của nàng nên Mỹ Ngư phải hướng dẫn chút đỉnh vì nàng vừa cho ra một đứa con tinh thần năm trước, có chút xíu kinh nghiệm truyền lại. Kể từ đó cả hai đều gắn bó với tác phẩm này và thân luôn với Cô gái Gò Công, người nhờ viết hộ câu truyện thật đời mình, nay đã trở thành Bà Gò Công chứ không phải cô gái chèo đò ngày nào trên sông Vàm Láng nghĩ chuyện vượt biên. 

 

Nói về đất Gò Công, nơi cách Sài Gòn chỉ hơn bảy chục cây số, nằm cạnh Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang nằm trên sông nước. Ai cũng biết vùng đất này đã sinh ra hai vị Hoàng Hậu nổi danh, đó là Bà Từ Dụ Thái hậu mẹ vua Tự Đức và bà Nam Phương Hoàng hậu vợ vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Hai phụ nữ đất Gò Công này được cả người lẫn nết, nhan sắc và phong cách của cô tiểu thư Nguyễn Hữu Thị Lan đã làm say đắm lòng ông vua đa tình Bảo Đại. Ông bất chấp luật lệ không tấn phong ngôi vị Hoàng hậu của triều Nguyễn, phong luôn cho người đẹp làm Nam Hương Hoàng hậu, nghĩa là Hương thơm đến từ phương Nam. Nhưng khổ nỗi các ngài thư ký của Lục Bộ, nhầm lẫn làm sao viết thành Nam Phương, gọi riết rồi thành quen, không đổi lại nữa. Mà cũng hay, Hoàng hậu của phương Nam cũng có ý nghĩa! 

 

Gần nhất là cô ca sĩ Phương Dung, với danh hiệu "Con Nhạn Trắng Gò Công" cũng làm nên tên tuổi cho mảnh đất của anh hùng Trương Công Định. 

 

Nhân duyên sâu xa nhất vẫn là sự giới thiệu của Hòa Thượng Sư Phụ đến các Cây Bút Nữ của tờ báo Người làm Chủ nhiệm. Tại sao cô nàng Vũ Nương lại nhận lời viết tác phẩm Cô Gái Gò Công mà không là Mỹ Ngư hay một ai khác? Cũng đơn giản thôi, Mỹ Ngư sang Đức bằng máy bay theo diện du học, không sống một ngày với chế độ cộng sản, không bị tù cải tạo như chồng của Vũ Nương, không đi vượt biên sống chết như Vũ Nương và bà Gò Công, thế thì biết gì về vụ đổi tiền hay cảm giác đi bán chợ trời mà viết với lách !?!

 

Phải phục Vũ Nương khi viết tới vùng xôi đậu ở Đôi Ma, Vàm Láng, nghĩa là ban ngày thuộc quốc gia vẫn nhộn nhịp buôn bán xây dựng nông thôn, nhưng tối về thì các ông nằm vùng nấp dưới hầm bò ra, vác súng AK lập tòa án nhân dân xử tội dân lành. Thời nào cũng chỉ người dân đen là khổ, họ sống cảnh trên đe dưới búa, lạc đạn mìn rơi.



hoa lan thien gioi

 

Tuy viết theo đơn đặt hàng của bà Gò Công nhưng Vũ Nương đã đem trải nghiệm của riêng mình đặt vào câu truyện. Chồng nàng thời ấy là cán bộ xây dựng nông thôn thứ thiệt, lúc nào cũng trong bộ quần áo màu đen ngồi xe Jeep đi điều động khắp nơi. Dựa theo lời kể của bà Gò Công làm chất liệu chính, nàng tả cảnh, tả tình thêm thắt vào cho câu chuyện thật hấp dẫn, nhiều phần gay cấn để lôi cuốn người đọc. Và hôm nay cái quả hai nàng nhận được là lời mời chân thành của bà Gò Công, nếu có dịp cùng về Việt Nam sẽ mời hai cây bút thăm quê hương sông nước của mình ở Gò Công, sẽ dẫn đi thăm các danh lam thắng cảnh ở đó, đền thờ anh hùng Trương Công Định... và chèo thuyền trên sông Vàm Cỏ. Lời mời rất có sức hấp dẫn tuyệt đỉnh, nhưng rơi trúng vào thời kỳ Covid đang hoành hành, nên cứ tưởng như gió thoảng mây bay. Ai ngờ vào đầu năm 2023, không hẹn mà cả ba đều có mặt tại Việt Nam, mỗi người một mục đích riêng chứ không phải về chỉ vì lời hứa đến Gò Công. 

 

Bà Gò Công về trước tiên, lo việc xây cất ngôi nhà từ đường trên mảnh đất của bố mẹ để lại ở Vàm Láng, nơi chứa đầy những kỷ niệm ấu thơ, nhớ đoạn đường làng khúc khuỷu mỗi ngày cầm cặp vở và lọ mực tím cùng củ khoai luộc, tung tăng lội vài cây số đến trường. Nhưng học chẳng bao lâu thì chiến tranh gia tăng, khiến bà Ba Cho phải nghỉ học để ở nhà phụ mẹ buôn bán nuôi đàn em nhỏ.

 

Kế tiếp là nàng Vũ Nương, sau ba năm Covid cột chân, nàng như điên cuồng phải về ngay quê ăn Tết, phần gặp họ hàng, phần giải quyết các công tác từ thiện vẫn còn dở dang. Các hộ nghèo đang chờ chai dầu gió Nhật Bản trị bá chứng, chỉ bán tại Đức, do Vũ Nương năn nỉ Mỹ Ngư mua dùm và xách về cho nàng làm từ thiện, một kiểu mượn hoa cúng Phật. Ý không phải, nàng đòi trả tiền nhưng Mỹ Ngư không nhận. 

Hai nàng này về hơi lâu cũng vài ba tháng để lo công việc riêng tư. 

 

Cuối cùng, sau khi thiên hạ ăn Tết đã đời, tiền bạc đã cạn, lì xì mỏi tay, Mỹ Ngư mới dẫn diệu xách va li về Việt Nam du lịch miệt vườn, ra đảo Phú Quốc tắm biển hưởng nhàn.

 

Họ hẹn nhau một cuối tuần thăm vùng sông nước Tiền Giang. Bà Gò Công đã sửa soạn chương trình và thức ăn đặc sản vùng miền để đón hai nàng tại bến xe đò cũ thuộc Gò Công Đông. Bến đợi cạnh xe nước mía, nên không tội vạ gì nhịn khát vì lo sợ viển vông loại nước uống chứa nhiều vi trùng, ruồi nhặng. Vũ Nương cẩn thận gọi ly nguyên chất không đá, Mỹ Ngư nghĩ bụng, uống vậy vừa ngọt gắt, vừa nóng hổi... thà đừng uống tốt hơn!

 

Một chiếc xe hơi khá sang trọng chạy rà rà bên lề đường ngừng lại bên xe nước mía, bà Gò Công bước ra tay bắt mặt mừng chào đón hai người khách quý từ phương xa đến. Tài xế là anh chàng mặt mũi sáng sủa, vui vẻ khiêng hành lý của khách mời lên cốp xe. Anh được giới thiệu là một trong những người cháu yêu của bà Ba Cho, con trai trưởng bà em gái út Bảy Chờ. Mỹ Ngư quên hỏi, không biết có bà em nào tên Tám Đợi hay không? Chắc là không? Vì sau này chỉ toàn em trai cho đến Mười Út rồi thôi. Vợ chồng ông bà Tư Bốn, ba má của bà Gò Công rất có tiếng là người nhân hậu và chăm chỉ ở đất Vàm Láng với chín người con, giờ đây tất cả đều có cơ ngơi tốt đẹp nhờ công lao vun xới của chị Ba Cho sống tại nước Đức. 

 

Điểm đến thăm đầu tiên trước khi về nhà nghỉ ngơi ăn uống là Đền thờ anh hùng Trương Công Định, thật ra người viết đã cắt đi hai chữ "dân tộc" vì sợ có người bị dị ứng với cụm từ "Anh hùng dân tộc", đã bị lạm dụng từ lâu. 

 

Trước cổng thờ hai bên có hai câu đối:

Gò Công Trương Chánh Khí.

Gia thuận Định trung can.

 

Ngày xưa học sử thời trước 75, Mỹ Ngư đã ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định, uy danh vang lừng 6 tỉnh và khắp nơi. Người đã tuyên bố những câu nảy lửa, trả lời thư dụ hàng của Pháp vào cuối năm 1862: "Triều đình Huế không thừa nhận chúng ta. Nhưng chúng ta cứ bảo vệ tổ quốc chúng ta". 

 

Vào tháng 8 năm 1864, Ông đã cho ra một "Hịch Trương Định", tuyên bố ly khai Nam triều (tháng 2 năm 1863), phất cờ khởi nghĩa tại 3 tỉnh miền Tây, giải phóng Gò Công chống hàng ước Nhâm Tuất 1862 của triều đình Huế, chống lệnh vua ở lại cùng dân chiến đấu. Với chức Bình Tây Đại Nguyên Soái uy danh của ông vang dội khắp toàn nước, nhưng chẳng được bao lâu ông bị thương nặng trong một trận giao tranh với quân Pháp và đã dùng dao tự sát khi mới 44 tuổi vào năm 1864.

 

 
truong dinh

Bùi ngùi ngắm chân dung người anh hùng dân tộc, người mà Mỹ Ngư ngày nào cũng đi ngang qua đường Trương Định ở Quận 1 để đến Công Viên Tao Đàn tập thể dục vào mỗi sáng. Thấy tên nhưng không rõ công trạng của ông cùng người bạn Thủ Khoa Huân ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang cùng thời đã cống hiến cho đất nước những trang sử Việt oai hùng. 

 

Điểm thứ hai đến viện bảo tàng trưng bày các di tích lịch sử của hai bà Hoàng hậu nổi danh tài sắc của triều đại Nguyễn sinh quán tại Gò Công. Nhưng rất tiếc cuối tuần đóng cửa, khiến phái đoàn buồn bã kéo nhau ra chợ tìm sầu riêng, một đặc sản của vùng miền. 

 

Xe hơi chạy vòng vòng trong thành phố cho hai người khách quý chiêm ngưỡng cảnh quê. Nhà lầu mới xây mọc lên như nấm, phố xá sầm uất ai bảo là nhà quê! Đường về làng Đôi Ma không còn ổ gà lầy lội như xưa, mà tráng nhựa phẳng lì cho xe hơi loại xịn về làng. Chẳng thấy những vườn trái cây sai trái hay những cánh đồng cò bay thẳng cánh cho các công tử Bạc Liêu đốt tiền. Dân làng bán đất lấy tiền xây nhà lầu, mua xe hơi, ăn xài thỏa chí, rất ít nhà tranh vách đất như xưa. 

 

Đến khi xe ngừng lại tại cổng sau của một ngôi nhà, Vũ Nương giật mình la lên:

-   Nhà ai lớn vậy? Cứ như biệt phủ chứ không phải nhà bình thường! 

Bà Gò Công mỉm cười đáp nhẹ:

-   Nhà mình đó! 

Cô nàng lăng xăng lấy ipad ra quay cận cảnh từ trong ra ngoài, để gửi cho Hòa Thượng báo cáo tình hình nếp sống của người Phật tử đã hỗ trợ Tam Bảo từ lúc mới định cư sang Đức. 

 

Hôm ấy không trúng ngày rằm hay mùng một phải ăn chay, nên chủ nhà toàn quyền mua tôm ghẹ, đặc sản vùng miền sông nước về đãi khách. Mỹ Ngư thích nhất mít hái trong vườn nhà ông chú, tặng cho hai trái chín cây thơm ngọt, nàng ăn mít thay cơm, may là không bị dị ứng loại trái cây này. 

 

Đang hạ thổ, ngồi bệt xuống sàn nhà lót gạch bông lau láng bóng, thưởng thức các món ăn hương đồng cỏ nội. Bỗng từ xa vang lên một điệu nhạc nghe rất chói tai vì vặn loa quá lớn! Ủa, tại sao giữa vùng quê hẻo lánh, dân cư thưa thớt thế này lại có quán Karaoke ngoài trời ầm ĩ thế! Quả thật tiếng hát át tiếng bom! Mọi người không còn tập trung để ăn hay nói chuyện được nữa, đành phải suy luận. Có hai giả thuyết, nhà hàng xóm ở tuốt đằng xa có hữu sự phải mướn ban nhạc sống về giúp vui văn nghệ, một là đám cưới hai là đám ma. Cứ việc lắng nghe nội dung các bài hát là biết ngay. Mỹ Ngư reo to khi dàn nhạc chơi bài "Một cõi đi về" và "Cát bụi" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhất định không phải là đám cưới rồi! Đến khi nghe họ chơi bài "Đồi thông hai mộ" thì mọi người mới chắc chắn. Bà Bảy Đợi chợt nhớ ra:

-   Phải rồi, dám thằng cha Hai Tửng nhậu nhẹt tối ngày bị trúng gió chết lắm!

Ở nhà quê ai chết cũng chuẩn đoán là trúng gió hết, làm gì có bệnh ung thư hay đột quỵ nhồi máu cơ tim như tỉnh thành. 

 

Sáng hôm sau mọi người đều tỉnh táo sau một giấc ngủ ngon với gió mát trăng thanh, hương đồng cỏ nội. Chỉ cần mở toang cánh cửa trước sau là gió vùng sông nước sẽ lùa vào mát rượi, không cần mở máy lạnh hay quạt máy. Nhưng ban đêm phải cửa đóng then cài không muỗi miệt vườn tha đi lúc nào không biết. 

 

Bữa điểm tâm với nhiều lựa chọn, hoặc xôi ba màu, hoặc bánh mì thập cẩm, ai muốn ăn gì cứ việc đưa ra nguyện vọng. Dĩ nhiên Mỹ Ngư đòi thử mỗi thứ một tí và tráng miệng vẫn là hộp mít chín cây thơm phức cây nhà lá vườn. 

 

Trong lúc chờ cậu cháu đem xe đến đưa đi chơi, bà Gò Công dẫn hai nàng đi thăm các nhà hàng xóm chung quanh. Các em bé thời nay vẫn chạy theo bà Việt Kiều để xin kẹo bánh, nhưng em nào cũng cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh bấm bấm. Nhà nào cũng xây lại thật khang trang, có cổng rào chắc chắn, nguyên một xóm làng chỉ có một nhà còn rách nát cạnh bên bờ sông. Hỏi ra mới biết chủ nhân là một mẹ đơn thân vò võ nuôi con chờ chồng trở về. Chàng ta đã theo vợ bé lên Sài Gòn lập nghiệp từ mười năm trước. Khúc sông Vàm Láng nơi Cô gái Gò Công chèo đò ngày nào, đã bị thu hẹp lại, thiên hạ đổ đất lấp sông để bán đất xây nhà. Một tương lai thật thê thảm, nếu thế hệ sau chẳng ai chịu đi làm và lấy tiền bán đất bỏ ngân hàng lấy lời sinh sống. Tệ hại hơn nữa là cờ bạc, rượu chè, hút sách thì núi cũng lở. Có người chỉ sau một thời gian ngắn, đã phải đi bán vé số trước cửa nhà trên mảnh đất cũ mình đã bán. 

 

Hôm đó là ngày chủ nhật chắc chắn sẽ kẹt xe trên khắp các tuyến đường. Anh cháu bà Gò Công đề nghị mọi người nên mua tour du lịch đi đảo Cồn Phụng - Thới Sơn. Đấy là một tour trọn gói, chèo thuyền ba lá trên các rạch nhỏ hai bên rợp lá rừng dừa nước, thăm nơi làm mật ong từ hoa nhãn và có cơ hội mua sữa ong chúa về bổ dưỡng. Họ bày ra rất nhiều trò ca hát, ăn uống vui chơi cho du khách, nhưng du khách thuộc phái đoàn này chỉ xem qua loa và chụp vài tấm hình tiêu biểu để khoe, rồi ngồi trong quán uống nước dừa đợi hướng dẫn viên du lịch gọi. Ai cũng chê trời nắng gắt, tội vạ gì hành xác! Đoạn cuối cũng đến xem đảo của ông Đạo Dừa, nhìn di tích của ông để lại như tất cả các vật dụng, đồ đạc đều làm từ chất liệu của cây dừa.

 

Hai ngày cuối tuần trôi qua thật nhanh, đã đến lúc phải quay về thành phố, nhưng lần này là thành phố biển Vũng Tàu. Bà Gò Công còn có cơ ngơi tại Vũng Tàu nên mời luôn cả gia đình hai nàng về tắm biển. Nhưng tựa đề bài viết là "Sông nước Tiền Giang" chỉ viết về nước ngọt, nên người viết không thể pha nước mặn vào, đành phải dừng bút. 

 

Nhưng chưa thể dừng bút được vì chỉ còn vài ngày nữa là 30 tháng 4. Ngày tháng 4 đen của 48 năm lưu vong xứ người. Tác phẩm "Cô gái Gò Công" diễn tả về cuộc đời của một cô thôn nữ vùng sông nước Cửu Long chăm chỉ, tháo vát chỉ biết làm việc để lo cho gia đình, chẳng biết hai chữ chính trị là gì. Thế mà chế độ cộng sản đã xử sự như thế nào đối với mọi người dân, để họ phải bán mạng đi vượt biên tìm con đường sống. Rất tiếc tác phẩm này bị bà Gò Công giữ lại không cho phát hành vì còn họ hàng, nhà cửa bên nhà, sợ mỗi khi về nước bị chính quyền làm khó dễ. 

 

Nhưng bà Gò Công ơi, thời thế sắp đổi thay! Cái chính nhất định phải thắng cái tà! Chuyện nhà văn Dương Thu Hương nhận được giải thưởng văn học bên Pháp năm 2023, một giải thưởng danh giá với hai trăm ngàn Euro, chỉ đứng sau giải thưởng Nobel mà thôi! Nhà văn nữ ấy đã can đảm viết ra tất cả các sự thật  xảy ra ở miền Bắc trong chế độ cộng sản. Với cái nhìn xuyên thấu bà đã lột tả được nhiều khía cạnh của xã hội qua những tác phẩm văn học, để được thế giới công nhận ngoại trừ chính quyền Việt Nam. 

 

Người viết yêu mến và ngưỡng mộ nhà văn Dương Thu Hương từ khi đọc được một câu bà viết lúc vào Sài Gòn năm 1975: "Tôi ngồi bệt xuống đường và khóc như một đứa con nít vì biết cả thế hệ chúng tôi bị lừa".

 

Câu nói bất hủ của một nhà văn lớn, đáng được ngưỡng mộ !

 

 

Hoa Lan.

Tháng 4 - 2023.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2017(Xem: 12130)
Ơi dòng Hương hỡi dòng Hương Hiển linh mong chỉ hộ đường giúp ta Phải chăng thị hiện đó mà Mười phương là một – Một là mười phương Lê Sa Đà đã nói như thế, về quê hương mình. Sông Hương, núi Ngự là nơi chốn thi sỹ sinh ra đời, từ năm 1946. Suốt một thời thanh xuân rực rỡ, thở nồng nàn, mát rượi, dưới mái trường Quốc Học, chàng thi sỹ mơ màng, lãng đãng chạy theo những tà áo trắng như đàn bướm của các nàng nữ sinh Đồng Khánh bay lượn trong nắng vàng, lấp lánh long lanh… Từ cái đẹp sơ nguyên, thanh thoát đó, vô tình đã xui khiến chàng tuổi trẻ sớm cưu mang, hàm dưỡng và tựu thành một hồn thơ say đắm, đầy nhạy cảm giữa mười phương trời lữ thứ...
05/02/2017(Xem: 3585)
Lẽ thật cuộc đời vốn là không Chẳng có chi mô phải mất lòng Không ai gây khổ cho mình cả Mê muội đến từ thiếu hiểu thông .
13/01/2017(Xem: 5334)
Tổng thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào tối ngày 10/1, tức sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của ông: "Xin chào Chicago Thật vui khi trở về nhà. Cảm ơn tất cả mọi người. Michelle và tôi cảm thấy rất xúc động vì những lời chúc mà các bạn đã gửi tới chúng tôi trong hai tuần qua. Nhưng tối nay, đến lượt tôi nói lời cảm ơn. Dù chúng ta đã từng nhìn hòa thuận hay không hề đồng tình với nhau, những cuộc trao đổi giữa tôi với các bạn - người dân nước Mỹ, trong các phòng khách, nông trại, nhà máy, các bữa tiệc hay những tiền đồn quân sự xa xôi, đã giúp tôi trung thực, giúp tôi có nguồn cảm hứng và tiếp tục công việc. Mỗi ngày tôi đều học được từ các bạn.
07/01/2017(Xem: 3654)
Khi ngọn gió chớm đông thỉnh thoảng thổi qua những cụm rừng trong và ngoài thành phố, nhất là những vùng Bắc và Đông Bắc Mỹ, những chiếc lá diễm màu chín mộng cuối thu cũng đã lần lượt trở về cội xưa, tiếp theo qua những cơn gió hối hả, để lại cái cảnh cây đứng trơ cành khẳng khiu giữa bạt ngàn sương khói, tựa như những dãy san hô khổng lồ trên mặt đất, trên núi đồi, như báo hiệu mùa đông đang đến và rồi đã đến, còn có những cơn mưa cuối thu xối xả như dành một ít nước dinh dưỡng cho cây, cho cỏ, cho muôn hoa vào những tháng ngày giá băng tuyết phủ.
07/01/2017(Xem: 5445)
Tuệ Sĩ – Người gầy trên quê hương điêu tàn. Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng. Những hình dung từ tiêu biểu cho một con người như còn lãng vãng đâu đó, náu mình trong khói đá. Ẩn hiện trên khói sóng. Nhấp nhô trên những lượng nước bạc đầu của đại dương. Hiển hiện trên quê hương điêu tàn. Núp sâu trong lòng người khốn khó. Ngày cũng như đêm luôn có ở những nơi đó. Có như một linh hồn mục nát, đọa đày giữa muôn triệu linh hồn đau thương, gầy guộc. Luôn kêu gào thấu trời xanh, nhưng những kẻ quyền uy tham vọng ở nơi đó vẫn bịt tai, nhắm mắt như loài khỉ nhảy nhót trên cành cây vô lương tri. Như bầy thú hoang dẫm nát núi rừng nơi chúng ở. Một vì sao sáng ở phương đông để dẫn lối cho các vì sao lạc hướng. Cả bầu trời đen ngòm, thăm thẳm u minh, bao trùm muôn vật, gục đầu trong tuyệt vọng.
20/12/2016(Xem: 6963)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số. Vậy trong khoảng thời gian dài đằng đẳng ấy, người viết này đã làm gì cho đồng bào, “dân tộc“ đau khổ tại quê nhà. Hay lại chỉ mải lo chuyện “vinh thân phì da“ hưởng cuộc đời phước báu tại xứ sở được tạm gọi là “thiên đường“ này. Ấy! Các bạn không biết chứ! Chúng tôi, một “đạo quân tóc dài“ mới thành lập một nhóm lấy tên là “Văn bút đánh trâu“ (cấm nói lái), quy tụ những cây bút “lừng danh“ từ xưa đến giờ chỉ chuyên viết lưu bút ngày xanh hay chuyện tình diễm lệ cỡ Quỳnh Dao, sau viết cho báo Chùa nên đổi thành những bài tường thuật các khóa tu. Một lực lượng hùng hậu như thế mà chuyển hướng viết về đề tài Đánh Trâu thì nhất định sẽ bẻ gẫy sừng trâu phải không các bạn?
14/12/2016(Xem: 13312)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
03/12/2016(Xem: 10352)
Sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Dịch bị nhận lầm là của Trung Hoa, tôi phát hiện Trung Thiên Đồ được ẩn dấu trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, mà đồ này đặc biệt lại là chìa khóa để viết Kinh Dịch, nếu giảng Kinh Dịch theo phương vị Hậu Thiên Đồ như cách làm của các Dịch học gia Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại thì sẽ khiến cho Quái từ, Hào từ trong kinh văn trở nên khó hiểu, rời rạc, đứt đoạn. Ngược lại nếu giảng theo phương vị Trung Thiên Đồ thì câu chữ hóa thành sáng sủa, mạch lạc, mỗi quẻ là một bản văn hoàn chỉnh, liên ý với nhau. Trung Thiên Đồ chính là chứng từ duy nhất để chứng minh Kinh Dịch là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam.
03/12/2016(Xem: 4030)
Tản mạn về năm Dậu - *rơ(ka) - gà (phần 14A) Nguyễn Cung Thông Phần này viết về năm con gà (Dậu), tiếp theo1 phần 14 "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Dậu - *rơ(ga) - gà (phần 14)", chú trọng đến các dạng khác nhau của danh từ gà cũng như tại sao loài gia cầm này giữ một vị trí đặc biệt trong 12 con giáp Á Châu. Các âm thanh của gia cầm rất quen thuộc với con người - từ ngàn năm qua - là tiếng chó sủa, tiếng gà gáy và mèo kêu meo meo ... Chỉ có tiếng gà gáy đã ghi lại nhiều dấu ấn trong văn hóa và ngôn ngữ vì có khả năng liên h
19/11/2016(Xem: 5884)
Nhưng việc ra mắt sách chỉ là cái cớ, bởi bản thân dòng thông tin ngắn gọn rằng nhà sư Thích Phước An từ đồi Trại Thủy (Nha Trang) vào Sài Gòn đã có một sức quyến rũ đặc biệt đối với bạn bè, người đồng đạo và giới quan tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]