Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Yêu Là Đem Không Gian Đổi Lấy Thời Gian

25/04/202317:30(Xem: 2311)
Tình Yêu Là Đem Không Gian Đổi Lấy Thời Gian

tinh yeu


Tình Yêu Là

Đem Không Gian

Đổi Lấy Thời Gian

Em yêu dấu:

Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian

 

1) Không gian là cái gì hữu hình, thời gian là cái gì vô hình. Marcel Proust đã đánh đổi cái hữu hình để lấy cái vô hình hay cái Không cũng thế. Bởi thể tính của Không vốn trừu tượng cho nên Proust tha hồ bay nhảy chụp bắt. Proust có thể tự do xây lâu đài hạnh phúc của mình trong trí tưởng. Proust có thể bay bổng vào cõi thiên đàng để rong chơi trong khu vườn hạnh phúc. Proust có thể sục sạo vào tận chốn địa ngục để tận hưởng những cảm xúc nóng bỏng đang bần bật run trong người chàng.

Proust thật ngu dại mà cũng thật khôn ngoan. Proust có thể thả lỏng tâm hồn mình như chú bé đang mơ màng dõi nhìn cánh diều bay bổng ở không trung. Proust nào khác đứa bé đang chớp mắt mơ màng ngủ trong nôi mà nó tưởng như đang nằm trong bàn tay âu yếm của bà mẹ. Proust là con quỷ dữ mang trái tim của một thiên thần. Proust là một chàng đãng tử đang ngồi tụng Kinh Bát Nhã. Proust là một người điên, một thiên thần biết yêu.

 

2) Không gian là cái gì nhiễu loạn, thời gian là cái gì âm thầm. Nói một năm, một tháng, một niên đại vui ư ? Thời gian nó lặng lẽ qua đi nào có biết gì ? Hôm nay anh vui bên em trong khoảnh khắc và thời gian đó được ước tính một ngày. Nhưng thực ra chỉ có con phố ấy, khu vườn ấy, con đường ấy chợt bừng lên trong giây lát và người ta đã tạm ghi nhận dấu ấn ấy bằng chiếc đồng hồ hay chiếc lịch trơ trẽn, khôi hài.

 

Em yêu dấu:

Sở dĩ con người có ý thức về thời gian là vì có ngoại cảnh. Nhìn tòa lâu đài mới ngày nào nay đã trở thành hoang phế. Nhìn mái đầu xanh nay đã bạc trắng. Nhìn trẻ con dần lớn lên. Bao nhiêu diễn tiến hình thành, hủy hoại xảy ra quanh mình cho nên con người mới ý thức về thời gian.

 

Vốn có ý thức về thời gian, con người lại muốn nhào lẫn không gian và thời gian làm một. Khi nó vui, nó thấy con phố ấy cũng vui. Khi nó buồn, nó thấy con phố ấy cũng buồn. Hôm nay anh vui bên em, bối cảnh ấy là thiên đường và thời gian ấy cũng thật tuyệt diệu.

Thế đấy, cả anh và em cũng đều muốn nhào lẫn không gian và thời gian làm một. Có thể nào xóa đi cái ảo tưởng sai lầm đó trong đầu óc con người không ?

- Chỉ khi nào chúng ta không thấy cái gì Già-Chết, cái gì Sinh ra rồi Diệt mất, chẳng thấy cái gì Trước- Sau, chẳng thấy cái gì Hình Thành rồi Hủy Hoại - thì thời gian là cái gì ? Nó chẳng phải là cái gì kéo dài từ vô thủy đến vô chung mà chỉ là cái chớp mắt hiện giờ.

 

- Khi không gian trộn lẫn với thời gian rồi thì còn đâu là thời gian nữa ? Lúc ấy còn gì để mà nói nữa? Nó khẽ tựa đầu vào vai người đàn bà nó yêu dấu. Có một cái gì đó nhẹ nhàng như hương bay trong gió, tinh khiết như đóa hoa dược lan, sâu xa như vực thẳm, lớn tựa không trung. Không gian và vũ trụ quy vào đây. Chẳng còn ngày còn tháng. Chẳng còn anh còn em. Chỉ còn nhịp đập của trái tim. Thời gian đã quỳ xuống. Thần thánh cũng cúi đầu.

 

- Khi khônng gian đã hòa lẫn với thời gian thì thời gian biến mất. Lúc bấy giờ hiện tại cũng là quá khứ, cũng là vị lai vì ba thời đã nhập làm một. Do đó anh yêu em vào giờ phút này đây thì từ vô lượng kiếp trước anh đã yêu em và mãi mãi sau này anh vẫn yêu em. Do đó đem không gian đổi lấy thời gian là lời thề nguyền thắm thiết không thể mờ phai. Cũng như Proust, anh đã yêu em bằng trái tim bất hoại, trái tim bất diệt cũng thế.

 

3) Không gian là cái gì thay đổi, thời gian là cái gì bất biến. Cho dù trái đất này có gặp cơn đại hồng thủy đi nữa, cho dù trái đất này có xụp đổ tan tành thì thời gian nó vẫn còn đó. Thế cho nên tất cả những gì anh và em nhìn thấy trước mắt đây chỉ là những cái hữu hạn và sẽ bị con Quỷ Vô Thường lấy đi qua bốn giai đoạn Thành, Trụ, Hoại, Không. Chỉ có thời gian là tồn tại mãi. Vậy thì nếu như có một đấng sáng tạo giữa chúng ta thì đấng sáng tạo đó chính là Thời Gian vậy.

Em yêu dấu:

Proust đã quá khôn ngoan để đổi cái tạm thời lấy cái vĩnh cửu. Proust quá tham lam. Khi yêu, Proust muốn ôm cả vũ trụ vào trong tay. Proust là một người điên biết yêu mà trái tim đã hóa thạch bằng những cảm nghiệm tinh khôi nhất.

 

Đối với Proust anh khônng còn gì để nói nữa. Anh cũng nguyện như Proust để được yêu em bằng trái tim không tưởng, bằng niềm hoài vọng khốn cùng. Bởi vì nếu không phải như thế thì đó không phải là tình anh.. ..mà đó chỉ là sự toan tính, lừa gạt. Hay nói đúng hơn - một sự trao đổi.

 

Em yêu dấu:

Hãy đem không gian để đổi lấy tình này,

Hãy đem thời gian để ghi dấu tình này.

Đào Văn Bình

(Trích trong sách Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh xb năm 2017, Amazon phát hành)

 

(*) Marcel Proust (1871-1922) vừa là nhà văn vừa là bình luận gia Pháp nổi tiếng với tác phẩm À la recherche du temps perdue  (Remembrance of Things Past: Tiếc Thương Thời Đã Qua)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2018(Xem: 5604)
Phải tập tánh không giận Luôn bình thản nhẹ nhàng Khen chê không vướng bận Dù gặp điều trái ngang
03/11/2018(Xem: 6276)
Hôm nay, thứ 7 ngày 3 tháng 10 năm 2018 diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử của Thiền sư Thích Nhất hạnh với các huynh đệ và con cháu của Tổ Đình Từ Hiếu, Huế. Hôm nay, sau bao năm xa cách tha hương, Thầy Nhất Hạnh lại có mặt tại Việt Nam để đoàn tụ trong sự chờ đón của các Phật tử Việt Nam. Thầy Nhất Hạnh đã xuất gia tại Tổ Đình Từ Hiếu này lúc 16 tuổi và hôm nay, đã quay về chùa Tổ để cùng các học trò và Phật tử thực tập chánh niệm, để mang chánh niệm về với quê hương Việt Nam, về cho dân tộc Việt Nam. Thật là màu nhiệm và vi diệu.
01/11/2018(Xem: 16160)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ XỨNG DANH THẠCH TRỤ (thơ Thích Viên Thành), trang 11 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ TÔI (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 11 ¨ CHUYẾN ĐI ÚC CHỨNG MINH LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA TRÚC LÂM (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ MÙA CHỚM VÀO ĐÔNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 14 ¨ SINH VỀ ĐÂU LÀ DO MÌNH (Quảng Tánh), trang 15 ¨ THÀNH TỰU NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 16 ¨ TỎA SÁNG BÓNG THIỀN TĂNG (thơ Chúc Hiền), trang 17
24/10/2018(Xem: 14402)
Chánh Pháp, số 83, tháng 10.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ TÌM LỐI SỐNG (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ CAO ĐẸP NGƯỜI TU (thơ Thích Viên Thành), trang 10 ¨ TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 11 ¨ VÔ NGÃ, TRĂNG GIÀ, DƠI, LUÂN HỒI (thơ Chu Vương Miện), trang 15 ¨ ĐỨC PHẬT: THẤY PHÁP LÀ THẤY TA (Nguyên Giác), trang 16 ¨ MẤT NGỦ, MẸ TÔI KỂ, BỨC CHÂN DUNG CUỘC ĐỜI (thơ Pháp Hoan), trang 21
15/10/2018(Xem: 3494)
Bao kiếp trầm luân vòng lưu lạc Trong mê nghiệp chướng đã cuộn đầy Một sớm tỉnh bừng nghe Phật Pháp Nghìn năm trôi tựa áng mây bay!
24/09/2018(Xem: 4349)
Từ non cao, những đợt lá vàng cuốn theo gió, rơi theo dòng suối, trôi giạt xuống con sông nhỏ trong làng; rồi từng nhóm lá xuôi dòng, tấp vào bờ này hay bờ kia. Đôi khi cũng có vài chiếc lá đơn chiếc, chẳng tụ bên nhau, không ghé nơi đâu, trôi thẳng ra biển lớn.
14/09/2018(Xem: 15517)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
12/09/2018(Xem: 13374)
Đọc "Mẹ Hiền", Thi Phẩm của Nguyễn Sĩ Long, Qua sự giới thiệu của anh Phù Vân tôi hân hạnh được biết Thi hữu Nguyễn Sĩ Long hiện ở Áo, là tác giả thi phẩm: Mẹ Hiền. Xuất bản tháng 6 năm 2018. Và tôi được một bản gởi tặng. Xin có đôi lời cảm nhận sau khi đọc thi phẩm cùng lời vô vàn biết ơn. Mẹ Hiền, hai tiếng nầy nghe thân thương, êm ái, ngọt ngào biết bao. Nghe mãi không nhàm, nghe hoài không chán. Bởi chúng ta ai cũng có sự hiện diện của mẹ hiền trong tâm. Mẹ hiền là suối mát, là giọt sương mai tưới tẩm cho hoa lá cỏ cây. Mẹ hiền là nguồn yêu thương đang tuôn chảy bất tận trong huyết quản của chúng ta. Mẹ hiền là hương hoa, đường mật, bánh kẹo, sửa ngọt hiến tặng cho nhu cầu tuổi nhỏ, và hình như kể cả tuổi già nữa. Có một lần tôi nghe Thầy Nhất Hạnh định nghĩa về mẹ như sau: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thi
07/09/2018(Xem: 5874)
Chùa Hoằng Pháp, sinh hoạt và phát triển hợp với tên gọi từ thời khai sơn năm 1957, đã thực hiện vai trò hoằng pháp trong nước suốt 60 năm qua mà tích cực nhất là từ năm 1975 đến thời hiện tại. Những người theo đạo Phật hay có khuynh hướng tìm hiểu đạo Phật đã khá thích thú theo dõi nội dung sinh hoạt tổ chức tại chùa Hoằng Pháp với hơn 60 chương trình tu học đã được thực hiện, bao gồm nhiều đề tài chuyên biệt về tôn giáo, xã hội, giáo dục… dành cho đại chúng thuộc nhiều thành phần và lứa tuổi. Pháp sư, giáo thọ, diễn giả… thuyết pháp, pháp thoại, thuyết trình, nói chuyện… đã quy tụ nhiều nhân vật trong đạo cũng như ngoài đời nổi tiếng hay có bề dày trải nghiệm thực tế ở mức độ sâu và đặc biệt về mặt nầy hay mặt nọ. Nhưng tổng quát, đều có một mẫu số chung là tìm về Phật pháp để chiêm nghiệm, học hỏi hay tu trì sau những trải nghiệm thăng trầm của cuộc sống giữa đời thường. Nhiều nhân vật bày tỏ tấm lòng chân thành qua quá trình nương nhờ Phật pháp và các chương trình tu học của
05/09/2018(Xem: 6943)
Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi “IPad” hầu hết là người Á châu – Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]