Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xã hội phương Tây qua Góc nhìn Phật giáo (佛教視角下的西方社會)

13/04/202308:25(Xem: 1149)
Xã hội phương Tây qua Góc nhìn Phật giáo (佛教視角下的西方社會)
phat tu tay phuong
Thượng Tọa Sangharakshita (Dennis Philip Edward Lingwood, 1925-2018, một tăng sĩ người Anh, giảng Pháp tại London năm 1971




Xã hội phương Tây
qua Góc nhìn Phật giáo

(佛教視角下的西方社會)

Tôn giáo

(宗教)

 

Về tôn giáo, tôi luôn chia sẻ rõ ràng đối với các thân hữu phương Tây rằng, tối hảo hơn hết là nên giữ truyền thống của chính mình. Trong số hàng triệu người có những cá nhân, giống như các bạn, ồ! những người này, theo tôi nghĩ rằng một số các bạn giống như những kẻ lập dị vào sau nửa thế kỷ 20, những thập niên 1960 – cảm thấy không biết xử trí thế nào về suy nghĩ của mình, một chút thái độ chống lại với hình thức hiện có, bao gồm cả tín ngưỡng tôn giáo phương tây phải không các bạn? Cứ thế, các bạn phiêu bạc khắp nơi, không chỗ cố định, dường như không có phương hướng, và cuối cùng các bạn tìm đến một số tư tưởng mới trong đạo Phật. Vì thế, nếu các bạn thực sự cảm thấy rằng đây là một điều hữu ích, một điều gì đó sẽ giúp ích cho các bạn, thì điều đó không có gì sai cả.

 

Giống như người Tây Tạng – hơn 99% người Tây Tạng là Phật giáo đồ, nhưng đồng thời, trong số người Tây Tạng cũng có người Hồi giáo, và tôi nghĩ một số người là tín đồ Cơ đốc giáo đã đến đây từ thế kỷ 21. Vì thế, điều này là khả thi. Trong số người phương Tây có nguồn gốc Do Thái giáo – Cơ đốc giáo và ở một mức độ nào đó là Hồi giáo – một số người trong số họ thấy rằng, truyền thống của họ không mấy hiệu quả và sự lựa chọn trở thành những người chẳng tin tôn giáo. Bởi vì tâm lý không ổn định, họ thấy trong giáo nghĩa đạo Phật có điều gì đó rất tốt cho việc huấn luyện tư duy, và họ quyết định vâng theo. Điều này là khả thi. Đây là một quyền lợi các nhân.

 

Giáo dục

(教育)

 

Nếu là một tín đồ Phật giáo, hay thậm chí một là một loại người nào đó, nhu cầu tinh thần chúng ta vẫn cần chủ nghĩa hiện thực. Do đó, phương pháp tiếp cận phi chủ nghĩa hiện thực gây ra thảm họa, vì thế chúng ta không thể xa rời hiện thực. Tôi nghĩ mục đích chân chính của sự giáo dục là giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách biểu tượng và hiện thực. Nhiều cảm giác chẳng hiện thực sản sinh do khoảng cách giữa biểu tượng và hiện thực. Thực sự nhu cầu của giáo dục là giúp nhân loại phát triển trí tuệ. Mục đích của giáo dục chân chính là giúp tâm thức chúng ta phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức lý tính, phát triển chủ nghĩa hiện thực. Mục đích của giáo dục chân chính là chúng ta nên thực tế về tất cả cuộc sống của chúng ta, tất cả mục tiêu sở hữu của chúng ta là bảo vệ chủ nghĩa hiện thực.  Ngay cả với những mục tiêu mang tính phá hoại của bọn khủng bố - để đạt được mục tiêu thì phương tiện của chúng phải hiện thực, nếu không thì có thể chúng sẽ chết từ lâu trước khi đạt được mục đích. Mọi hành động của con người đều phải hiện thực.

 

Hiện tại nguy cơ xảy ra sự bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế. Có quá nhiều đầu cơ tích trữ hàng hóa, thậm chí không biết điều gì sẽ phát sinh, thế là giả trang sự tình thuận lợi. Đôi khi những người này họ biết chuyện gì sẽ phát sinh, nhưng họ lại cố ý trình bày một bức tranh rất khác lạ cho công chúng. Đó là vô đạo đức. Vì thế, tất cả đều là ngu muội và tham lam. Theo một số bằng hữu của tôi nói rằng, đây là một phần nguyên nhân dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới. Nếu như mọi người nói lên sự thật một cách công khai, hãy minh bạch ngay từ đầu và công chúng sẽ không quá sốc khi thông báo cuối cùng được đưa ra. Lẽ ra ngay từ đầu họ nên làm rõ việc ấy. Nhưng bây giờ, mọi thứ thật khó khăn, phải không? Vì vậy, thái độ chúng ta tất yếu phải bảo vệ hiện thực toàn bộ cuộc sống. Như thế, ngoài ra trong quan hệ quốc tế, trong các vấn đề môi trường, trong bất kỳ lĩnh vực – về bất kỳ phương diện nào – nhu cầu chúng ta đều cần đến chủ nghĩa hiện thực.

 

Có một nền giáo dục hiện đại còn khiếm khuyết, đó là sự giáo dục về nhiệt tâm khơi nguồn từ bi, thắp sáng ánh dương trí tuệ. Nhưng hiện tại có một số tổ chức, một số trường đại học đã thực sự triển khai nghiên cứu phương diện này. Họ đã tiến hành cho các sinh viên thử nghiệm: Nếu như các học sinh, sinh viên mỗi ngày tập trung vào việc nghiên cứu và tham gia những bài thực tập thiền ngắn để huấn luyện tâm thức và tu tập Phép quán từ bi có công năng làm sinh khởi và nuôi dưỡng lòng từ bi trong mỗi chúng ta. Nguyên do như thế đấy là một phương diện.

 

Kiện khang

(健康)

 

So với các động vật và các hình dạng sinh mệnh khác, vận số chúng ta thật hạnh phúc, có được cơ thể con người, có được Chức năng của đại não phi thường (khởi động chuyển động, phối hợp vận động, nhiệt độ, chạm, nhìn, nghe, phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, cảm xúc và học tập) – có được năng lực nuôi dưỡng những tình cảm vị tha vô tận, và khả năng khảo sát hiện thực tối hậu của chúng ta.

 

Bất kỳ chủng loại cơ thể sinh mạng nào, cũng đều không có được năng lực, chức năng của đại não phi thường như con người. Vì thế, thông thường chúng sinh hữu tình đều làm đầy tớ của ngu muội. Chỉ có đại não của nhân loại mới có khả năng nhận thức chỗ sai lầm của ngu muội. Vì thế, thân thể con người là vật quý báu, chúng ta phải bảo hộ sự sống này. Trong thời gian dài hàng nghìn năm, tất cả những gì chúng ta có thể làm đó là cầu nguyện các đấng thần minh gia hộ cho cuộc sống chúng ta đắc trường thọ. Nhưng thực tế bây giờ, có y học hiện đại và tập thể dục, bao gồm cả các bài tập yoga, đều có tác dụng bảo hộ thân thể quý giá của chúng ta, phải không?

 

Kinh tế

(經濟)

 

Tất nhiên, ở lĩnh vực này, học thức của tôi còn nông cạn. Thứ nhất, lý luận kinh tế học của Triết gia Karl Marx (1818-1883) – một điều rất hấp dẫn đối với tôi bởi lý luận về phân phối bình quân của cải. Đây là đạo đức và luân lý; tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản thì không bàn về điều này, chỉ nói về cách hưởng lợi. Vì thế, về mặt lý luận về kinh tế xã hội, tôi vẫn là người ngưỡng mộ chủ nghĩa Chủ nghĩa Marx.

 

Tại Các nước Liên Xô cũ, ở thời kỳ mới cho nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - và các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác – danh xưng “Xã hội Chủ nghĩa” – được thực hiện – cuối cùng nền kinh tế của họ phải đối mặt với tình trạng đình trệ. Đây là sự thật. Vì thế, về mặt phát triển kinh tế, chủ nghĩa tư bản phương Tây có động lực phong phú hơn. Thời kỳ ông Đặng Tiểu Bình,  lãnh đạo tối cao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 đến năm 1992, Trung Quốc đành chấp nhận hy sinh thực tiễn về Chủ nghĩa Marx và tự nguyện theo đuổi kinh tế thị trường.

 

Hiện tại, không ai nghĩ có thể đỗ lỗi cho hệ thống tư bản chủ nghĩa về tất cả những khó khăn mà ngày nay Trung Quốc phải đối mặt. Tôi nghĩ rằng, một quốc gia tự do có thể theo con đường tư bản chủ nghĩa (không những có vấn đề này) nhưng (theo đó) cả hai đều cần một nền tư pháp độc lập và tự do báo chí. Nếu các phương tiện truyền thông tuân theo các nguyên tắc minh bạch, sau đó, các chính phủ được dân bầu phải chịu trách nhiệm. Vì thế, với chủ nghĩa tư bản, chúng ta cần những phương pháp để làm cho xã hội công bằng hơn.

 

Ngay lúc này, Trung Quốc chỉ có tư bản chủ nghĩa – không có tư pháp độc lập, không có tự do báo chí, bởi sự vô tâm, vô trách nhiệm. Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc khống chế ngành tư pháp, đảng CSTQ khống chế nền kinh tế, những người kế nghiệp đảng CSTQ khống chế truyền thông báo chí. Đây là những nguyên nhân chính khiến nhà cầm quyền đảng cộng sản Trung Quốc gặp phải khó khăn hiện nay. Quan trường hũ bại nghiêm trọng, không có những biện pháp thích hợp để khống chế tệ nạn này. Người nghèo khổ vướng vào việc tham nhũng bị trừng phạt án tử hình, những người có chức vụ cao lại đứng ngoài vòng luật pháp. Đây là nguyên nhân tại sao?

 

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, 25 quốc gia thuộc khối Đông Âu cũ đã giành được tự do – chẳng hạn như Cộng hòa Sec và Slovakia. Tôi tưởng rằng tôi là vị khách đầu tiên đến từ Cộng hòa Sec được Tổng thống đầu tiên Václav Havel mời, sau đó tôi đến thăm các nước vùng Baltic, Hungary và Bulgaria. Tôi chưa bao giờ đến Romania, nhưng tôi đã đến thăm Nam Tư cũ - Kosovo, Croatia và Slovenia. Lần đầu tiên khi tôi đặt chân cất bước đến thăm Cộng hòa Sec và nói rằng: “Bây giờ là thời điểm thích hợp để nghiên cứu thêm. Hãy nắm bắt những bộ phận hệ thống xã hội chủ nghĩa, hãy nắm bắt những bộ phận hệ thống tư bản chủ nghĩa, bằng cách này, có thể tổng hợp một hệ thống kinh tế mới. Đây là những gì tôi đã nói, nhưng tất cả đều trở thành chỉ nói suông thôi. Tất nhiên, tôi chẳng thông hiểu gì về kinh tế cả”.

 

Phương thức Sinh hoạt và Chủ nghĩa Vật chất

               (物質主義的生活方式)

 

Hôm trước tôi đã đề cập ngắn gọn về phương thức sinh hoạt phương Tây. Không chỉ phương Tây – một xã hội chủ nghĩa vật chất hơn cũng tồn tại ở Ấn Độ, một cộng đồng chủ nghĩa vật chất nhiều hơn, phải vậy không? Họ tìm khoái lạc thông qua cửa sổ các giác quan - kịch vui cười, điện ảnh, âm nhạc, món ăn tuyệt đỉnh công phu, hương thơm tuyệt diệu, cảm thụ về sinh lý rất khỏe, kể cả về tình dục. Do đó, họ chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn thông qua cấp độ của cảm giác, thông qua các cửa ngõ bên ngoài. Tuy nhiên, nguồn gốc căn bản của sự thỏa mãn cần thông qua huấn luyện tư duy của chúng ta, thay vì thông qua việc dựa vào những kinh nghiệm cảm quan này. Những hành động gây ô nhiễm (bị độc hại) của chúng ta cần phải dừng lại. Sự ô uế của họ đều không phải vì hoàn cảnh; những hành vi làm ô uế vì những quan niệm sai lầm hoặc sự ngu muội của chúng ta. Vì thế, muốn đoạn trừ nghiệp lực ô nhiễm đang gây phiền toái cho chúng ta, trước tiên, chúng ta phải trừ khử sự ngu muội trong đại não. Đây là phương pháp của Phật giáo. Giống như trước đây tôi đã đề cập, các trung tâm nghiên cứu học thuật ngày càng cảm thấy tầm quan trọng của tâm thức chúng ta. Đây là một dấu hiệu rất lành mạnh.  

 

Tuy nhiên, có thế nói vẫn tốt hơn, “Cuộc sống của tôi tươi đẹp lạ thường.” Phật giáo cũng đề cập đến điều này và liệt kê cho nó bốn yếu tố tuyệt vời: 1. Tái sinh chuyển kiếp cảnh giới cao hơn, 2. Theo đuổi tài nguyên thiên nhiên, 3. Giáo nghĩa, 4. Giải thoát. Hai nhân tố đầu tiên là chuyển sinh cao cấp hoặc là tái sinh làm người, và sau đó có các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người - sự giàu có về của cải, tài sản, nhiều bạn bè, v.v., để đạt được một cuộc sống an lạc hạnh phúc, một cuộc sống hoàn hảo. Các vị cần tất cả các loại nhu yếu phẩm, và các vị cần phải đạt được mục tiêu là có tiền bạc. Vì thế, ở đây là đề cập đến tiền bạc. Nhưng trong tương lai, mục tiêu của chúng ta hướng đến là cảnh giới Niết bàn – triệt tiêu vĩnh viễn sự ngu muội và những cảm xúc tiêu cực này. Vì thế, đây là biện pháp giải quyết một cách vĩnh cửu, do đó chúng ta cần tu trì Phật pháp.

 

Khoảng cách giàu nghèo

      (貧富差距)

 

Tiếp đến, một vấn đề nữa là khoảng cách giàu nghèo. Đây là một vấn đề rất nghiêm túc. Tôi đã diễn thuyết công cộng tại một hội nghị quy mô ở Wasgington, “Đây là thủ đô của quốc gia thịnh vượng nhất, nhưng ở vùng ngoại ô Washington, còn có rất nhiều người nghèo khổ và gia cảnh bần cùng. Điều đó nó không chỉ sai về mặt đạo nghĩa, mà còn có rất nhiều vấn đề căn nguyên.” Giống như sự kiện 11/9 (một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố có sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm chống lại Hoa Kỳ diễn ra vào sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001.) điều này có liên quan đế sự bất đồng lớn. Hàng trăm triệu người dân các nước Ả Rập sống trong cảnh nghèo đói, và phương Tây đang khai thác tối đa tài nguyên thiện nhiên của họ, vì thế công chúng các nước Ả Rập cảm thấy điều này là không công bằng.

 

Đây là một số tình hình phức tạp phi thường. Tôi nghĩ đoàn thể xã hội Phật giáo nhất định phải có một số phương pháp hành động. Ít nhất hãy nỗ lực quan sát dân chúng khu vực xung quanh; hãy để sự phản ánh hiện thực có trong ý thức họ, cho họ một chút hy vọng, một chút niềm tự tin của họ.

 

Tôi thường chia sẻ với những người bằng hữu Ấn Độ của tôi, những người thuộc tầng lớp được gọi là đẳng cấp hạ tiện nhất, nhiều người  trong số họ là Phật tử - những người theo nhà cách mạng kiên cường,  Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar, tôi thường nói với họ rằng cần phải có giải pháp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Không phải là hô to khẩu hiệu và biểu đạt sự thất bại, họ cũng thế thôi – phận người dân nghèo khổ hơn phải tạo dựng niềm tự tin và đức tự chủ. Tôi chia sẻ với họ: “Cha đẻ Hiến pháp Ấn Độ, Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar gây ý thức cho bốn đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ họ dùng. Nhưng Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar cũng vậy, phải không? Vì thế, tất cả chúng ta đều bình đẳng”.

 

Tôi khẳng định rằng bộ phận nhân dân có hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khó vẫn được cắp sách đến trường học. Phân khúc nhà giàu hơn, bộ phận người dân đó giàu có hơn, những người có nhiều của cải hơn, những người trước đây cần được cung cấp các điều kiện – giáo dục, đào tạo và trang thiết bị - qua đó giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống. Tại Châu Phi tôi cũng đã nhiều lần bày tỏ điều này. Thực sự nó khó khăn cho Nam Bán cầu. Ở Bắc Bán cầu lại có xu hướng thặng dư. Thậm chí người dân ở Nam Bán cầu không có những nhu yếu phẩm cơ bản. Nhưng tất cả những người này đều là anh chị em của nhân loại hơn bảy tỷ người cùng chung sống trong đại gia đình hành tinh này.

 

Nhân quyền

   (人權)

 

Một điều nữa mà tôi muốn chia sẻ với quý vị, là chúng ta quá coi trọng những thứ cấp độ thứ hai – dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, đẳng cấp xã hội -  tầm quan trọng được gắn liền với quá nhiều điều như thế. Để đạt được một số lợi ích ở tầng thứ này, chúng ta lại quên đi tầng thứ cơ bản của con người. Đây là một vấn đề. Tôi nghĩ, đúng là chẳng vui vẻ gì, như “Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2009” diễn ra tại Bella Center ở Copenhagen, Đan Mạch, từ 7 đến 18 tháng 12 năm 2009. Chủ yếu lợi ích của các nước lớn đối với dân tộc mình chiếm ưu thế hơn lợi ích trên toàn thế giới; Đây là lý do tại sao chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề không cần thiết.

 

Chúng ta phải nỗ lực lớn để giáo hóa mọi người: chúng ta đều cùng nhân loại như nhau. Do đó, ưu tiên trên hết của chúng ta là các quyền cơ bản của con người. Mối quan tâm của các nhóm dân tộc và đoàn thể tôn giáo khác nhau thuộc tầng thứ hai. Giống như Trung Quốc – “Trung Quốc, dù tuyệt vời đến mấy, nó vẫn là một phần của thế giới này. Vì thế, trong tương lai, Trung Quốc phải bắt kịp thời đại.”

 

Bây giờ, chúng ta phải xem tổng thể bảy tỷ người trên hành tinh này, nhân loại đều cùng chung sống trong một đại gia đình. Tôi nghĩ đây là những gì chúng ta thực sự cần thiết. Nhưng chúng ta không thể làm điều này thông qua truyền đạo, chỉ thông qua giáo dục, thông qua ý thức chung được chia sẻ. Điều này rất quan trọng.

 

Chiến tranh

(戰爭)

 

Chúng ta cứ nói mãi việc nhân loại hạnh phúc, nhân loại hòa bình, nhân loại từ bi tâm hơn, chúng ta phải nỗ lực tìm đáp án thực sự bởi chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa quân phiệt. Trong thế giới hiện thực ngày nay, mọi thứ đều hỗ tương cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Nền kinh tế tương lai của Châu Âu phụ thuộc vào Châu Á và Trung Đông. Điều này với Hoa Kỳ như nhau. Tương lai của Trung Quốc cũng phụ thuộc vào Châu Á và phần còn lại của thế giới và khu vực. Đây là hiện thực. Vì thế, căn cứ vào một hiện thực này, chúng ta không thể vạch ranh giới, rằng: “Đây là kẻ thù địch. Đây là bằng hữu.” Không có cơ sở vững chắc để phân định ranh giới giữa kẻ thù và đồng minh. Do đó, căn cứ theo hiện thực ngày nay, chúng ta phải sáng tạo một cảm xúc lớn “chúng tôi”, thay vì “chúng tôi”“các bạn”.

 

Vào thời cổ đại, một nghìn năm trước, đã có sự phân chia rõ ràng giữa “chúng tôi” và “các bạn”. Trên cơ sở này, căn cứ vào cơ sở này, việc tiêu diệt kẻ thù của bạn – “bọn chúng nó” – là chiến thắng của các bạn. Như thế, khái niệm chiến tranh là một phần lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, ngày nay, hiện thực của thế giới đã mang một diện mạo mới, và chúng ta phải xem khắp nơi trên thế giới là một phần của  “chúng ta”. Chúng ta phải quan tâm sâu sắc đến an lạc hạnh phúc của người khác. Chúng ta phải cùng nhau đồng chung sống và cùng tồn tại, hỗ trợ lẫn nhau và dựa vào nhau mà tồn tại, cùng chung sống với nhau trong một thế giới như thế, không có chỗ cho bạo lực.

 

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn Study Buddhism

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/02/2024(Xem: 559)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 486)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 475)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 1251)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 514)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 514)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 969)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 1889)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 706)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 1698)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567